Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn

Đỗ Quý Toàn

Vào ngày 7-7-1963, ông Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh đứng đầu Tự Lực Văn Đoàn nổi danh thời 1932 - 1945, dùng thuốc độc quyên sinh tại nhà riêng ở Sài Gòn nhằm phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ông ra trước Tòa án vào ngày hôm sau, trong một cáo buộc cho rằng ông liên quan đến vụ đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh ThiTrung tá Vương Văn Đông năm 1960. Lá chúc thư ông để lại viết:

Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do”.

Trở lại bài “Đi tìm con người Hoàng Trung Thông”

Nguyễn Huệ Chi

Tôi vừa hoàn thành trọn vẹn bài "Đi tìm con người Hoàng Trung Thông" nhân cuộc tọa đàm kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông tại Viện Văn học 22-4-2013. Bài này được "Văn hóa Nghệ An" đăng sơ bản, sau nhiều ngày nhớ và nghĩ, có bổ sung hoàn chỉnh hơn và tạp chí "Thế giới mới" đã đăng lại trọn vẹn bản chỉnh sửa trong số 23 ngày 24/6/2013. Trong bài có nhắc đến những ngày tôi cùng nhà thơ Hoàng Trung Thông sang Đức vào mùa Đông năm 1980 dự hội thảo khoa học "35 năm văn học chống Phát xít".

Với tôi, Làng Mai là một công án

Hoàng Hưng

Bài này viết ngay sau hai khóa tu Mùa Hè 2012 ở Làng Mai và Học viện Phật giáo Ứng dụng châu Âu, nhưng tôi muốn nghe ngóng lòng mình qua thời gian sau khi những bồng bột tan đi, còn những gì đọng lại. Một năm đã qua, khoá tu Mùa Hè 2013 đã tới, đọc lại vẫn thấy cảm xúc còn nguyên, vậy xin công bố như một thu hoạch tu tập, cũng như một kỷ niệm ân tình với Làng.

Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống người châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.

Lý thuyết công ty và một số ứng dụng vào cải cách hiến pháp ở Việt Nam hiện nay (Phần 1)

TS. Võ Trí Hảo – Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP. HCM

1. Từ quan niệm về nhà nước – công ty đến việc ngẫm lại chức năng hiến pháp

Công ty cổ phần và nhà nước là hai thực thể nhân tạo, do con người lập ra, quay lại phục vụ con người. Nếu nhà nước phong kiến, độc tài chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ, thì nhà nước của dân do dân vì dân có bổn phận phục vụ tất cả các thành viên trong xã hội. Tương tự như vậy công ty cổ phần là của cổ đông, do cổ đông, vì cổ đông. Thế nhưng tại sao hiệu quả quản trị trong các công ty cổ phần (tư nhân) thường cao, còn quản lý nhà nước thường được các văn kiện Đảng nhắc nhở là “còn yếu kém”; tại sao hiện tượng bội tín trong các công ty cổ phần không nhiều, nhưng hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan nhà nước lại tràn lan đến mức Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xem là một trong ba nguy cơ của quốc gia; tại sao trong cùng nền văn hóa “duy tình” của người Việt nhưng việc tuyển dụng con cha cháu ông lại diễn ra phổ biến trong các cơ quan nhà nước, trong khi tại các công ty cổ phần tư nhân thì không?

Trưng cầu dân ý (Kỳ 2)

Phan Thành Đạt

2. Trưng cầu dân ý ở Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là đất nước, nơi diễn ra thường xuyên các cuộc trưng cầu dân ý, nhân dân có quyền lập pháp và lập hiến thông qua hình thức dân chủ trực tiếp. Trưng cầu dân ý được tổ chức ở phạm vi liên bang và ở phạm vi địa phương. Nhiều vấn đề quan trọng cũng như những việc bình thường liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân đều có thể trở thành sáng kiến đưa ra trưng cầu dân ý, nếu một nhóm công dân tập hợp được 50.000 chữ ký, là có thể trưng cầu dân ý một đạo luật, nếu có 100.000 chữ ký, sẽ có trưng cầu dân ý về Hiến pháp. Ngoài ra, nếu Nghị viện sửa đổi hoặc viết mới một bản Hiến pháp, trưng cầu dân ý trở thành điều kiện bắt buộc.

Nền dân chủ ở Thụy Sĩ được xây dựng và củng cố qua nhiều thời kì vì vậy các đảng phái chính trị và các tổ chức dân sự tại Thụy Sĩ đã có một quá trình phát triển và tự hoàn thiện. Thụy Sĩ có nền dân chủ nhân dân thực sự, hoàn toàn khác với những nền dân chủ nhân dân hình thức ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.

Tự do báo chí kiểu Việt Nam (Kỳ 3)

(THE VIETNAMESE STYLE OF MEDIA FREEDOM)

(Xem bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation)

Đoan Trang

Năm 2012, toàn thế giới có 71 nhà báo bị sát hại, trong đó nước có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất là Syria với 29 trường hợp (*). Nếu loại trừ hai điểm nóng, trong tình trạng nội chiến và xung đột, là Syria và phần lãnh thổ Palestine do Israel chiếm đóng, thì nhà báo bị giết chủ yếu ở một số nước châu Phi, Mỹ Latin và Nam Á. Trong khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Philippines mỗi nước cũng góp một vụ.

Việt Nam từ trước đến nay không có trường hợp nào nhà báo bị sát hại trong khi tác nghiệp hoặc vì nguyên nhân liên quan đến công việc. Chỉ có một thảm kịch, có thể coi như mưu sát bất thành, là vào ngày 4/7/1991, nhà báo Trần Quang Thành bị tạt axit vào mặt, gây bỏng nặng và tàn phế. Trước đó, ông đã bị xã hội đen đe doạ sẽ trả thù, và theo lời ông khẳng định với báo Người Việt năm 2011 thì “chỉ có công an tiết lộ cho chúng biết là tôi cung cấp tài liệu thôi”. Điều đáng nói là không một tờ báo trong nước nào đăng tin về chuyện của ông Thành, và vụ việc đến nay đã rơi vào quên lãng.

Xuân Lộc, Xuyên Mộc và còn nơi nào khác nữa?

Trần Văn Huỳnh

Sau khi được tin tù nhân tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc, nổi dậy vào sáng Chủ Nhật 30/6/2013, cùng tin tức do các anh em tù chính trị nhắn về cho cháu Lê Thăng Long vào buổi trưa cùng ngày, gia đình tôi đã rất lo lắng cho tình hình của Thức và các anh em ở chung khu giam riêng với Thức. Vì vậy, ngay sáng thứ Hai hôm sau, gia đình đã tức tốc đi Xuân Lộc với mong muốn được gặp Thức và tìm hiểu hiện tình ở trại giam. Đồng thời, gia đình cũng liên lạc với người nhà các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí (Việt Khang) và Nguyễn Ngọc Cường để thông báo về chuyến đi của gia đình.

Đến nơi, gia đình tôi trình diện tại chốt gác trước khi vào khu trại như thường lệ thì viên công an tại chốt bất ngờ bảo rằng gia đình hãy đến trại giam Xuyên Mộc vì Thức đã chuyển về đó. Tin đến đột ngột, thêm vào đó là sự hoang mang khi liên hệ việc chuyển trại này với sự kiện vừa diễn ra hôm trước đó, thế nên gia đình quyết định phải làm rõ ngọn nguồn vụ việc. Tuy nhiên, đề nghị trao đổi với quản lý phân trại K1 của gia đình chỉ nhận được câu trả lời rằng “cán bộ đã đi họp” từ viên công an tại chốt gác. Được một lúc thì viên công an này rời chốt đi đâu không rõ. Xung quanh đó có những người nhà phạm nhân đang chờ đến lượt được cho vào bên trong các phân trại K2, K3…, họ chứng kiến diễn biến từ đầu đến giờ nên khi thấy viên công an đi khuất thì lại gần hỏi thăm gia đình. Nghe chuyện về cuộc nổi dậy của anh em tù nhân khu K1 và việc Thức bị chuyển đi đường đột, bà con đồng tình với gia đình tôi và khuyến khích gia đình phải gặp quản lý phân trại để yêu cầu họ giải thích rõ lý do. Thế rồi một người trong số họ bảo gia đình cứ vào thẳng khu K1 mà không cần phê duyệt của viên công an chốt cổng, anh ta nói từ sáng đã có một số thân nhân làm như vậy. Nhận thấy chỉ còn cách này, vì vậy gia đình tôi đã đi bộ vào trong.

Trưng cầu dân ý (Kỳ 1)

Phan Thành Đạt

Quand le référendum est ainsi utilisé pour détruire la démocratie, il devient le suprême mensonge du pouvoir.

(Khi trưng cầu dân ý được sử dụng để phá hủy nền dân chủ, nó trở thành lời dối trá tối cao của quyền lực.)

Bernard Chantebout, Giáo sư luật và chính trị, Đại học René Descartes – Paris V

Quyền phúc quyết của nhân dân hay còn được gọi là trưng cầu dân ý là hình thức Nhà nước hỏi ý kiến trực tiếp nhân dân về một vấn đề hoặc cần nhân dân thông qua một đạo luật hay một bản Hiến pháp mới. Câu trả lời của nhân dân sẽ cho phép Nhà nước tiếp tục hay từ bỏ một chính sách sẽ thực hiện.

Lao động sáng tạo ra con người

Đức Thành

Tôi đã đọc ở đâu đó câu nói như thế này: “Từ thú trở thành người cần có cả một quá trình tiến hóa của lịch sử lâu dài, từ con người nguyên thủy muốn trở thành con người văn minh lại có cả một quá trình tự nhận thức ngàn vạn năm. Nhưng từ con người để biến trở về nguyên hình loài cầm thú thì chỉ cần thời gian rất ngắn, có khi chỉ trong tích tắc”.

Trong lý luận chủ nghĩa Mác có câu “lao động sáng tạo ra con người” nhưng thực tế lại có những con người hay những tập hợp người cứ… lao động mãi mà chẳng thấy thành… người! Cuối cùng đa số trong những tập hợp người ấy đành phải bỏ cuộc, không thể giương mãi cái khẩu hiệu “lao động sáng tạo ra con người” để mà học theo, noi theo và làm theo. Thật vậy ở cái nôi chủ nghĩa Mác hình thành và phát triển nhất như Đông Âu, Liên Xô, hẳn người ta hiểu hơn ai hết câu “Lao động (xã hội chủ nghĩa) sáng tạo ra con người (xã hội chủ nghĩa)”. Sau mấy chục năm dưới chế độ CS xây dựng mô hình lao động xã hội chủ nghĩa thì cuối cùng người ta cũng nhận ra không thể nào sáng tạo ra con người tiên tiến xã hội chủ nghĩa được – hiểu theo nghĩa tiến hóa, hay nói khác đi là càng làm cho con người thụt lùi kiệt quệ về trí tuệ, nhận thức cũng như tình cảm đạo đức khiến nó có nguy cơ quay trở về thời kỳ bầy đàn. Có người đã mỉa mai đó là “tiến hóa ngược”. Cuối cùng người ta đành bỏ kiểu lao động xã hội chủ nghĩa để tạo ra cái nhà nước xã hội chủ nghĩa, kiểu chỉ biết đi làm theo kẻng, ăn theo khẩu phần cho sẵn, tư duy chỉ theo CN Mác…, để quay về hợp với quy luật phát triển chung của nhân loại.

Nền kinh tế cực kì bất bình đẳng của Trung Quốc

Victor Shih, The Diplomat

Phạm Nguyên Trường dịch

Tốc độ phát triển với hai chữ số không che đậy được sự kiện là nền kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đang bỏ lại phía sau phần lớn công dân của họ.

Trong cuộc thảo luận với các doanh nhân trong chuyền viếng thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Barack Obama tuyên bố một cách lạc quan rằng: “Cùng với với giai cấp trung lưu đang ngày càng tăng lên, tôi tin rằng trong những năm sắp tới chúng ta có thể tăng gấp đôi lượng hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc và tạo thêm việc làm ở nước Mĩ.” Chắc chắn, đấy là kì vọng hợp lí. Khi tổng thu nhập trên đầu người của các nền kinh tế châu Á khác, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đạt mức 10.000 USD trên đầu người, tầng lớp trung lưu đông đảo quả thật đã xuất hiện.

Quelques remarques sur l'entretien Xi Jinping - Truong Tan Sang

Lê Xuân Khoa

Dix neuf jours après que le Premier Ministre Nguyen Tan Dung eut prononcé le discours de Shangri-La montrant une réorientation de la politique extérieure du Vietnam vers les Etats Unis, le Président Truong Tan Sang arrive à Pékin pour s'entretenir avec le président chinois Xi Jinping sur la coopération globale entre les deux pays. Immédiatement après l'entretien, les deux dirigeants ont assisté à la cérémonie de signature des dix conventions de coopérations comprenant:

1. Le programme d'action entre le gouvernement du Vietnam et le gouvernement de la Chine sur le développement de la coopération stratégique globale Vietnam-Chine.

2. Accord sur la coopération frontalière entre les deux Ministères de la Défense.

Cảnh giác với những khoản vay từ Trung Quốc

Lê Anh Hùng

clip_image002 “Món quà” của người “bạn tốt”

Chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19/6 đến 21/6 vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong bối cảnh tình hình khu vực đang nóng lên trước một Trung Quốc không ngừng trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng bộc lộ cuồng vọng bá quyền khiến cả thế giới phải dè chừng.

Một trong những “món quà” của Trung Quốc mà phái đoàn Việt Nam mang về nước là khoản vay ưu đãi 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và một hiệp định cho vay khác dành cho dự án nhà máy đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu USD.

Giai cấp mới (Kỳ 10)

Milovan Djilas

Phạm Nguyên Trường dịch

3.

Tuy vậy tất cả các nước cộng sản đều trải qua những bước nhảy vọt về kỹ thuật, theo kiểu của mình và trong những giai đoạn nhất định, tất nhiên rồi.

Quá trình công nghiệp hoá trong một giai đoạn ngắn như vậy nhất định sẽ tạo ra một tầng lớp cán bộ kỹ thuật đông đảo - tuy trình độ không thật cao - cũng như một số người có tài.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn