Một tiếng nói trong nhà

André Menras Hồ Cương Quyết

Hoàng Hưng dịch

«Trong khi nhiều người bật khóc, hổ thẹn hay kìm cơn phẫn nộ, trong khi họ bất chấp dùi cui của chính những người cùng nòi giống với mình và sự đe dọa của cảnh sát để xuống đường khẳng định lòng yêu nước, cần phải ngưng ngay cái lối hành động ngoại giao giả tạo kia, vì nó làm nứt vỡ ngôi nhà mà chúng ta đang tìm cách tô trát, nó làm khô héo khu vườn mà chúng ta đang tìm cách khôi phục màu xanh. Phải chấm dứt những quyết định bí ẩn ở thượng đỉnh. Ta thấy rõ những quyết định ấy đã đưa Việt Nam đến vị trí dễ thương tổn thế nào rồi. Nước này có một Quốc hội. Chính nó phải có những quyết định ở cấp quốc gia, trong một phiên thảo luận mở, công khai, minh bạch. Chính nó và chỉ nó đại diện cho tiếng nói của nhân dân và đất nước. Không ai, không nhóm lợi ích nào, không đảng nào có quyền chiếm đoạt tiếng nói ấy. Đó chính là bản chất của tư tưởng Bác Hồ. Tư tưởng ấy thời sự hơn bao giờ hết khi nói về việc bảo vệ đất nước» – André Menras.

Sự nuốt nhục hết lần này đến lần khác, lần sau phải nuốt nhiều hơn lần trước, tuyệt nhiên không đưa lại được cái gì ích lợi cho đất nước này, mà chỉ làm cho kẻ đã hạ nhục mình càng quyết tâm trong việc giở thêm những ngón đòn hiểm trá, không chỉ bắt chúng ta cúi đầu chịu nhục mà còn biến nhanh 85 triệu con dân nước Việt thành một lũ tôi đòi. Các ngài hãy trả lời cho dân biết, phải chăng đó là chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thời đại ngày nay?

Còn đối với thế giới thì sao ? Việt Nam sẽ bị quên bẵng đi tất cả những trang sử oanh liệt đã từng có, trở thành một «dân tộc cừu» đáng thương vì sắp bị nuốt chửng bởi lũ sói, nhưng chẳng hơi đâu mà lên tiếng hoặc ra tay giúp đỡ vì chính họ đã tự nguyện rước lấy. Có thể tưởng tượng được một dân tộc cô đơn trơ trọi không còn bạn đồng minh khủng khiếp đến mức nào trong thời buổi mọi chuyện đều phải đặt trong tương quan toàn cầu hay không ?

Và với nhân dân chúng ta thì sao ? Hãy nhìn vào thái độ im lặng của người dân. Hãy xem một bà bán nước tự động lầm lũi mang cốc nước trà đến mời người thổi saxophone uống cho đỡ khát trong cuộc biểu tình ở Hà Nội sáng ngày 3-7-2011. Hãy tưởng tượng nỗi đau tức đang ứ trong cổ ngàn vạn con người cuối cùng sẽ biến thành cái gì khi những cuộc «đi đêm» tồi tệ trước nay cứ ngấm ngầm diễn ra để rồi đến một lúc nào đấy người ta bừng mắt thấy không còn biển và đảo, không còn gì nữa? Đất nước thiêng liêng ngàn đời từ cha ông trao lại này phi nhân dân ai có quyền tự mang đi thương lượng?

Bauxite Việt Nam

Một tiếng nói ngoài vườn, một tiếng nói trong nhà, đã từ lâu tôi hiến mình cho cuộc chiến đấu vì hòa bình và công lý bên cạnh nước Việt Nam. Tôi đã coi đất nước này, dân tộc này như một trong những tấm gương đẹp nhất của lòng hy sinh, dũng cảm và tự hào. Từ ít lâu nay, tôi tiếp tục cuộc chiến đấu ấy, trong nhà với tư cách công dân Việt Nam, và ngoài vườn với tư cách công dân Pháp. Ngoài vườn, tôi cũng chiến đấu với chức danh Chủ tịch một hội hữu nghị và trao đổi sư phạm, Hội ADEP Pháp - Việt, tôi cũng là Ủy viên Trung ương Hội Hữu nghị Pháp - Việt. Tôi viết những bài đăng trên các nhật báo và tạp chí khác nhau. Tôi không nghĩ rằng nhìn vào tất cả các hành động ấy, sự gắn bó của tôi với nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam có thể nào bị nghi ngờ. Cuối cùng, tuy không phải đảng viên của bất cứ đảng nào, tôi tự thấy từ sâu xa mình là cộng sản từ tim đến óc. Chính với danh hiệu ấy tôi đòi quyền được nói thẳng trong cái nơi đã trở thành nhà của mình. Tôi biết rõ rằng bài viết này sẽ không bao giờ được đăng trên một tờ báo chính thức, toàn văn hay chỉ một phần cũng không. Ông Tổng biên tập sẽ lo sợ bị mất ghế và có thể mất cả thẻ nhà báo nữa. Đó là một tình cảnh khủng khiếp mà tôi không thể tự hào với tư cách công dân của nước này. Vì thế, tôi gửi bài cho một nhóm người mà tôi kính trọng và ngưỡng mộ vì lòng dũng cảm và việc làm hàng ngày của họ. Họ là những người yêu nước chân chính và những nhà dân chủ chân chính, được các tác giả kính trọng: họ không thêm không bớt chút gì những điều tôi nói và tôi khổ sở vì phải nói ra.

Tôi đã theo dõi rất chăm chú những sự kiện mới nhất, trong đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vứt bỏ mặt nạ, công khai tấn công các con tàu Bình Minh 02 và Viking II, ở sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi đã đi biểu tình chống hành động ấy ở thành phố Hồ Chí Minh; tôi đã đi biểu tình ở Paris; tôi đã viết một bài báo in trên một tờ báo Pháp và được ông Hoàng Hưng dịch ra tiếng Việt đăng trên BVN. Tôi đã trình bày ở Paris bộ phim tài liệu mà tôi mới thực hiện về ngư dân Bình Châu và Lý Sơn - nạn nhân của những sự gây hấn thường trực của hải lực Trung Quốc. Lúc này tôi đang lo làm cho nó đạt các tiêu chuẩn Pháp và châu Âu để có thể phát hành rộng rãi. Tóm lại, tôi làm hết khả năng để «quốc tế hóa» việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc vi phạm luật quốc tế về hải quyền, vi phạm tinh thần và lời văn bản tuyên bố về ứng xử ở biển Đông Nam Á mà họ đã ký với ASEAN. Tôi làm hết khả năng để nêu rõ sự thật về sự dã man của hải lực Trung Quốc đối với những ngư dân không có vũ khí, thường là nghèo khó, đang đánh cá trong vùng biển của tổ tiên mình… Chỉ những hình ảnh trong phim cũng đủ là những lời buộc tội gay gắt và chứng tỏ rõ ràng hố ngăn cách khổng lồ giữa những lời lẽ hòa bình hay ho với sự dã man trong hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc. Tôi cống hiến hầu hết thời gian, rất nhiều trong món tiền lương hưu giáo học của mình. Các bạn Việt Nam của tôi biết rõ điều đó: tôi bỏ rơi những người thân, những người chí thiết của mình để theo đuổi cuộc chiến đấu công chính và đáng tôn vinh này bên cạnh những người Việt Nam yêu nước. Và tôi tự hào vì điều ấy!

Nhưng, trong khi tôi lao hết mình vào cuộc chiến đấu này, tôi được biết tin gì đây? Rằng trong thời gian đó một đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam, ông Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, sau một chuyến đi thăm Trung Quốc, tuyên bố với Thông tấn xã Việt Nam rằng «Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc». Tôi được biết là ông ta tự mình làm tiếng vọng cho đòi hỏi của Trung Quốc: «Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước». Mà không có một lời bình nào hết! Nghe thấy điều này là cơn ác mộng thật sự đối với tôi. Làm sao mà một nhà chức trách cao cấp của Việt Nam lại có thể dám nói về «quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện» trước những sự phá hoại cố ý và những sự khiêu khích hạ nhục? Những đồng bào ngư dân bị cướp bóc, một vùng biển bị cấm bởi bạo lực vũ trang? Một sự «hợp tác toàn diện » với chiến lược thôn tính biển Đông Nam Á của Trung Quốc? (Bởi vì hôm nay đó chính là lựa chọn chiến lược «cốt lõi» của nhà cầm quyền Trung Quốc). Tôi có nằm mơ không đấy? Làm sao người ta có thể dám thuật lại mà không bình luận bài học luân lý mà kẻ đốt nhà vừa đốt vừa la làng và đề nghị «hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước»? Ai thiếu nghiêm túc một cách nghiêm trọng và chế nhạo một cách trâng tráo nhân dân Việt Nam? Tại sao ông Sơn không nói lên điều ấy? Phải chăng phép ngoại giao đồng nghĩa với sự nhục nhã, với sự khuất phục? Trong khi thật dễ dàng nhắc lại các sự việc xảy ra một cách khách quan.

Nội dung của những cuộc đàm phán thượng đỉnh giữa một nhóm người quyết định một cách độc đoán và không thể thay đổi về số phận của hàng trăm triệu người khác, những người không có quyền được biết cũng như quyền được nói, là gì? Có phải ông Nông Đức Mạnh, những nhà lãnh đạo cao cấp khác và các cố vấn của họ đã ký kết một thỏa ước theo đó nước Việt Nam từ bỏ biển và các đảo của mình cho người đối tác tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt Bắc Kinh? Dù thế nào thì đó cũng dường như là sự diễn dịch từ tuyên bố của phía Trung Quốc, kẻ đã lợi dụng chuyến viếng thăm của ông Sơn để tái khẳng định lập trường của mình. Nhưng, nhân đây xin hỏi, hôm nay ông Nông Đức Mạnh đi đằng nào mất rồi? Tại sao người ta không muốn nói cho chúng ta về thỏa ước kia nếu như nó có thực? Chính xác ra thì cái «nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước» là gì vậy? Tôi cũng không nghe thấy, trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy mà nước Việt Nam đang trải qua, tuyên bố nào của ông tân Tổng bí thư Đảng. Trong tình huống Tổ quốc lâm nguy, đâu là vai trò lãnh đạo mà Đảng thường cao ngạo, vai trò dẫn đường của nó ra sao rồi? Đâu là tiếng nói của nó? Khi thanh niên, sinh viên, người lao động, khi những gia đình và các trí thức ở trên đường phố thì «Đoàn thanh niên Cộng sản», tổ chức được coi là đại diện cho sự năng động và bảo vệ tổ quốc, ở đâu?

Ông Sơn tuyên bố rằng: «Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác». Vấn đề chủ quyền ở biển Đông Nam Á liệu có được các nhà lãnh đạo của chúng ta coi là một vấn đề giữa Trung Quốc với những nước ven biển khác, trong đó Việt Nam là thiết yếu, hay được coi như một loạt vấn đề song phương, quan điểm có lợi cho Trung Quốc? Đường lưỡi bò chẳng đe dọa TẤT CẢ các quốc gia ven biển hay sao? Nếu tôi không thật sự được thuyết phục, thì tuyên bố của ông Sơn gieo vào tâm trí tôi một nỗi nghi ngờ mong muốn đúng đắn của Việt Nam nhằm quốc tế hóa một xung đột thực sự có tầm vóc quốc tế.

Có phải Việt Nam vẫn hy vọng tiến thêm 1 milimet bằng cái lối họp hành thượng đỉnh song phương mà nhân dân không biết gì về nội dung, với một gã khổng lồ cứ mở mồm là khẳng định rằng lập trường của hắn là không thể thảo luận và chứng tỏ điều ấy mỗi ngày bằng những hành động chiến tranh của hải quân và «ngư dân» của hắn? Cái kiểu vờ vịt vô bổ và chỉ nhằm ru ngủ ấy phục vụ cho ai đây? Kẻ nào lợi dụng nó để có được thời gian tiến thêm trong việc thôn tính đã công bố, để ra vẻ mong muốn thương thảo hòa bình, để trong lúc đó huy động nhân dân mình vào một chiến dịch hằn thù chống lại Việt Nam?

Trong khi nhiều người bật khóc, hổ thẹn hay kìm cơn phẫn nộ, trong khi họ bất chấp dùi cui của chính những người cùng nòi giống với mình và sự đe dọa của cảnh sát để xuống đường khẳng định lòng yêu nước, cần phải ngưng ngay cái lối hành động ngoại giao giả tạo kia, vì nó làm nứt vỡ ngôi nhà mà chúng ta đang tìm cách tô trát, nó làm khô héo khu vườn mà chúng ta đang tìm cách khôi phục màu xanh. Phải chấm dứt những quyết định bí ẩn ở thượng đỉnh. Ta thấy rõ những quyết định ấy đã đưa Việt Nam đến vị trí dễ thương tổn thế nào rồi. Nước này có một Quốc hội. Chính nó phải có những quyết định ở cấp quốc gia, trong một phiên thảo luận mở, công khai, minh bạch. Chính nó và chỉ nó đại diện cho tiếng nói của nhân dân và đất nước. Không ai, không nhóm lợi ích nào, không Đảng nào có quyền chiếm đoạt tiếng nói ấy. Đó chính là bản chất của tư tưởng Bác Hồ. Tư tưởng ấy thời sự hơn bao giờ hết khi nói về việc bảo vệ đất nước.

A.M.H.C.Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Nguyên văn:

Une voix dans la maison

Une voix dans le jardin, une voix dans la maison, depuis longtemps je m’emploie à combattre pour la paix et la justice aux côtés du Vietnam. J’ai pris ce pays et ce peuple comme un des plus beaux exemples de sacrifice, de courage et de fierté. Depuis peu de temps, je continue ce combat en tant que citoyen vietnamien, dans la maison et français, dans le jardin. Dans le jardin, je le fais aussi au titre de Président d’une association d’amitié et d’échanges pédagogiques, l’ADEP France-Vietnam, je suis également membre du Comité national de l’Association d’Amitié franco-vietnamienne. J’écris des articles dans différents quotidiens et revues. Je ne pense pas qu’au regard de toutes ces actions, mon attachement au Vietnam et à son peuple puisse être mis en doute. Enfin, bien que membre d’aucun parti, je me sens profondément communiste de cœur et d’esprit. C’est à ce titre que je sollicite la possibilité de parler franc dans ce qui est devenu ma maison. Je sais bien que cet article ne sera jamais publié dans un journal officiel ni intégralement ni peut-être partiellement. Le rédacteur en chef craindrait trop d’y perdre sa place et peut-être sa carte de journaliste. C’est une situation terrible dont je ne suis pas fier en tant que citoyen de ce pays. Alors, j’envoie mon courrier à un groupe de gens que je respecte et que j’admire pour leur courage et leur travail quotidien. Ce sont de vrais patriotes et de vrais démocrates, respectueux des auteurs : ils n’ajoutent rien et n’enlèvent rien à ce que je dis et que je suis malheureux de devoir dire.

J’ai suivi très attentivement les derniers évènements au cours desquels les dirigeants chinois ont mis bas les masques en agressant ouvertement le Binh Minh 02 et le Viking II, bien à l’intérieur de la zone économique exclusive du Vietnam. J’ai manifesté contre cette action à Ho Chi Minh ville ; j’ai manifesté à Paris ; j’ai écrit un article dans un journal français traduit en vietnamien par M. Hoang Hung et paru dans BVN. J’ai présenté à Paris le film documentaire que j’ai réalisé récemment sur les pêcheurs de Binh Chau et Ly Son victimes des agressions permanentes de la marine de guerre chinoise. Je m’emploie en ce moment à le rendre conforme aux normes françaises et européennes pour une plus large diffusion. Bref, je fais tout mon possible pour « mondialiser » le fait que les dirigeants chinois violent la loi internationale sur le droit à la mer, violent l’esprit et la lettre de la déclaration de conduite en mer du Sud-est asiatique qu’ils ont signé avec l’ASEAN. Je fais tout mon possible pour montrer la vérité sur la sauvagerie de leur marine en l’encontre de pêcheurs désarmés, souvent pauvres, pêchant dans leurs eaux ancestrales…Les seules images du film sont des accusations implacables et montrent l’énorme fossé entre les belles paroles de paix des dirigeants chinois et la sauvagerie de leurs actes. Je donne presque tout mon temps, beaucoup de mon argent d’instituteur retraité. Mes amis vietnamiens le savent bien : je délaisse les miens, ceux qui me sont très chers pour mener ce juste et honorable combat aux côtés des vietnamiens patriotes. Et j’en suis fier !

Mais, alors que je suis totalement plongé dans ce combat, qu’est-ce que j’apprends ? Que pendant ce temps un envoyé spécial du Gouvernement vietnamien, le ministre des affaires étrangères Hồ Xuân Sơn à l’issue d’une visite en Chine déclare à Thông tấn xã Việt Nam que le « Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc ». J’apprends qu’il se fait l’écho de la demande chinoise :« Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước'' . Ceci sans aucun commentaire ! Entendre ceci est pour moi un véritable cauchemar. Comment un haut responsable vietnamien peut-il oser parler de « quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện » devant des sabotages délibérés et des provocations humiliantes ? Des compatriotes pêcheurs pillés, une mer interdite par la violence armée ? Une « coopération totale » avec la stratégie d’annexion chinoise de la mer du Sud-est asiatique (car c’est aujourd’hui le choix stratégique « essentiel » des dirigeants chinois). Est-ce que je rêve ? Comment peut-on oser rapporter sans la commenter la leçon de morale que nous donne l’incendiaire qui crie au feu et propose que « hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước » ? Qui manque gravement de sérieux et se moque cyniquement du peuple vietnamien? Pourquoi M. Son ne le dit-il pas ? La diplomatie est-elle synonyme de honte, de soumission ? C’est pourtant facile de rappeler objectivement les faits.

Quel est le contenu des pourparlers au sommet entre un groupe d’hommes décidant impérialement et sans appel du sort d’une centaine de millions d’autres qui n’ont pas droit ni à l’information ni à la parole ? M. Nong Duc Manh, d’autres hauts dirigeants et leurs conseillers auraient-ils conclu avec les dirigeants chinois un accord selon lequel le Vietnam abandonnait sa mer et ses îles au bon partenaire, bon voisin, bon camarade de Pékin ? C’est en tout cas ce que semble induire la déclaration chinoise qui tire profit de la visite de M. Sơn pour réaffirmer sa position. Mais, au fait, où est donc passé M. Nong Duc Manh aujourd’hui ? Pourquoi ne l’entend-on pas nous parler de cet accord si celui-ci a existé. Quelle est exactement la « nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước » ? Je n’ai pas non plus, dans la période extrêmement dangereuse que le Viet nam traverse, entendu de déclaration venant du nouveau secrétaire général du Parti. Dans une situation de patrie en danger, où est le rôle dirigeant que s’arroge le Parti ? Que devient son rôle de guide? Où est sa voix ? Quand la jeunesse, étudiants et travailleurs, quand les familles et les intellectuels sont dans la rue où est la « jeunesse » communiste sensée représenter le dynamisme et la protection de la nation?

Monsieur Sơn déclare : « Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam - Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác ». Le problème de souveraineté en mer du Sud –est asiatique est-il considéré ou non par nos dirigeants comme un problème entre la Chine et les autres pays riverains, dont, essentiellement le Vietnam ou bien est-il considéré comme une multiplicité de problèmes bilatéraux, point de vue à l’avantage de Pékin ? La langue de bœuf chinoise ne menace-t-elle pas TOUTES les nations riveraines ? Si je n’étais pas si convaincu, la déclaration de M. Sơn jetterait un doute dans mon esprit sur la juste volonté du Vietnam d’internationaliser un conflit qui a effectivement une portée internationale.

Le Vietnam espère-t-il encore avancer d’un millimètre par ce genre de réunions bipartites au sommet dont le peuple ignore le contenu avec un géant qui a d’entrée de jeu a affirmé que sa position n’était pas discutable et qui le montre chaque jour par les actes de guerre de sa marine et de ses « pêcheurs » ? A qui sert ce genre de simulacre stérile et anesthésiant? Qui en profite pour gagner du temps et avancer dans son annexion annoncée, pour donner l’apparence d’une volonté de négocier pacifiquement, pour en même temps mobiliser son peuple dans une campagne haineuse contre le Viet Nam ?

Pendant que beaucoup pleurent, ont honte où contrôlent leur colère, pendant qu’ils bravent la matraque de leur propres compatriotes et les menaces policières pour descendre dans la rue affirmer leur patriotisme, il faut arrêter ce genre d’action faussement diplomatique qui lézardent la maison que nous essayons de cimenter, qui dessèchent le jardin que nous essayons de refaire verdir. Il faut en finir avec ces décisions occultes de sommet. On voit bien dans quelle position vulnérable elles ont mené le Vietnam. Ce pays a une assemblée nationale. C’est elle qui doit prendre les décisions nationales, dans un débat ouvert, public, clair. C’est elle et elle seule qui représente la voix du peuple et du pays. Personne, aucun groupe d’intérêt, aucun Parti n’a le droit de s’approprier cette voix. C’était bien là le fond de la pensée de l’oncle Ho. Elle est plus que jamais d’actualité quand il s’agit de défendre le pays.

André Menras, Ho Cuong Quyet

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn