Tóm tắt bối cảnh: Trở lại vấn đề biển Nam Trung Hoa

Carlyle A. Thayer

image1. Những thay đổi nào mà ông nhận thấy trong thái độ của Trung Quốc thời gian gần đây, nếu có, đối với các tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa/ biển Đông?

ĐÁP: Thay đổi quan trọng nhất trong thái độ của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông sau sự can thiệp của Ngoại trưởng Clinton tại cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN năm ngoái. Khi bà  nói rằng Hoa Kỳ quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc đã nhanh chóng khôi phục lại Nhóm làm việc chung ASEAN-Trung Quốc đang bị hấp hối để thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông.

Tin tức tiết lộ, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức bốn cuộc họp bí mật hồi năm ngoái để thảo luận về khu vực Đông Á. Trung Quốc tuyên bố rõ ràng rằng, quần đảo Hoàng Sa không nằm trên bàn thảo luận. Cả hai bên đều đang cố gắng đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn các cuộc thảo luận của họ về các vấn đề hàng hải. Tiến độ có thể có được ở vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nhưng không có bất kỳ dấu hiệu khả quan nào từ phía Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông.

2. Có thay đổi nào về quan hệ ngoại giao - chính trị giữa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Hoa Kỳ, liên quan đến vấn đề Biển Đông?

ĐÁP: Sự can thiệp của Ngoại trưởng Clinton là phản hồi lại các quan ngại trong khu vực về sự quyết đoán của Trung Quốc. Trung Quốc phản đối bằng cách áp dụng các áp lực ngoại giao lên từng nước ASEAN để ngăn chặn một sự đồng thuận trong việc phát triển cách đối phó với Trung Quốc về các vấn đề trên biển. Áp lực của Trung Quốc đã thành công và các thành viên ASEAN đã xác nhận rằng bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biển Đông đều bị dừng lại kể từ tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ hai tại New York do Tổng thống Obama tổ chức.

Rõ ràng là các vấn đề quan trọng tương đối ở biển Nam Trung Hoa sẽ lùi lại vì Việt Nam không còn là chủ tịch ASEAN. Gần đây nhất, Indonesia đã bày tỏ lo ngại rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ và Nhật Bản vào biển Nam Trung Hoa có thể làm phức tạp các cuộc thảo luận giữa ASEAN với Trung Quốc.

3. Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã cho ra một đạo luật lãnh thổ, tuyên bố chủ quyền ở các khu vực mà Trung Quốc cai trị cách đây hàng trăm năm. Điều này có là mối quan ngại cho các nước?

ĐÁP: Đây là một ví dụ nữa về chiến thuật “tằm ăn dâu” của Trung Quốc. Sự khẳng định các tuyên bố về vấn đề này của Trung Quốc được thiết kế để làm kiệt sức dần các đối thủ của họ. Điều này chẳng có gì mới bởi vì Trung Quốc đã có các tuyên bố lịch sử như thế trước đây. Thật vậy, các tuyên bố của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa không dựa trên luật pháp quốc tế, mà chỉ diễn giải theo lịch sử riêng của Trung Quốc.

4. Lo ngại làm Trung Quốc – một đối tác thương mại quan trọng – tức giận, một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cố gắng không tham gia vào tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Cần phải làm gì để vượt qua mối quan ngại của họ?

ĐÁP: Ba nước Đông Nam Á đã không hỗ trợ Việt Nam hồi năm ngoái khi bị đẩy vào vòng đồng thuận ASEAN về biển Đông. Các nước này là Myanmar, Campuchia và Thái Lan. Đây là ba nước khác nhau. Áp lực của Trung Quốc có thể được khắc phục bằng các phương án thay thế. Campuchia cần vào thị trường Mỹ để bán hàng dệt và may mặc của mình. Mỹ có thể gây áp lực với Campuchia để thay đổi lập trường của họ trên biển Nam Trung Hoa nhưng họ không làm như vậy. Mỹ không có cách để gây áp lực với Myanmar. Thái Lan là một đồng minh lớn ngoài khối NATO của Mỹ. Nhưng vấn đề chính trị nội bộ của họ không ổn định, làm giảm lập trường xung đột với Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa.

Chính ASEAN cần chứng minh cho các thành viên của mình rằng sự thống nhất và đoàn kết về biển Nam Trung Hoa là một phần trong sự cần thiết lớn hơn để cùng nhau làm việc như một khối thống nhất trong việc đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có các nước ASEAN cùng đồng thuận và không bắt buộc các thành viên tuyên bố lập trường mà họ không thoải mái.

5. Hiện Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam tham gia vào các cuộc diễn tập trên biển như CARAT, vào bất cứ lúc nào. Dường như Washington đang cố gắng tăng cường liên minh Việt - Mỹ bằng mọi cách, và điều này có gây bất kỳ áp lực nào lên Bắc Kinh?

ĐÁP: Hoa Kỳ muốn phát triển các mối quan hệ quốc phòng – khác với sự liên minh – với Việt Nam để có thể ảnh hưởng đến Hà Nội về một loạt vấn đề an ninh khu vực, gồm cả Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ quốc phòng vẫn đang trong giai đoạn xây dựng sự tự tin và tin tưởng. Hoa Kỳ đã nói rõ, chẳng hạn như việc bán các thiết bị quân sự có liên quan đến việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy, có những giới hạn áp đặt từ phía Mỹ. Việt Nam sẽ không cho phép bị sử dụng trong bất kỳ chiến lược nào của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Việt Nam tìm cách [ở giữa] để hai cường quốc chọi nhau. Việt Nam sợ sự cấu kết của [Hoa Kỳ và Trung Quốc] sẽ làm cho Việt Nam phải trả giá.

6. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và người đồng nhiệm Trung Quốc sẽ gặp vào cuối tháng 1 năm 2011 để thảo luận về một đạo luật thông thường cần thiết dựa trên Tuyên bố Ứng xử (DOC) đã ký vào năm 2002. Ông có nghĩ rằng họ có thể đạt được thỏa thuận?

ĐÁP: Nhóm làm việc chung ASEAN - Trung Quốc có thể đạt được một số tiến bộ trong việc tiến tới thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin trong Tuyên bố Ứng xử (DOC). Nhưng các nguyên tắc chỉ đạo của ASEAN kêu gọi các nước họp với nhau và tạo một sự đồng thuận trước khi họp với Trung Quốc.

Trung Quốc phản đối vấn đề này và muốn thương lượng song phương. Sự bất đồng ở điểm này có thể làm chậm tiến độ thi hành DOC. DOC chỉ là bước khởi đầu hướng tới một quy tắc ứng xử ràng buộc, mang tính pháp lý hơn. Có một số kỳ vọng rằng sẽ có một số tiến bộ nhằm kỷ niệm lần thứ 10 của DOC vào năm 2012. Khi Việt Nam còn khẳng định gồm cả quần đảo Hoàng Sa và khi Trung Quốc vẫn còn từ chối, sẽ có rất ít tiến bộ về một Quy tắc Ứng xử. Điều tốt nhất có thể hy vọng thì rất nhỏ, thay đổi rất ít và chủ yếu là các bước tượng trưng trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng sự tự tin trong DOC.

Ngọc Thu dịch từ Scribd.com

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn