Tăng giá điện, xăng là 'không tránh khỏi'

clip_image001

Về giá điện và [tình hình] thiếu điện thì tôi phải xin lưu ý tức là do việc phân cấp cho nên là đã phân cấp một cách tràn lan các nhà máy thép. Và những nhà máy thép này đầu tư vào Việt Nam để mà hưởng giá điện thấp.

Sự độc quyền cho đến nay vẫn là dấu hỏi và người dân vẫn đặt vấn đề bởi vì không biết rõ giá thành hình thành như thế nào, không biết tiền chi phí và không biết tiền vốn đã được đầu tư vào đâu – Lê Đăng Doanh.

Thí dụ như ngành điện trong khi thiếu vốn để đầu tư vào ngành điện thì lại đầu tư vào các lĩnh vực khác khá nhiều.

Người tiêu dùng Việt Nam đối mặt với việc giá điện tăng cao và nguồn cung không phải khi nào cũng đảm bảo.

Hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam đang đối mặt với việc tăng giá điện và giá xăng giữa lúc tiền đồng Việt Nam mất giá đáng kể, xuống tới mức 22.000 đồng/một đô la Mỹ.

Báo trong nước nói Bộ Tài chính Việt Nam đang có các phương án tăng giá điện trong đó có khả năng giá điện sẽ tăng tới hơn 30%.

Truyền thông nhà nước cũng trích các nguồn tin nói có nhiều khả năng giá điện sẽ tăng ít nhất là 18%.

Trong lúc đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam cũng đang phàn nàn họ chịu lỗ gần 3.000 đồng/ một lít xăng do giá dầu trên thế giới tăng trong khi giá tại Việt Nam vẫn giữ nguyên.

Tuần trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phá giá tiền đồng thêm hơn 9% so với đô la Mỹ, gây sức ép lên hàng nhập khẩu.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định việc xăng tăng giá trong thời gian tới đây là khó tránh khỏi.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Các diễn biến đầu năm cho thấy năm 2011 là một năm không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Hiện nay thì chắc chắn là giá xăng sẽ tăng lên trong ngày một ngày hai thôi.

Tỷ giá sau khi điều chỉnh vẫn diễn biến theo tình trạng rượt đuổi tỷ giá và ngày hôm nay thì đã vượt ngưỡng 22.000 đồng/đô la trên thị trường tự do rồi. Điện thì chắc chắn sẽ phải nâng giá.

Đồng thời phải đối mặt với việc cắt điện rất là rộng rãi. Đấy cũng là tình hình rất khó khăn.

...Những người nghèo hưởng được lợi từ tăng trưởng không được bao nhiêu nhưng mà chịu tác động của lạm phát thì rất là đáng kể.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình hình lãi suất cao nữa. Chỉ khi giảm được lạm phát thì mới có thể giảm được tình trạng lãi suất cao bởi vì giảm được lạm phát thì mới giảm được lãi suất huy động.

Giảm được lãi suất huy động thì mới giảm được lãi suất cho vay. Cho nên tôi nghĩ là các doanh nghiệp năm nay sẽ phải đối mặt với một tình hình khá là khó khăn.

BBC: Thưa Tiến sĩ, theo dự đoán của nhiều người bây giờ giá điện tăng tới ít nhất là 18% như vậy là có thể tăng hơn 20%. Thế rồi giá xăng cũng tăng thêm vài ngàn. Và bây giờ tiền đồng mất giá cũng làm giá hàng nhập khẩu tăng. Vậy sức ép về giá đối với người dân, nhất là những người nghèo có lẽ sẽ là rất lớn?

Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player

Vâng. Nguy cơ lạm phát tăng là trở nên hiện thực hàng ngày. Và điều đó gây sức ép đến những thu nhập của người có thu nhập thấp, người nghèo.

Bi quan - lạc quan

BBC: Sự tăng trưởng của Việt Nam có là vô nghĩa hay không nếu một mặt tăng trưởng kinh tế là 5-7% hoặc 8% nhưng lạm phát lại hơn 10%?

Vâng. Sự tăng trưởng đó vẫn là cần thiết. Nhưng mà tăng trưởng đó nếu đạt được thì sẽ bị giảm. Điều đó tác động rất nhiều đối với những người nghèo. Bởi vì những người nghèo hưởng được lợi từ tăng trưởng không được bao nhiêu nhưng mà chịu tác động của lạm phát thì rất là đáng kể.

BBC: Quan sát những diễn biến gần đây chẳng hạn như việc phá giá tiền đồng thêm hơn 9% rồi trước những phương án tăng giá điện, giá xăng. Tiến sĩ nhận thấy đấy là những chuyện sẽ phải xảy ra phải không ạ?

Vâng. Điều đó thì không có gì là ngăn chặn được. Nhất là đối với giá xăng.

Còn về giá điện và thiếu điện thì tôi phải xin lưu ý tức là do việc phân cấp cho nên là đã phân cấp một cách tràn lan các nhà máy thép. Và những nhà máy thép này đầu tư vào Việt Nam để mà hưởng giá điện thấp.

Sự độc quyền cho đến nay vẫn là dấu hỏi và người dân vẫn đặt vấn đề bởi vì không biết rõ giá thành hình thành như thế nào...

Vì vậy chính chúng ta đã tạo ra mất cân đối điện. Và bây giờ chúng ta phải đối mặt với sự mất cân đối đó. Tức là tạo ra những nhu cầu quá lớn về điện thì sẽ không thể đáp ứng được.

BBC: Ở đây còn một vấn đề nữa mà các chuyên gia cũng hay nói tới tức là vấn đề độc quyền của các ngành, trong đó có ngành điện, xăng dầu. Sự độc quyền này có góp phần nhiều vào tình trạng hiện nay không?

Vâng, sự độc quyền cho đến nay vẫn là dấu hỏi và người dân vẫn đặt vấn đề bởi vì không biết rõ giá thành hình thành như thế nào, không biết tiền chi phí và không biết tiền vốn đã được đầu tư vào đâu.

Thí dụ như ngành điện trong khi thiếu vốn để đầu tư vào ngành điện thì lại đầu tư vào các lĩnh vực khác khá nhiều.

BBC: Các hãng đánh giá tín dụng trên thế giới thì gần đây họ đều tỏ ra bớt lạc quan về Việt Nam vậy thì theo Tiến sĩ các đánh giá của họ trong thời gian gần đây có sát với thực tế không?

Điều đó thì hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá Việt Nam từ hai luồng khác nhau.

Một là đánh giá của các nhà đầu tư tài chính. Họ đánh giá rất bi quan. Nhưng mà các nhà đầu tư trực tiếp thì vẫn đánh giá lạc quan hơn do là đánh giá nguồn tăng trưởng của Việt Nam và nguồn lao động giá rẻ.

Nguồn: bbc.co.uk

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn