"Giấu diếm" nghiên cứu quân sự, TQ vẫn ở "phía sau" Mỹ

Austin Ramzy

clip_image001Vào ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hội kiến với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên cho máy bay tàng hình.

Chiếc máy bay chiến đấu có khả năng tránh bị radar phát hiện J-20 đã cất cánh từ một đường băng ở sân bay thành phố Thành Đô và bay trong khoảng 15 phút, Andrei Chang, biên tập tờ Kanwa Asian Defense tại Hong Kong, cho biết, "Điều này là chính trị", Chang nhấn mạnh. "Họ thực sự muốn thể hiện sức mạnh với Mỹ".

Trong vài tuần nay, thông tin về chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý không chỉ của giới phân tích hay chuyên gia quân sự. Hình ảnh của J-20 xuất hiện trên các blog, những trang web phổ biến của Trung Quốc và cả báo chí chính thống.

Trên đường tới Bắc Kinh, ông Gates nói với báo chí rằng, Mỹ vẫn theo sát quá trình phát triển máy bay tàng hình của Trung Quốc nhưng các cuộc thử nghiệm tiến hành sớm hơn dự đoán đã mang lại điều ngạc nhiên. "Phần nào đó, họ đã tiến nhanh hơn trong việc phát triển một loại máy bay so với ước đoán của tình báo", ông nói.

Mục đích chuyến công du của ông Gates là tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc kiềm chế hành động từ Triều Tiên và cải thiện quan hệ quân sự Mỹ - Trung. Bắc Kinh đã ngừng các trao đổi quân sự với Mỹ hầu hết trong năm 2010 khi Tổng thống Barack Obama thông qua gói bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan trong tháng 1 năm ngoái.

Trung Quốc cũng sẽ muốn làm vài điều với Mỹ trước chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào tới Washington tuần tới. Ông Hồ Cẩm Đào có thể không còn tại vị vào năm 2012 và một chuyến đi thành công đến Mỹ là chìa khóa để tạo dựng di sản của ông ở trong nước.

Ông Gates bày tỏ hy vọng rằng, quân sự hai nước có thể duy trì một quan hệ bền vững bất chấp những khác biệt chính trị. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhấn mạnh rằng, hai bên ủng hộ một mối quan hệ quân sự "vững bền và ổn định", thì vấn đề Đài Loan vẫn được đề cập. "Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và chúng tôi không muốn thấy điều này xảy ra lần nữa", ông Lương nói với báo chí.

Có không ít quan ngại về sự gia tăng đầu tư cho tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Ngoài việc công khai loại máy bay tàng hình đầu tiên, Trung Quốc còn đang phát triển loại tên lửa đạn đạo chống hạm, có thể hạn chế sự tiếp cận của hạm đội tàu sân bay của Mỹ và các tàu khác tới vùng biển ở tây Thái Bình Dương.

Hiện tại, F-22 của Mỹ là loại máy bay tàng hình duy nhất hoạt động. Nhưng chuyến bay thử của J-20, điều mà một số nhà phân tích dự báo còn phải vài năm nữa mới diễn ra cho thấy, quân đội Trung Quốc tiến nhanh chóng hơn những gì ông Lương thừa nhận. Theo nhà phân tích quốc phòng Chang thì, một thông điệp trái ngược được đưa ra ở đây. "Họ nói họ đứng xa sau Mỹ, và sau đó họ thử máy bay tàng hình", ông nói. "Họ muốn gây nhiễu với mọi người, và đó là mục đích của họ".

Cho dù thế nào đi nữa, thì việc bay thử J-20 đã khiến các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu bất ngờ với tốc độ phát triển máy bay tàng hình của Trung Quốc. Theo Gary Li, thuộc Học viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược thì, J-20 không tàng hình như máy bay tàng hình F-22 của Mỹ, nhưng "đủ để cho những gì Trung Quốc muốn làm với nó".

Ông nhấn mạnh rằng, nó cũng lớn hơn F-22, và cho rằng, nó được thiết kế như vậy để có thể mang nhiều bom cùng nhiên liệu hơn nhằm chống lại "mục tiêu lớn hơn". J-20 có thể gây nhiều quan ngại hơn ở Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng Li nói rằng, Mỹ cũng không phải đáng báo động hay hút vào một cuộc chạy đua vũ trang mới "chỉ vì loại máy bay đầu tiên" này.

Kerry Brown, của tổ chức Chatham House cho rằng, J-20 thể hiện khả năng của Trung Quốc trong nỗ lực "giấu giếm" nghiên cứu quân sự, nhưng nó vẫn "ở xa phía sau Mỹ", và rằng các lợi ích quân sự của Trung Quốc bị giới hạn trong khu vực của họ.

Sau cuộc gặp với ông Gates, ông Lương đã cố gắng làm giảm khả năng của quân đội Trung Quốc. "Tôi tin rằng, khoảng cách giữa chúng tôi với các nước tiên tiến là ít nhất hai hay ba thập niên nữa".

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Gates tin tưởng, Mỹ sẽ giữ lợi thế của mình trong phát triển máy bay tàng hình, một thời gian nữa. "Trong năm 2020 hoặc 2025 ... vẫn sẽ là một sự chênh lệch lớn về số lượng triển khai các máy bay thế hệ thứ năm mà Mỹ sở hữu, so với bất kỳ nước nào khác trên thế giới", ông nói với các phóng viên trên chuyến bay đến Bắc Kinh. Ông nhấn mạnh rằng, có những câu hỏi về công nghệ Trung Quốc và "một số câu hỏi về khả năng tàng hình" của máy bay Trung Quốc.

Song ít nhất, với chuyến bay thử hôm thứ Ba, câu trả lời dường như là: điều đó không phải tất cả.

Thụy Phương (Theo TIME)

Nguồn: Tuanvietnam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn