KIẾN NGHỊ của CÁC TỔ CHỨC XHDS ĐỘC LẬP VN gửi HỘI NGHỊ XHDS ASEAN 2015 Kuala Lumpur

kien nghi CSO VN-1

Kính gửi: Ban Tổ Chức Quốc gia Malaysia , Ban Thường trực khu vực ASEAN và Ban Soạn Thảo Tuyên Bố Chung của Hội nghị XHDS ASEAN 2015

Chúng tôi, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam, xin được trân trọng tự giới thiệu: Các tổ chức chúng tôi được thành lập từ nhiều năm qua trên cơ sở phi lợi nhuận, phi đảng phái và phi chính phủ. Chúng tôi tự thành lập căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự và nhằm hoạt động vì lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận.

Bản tuyên bố đầu năm của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam

Kính thưa quý bằng hữu và các cơ quan truyền thông,

Một năm qua, do mới chập chững bước vào sinh hoạt xã hội dân sự mà chưa trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, các sinh hoạt của chúng tôi bị dàn trải, thiếu trọng tâm và chưa có sự liên kết quốc tế thích đáng.

Đồng thời, sự thiếu thốn nhân sự và phương tiện vật chất cũng là những khó khăn khiến chúng tôi chưa tiếp cận được những trường hợp đáng quan tâm.

Thiển nghĩ, Nhân quyền là một không gian rộng lớn, vì thế chúng tôi cần giới hạn công tác của mình để đạt được hiệu quả như mong muốn và tương thích với nhân lực, tài lực của Hội.

Để có thể hoạt động tốt hơn, chúng tôi kêu gọi sự yểm trợ kỹ năng và tri thức của mọi giới trong cộng đồng người Việt quốc nội và hải ngoại, tất nhiên không phân biệt giới tính.

Nhưng xin nhấn mạnh, từ khi thành lập, chúng tôi chỉ nhận sự yểm trợ của các cá nhân độc lập, phi đảng phái, tôn trọng và trung thành với tiêu chí hoạt động của hội chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tiếp tục tuân thủ nguyên tắc đã được xây dựng ngay từ đầu này.

Vì sao giảng đường Mỹ, Canada đóng cửa Viện Khổng Tử?

CAM LY tổng hợp

TTCT - Trong vòng một tuần qua, hai trường đại học có uy tín tại Mỹ - Đại học Chicago và Đại học Pennsylvania - đã lần lượt ra tuyên bố ngưng hợp tác và đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ quan giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.

clip_image002

Khuôn viên Đại học Chicago, nơi tuần trước tuyên bố không tiếp tục gia hạn ký kết - đồng nghĩa với đóng cửa Viện Khổng Tử ở trường - Ảnh: NY Times

Dân oan Lư Thị Thu Vân tố cáo bị công an Sài Gòn bắt giữ, đánh đập dã man

Trần Quang Thành

imageSáng hôm 1/1/2015, một nhóm dân oan Tiền Giang và Sài Gòn đã tới công viên trước dinh Độc lập trương biểu ngữ đòi quyền công dân, quyền con người, đòi nhà nước cộng sản trả lại ruộng đất, tài sản tước đoạt của người dân đi khiếu kiện suốt mấy chục năm qua.

Cuộc biểu tinh diễn ra chớp nhoáng, ôn hòa và đã giải tán trong trật tự. Bà con rủ nhau đến công viên Bách Tùng Điệp nghỉ ngơi và chụp ảnh lưu niệm.

Mọi người đang chụp hình thì bất ngờ có mấy xe cảnh sát ập tới. Từ trên xe, nhiều tốp công an, mật vụ và dân phòng xô tới, kẻ xiết tay, người nắm chân, túm tóc đẩy tất cả nhóm 9 chị em lên các xe công an đưa về trụ sở công an các phường Bến Nghé, Cầu Kho và Nguyễn Thái Bình Quận 1

Tại đây công an thay phiên nhau tra khảo, đánh đập chị em dân oan rất dã man, như chị Lư Thị Thu Vân bị bật máu mắt, chị Hoặc Quí Hưng bị bẻ ngoặt tay để cướp diện thoại. Các chị Trương Thị Quang, Nguyễn Kim Thủy, Bùi Thị Thành bị các nữ cảnh sát lột quần áo để khám xét tư trang. Công an đã thu giữ nhiều điện thoại xóa đi các hình ảnh dân oan biểu tình đòi quyền công dân ngày đầu năm trước dinh Độc Lập. Do nhanh tay rút được thẻ nhớ 1 trong 3 điện thoại, chị Thu Vân còn giữ được vài tấm hình lưu niệm trước công viên Bách Tùng Điệp.

Đầu độc bằng chất phóng xạ đồng vị 210 của Polonium

Mộc Thường

Alexander Litvinenko, 43 tuổi, là cựu điệp viên KGB của Nga. Ông đã trốn khỏi Nga và tị nạn chính trị tại Anh Quốc, sống ở London. Ông ta bị đầu độc ngày 1 và chết ngày 23 tháng 11 năm 2006 tại London. Nồng độc chất phóng xạ trong cơ thể ông ta quá cao đến nỗi ông chết sau 23 ngày kể từ ngày bị đầu độc. Liều gây chết trung bình (LD50) của Polonium-210 là khoảng 50 nano gram. Trong khi đó, người ta tìm thấy trong cơ thể của Litvinenko chứa nồng độ cao hơn gấp 200 lần.

clip_image002

Alexander Litvinenko trước khi bị đầu độc (© AP).

Phân ưu

Được tin Cụ Hoàng Thị Ái Hoát, thân mẫu anh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), vừa qua đời lúc 0 giờ ngày 5-1-2014. Bauxite Việt Nam xin chia buồn cùng tang quyến và cầu chúc Cụ thảnh thơi nơi Cực Lạc.

Chúng tôi mong chính quyền biết tôn trọng đạo nghĩa, cho anh Nguyễn Hữu Vinh được tiễn Mẹ về chốn Vĩnh Hằng.

Bauxite Việt Nam

 

Tham vọng Biển không giới hạn của Trung Quốc

Bùi Hùng/VOV.VN

VOV.VN - "Việc làm của Trung Quốc khiến Trung Quốc sẽ đánh mất uy tín của chính mình”.

LTS: Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn có những động thái mạnh trên Biển Đông như “Yêu sách đường đứt khúc 10 đoạn”, xây dựng trái phép tại nhiều đảo tại Biển Đông, đặc biệt ở những khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Hành động này đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, gây ảnh hưởng tới cục diện hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.

Loạt bài: “Trung Quốc- lộ trình “độc chiếm” Biển Đông” của VOV.VN sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin sâu hơn về phản ứng của quốc tế về ý đồ của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua và dự đoán diễn biến trong thời gian tới.

Bài 1: Tham vọng Biển không giới hạn của Trung Quốc

Bài 2: Trung Quốc và ý đồ tạo  lợi thế thương lượng về Biển Đông

Bài 3: Lộ trình “chiếm” Biển Đông của Trung Quốc

Bài 4: Biển Đông có thể trở thành khu vực nguy hiểm nhất thế giới?

Trung Quốc lại kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra Biển Đông

Mai Nguyên (Tổng hợp)

Giàn khoan Hải Dương 981 đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên Biển Ðông, gần vùng biển của Việt Nam.

Xác nhận trên tờ Tuổi trẻ, Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên Biển Ðông, gần vùng biển của Việt Nam. Cụ thể, giàn khoan này đang di chuyển từ bắc xuống nam Biển Ðông và đã đi qua vĩ tuyến 15.

Ngay sau khi nhận được thông tin về việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã theo dõi hướng di chuyển của giàn khoan này để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Trung Quốc và tham vọng từ nhân dân tệ

05/01/2015 08:56

Nhật Đăng

(TNO) Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền thương mại phổ biến thứ 7 thế giới tính đến tháng 5.2014. Dù đã gặp lỗ lần đầu tiên từ 2005, Trung Quốc vẫn đang thành công với tham vọng bành trướng quy mô sử dụng nhân dân tệ trên thị trường.

clip_image001

Nhân dân tệ - Ảnh: Reuters

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hồi tỉnh

Hồng Hạnh

Các bác sĩ cho biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh, lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, đã thoát khỏi trạng thái hôn mê và thường xuyên mở mắt trong ba tuần qua.

clip_image001

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (áo nâu) trong buổi tọa đàm với nhân viên Ngân hàng Thế giới vào năm 2013. Ảnh: HM

Tản mạn cuối năm

Tương Lai

Những ngày cuối năm 2014 dồn dập những tin gợi nhiều suy ngẫm. Cuộc chiến giá dầu đã làm thay đổi những toan tính chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ riêng việc áp dụng kỹ thuật mới trong cách khai thác dầu mỏ, Mỹ đã giành thế chủ động chiến lược trong đối phó với những đối thủ như Iran, Nga, và rồi sẽ là Trung Quốc. Xin chép lại đây một bình luận sắc sảo nhặt được trên mạng:

Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô. Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.

TS. Lê Đăng Doanh: Đề nghị thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam chính là vi phạm chủ quyền của Việt Nam!

Duyên Duyên

clip_image001

Trao đổi với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam chính là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền là Việt Nam đồng.

Ngoái nhìn 2014

Lê Phú Khải

Chịu khó quan sát một chút, người ta sẽ thấy một điều thật quái gở, thật buồn cho loài người tiến bộ là vẫn có những kẻ muốn làm hoàng đế, muốn làm đại đế ở thế kỷ @!

Đó là “hoàng đế” Tập Cận Bình và “đại đế” Putin.

Trước hết nói về “hoàng đế” họ Tập ở sát nách nước Việt ta.

Từ khi lên cầm quyền ở nước Tàu mới đây, ông bỏ ngay chế độ lãnh đạo tập thể truyền thống đang có và thâu tóm mọi quyền hành về tay mình. Công cuộc chống tham nhũng mà ông đang thực hiện thực chất là tiêu diệt các đối thủ chính trị. Cả nước Tàu rung chuyển trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, nhiều người sợ quá đã phải tự tử. Cùng với trò mỵ dân này, ông kích động tư tưởng Đại Hán bằng thuyết “Giấc mộng Trung Hoa”. Đàn áp, mỵ dân và ngu dân là những bảo bối của bất cứ chế độ độc tài nào, đang được ông khai thác tối đa. Và để chính thức lên ngôi hoàng đế ở thế kỷ tin học 21, ông ra lệnh cấm nghiên cứu và giảng dạy 7 đề tài tại các đại học: đó là các giá trị phổ quát, xã hội dân sự, các quyền của công dân, tự do báo chí, các sai phạm của Đảng Cộng sản, các đặc quyền của chủ nghĩa tư bản, và tính độc lập của ngành tư pháp (xin xem Elizabeth C. Economy 2014, Chủ tịch hoàng đế Trung Hoa: Tập Cận Bình thắt chặt quyền kiểm soát).

Bọ Lập và rừng cây

Nguyệt Quỳnh

Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh…

Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.

Đúng như cảm nhận của ông Sang khi thốt ra lời nói trên. Ông Nguyễn Khắc Mai là một trong số những đảng viên cộng sản thầm lặng, những người từng thiết tha với đảng, hết lòng với đất nước; và nay đã thất vọng, đã cay đắng lắm trước thực trạng xã hội và lối điều hành đất nước của lãnh đạo cộng sản hiện nay. Ông Mai cố đem những lý luận Mác Lê và lời nói ông Hồ làm chuẩn, nhưng người đọc có thể thấu cảm được hết cả nỗi buồn, nỗi thất vọng của ông qua bài viết mà có đến tám lần ông nhắc đến chữ Cay Đắng.

Còn nghìn, vạn… vụ án oan sai?

Nguyễn Đình Ấm

Có thể khẳng định như vậy vì nhiều lý do.

Vừa qua, nhờ “cảm hứng” từ vụ án Nguyễn Thanh Chấn bị tòa xử tử hình oan đã vô tình được sáng tỏ nên nạn nhân, gia đình, bè bạn của Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Dương, Hồ Duy Hải ở Long An và một số nghi phạm khác mới có quyết tâm vượt qua sự khốn khó, vô vọng để phản kháng quyết liệt đòi xem xét lại sự oan khuất của mình.

Qua quan sát, điều tra, viết bài, tôi thấy trong xã hội hiện nay đang tồn tại nhiều trường hợp bị khép tội oan sai có những tình tiết giống hệt các vụ án của Nguyễn Thanh Chấn, Hồ Duy Hải... Đó là, khi ai đó bị cơ quan điều tra nhận định là thủ phạm trong vụ án mà qua điều tra, xét hỏi thông thường nghi phạm không nhận tội thì một kịch bản kiểu như thế này diễn ra: Điều tra viên (ĐTV) dùng thủ đoạn bỏ đói, thay nhau lấy cung ngày, đêm không cho ngủ, lừa, dụ, khủng bố tinh thần, đánh đập, nhục hình… đến khi nghi phạm không thể chịu nổi, buộc phải nhận tội bừa để giữ mạng sống, hy vọng khi ra tòa kêu oan. Khi nghi phạm đã phải nhận tội thì ĐTV sẽ ép, mớm nạn nhân khai, tạo các bằng chứng phù hợp với “tội”. Việc đi mua thớt và dao ở chợ về làm vật chứng trong vụ Hồ Duy Hải không phải cá biệt. Khi đưa ra xét xử các cấp tòa dù nghi phạm, luật sư kêu oan thấu trời nhưng tòa vẫn cứ dở các bản cung nghi phạm ký nhận, các vật chứng rởm, không đưa những chứng cứ trái ý muốn của họ vào tố tụng để bác bỏ mọi bào chữa nhằm vụ xử được suôn sẻ, giữ “uy tín” cho người, cơ quan pháp luật.

Cuồng xúc Việt Nam

Nguyễn Hữu Liêm

Hãy cẩn thận với điều mình ước mơ bởi vì nó có thể thành hiện thực. Lý tưởng giải phóng và tự do là một con dao hai lưỡiN.H.L. Vâng đúng là thế! Nhưng đâu có phải vì thế mà trí thức Việt Nam thôi đừng dấn thân vì lý tưởng dân chủ hóa đất nước nữa, thưa anh Nguyễn Hữu Liêm. Phải nói anh đã viết một bài triết thuyết hấp dẫn, đặt ra nhiều vấn đề về tình thế lưỡng đao hiện tại của người trí thức Việt. Anh đã mô tả có phần đúng biểu tượng người trí thức Việt hiện “đang đi trên một chuyến xe đò... phải chấp nhận khả thể hiểm nguy như là một con cờ số phận, hy vọng vào xác suất rủi may – và người tài xế không ngủ gục. Cảnh đẹp bên ngoài hòa với nhịp tim đập trong hãi sợ tạo nên một niềm hoan lạc kỳ thú – một mạo hiểm với chính định mệnh không biết là gì của cuộc sống”. Điều anh nói làm tôi nghĩ đến nhân vật Dũng trong Đôi bạn của Nhất Linh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trí thức Việt những năm 30 thế kỷ trước, trong một lần đạp xe trong giá rét từ bến đò Gió trở về, cũng đã chiêm ngẫm về “con đường gió bụi” của thế hệ tinh hoa ấy không khác nhiều lắm điều anh nghĩ, từ trước đây đã ngót 80 năm.

Chỉ có điều, hình như anh vẫn có chút lơ đãng, ở chỗ, anh quên mất rằng định mệnh giờ đây mang tên rõ ràng là định mệnh lịch sử, định mệnh của cả một dân tộc mà không phải của riêng một lớp người tiên tri tiên giác – và là định mệnh lịch sử vào đầu thế kỷ XXI này, nghĩa là đã chứa đựng trong nó cái điều gọi bằng tất yếu khả tri chứ không hoàn toàn bất khả tri nữa, có phải vậy không? Và trong một điều kiện như thế, “Khi định mệnh giáng lên ngươi thì ngươi phải mang nó một cách can đảm” (Le sort qui vous emporte, il faut le porter courageusement – Sophocle, trong Œdipe à Colone). Bởi vậy, nếu anh muốn nói đến một phân số trí thức nào đấy “Như là người hành khách trên chuyến xe Bắc Nam kia khi nhìn qua cửa sổ, thay vì suy tư trong lý tính đến khả thể tai nạn hiểm nguy” thì lại “đang trong thực tại thân xác, an hưởng chính mình, đến một biên độ phi chính trị và phi công dân rất rõ rệt, trong một hoàn cảnh sống hòa bình, tương đối an nhàn, và được xã hội trọng vọng” thì đấy là xuất phát từ quan sát thực tế của chính anh, không ai dám bàn cãi. Tuy nhiên, tôi nghĩ, để cho công bằng hãy nên gạt sang một bên phân số không đáng bình phẩm này – dù có thể đấy là một tỷ lệ không nhỏ – mà nhìn và hiểu người trí thức Việt ở một tầm rộng thoáng hơn. Hẳn chắc đấy là lớp người đang không tránh khỏi ngoái xem lại dấu chân của mình trong hơn 60 năm – một quá khứ chưa xa với họ, tuy vậy không phải để họ âu sầu, đổ hết lỗi cho cơ chế và ngồi yên hưởng lạc trên một chút danh vọng không có thực, mà cốt yếu là nhằm tránh vết xe đổ cho những ngày đang tới.

Anh Nguyễn Hữu Liêm chắc cũng không phủ nhận một thực tế là nhân loại, hay ít nhất một nửa phần nhân loại, mãi đến vài ba thập niên gần đây mới ngày một thêm thấm thía bài học xương máu của lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX. Ấy là: trên khắp cõi hành tinh, vô số dân tộc từng trải qua rất nhiều con đường đấu tranh không giống nhau; chủ nghĩa này tranh giành chủ nghĩa khác; ý thức hệ này chống lại ý thức hệ nọ; nơi này có thể đánh đổi máu và nước mắt nhiều hơn hay ít hơn nơi kia, hy vọng tìm được một tương lai rạng rỡ, nhanh chóng cứu thoát mình ra khỏi địa ngục tối tăm. Nhưng rút cục lại thì sau bao nhiêu máu và nước mắt đã chảy, người ta mới bừng ngộ ra được một chân lý thật giản dị mà không dân tộc nào tự coi mình có thể đứng trên hay đứng ngoài, kể cả cái dân tộc sinh sôi nhanh nhất thế giới hiện đang bị xỏ mũi bởi những chúa tể Đông phương hiện đại, rằng không có hạnh phúc nào thiêng liêng hơn cái hạnh phúc được làm người có thực quyền tự do bình đẳng giữa cõi trần thế này. Sớm hay muộn mọi nẻo đường đều dẫn tới La Mã mà thôi.

Vâng, nếu “mọi con đường đều dẫn tới La Mã” mà người trí thức Việt Nam hiện tại còn cứ phải băn khoăn chần chừ trước “một khả thể hiểm nguy” trên hành trình cầm chắc là không ít chông gai dù tự mình có ôn nhu đến mấy, để đến nỗi lỡ mất chuyến tàu đưa dân tộc đến cái đích Dân Chủ và Tự Do, thì còn tự nhận mình là trí thức làm gì nữa, thà làm người ngu hèn cho xong.

Dĩ nhiên, đã là con người thì bao giờ chẳng mang trong mình cái mâu thuẫn cố hữu của kiếp nhân sinh, cái “bất mãn hoài” như Đinh Hùng nói, thời nào chẳng có. Khi đã có được Tự do Dân Chủ vào tay rồi, người ta sẽ lại buồn chán vì không thỏa mãn với cái mình có, để rồi lại phải dấn thân theo kiểu của con người đã được tắm táp thừa thãi ánh sáng tự do dân chủ. Có khi là việc phải tìm mọi phương cách lobby để tranh giành chiếc ghế vào nghị viện giữa phe này đảng kia trong khi dân chúng thờ ơ, như anh Nguyễn Hữu Liêm nói. Có khi thì lại như vị GS Noam Chomsky kia, đang dạy tại một ngôi trường danh tiếng ở Hoa Kỳ, nhưng qua con mắt soi mói sắc sảo của ông, ông vẫn tìm ra ra bao nhiêu là khuyết tật nằm trong cái cơ chế mang “vỏ ngoài tự do dân chủ” mà ông đang hưởng thụ. Thế nhưng dù có thế thì cứ để đến lúc ấy ta lại hẵng hay. Lo trời sập vẫn là chuyện đáng lo miễn là phải lo đúng thời điểm ông trời sắp sập. Ấy mới gọi được là thức thời. “Chúa Jésus nói với chúng ta: “Các anh đừng lo lắng. Ta đã nghĩ về điều đó rồi” (Jésus nous dit, "ne vous inquiétez pas, j'ai déjà pensé à cela").

Xin phép được đăng lại bài viết của nhà trí thức Nguyễn Hữu Liêm lên trang BVN với một chút lưu ý nho nhỏ như trên, coi như là tiếng nói tâm tình không riêng với tác giả mà với đông đảo bạn đọc.

Nguyễn Huệ Chi

Gừng càng già càng cay!

Tô Văn Trường

Đang đọc để viết bình luận cho cuốn sách của PGS.TS Vũ Trọng Khải chủ đề “Phát triển nông nghiệp & nông thôn Việt Nam hiện nay –Những bức xúc và trăn trở, tôi nhận được thông tin trên báo chính thống của nhà nước cho biết trong khi người dân nước mình loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn, những thành công lớn của họ đã mở ra nhiều cơ hội và những dự định táo bạo biến Việt Nam trở thành một “vựa rau an toàn Châu Á”.

Nhìn vào thành công của người Nhật, một đất nước rất nghèo nàn về tài nguyên, mới càng rõ thêm thất bại của Việt Nam trong nông nghiệp – vốn là sở trường hay điều kiện Cần mà ta rất sẵn. Thể chế hay cơ chế – điều kiện Đủ là cái đang rất có vấn đề, càng làm nhức nhối những người quan tâm đến sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta.

Những đề xuất lạ

Nguyễn Đăng Quang

Ngày 29/12/2014, trong Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 của Chính phủ, nhiều người lấy làm lạ là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đưa ra một số đề xuất “hơi lạ”! Nếu chỉ điểm qua tên gọi các đề xuất này, không nói danh tính người đề xuất là ai, tôi cam đoan là rất ít bạn đọc (nếu không nói là không có ai) có thể đoán được người đưa ra những đề xuất này lại là một vị tướng có cấp hàm cao nhất trong QĐNDVN ta hiện nay. Vâng, đó là Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh! Theo phóng viên Bảo Quyên của báo VnEconomy (xem ở đây), tại Hội nghị Tổng kết nói trên, Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra đề xuất Chính phủ cần:

- Bỏ lệ phí cấp sổ đỏ cho người dân,

- Xem xét kỹ lưỡng các Dự án nước ngoài trước khi cấp phép,

- Giảm tỷ lệ nộp Ngân sách Nhà nước cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.

Về Tập Cận Bình

Huy Đức

Về khả năng thâu tóm quyền lực trong một thời gian kỷ lục, Tập Cận Bình phải được so sánh với các bạo chúa trong lịch sử Trung Hoa chứ không chỉ so sánh với các nhà lãnh đạo từ thời Mao. Nhưng nếu như ít ai tranh cãi về quyền bính của Tập Cận Bình thì chắc chắn sẽ có nhiều cách đánh giá khi nói về tầm nhìn của Tập. Về quyền lực, Tập thậm chí còn vượt qua Đặng Tiểu Bình, nhưng tầm nhìn của Tập thì không thể nào so với Đặng.

Khi Đặng chủ trương "một quốc gia hai chế độ", để Hongkong, Macao giữ nguyên thể chế kinh tế, chính trị có thể tới 50 năm, Đặng không kỳ vọng sau thời gian đó, Hongkong, Macao sẽ độc tài hóa như Bắc Kinh. Đặng đủ thông minh để hiểu không có cách gì ngăn cản Đại lục tiến theo hướng Hongkong, Macao về dân chủ. Có thể bóp Hongkong là vì muốn đe Đại lục nhưng bước đi của Tập gần đây cả trước mắt lẫn lâu dài chẳng mang về cho Tập điều gì lợi lộc.

Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay

Lưu Hiểu Ba

Phan Trinh dịch

Lời giới thiệu của người dịch

1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.

Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.

2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin, lãnh tụ Nga có khuynh hướng độc tài*.

3. Cơn sốt Khổng Tử mà Lưu nói tới vẫn kéo dài đến nay. Viện Khổng Tử (gần như Viện Goethe, Hội Đồng Anh…) công cụ của quyền lực mềm trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc, mở cơ sở đầu tiên năm 2004, đến nay đã có hơn 320 Học viện được thành lập trên thế giới, trong đó 1/5 là ở Mỹ **.

4. Đọc bài này, rất có thể người đọc sẽ nêu câu hỏi: Liệu có điểm gì giống nhau giữa Viện Khổng Tử và Viện Trần Nhân Tông, Giải Khổng Tử và Giải Trần Nhân Tông được nhắc tới gần đây với ít nhiều nghi ngại hay không.

5. Bản dịch này dựa trên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Trung. Bản tiếng Anh có tựa “Yesterday’s Stray Dog Becomes Today’s Guard Dog” (Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà) do Thomas E. Moran dịch, in trong cuốn No Enemies, No Hatred (Không thù, không ghét) tuyển tập luận văn và thơ Lưu Hiểu Ba, do Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Lưu Hà biên tập, xuất bản năm 2012 tại Anh Quốc. Bản tiếng Trung có tựa “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”” (Tạc nhật táng gia cẩu, kim nhật khán môn cẩu, thấu thị đương hạ Trung Quốc đích “Khổng Tử nhiệt”), xuất bản lần đầu trên vào ngày 2/9/2007 trên boxun.com.

P.T.

Thư giãn: Khẩu chiến từ một câu nói

Thiện Tùng

Năm nay người em thứ chín của tôi nhận giỗ cha tôi thay cho người anh thứ bảy của nó vừa mới qua đời hơn tháng trước.

Vì thay người giỗ, họ tộc gom về khá đông đủ, trong số có anh Ba Tôn, người anh bạn dì với tôi, tuổi 92 và đang “quyền uy” nhứt tộc. Anh Tôn có thâm niên 22 năm làm Chủ tịch huyện – một thời “khạc ra lửa”.

Thông thường, ở nông thôn, khi gặp nhau thường nói cho nhau nghe về sức khỏe và việc làm ăn sinh sống. Giỗ cha tôi lần nầy khác hẳn, đề tài tham nhũng gần như chi phối toàn bộ. Đám trẻ trung moi đâu ra thông tin về những vụ tham nhũng, người nêu sự kiện, kẻ bổ sung chi tiết hết vụ ông Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, vụ Thiếu tướng Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre Hồ Quốc Việt đến vụ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, v.v.

Thư gửi cụ Marx

Mộc Thường

Kính gửi cụ Karl Marx,

Tôi là một người dân Việt Nam sinh vào những năm 80 của thế kỷ trước. Khi lớn lên tôi biết được những suy nghĩ mà Cụ đưa ra được hàng triệu người trên thế giới tin theo. Mặc dù về sau số lượng tin theo Cụ có giảm xuống, nhưng hiện tại vẫn còn rất đông, Cụ à. Tôi viết thư này để Cụ biết vậy, tôi nghĩ khi nhận được tin này Cụ hẳn rất vui.

Ngoài ra tôi muốn hỏi cụ vài điều nhân dịp năm mới sắp đến. Cụ có thể cho tôi biết Cụ có phải là một người bình thường không, như có tóc, tai, mũi, miệng chẳng hạn? Cụ ăn thức ăn gì? Và Cụ đọc sách gì? Cụ có thải ra thứ mà những người thường như tôi thải ra hàng ngày không?

Cụ làm ơn cho tôi biết bí quyết làm sao để có được những suy nghĩ vĩ đại để có được nhiều người tin theo? Bật mí với Cụ là ở nước tôi có người sở hữu học hàm Giáo Sư rất tin và theo cụ đấy. Tôi thật sự rất khâm phục Cụ và tôi cũng rất muốn có được những suy nghĩ vĩ đại như vậy để nhiều người tin theo tôi.

Nhân dịp sắp đến giao thừa, tôi kính chúc Cụ an vui bên đó. Đồng thời tôi cũng mong Cụ có thể hồi âm sớm cho tôi, sớm nhất là sau đêm giao thừa, Cụ nhé. Được vậy, sau khi tôi sang bên đó sẽ hậu tạ Cụ thật hậu hĩ.

Kính chào Cụ,

M. T.

Tác giả gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn