Cuộc chiến âm thầm Việt Nam - Trung Quốc

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Những cuộc chiến tranh gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy sự theo đuổi liên tục ý đồ bành trướng nước lớn của phương Bắc chưa bao giờ ngưng nghỉ.

clip_image002

Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen). Source Wikipedia

Mặc Lâm tìm hiểu quá trình lấn đất chiếm biển của Trung Quốc qua bài viết sau đây nhằm làm sáng tỏ hơn một vấn đề đang gây phẫn nộ trong dư luận Việt Nam sau sự cố tàu Bình Minh 02.

1979 - Trung Quốc tấn công toàn bộ biên giới phía Bắc

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã đem một lực lượng hùng hậu tiến vào tấn công Việt Nam. Áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất, quân đội Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Có tổng cộng 9 quân đoàn và hai sư đoàn tiến chiếm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh và Hà Tuyên.

Áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất, quân đội Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Có tổng cộng 9 quân đoàn và hai sư đoàn tiến chiếm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh và Hà Tuyên.

Đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, chỉ trong vòng 11 ngày ngắn ngủi quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để.

Mãi đến ngày ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực và sự phản đối của quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh là dạy cho Việt Nam một bài học. Đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam.

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.

clip_image004

Quân Trung Quốc đánh Lạng Sơn năm 1979. Source DSWC china

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 tuy ngắn ngủi nhưng tổn thất về người và tài sản của nhân dân và quân đội Việt Nam phải được gọi đích danh là nghiêm trọng nếu so với cuộc chiến chống lại miền Nam kết thúc trước đó 4 năm. Sai lầm chiến lược và chiến thuật nào đã đẩy Việt Nam từ một đồng minh thân thiết trở thành kẻ thù của Bắc phương trong một thời gian ngắn ngủi? Phải chăng dã tâm của Bắc Kinh đã được Hà Nội nhìn thấy nhưng do chủ quan và tư tưởng hữu nghị đã làm cho lãnh đạo Hà Nội mất cảnh giác và xem thường khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc?

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Trung quốc từ năm 1974 cho tới năm 1987 cho biết những nguyên nhân chính khiến Việt Nam chủ quan với người đồng chí này như sau:

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 tuy ngắn ngủi nhưng tổn thất về người và tài sản của nhân dân và quân đội Việt Nam phải được gọi đích danh là nghiêm trọng nếu so với cuộc chiến chống lại miền Nam kết thúc trước đó 4 năm.

Thứ nhất là tình báo của chúng ta quá kém, hai nữa là chúng ta quá tin vào những người lãnh đạo Trung Quốc. Quá tin vào tình hữu nghị Việt Trung! Chúng ta cũng sơ hở ở chỗ là trước cuộc chiến tranh 79 thì tôi biết Trung Quốc đã làm rất nhiều con đường từ nội tỉnh của họ ra biên giới Việt Nam, thế nhưng mình không ngờ rằng đến năm 79 họ tiến quân theo những con đường đó sang đánh Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm.

Thứ hai nữa là mình mất cảnh giác. Tôi nhớ lại bắt đầu thì chúng ta cũng đã có báo động rồi nhưng đến trước hôm 17 thì Tổng Tham mưu trưởng của chúng ta lại hạ cấp báo động. Cho nên ngày 17 thì họ đánh chúng ta và chúng ta không có quân chủ lực ở trên đó, chỉ có dân quân và bộ đội địa phương thôi.

1984 - Lấn đất và tàn sát người Việt

Sau cuộc chiến 1979 Trung Quốc còn nhiều lần tiến hành cuộc chiến tranh lấn đất về sau. Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên. Trong suốt 26 ngày đêm Trung Quốc đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại vào các điểm cao phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km.

Cuộc tập kích bất ngờ cao điểm 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tình Hà Giang có lẽ là dã man nhất của quân đội Trung Quốc. Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể, biến cao điểm này thành địa danh Lão Sơn của họ.

clip_image006

Bộ đội Việt Nam bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Source DSWC China

Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể, biến cao điểm này thành địa danh Lão Sơn của họ.

Những khu vực bị Trung Quốc lấn sang biên giới cho tới nay vẫn không thể đòi lại được mặc dù nhiều cuộc đàm phán biên giới kéo dài từ năm 1989 tới nay. Các cột mốc di động vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khiến toàn bộ Ải Nam Quan và phân nửa thác Bản Giốc biến mất vẫn đang là nỗi nhức nhối của người Việt.

Đó là trên đất liền, những vết tích vẫn còn lại dọc theo biên giới phía Bắc về cuộc chiến tranh xâm lược 1979.

1974 và 1988 - Trung Quốc đánh chiếm các hải đảo Việt Nam

Trên biển, Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 khi hòn đảo này đã từ rất lâu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa gìn giữ với đầy đủ chứng từ về chủ quyền lãnh thổ.

Trước đó vào năm 1956, lợi dụng thời gian Pháp rút khỏi Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chưa ổn định, Bắc Kinh đánh chiếm một phần Hoàng Sa. Năm 1974, lợi dụng thế muốn rút quân của Mỹ, và sự suy yếu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Kinh mặc cả với Mỹ trên lưng Việt Nam để đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa.

Đảo Hoàng Sa là đảo có người ở. Trên đảo lúc ấy có đài khí tượng và một đại đội lính Việt Nam Cộng Hòa đồn trú.

Trận hải chiến xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng Giêng. Theo lời của Phó đề đốc hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, là một trong các chỉ huy tham dự trận đánh với Trung Quốc cho biết thì thiệt hại của Việt Nam là 58 sĩ quan và thủy thủ đã bỏ mình trên chiến hạm. Trung Quốc đã chính thức chiếm đảo Hoàng Sa từ ngày đó đến nay.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết nhận định của ông về sự kiện lịch sử này, ông nói:

- Có thể nói sự kiện Hoàng Sa đặt trong tổng thể cái bối cảnh lúc đó là một bi kịch của dân tộc mình. Vào thời điểm ấy Mỹ đã có ý định rút khỏi Việt Nam và họ đã thỏa hiệp với Trung Quốc để lấy cơ hội đó để lấy Hoàng Sa. Trong khi đó thì giữa người Việt Nam với nhau thì đang kết thúc một thời kỳ lịch sử và tôi cho rất là bi hùng, đã thực hiện việc thống nhất quốc gia lãnh thổ.

phó Đề Đốc hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải là một trong các chỉ huy tham dự trận đánh với Trung Quốc cho biết thì thiệt hại của Việt Nam là 58 sĩ quan và thủy thủ đã bỏ mình trên chiến hạm. Trung Quốc đã chính thức chiếm đảo Hoàng Sa từ ngày đó đến nay.

clip_image008

Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư tham dự trận hải chiến với Trung Quốc năm 1974. Source lichsuvn.info

Có thể nhìn nhận lại sự kiện đó như một bi kịch và nó để lại một bài học rất lớn rằng lợi ích quốc gia luôn luôn phải đặt lên hàng đầu. Những thế lực nước ngoài, đặc biệt là những nước lớn họ luôn luôn lợi dụng những cơ hội bao giờ cũng dành vị thế thuận lợi cho họ chứ không bao giờ cho một nước nhỏ nào khác. Còn riêng đối với những người lính Cộng hòa hay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc đó thì việc làm của họ là việc làm có công với đất nước và đáng đựơc tôn vinh.

Vẫn chưa ngừng ở đó, sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988 tàu hải quân Việt Nam mang số hiệu HQ 604 đang thả neo tại đảo Gạc Ma phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc tiến lại gần đảo và cử người vào cắm cờ trên đảo.

Với số đông áp đảo, lính trung Quốc đã ngang nhiên vào đảo giật cờ Việt Nam xuống và tấn công bộ đội hải quân Việt Nam đang đóng trên đảo đồng thời tấn công tàu HQ 604. Sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.

Trong trận chiến Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam có  3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận.

Sau ngày 14 tháng 3 ấy Việt Nam đã làm gì đối với những anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình cho tổ quốc?

clip_image010

Hình ảnh cuối cùng của tàu HQ 604 trước khi bị Trung Quốc bắn chìm cùng toàn bộ thủy thủ đoàn tại đảo Gạc Ma ngày 14-03-1988. RFA screen capture

Chính phủ Việt Nam sau khi nối lại sợi giây hòa hiếu với Trung Quốc cũng là lúc mọi chi tiết về các cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đều bị ngăn cấm không cho báo chí nhắc tới với giọng văn truy cứu trách nhiệm hay khơi dậy lòng yêu nước của dân chúng. Nhà báo Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao Động nói cảm nghĩ của mình về việc này như sau:

Với số đông áp đảo, lính trung Quốc đã ngang nhiên vào đảo giật cờ Việt Nam xuống và tấn công bộ đội hải quân Việt Nam đang đóng trên đảo đồng thời tấn công tàu HQ 604. Sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.

- Cái vụ Gạc Ma Trung Quốc thì khi nó bắn mình nó có quay phim, thế rồi nó chiếu phim lại cho hải quân chúng nó coi trong khi đó thì mình không dám nhắc lại. Lẽ ra cái ngày đó mình phải tổ chức kỹ lưỡng mà thậm chí mời nó đến dự nữa và đọc diễn văn đàng hoàng sòng phẳng coi như đó là một cái tội ác không được tái diễn nếu muốn hai bên bảo vệ 16 chữ vàng và bốn tốt.

Thái độ cả tin vào thiện chí của người láng giềng này hay còn nguyên nhân nào khác của Hà Nội đã khiến Trung Quốc ngày một lấn sâu hơn vào lãnh hải Việt Nam, và mới đây nhất là vụ cắt dây cable tàu Bình Minh 2 làm cho người Việt Nam càng thêm phẫn nộ sau những cuộc chiến không cân sức nhằm lấn chiếm đất đai biển đảo của mình.

M. L.

Nguồn: rfa.org/vietnamese

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn