Chính sách năng lượng Trung Quốc gây hại cho láng giềng

clip_image001  

Ảnh minh hoạ, ảnh: Zeenews

 

Nhu cầu năng lượng khổng lồ của Trung Quốc đang ngày càng gây sự chú ý lớn, khi Bắc Kinh nỗ lực mọi cách để bảo đảm tất cả nguồn năng lượng phục vụ phát triển công nghiệp.

Không nơi nào giờ đây gây chú ý hơn là các chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông – vùng biển giàu tài nguyên dầu khí - nơi Trung Quốc ngày càng gây hấn trong việc khẳng định chủ quyền khiến bốn nước Đông Nam Á khác cũng có chủ quyền ở Biển Đông là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei quan ngại.

Các nước láng giềng trên đất liền của Trung Quốc cũng cảm thấy “hơi nóng” từ Bắc Kinh, và điển hình nhất là Ấn Độ - quốc gia được coi là đối thủ kinh tế của Trung Quốc. Hai bên từng có cuộc xung đột ngắn vào năm 1962 tại Himalaya do tranh chấp biên giới.

 

Giờ đây, Trung Quốc và Ấn Độ lại có một cuộc tranh cãi, làn này là đầu nguồn sông Brahmaputra. Theo New Delhi, Trung Quốc có kế hoạch thiết lập 24 cơ sở thuỷ điện với công suất lên gần 2.000  dọc khu vực đầu nguồn của Brahmaputra, gọi là sông Arun trước khi đổ xuống Ấn Độ.

Xa hơn về phía đông, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Lào cũng bị báo động bởi các ý định dựng ba đập thuỷ điện khổng lồ của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong, cùng với sáu cơ sở thuỷ điện hiện có.

Điều đáng nói ở đây là việc thiếu những nỗ lực khu vực hay cộng đồng quốc tế nhằm phản đối các kế hoạch của Trung Quốc.

Mối lo ngại của Ấn Độ ngày càng lên cao bởi sự thật là hầu hết các dòng sông chính của họ đề bắt nguồn từ Tây Tạng. Cả sông Brahmaputra và Indus đều xuất phát từ chiếc hồ lớn ở phía tây Tây Tạng gần núi Kailash.

Khi thảo luận vấn đề, các nỗ lực của Ấn Độ bị phức tạp thêm bởi Trung Quốc không muốn thừa nhận giá trị pháp lý của các hình ảnh vệ tinh, điều mà Trung Quốc coi là hoạt động gián điệp, cho dù trong năm 2010 Trung Quốc đã thừa nhận (bởi kết quả quan sát từ không gian của Ấn Độ) thực tế là họ đang xây dựng đập Zangmu trên sông Brahmaputra. Các hình ảnh nhận được từ nhiều vệ tinh Ấn Độ đã khẳng định việc xây dựng con đập.

Theo chuyên gia phân tích chiến lược người Ấn Độ, Brahma Chellaney thì: “Trung Quốc luôn luôn biện hộ cho mình khi từ chối tham gia và các thoả thuận chia sẻ nguồn nước với bất kỳ quốc gia nào. Họ thường tuyên bố quan tâm tới lợi ích của các nước hạ nguồn nhưng sự thực là khoảng m ột nửa tổng số đập nước lớn trên thế giới là ở Trung Quốc. Ấn Độ, với rất nhiều sông lớn bắt nguồn từ Tây Tạng, đang là met trong những nước chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất. Vấn đề thường bị đẩy trách nhiệm về bộ tài nguyên nước và không bao giờ có bất kỳ sức ép quốc tế nào ở đây cho dù có cả danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng vì Trung Quốc từ chối tham gia thoả thuận chia sẻ nguồn nước như Nga, Kazakhstan, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào...”.

Danh sách những nước ảnh hưởng mà Chellaney đưa ra khá lớn. Tuy nhiên, những gì còn lại là liệu hai cường quốc trong khu vực là Nga và Ấn Độ có sẵn sàng đối phó, dù đơn lẻ hay phối hợp, với các nỗ lực của Bắc Kinh khi họ tận lực khai thác dòng chảy của các con sông châu Á nhằm phục vụ cho phép màu công nghiệp của mình.

Và cho tới nay, các dấu hiệu thể hiện không mấy khả quan, khi “quyền lực mềm” kinh tế Trung Quốc đang “cám dỗ” Nga và Ấn Độ giống như từng làm với kinh tế Mỹ.

Thái An (Theo oilprice)

Nguồn: vietnamnet.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn