Vé tàu cao tốc Shinkansen đắt gấp đôi hàng không giá rẻ

Hoàng Vũ


Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật: trình độ quản lý của ta kém vào hàng bậc nhất thế giới. Dự án đường cao tốc 56 tỷ đôla, chỉ cần 0,5% thất thoát là tiêu tốn của đất nước ta 280 triệu đôla rồi. Đây là vấn đề nhức nhối mà mọi người Việt Nam chúng ta đều biết, đều hiểu cả. Không thể phủ nhận trong bộ máy hành chính hiện nay có rất nhiều người tận tâm với công việc, tận tụy với nhân dân và đất nước, nhưng số người lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tư lợi cũng nhiều. Chính phủ ta đang nỗ lực cải cách, và cũng đã có những tiến bộ bước đầu, nhưng thiết nghĩ trong vòng 5 năm nữa một trong những vấn đề nhức nhối nhất của chúng ta vẫn sẽ là trình độ quản lý và tinh thần trách nhiệm. Vậy nên chăng chúng ta chờ đợi đến khi chúng ta có đủ khả năng quản lý như người Nhật thì hãy bỏ tiền ra tiếp nhận công nghệ của họ?

Hoàng Vũ


Giá vé Shinkansen từ Tokyo đến Kyoto khoảng trên dưới 14.000 yen, trong khi đó nếu chọn hàng không giá rẻ tôi có thể đi nửa giá và thời gian thì dĩ nhiên là nhanh hơn hẳn.

Trước hết, cho tôi xin giới thiệu đôi chút về bản thân: năm nay tôi 27 tuổi, là công dân Việt Nam, đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và kinh tế ở Mỹ và hiện đang theo học tiếng Nhật ở Nhật Bản. Có thể nói tôi thuộc thế hệ sẽ phải gánh trên vai món nợ khổng lồ cho dự án đường cao tốc này, nên thiết nghĩ cũng có quyền có một chút ý kiến về siêu dự án này.

Thực sự nghe phong phanh về dự án này đã lâu, trong lòng tôi rất đỗi vui mừng vì nay mình có thể du ngoạn khắp đất nước thật dễ dàng và nhanh chóng. Cũng không phải “mắc cỡ” khi bạn bè khắp thế giới đến thăm Việt Nam và phàn nàn về chất lượng đường sắt Việt Nam nữa, thật tốt biết bao nhiêu. Mỗi khi muốn đi du lịch Nha Trang chỉ cần bắt tàu tốc hành và thư giãn vài giờ là tới nơi, máy bay tuy nhanh nhưng chắc chắn không thú vị bằng ngồi tàu, thủ tục lại phức tạp.

Tuy nhiên, sau giây phút phấn khởi ấy là nỗi băn khoăn về khoản nợ khổng lồ và hiệu quả kinh tế của dự án này. Đã có rất nhiều bài viết phân tích rất hay, rất sâu sắc về hiệu quả kinh tế có thể nói là không lấy gì làm chắc chắn của dự án này nên tôi xin không bàn tới, chỉ xin lạm bàn hai điều: trình độ quản lý của ta hiện tại, và kinh nghiệm của bản thân tôi về Shinkansen.
Tàu Shinkansen có rất ít người lựa chọn vì giá vé quá đắt và tính kinh tế của người Nhật. Ảnh chụp năm 2005 do bạn đọc Đào Trọng Hưng cung cấp.
Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật: trình độ quản lý của ta kém vào hàng bậc nhất thế giới. Dự án đường cao tốc 56 tỷ đôla, chỉ cần 0,5% thất thoát là tiêu tốn của đất nước ta 280 triệu đôla rồi. Đây là vấn đề nhức nhối mà mọi người Việt Nam chúng ta đều biết, đều hiểu cả. Không thể phủ nhận trong bộ máy hành chính hiện nay có rất nhiều người tận tâm với công việc, tận tụy với nhân dân và đất nước, nhưng số người lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tư lợi cũng nhiều. Chính phủ ta đang nỗ lực cải cách, và cũng đã có những tiến bộ bước đầu, nhưng thiết nghĩ trong vòng 5 năm nữa một trong những vấn đề nhức nhối nhất của chúng ta vẫn sẽ là trình độ quản lý và tinh thần trách nhiệm. Vậy nên chăng chúng ta chờ đợi đến khi chúng ta có đủ khả năng quản lý như người Nhật thì hãy bỏ tiền ra tiếp nhận công nghệ của họ?

Thứ hai, tôi xin được chia sẻ chút kinh nghiệm bản thân. Hiện tôi đang học tiếng Nhật ở Nhật Bản, tháng 7 này trong dịp nghỉ hè tôi dự định đi du lịch bụi đến Tokyo, sau đó đi đến Kobe, Kyoto và Osaka để tham quan, tôi rất háo hức được đi thử Shinkansen nhưng sau khi kiểm tra giá vé tôi đã té ngửa: Giá vé Shinkansen từ Tokyo đến Kyoto khoảng trên dưới 14.000 yen, trong khi đó nếu tôi chọn hàng không giá rẻ tôi có thể đi nửa giá, và thời gian thì dĩ nhiên là nhanh hơn hẳn.

Cuối cùng tôi chọn loại hình vận chuyển nào cho chuyến du lịch sắp tới thì chắc các bạn cũng biết rồi, tôi đã mua vé máy bay. Ngoại trừ trường hợp dư tiền và thời gian, muốn thư giãn và ngắm phong cảnh hoặc muốn thử đi Shinkansen một lần cho biết, tôi không thể nghĩ ra lý do gì để bỏ ra số tiền gấp đôi cho Shinkansen cả. Quay lại Việt Nam, chúng ta gần đây đã có nhiều hãng hàng không giá rẻ, và trong tương lai sẽ nhiều hơn nữa với giá vé đôi khi rẻ không thể tưởng, thời gian bay lại ngắn, thì như vậy những người muốn tiết kiệm tiền và thời gian dĩ nhiên sẽ chọn loại hình này. Những ai không đủ tiền để đi máy bay thì cũng không mặn mà gì mấy với Shinkansen khi mà giá vé hiện giờ được dự tính là 75% giá vé máy bay (mà không hiểu so sánh với giá vé hạng nào?), họ sẽ vẫn trung thành với xe đò, xe tốc hành,… Như vậy, sẽ có bao nhiêu người đủ khả năng và muốn sử dụng Shinkansen đây? Hay là chúng ta sẽ có những toa tàu vắng hành khách, và chúng ta sẽ phải trả một số tiền không nhỏ mỗi năm đề bù lỗ cho con tàu tốc hành đi đến chỗ phá sản này?

56 tỷ đôla là một con số rất lớn, tuy nhiên nếu thực sự nó có thể đưa đất nước Việt Nam ta phát triển nhanh chóng để sánh tầm quốc tế, tôi thiết nghĩ thanh niên thế hệ chúng tôi đa số sẽ sẵn sang vui vẻ gánh món nợ này cho con cháu đời sau bớt khổ. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta còn quá nhiều thứ cần giải quyết, cùng với số tiền 56 tỷ đôla đó chúng ta có thể đầu tư vào những dự án hữu hiệu hơn nhiều, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cao hơn nhiều thì tại sao lại đổ vào đầu tư một dự án bấp bênh như vậy trong lúc này?

Nếu ta có thể lấy số tiền đó để phát triển hoàn thiện hệ thống cấp phát điện để không còn tình trạng mất điện xảy ra nữa thì sẽ thúc đẩy kinh tế đến mức nào? Nếu ta có thể trích trong số 56 tỷ đôla đó để xây ít nhất 5 trường đại học với diện tích, trang thiết bị sánh tầm quốc tế và từ đó đào tạo ra những nhân tài cho đất nước thì thiết nghĩ hiệu quả kinh tế và xã hội là cực kỳ to lớn.

HV

Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Kinh-doanh/2010/06/3BA1CCE3/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn