Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi

Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân. Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.

Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ

(nhân lời Tổng Bí thư về Hiến pháp mới được đa số thông qua)

Hà Sĩ Phu

Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TBT Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn báo Đại biểu Nhân dân. Số phiếu tán thành là 486/488, không có phiếu chống, quả là một đa số tuyệt đối, khiến cho bài báo đưa một nhan đề chắc nịch “Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân” [1].

Bài báo khiến tôi phải có đôi lời bàn thêm về ĐA SỐ và DÂN CHỦ.

Trước hết xin hỏi có phải cứ “đồng thuận cao” là “tất yếu dân chủ” hay không?

Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút”

Tuấn Ngọc

ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC: “TÔI LÀ MỘT TRONG HAI NGƯỜI KHÔNG BẤM NÚT“

clip_image002

Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là “lịch sử”, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó.

Lòng chàng ý thiếp

Tô Văn Trường

Sáng sớm hôm nay 29/11 TuanVN-VNN đã đăng 2 bài của tôi viết mang tựa đề "Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống"? và bài "Đảng phải nghe hết ý Dân" (Mời anh chị và các bạn vào đọc ở TuanVN-VNN).

Riêng bài "Đảng phải nghe hết ý Dân" là cảm xúc tôi viết rất nhanh trong buổi chiều ngày hôm qua, ngay sau khi đọc thông tin Quốc hội bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi với số phiếu cao trên 97%. Tòa soạn biên tập đôi chỗ cho phù hợp với khuôn khổ của tờ báo, tôi thấy cũng hợp lý đối với tờ báo chính thống.

Tuy nhiên, để bạn đọc có thể tham khảo bản gốc, xin mời đọc file kèm theo với tiêu đề "Lòng chàng ý thiếp".

Tô Văn Trường

Điều 4 – Phải đâu cứ muốn là được?

Nguyễn Đình Ấm

Thời gian qua, thảo luận sửa đổi Hiến pháp cũng như phát biểu, trả lời phỏng vấn của “vô thiên lủng” (mượn lời nhà văn Nguyễn Quang Lập) các giáo sư, tiến sĩ, tướng, tá, đặc biệt tại kỳ họp thứ 6 QH 13, nhiều đại biểu khẳng định phải giữ điều 4, lại còn phải thêm “đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” cho mạch lạc…

10 giờ ngày 28/11/2013 ý chí ấy đã được QH (gồm hơn 90 % là đảng viên) thông qua với 97,59% số phiếu, với lý do muôn thuở: Đảng có công lao giải phóng dân tộc, đưa nước ta lên CNXH, “tổ chức mọi thắng lợi”…

Mọi lãnh đạo, nhà cầm quyền đều muốn mình mãi mãi nắm vận mệnh một dân tộc thậm chí cả thế giới. Với đảng CSVN cũng không phải ngoại lệ: Năm 1992 khi khối XHCN đông Âu sụp đổ mất chỗ dựa mọi mặt lãnh đạo đảng CSVN phải vội ghi vào hiến pháp điều 4 để mình nghiễm nhiên cầm quyền mãi mãi đất nước này.

Viết tiếp

Hồ Ngọc Nhuận

Lịch sử không­­­­­­­ để viết lại.

Nhưng lịch sử có thể bị bắt dừng lại, kéo lui. Mà độ lùi không chỉ tính bằng năm hay bằng nhiều chục năm.

Như ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên “anh em”, với đương kim “chủ tịch cháu nội”, Kim Jong-un nguyên soái, thì phải dừng lại bao nhiêu năm? Để toàn dân toàn quân Triều Tiên khóc đứng khóc ngồi trước cái chết của “chủ tịch cha” Kim Jong Il, y chang như đã từng khóc đứng khóc ngồi “chủ tịch ông nội” Kim Nhật Thành, chết cách đó 17 năm? Và để bất cứ cái gì, từ cái đi, cái đứng, đến cái tiếng hét trên các làn sóng điện, đều phải y chang những thứ cách đây hơn nửa thế kỷ?

'Quốc hội khóa 13 có tội với dân tộc'

Trao đổi với BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.

Độc tài và sở thích “đồng thuận cao”

Đoan Trang

Một trong các biểu hiện bên ngoài giúp ta dễ nhận ra chế độ độc tài, đó là: Trong một chính thể độc tài, tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ (lãnh đạo hoặc chủ trương, chính sách của lãnh đạo) bao giờ cũng cao ngất.

Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba xây, bốn chống”, “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “ba dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.

Lịch sử thế giới thế kỷ XX và XXI đã có rất nhiều thành viên của “câu lạc bộ 90 phần trăm”, mà sau đây chỉ là một vài ví dụ:

KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2013

Kính gửi: – CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

– CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

– THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Đồng kính gửi: – BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

– CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

V/v Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền.

Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp

Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”

Cho đến thế kỷ 21- thời đại của tri thức và dân chủ tự do, Việt Nam vẫn còn là quốc gia có một hồ sơ dày cộm về đàn áp Nhân quyền.

Nhân quyền được coi là thước đo quan trọng để định hình mức độ văn minh và là điều kiện tiên quyết tạo ra phúc lợi tinh thần và giá trị nhân văn cho con người. Thế giới ngày hôm nay đã và đang đề cao Nhân quyền trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Tuy nhiên hiện nay người dân Việt Nam vẫn chưa có cơ hội thụ hưởng Nhân quyền theo đúng ý nghĩa tốt đẹp và nhân bản nhất của nó. Bằng chứng là nhiều người bảo vệ Nhân quyền ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị đàn áp bằng nhiều hình thức, đặc biệt là những người phụ nữ.

Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc hình thành và phát triển các tổ chức xã hội dân sự bảo vệ Nhân quyền là điều cần thiết và khẩn cấp. Các tổ chức này không chỉ quan trọng đối với lợi ích của mỗi cá nhân người dân mà còn thiết thực đối với việc xây dựng nền tảng thăng tiến xã hội.  Vì thế, chúng tôi - những người quan tâm về nhân quyền nói chung và nhân quyền của  nữ giới nói riêng cùng nhau cho rằng việc thành lập Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (http://vnwhr.net/) là sự cần thiết để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền, lập nên một tổ chức sinh hoạt dân sự có tên gọi là Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam nhằm:

HÌNH ẢNH NHỮNG NGƯỜI DÂN PHẢN ĐỐI CHẾ ĐỘ ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN

Thái Văn Dậu

Thay mặt 32 hộ nông dân khu liên hợp Bình Dương

Đây là những người dân bị cưỡng chế lấy đất làm khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương.

Không có điều kiện ra Hà Nội để gặp Quốc hội, xin gởi những hình ảnh biểu tình tại chỗ cho QH xem trước khi thông qua Hiến pháp và luật đất đai sửa đổi.

clip_image001

VÌ SAO LŨ KÉP THIÊN TAI VÀ NHÂN TAI Ở MIỀN TRUNG

Tô Văn Trường

(Bài viết cho Hội thảo của Chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 của Bộ Khoa học và Công nghệ )

Chưa bao giờ dân ta lại thấy thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông cha ta khi xếp thứ tự bốn loại tai họa: thủy, hỏa, đạo, tặc. Năm nay, đang nổi lên vấn đề thời sự là miền Trung dù đã được chuẩn bị ứng phó vẫn bị thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của bão lũ và việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Lũ chồng lên lũ, người dân phải gồng mình chống lũ kép thiên tài và nhân tai.

Theo báo Tuổi Trẻ sáng 22 tháng 11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói: “Theo thống kê của các địa phương, thiệt hại rất đau xót khi có tới 43 người chết, 4 người mất tích, 70 người bị thương, trên 400 căn nhà bị sập, hàng trăm nghìn căn nhà bị ngập, 400.000 gia cầm chết, 30.000 gia súc chết… Diện tích lúa và hoa màu bị ngập rất lớn”.

Can ngăn độc đoán

Phạm Kỳ Đăng

Cũng như những lời vòng vo chối cãi leo lẻo trước Quốc hội, nào là xả lũ đúng quy trình, cần phải chứng minh chuyện ép cung hay đánh đập, Việt Nam không có báo lá cải, rất vắng mặt một đạo đức tường trình tối thiểu của người mang trách nhiệm hay lẩn tránh sự thật, thì những hành vi sửa đổi theo kèm của họ tất chỉ là quàng xiên vá víu. Trong những ngày vừa qua, nhiều sự kiện, thiên tai, biến cố xảy ra. Với một Quốc hội hoạt động đúng chức năng, thì trong kỳ họp này đáng ra không phải tập trung quá nhiều sức lực vào thảo luận kém hiệu quả xung quanh những vụ việc tù người oan sai, phi tang xác người sau phẫu thuật thẩm mĩ... Một Quốc hội đóng vai trò chân chính, có thể bất thường lập ra những ủy ban điều trần về những sự kiện trên, thực sự truy cứu trách nhiệm cá nhân, và điều khiển chính sách bằng những sáng kiến dẫn đến sửa đổi luật pháp.

LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC KHÔNG PHẢI ĐẶC QUYỀN CỦA RIÊNG AI

Vương Trí Dũng

Quản lý đất nước – không phải đặc quyền riêng một nhóm người

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan là một diễn viên. Tổng thống Nga Putin là một điệp viên KGB. Thủ tướng Đức Angela Merkel là nhà vật lý. Có biết bao nhiêu thí dụ chứng minh rằng quản lý nhà nước không phải là nghề riêng của một nhóm người nào đó. Không chỉ những người làm chính trị mới mới được đặc quyền quản lý nhà nước. Vậy mà ở Việt Nam chỉ có đảng cộng sản mới có quyền lãnh đạo đất nước. Quyền lãnh đạo được đảng cộng sản hiến định trong Hiến pháp. Tuy vậy chỉ một nhóm rất nhỏ trong số hơn ba triệu đảng viên cộng sản mới thực sự được tham gia bộ máy điều hành đất nước. Thật phi lý.

Kiến kiện khoai: Vẫn cứ làm!

Nguyễn Văn Thạnh

1. Những khó khăn thấy trước

Nhiều người nói với tôi “chuyện kiện chủ các nhà máy thủy điện là chuyện kiến kiện khoai”, tôi cũng thấy vậy. Phần lớn các nhà máy thủy điện do EVN, một công ty nhà nước 100% đầu tư, như vậy kiện EVN khác nào kiện một đội bóng mà trọng tài là chủ đội bóng? Nếu nhà máy thủy điện không do EVN đầu tư thì rất có thể các vị tai to mặt bự địa phương hoặc trung ương sẽ có cổ phần trong đó, không họ thì người thân của họ. Sự kết hợp mafia giữa tiền, quyền để tạo thành “lợi ích nhóm” trong các thủy điện là điều có thể. Nhiều người nhận xét đó là thực tế chứ không chỉ là có thể, tôi tin vào nhận xét này. Đây là điều khó khăn thứ nhất.

clip_image001

“Điều gì khiến X bất khả xâm phạm như vậy?” (*)

Nguyên Hằng

Tác giả tự hỏi: “Điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?”. Nói đúng hơn, đây là một trò “điền vào ô trống cho hợp nghĩa” quen thuộc của học trò, có dạng “Điều gì khiến X bất khả xâm phạm như vậy?”, mà ở đất nước ta, X là vô khối chuyện. Chẳng hạn: “Điều gì khiến Ngân hàng Nhà nước bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến các dự án sân golf bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến việc khai thác Bauxite Tây Nguyên bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến việc kiểm duyệt báo chí bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến chủ trương kiên định con đường xã hội chủ nghĩa bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến các phương châm 4 tốt, 16 chữ vàng bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến Bộ Chính trị bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến Điều 4 Hiến pháp bất khả xâm phạm như vậy?”, vân vân và vân vân.

Than ôi! Đối với những người có trách nhiệm, đó những “câu hỏi lớn không lời đáp” (Huy Cận). Và trong cơn say quyền lực, có khi họ không thèm tìm kiếm lời đáp cho nhân dân. Không những thế, chừng nào còn nắm quyền lực một cách tuyệt đối, chừng ấy họ còn quay sang gán tội suy thoái tư tưởng cho tất cả những ai cố gắng đi tìm lời đáp.

Họ đóng sập cửa trước mọi cải cách? Thì cứ xem Hiến pháp có thay đổi gì không, Luật Đất đai có thay đổi gì không, là biết!

Bauxite Việt Nam

THƯ YÊU CẦU QUỐC HỘI CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính thưa Ban Biên Tập trang mạng Bauxite Việt Nam,

Chúng tôi vừa gởi qua đường Bưu điện đến Ban Thường vụ Quốc hội “Thư yêu cầu chất vấn Thủ tướng Chính phủ”. Chắc rằng không bao giờ họ làm theo yêu cầu của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rất mong được Ban Biên tập Bauxite Việt Nam cho đăng toàn bộ nội dung thư nầy lên mạng. Vì chúng tôi muốn cho mọi người thấy rõ hơn thực chất của trò hề chất vấn trên diễn đàn Quốc hội: Những nội dung họ bày ra để đối đáp nhau, chưa phải là chuyện bức xúc của nhân dân. Còn việc người dân tha thiết muốn nghe, muốn biết thì không bao giờ họ  đề cập tới.

Thư nầy chúng tôi không thể gởi cho đoàn đại biểu Quốc  hội của tỉnh Bình Dương. Vì Mai Thế Trung, Ủy viên TW đảng, Bí thư tỉnh ủy lại là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh. Chính ông ta là người lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương làm những chuyện sai trái tày trời, mà không ai xử lý.

Thay mặt cho 32 hộ dân khu phố 3, Phường Phú Tân, Thủ dầu Một, Bình Dương

Thái Văn Dậu

NÓI THÊM VỀ CÁCH XIN LỖI CỦA MỘT NGÔI SAO TRUYỀN HÌNH TRÊN VTV

Minh Nguyễn

Tôi vốn rất yêu mến ngôi sao truyền hình Thu Uyên (T.U.) kể từ khi chị phụ trách tổng hợp thời sự Quốc tế cuối tuần trên VTV1. Bẵng đi một thời gian khá dài, sau đó chị chuyển qua Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL). Chương trình ra mắt cuốn hút tôi ngay và thực tình khi xem lòng tôi rất xúc động. Thế là cứ đầu mỗi tháng tôi hay gọi cho Đại tá Đinh Hữu Tấn để anh cùng theo dõi NCHCCCL. Rồi anh tin tưởng đăng ký với Chương trình về trường hợp của anh để Chương trình tìm giúp...

Cho nên khi viết bài SỰ THẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11 (xem tại đây) tôi cố gắng viết thật khách quan, chỉ lấy những tài liệu từ anh Đinh Hữu Tấn gửi tới, thậm chí bỏ qua rất nhiều những phần nặng nề gay gắt nhất có trong tài liệu (Điều này tôi đã nói khi T.U. gọi điện cho tôi). Hôm LS Trần Đình Triển đến tìm hiểu rồi đưa bài của tôi lên Facebook, tôi không thật thấy yên lòng. Vì tôi biết trên Facebook sự việc có thể bị đẩy đến những hệ lụy chê khen quá lời. Tôi chỉ muốn bài của tôi đăng trên một tờ báo chính thống có độ tin cậy. Nếu không thì trên một trang mạng uy tín như trang Bauxite Việt Nam do những nhà trí thức nghiêm chỉnh điều hành. Tôi thiết nghĩ, mình là người chân chính, thì mình phải nói lên sự thật. Khi bài của tôi vừa lên Facebook của Trần Đình Triển, nhiều comment nhắn tin hỏi tôi tới tấp. Tôi khuyên các bạn bình tĩnh, chờ bài chính thức trên Bauxite Việt Nam xuất hiện. Thế rồi Bauxite Việt Nam cũng lên bài. Ngay sáng sớm, vợ Đại tá Đinh Hữu Tấn điện vào “Hôm qua, một cô tên Linh thuộc Chương trình NCHCCCL gọi điện đến cho chị. Họ hỏi thăm gia đình qua quýt rồi hỏi Nguyễn Minh có quan hệ như thế nào với anh chị. Chị nói không có ai là Nguyễn Minh, mà Minh Nguyễn thì có. Cô Linh vội chữa: Vâng Minh Nguyễn. Chị nói đó là một người rất thân thiết với gia đình. Rồi họ hỏi địa chỉ, ghi lại số điện thoại... có thể hôm nay họ gọi cho chú đấy”.

Nhân quyền kiểu Việt Nam?*

Blogger Mẹ Nấm Gấu

Ngày 5/05/2013, lần đầu tiên cả ba nơi Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn đồng loạt tổ chức buổi dã ngoại nhân quyền cũng là lần đầu tiên số điện thoại di động cá nhân của tôi không thực hiện được cuộc gọi đi và không nhận được cuộc gọi đến.

Mọi thao tác trên máy đều cho ra thông báo: "Tài khoản đã bị chặn. Vui lòng liên lạc các cửa hàng của Mobifone".

Anh an ninh vui tính đi kèm tôi trong buổi dã ngoại nhân quyền tại quán cà phê còn không tin rằng điện thoại tôi bị chặn.

Đương nhiên là không một ai muốn tin như vậy.

Thủy điện gây lũ: đền bù thay vì hỗ trợ

Đã có tổng kết đợt mưa lũ vừa rồi: ít nhất 29 người chết, mất tích, trong đó có những cái chết rất thương tâm như câu chuyện hai cô giáo còn rất trẻ-mới 22 tuổi-đi dạy thì bị nước cuốn chết. Chưa kể hàng vạn người trắng tay, màn trời chiếu đất, cơ nghiệp cả đời tiêu tan chỉ trong một đêm.

clip_image001

Nguyên nhân của những đau thương trên là do trời: ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đời, gây mưa. Trời làm thì không thể tránh hay kiện cáo được.

Cũng như những tên trộm lợi dụng đêm tối để gây án rồi tẩu thoát, các thủy điện đã lợi dụng “cơ trời” để gây tội: 15 thủy điệnđã đồng loạt xả lũ. Bao nhiêu nước do trời mưa, bao nhiêu nước do thủy điện xả lũ, không ai biết. Vì không thể biết nên các chủ nhà máy thủy điện dễ chối tội và vô can.

Điều cay đắng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào người dân Miền Trung nghèo khó cũng bị đại nạn này. Thủy điện xả lũ đã thành đại họa cho dân miền trung. Như án tử hình treo lơ lửng trên đầu họ.

Mỗi lần gây ra tai họa, cộng đồng lại dậy sóng chỉ trích các thủy điện, thậm chí là các cấp chính quyền có liên quan, nhưng rồi mọi việc lại đâu vào đó. Vì sao vậy? Vì cái ác không bị phán xét và trứng phạt thích đáng. Tội ác nếu không được phán xét, trừng phạt thích đáng thì nó sẽ không bao giờ dừng lại.

Có một thực tế, chúng ta không thể van xin lòng tốt của kẻ khác. Chúng ta cần lôi chúng ta tòa để công lý được thực thi.

Dù bị thiệt hại nặng nề, tính mạng, tài sản bị đe dọa nhưng từng người dân nghèo, thấp cổ bé họng không thể kiện cáo được. Họ bị hạn chế về tiền bạc, thời gian cũng như kiến thức về luật pháp.

Trước thực trạng trên, tôi có ý định lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Nguyễn Văn Thạnh

Tel: 0984.973.376

dankienthuydien@gmail.com

kienthuydien.org

Trung Quốc tính lập vùng phòng không trên Biển Đông

Một thiếu tướng của quân đội Trung Quốc phát biểu rằng nước này có kế hoạch lập vùng phòng không ở các khu vực khác như Biển Đông và biển Hoàng Hải, sau khi làm điều tương tự ở biển Hoa Đông.

clip_image001

Máy bay chiến đấu Tu-154 (dưới) và máy bay vận tải Yun-8 của Trung Quốc bắt đầu tuần tra trong vùng phòng không mà nước này lập ra hôm 23/11. Ảnh: Sina/NHK

Xã hội Dân sự hay Đảng sự?

Hà Sĩ Phu

Khỏi cần lý luận để chứng minh Xã hội dân sự hay Xã hội công dân (Civil Society)  là vô cùng cần thiết và là một thước đo của xã hội văn minh (*).

Do quá hiểu chân lý đương nhiên này nên chính các đảng cộng sản, bên cạnh bộ máy hành chính rất chặt chẽ vẫn phải có những hình thức của Xã hội dân sự, đó là hình thức “Mặt trận” bao gồm hết các tổ chức của nam phụ lão ấu, tôn giáo, công nhân, nông dân…, không chừa một ai.

Đó hẳn là căn cứ để tác giả Thanh Nguyên trên báo Quân đội Nhân dân (xem ở đây) viết rằng:

Nếu cái gì tốt đẹp, tích cực của cái gọi là “xã hội dân sự” thì xã hội ta đang có”.

Không phải vì đảng vậy thì vì đâu?

Đức Thành

Từ rất lâu, trong nếp nghĩ của đa số người dân nước Việt, dù ở hải ngoại hay ở trong nước đều cho rằng tất cả mọi tệ nạn, thảm họa dù là con người hay thiên nhiên gây ra cho dân tộc đất nước Việt Nam kể từ khi đảng cầm quyền đều có bàn tay của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận định này có đúng hay không? Liệu có ác ý gì trong việc đổ mọi tội lỗi lên đầu ĐCS Việt Nam như vậy? Hãy xem xét các khía cạnh dưới đây để rõ:

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…”

(Bình Ngô đại cáo)

THỜI TRANG DÂN OAN - NỖI XÓT ĐAU VÀ CẢ NỖI NHỤC

Bùi Thị Minh Hằng

Cuộc sống đời thường với biết bao nhiêu biến động quanh ta. Mỗi ngày lướt qua trên trang tin hay đường đời đều có biết bao tin tức, hình ảnh - câu chuyện khiến chúng ta phải bận tâm suy nghĩ.

Chuyện vui thì quá ít mà sao buồn đau, khổ ải, nạn tai thì quá nhiều. Có bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi VÌ ĐÂU (?) sau mỗi sự kiện diễn ra trong xã hội này?

Riêng tôi! Bất chợt coi mấy bức hình thời trang giải trí. Bỗng thấy lòng đau thắt khi liên tưởng đến VẤN NẠN DÂN OAN... Một bức tranh đau xót đang hàng ngày, hàng giờ phơi bày trong cuộc sống xã hội chúng ta. Ấy vậy mà chẳng có bất kỳ một cơ quan nào quan tâm giải quyết thấu đáo... Trái lại Dân Oan càng ngày càng trở nên NHỨC NHỐI.

Nhà thiết kế thời trang này lấy ý tưởng từ những DÂN OAN VIỆT NAM THỜI @ ĐÂY SAO?

Động binh, tịnh dân

Huy Đức

Tôi không có ý kiến gì về việc các nhà lập pháp định cho trai tráng được đóng tiền thi hành nghĩa vụ quân sự thay cho nhập ngũ. Tôi cũng không phản đối quan điểm coi việc thi hành nghĩa vụ quân sự là nhằm để xây dựng "quốc phòng toàn dân". Nhưng tôi cho rằng, khi đất nước không còn "ngoại xâm" mà vẫn tổ chức bộ máy quốc phòng theo mô hình "chiến tranh nhân dân" thì không thể nào xây dựng Luật nghĩa vụ quân sự đúng đắn và phù hợp.

Cho dù "chiến tranh xâm lược" trong tương lai chắc chắn sẽ không còn diễn ra như thời người Pháp, người Mỹ tham chiến ở Việt Nam, "chiến tranh nhân dân" vẫn có vai trò trong điều kiện một quốc gia bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. "Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh". Nhưng, chuẩn bị cho chiến tranh không có nghĩa là tổ chức bộ máy quốc phòng giống như đất nước đang ở giữa hòn tên mũi đạn.

Cái gọi là kinh tế Việt Nam…

T.S. Alan Phan

clip_image001

Mỗi tuần tôi đều nhận vài email hỏi sao bác không viết bài về kinh tế Việt Nam? Nhiều lý do; nhưng các trợ lý của tôi lại lưu ý là các bài viết về kinh tế của tôi thực ra cũng không nhiều người đọc. Những bài của khách khá nổi danh như anh Phạm Đỗ Chí, Phạm Chí Dũng… đăng trên GNA cũng cùng chung số phận hẩm hiu. Có lẽ các email là từ những dư luận viên hướng dẫn chúng tôi ra khỏi các bài về lịch sử và văn hoá xã hội thường liên quan chút đỉnh đến chính trị gây khó chịu cho các quan lãnh đạo?

Dù thế nào, cách đây 2 năm, tôi đã cảm nhận là hệ thống kinh tế của Việt Nam đã biến thái thành một sân chơi hoàn toàn do các chính trị gia điều khiển theo mục tiêu chính trị của họ. Mặc cho những lời nói bày tỏ quyết tâm này chương trình nọ trong kế hoạch 5 năm, 10 năm, 50 năm… không một kinh tế gia nào sống tại Việt Nam thực sự tin vào những chiêu PR hay các khẩu hiệu này. Sau 80 năm, chỉ còn những thế hệ trẻ vừa tập tễnh ra đời là còn chút hy vọng.

Về việc thành lập Học viện Khổng Tử ở Việt Nam

Huỳnh Thục Vy
Bản gốc tiếng Anh: Vietnam’s Confucius Institute Distraction, The Diplomat, November 24, 2013

clip_image001

Người dịch:  Hung Do

Gần đây, một trong những đề tài gây tranh cãi sôi nổi trong giới trí thức Việt Nam là việc thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc – Lý Khắc Cường, đã công bố quyết định cho phép thành lập Học viện Khổng Tử đầu tiên ở Việt Nam đặt tại Đại học Hà Nội.

CHO MỘT NGƯỜI VỪA NẰM XUỐNG

Facebook Tin Không Lề

Người tù chính trị Bùi Đăng Thủy vừa mới qua đời tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Ông Bùi Đăng Thủy sinh năm 1950 (theo đài Đáp lời Sông núi, ông sinh năm 1946), là cựu thiếu úy phi công không quân, Quân lực VNCH.

Ông Thủy bị bắt ngày 22 tháng 07 năm 1997 do là thành viên của Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, một đảng phái tranh đấu cho tự do, dân chủ ở VN bằng phương pháp ôn hòa, bất bạo động. TAND tỉnh An Giang đã mở phiên tòa xử ông cùng 23 người khác hồi tháng 9 năm 1999, ông Thủy đã bị tuyên án 18 năm tù giam, theo điều 91 Bộ luật Hình sự "Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân", khoản 3, khung hình phạt cao nhất.

Một số nguyên tắc hoạt động của Diễn đàn Xã hội Dân sự

Diễn đàn Xã hội Dân sự

§ NHÓM CỐ VẤN

1- Nguyễn Đình Đầu (nhà nghiên cứu, TPHCM); 2- Lê Hiếu Đằng (luật gia, TPHCM); 3- Hà Sĩ Phu (TS Nguyễn Xuân Tụ, Đà Lạt); 4- Nguyên Ngọc (nhà văn, Hội An); 5- Nguyễn Huệ Chi (Gs, Hà Nội); 6- Chu Hảo (Gs, Hà Nội); 7- Nguyễn Quang A (Hà Nội); 8- Đinh Xuân Quân (Ts, Hoa Kỳ, Afganistan)

§ NHÓM TRỊ SỰ

Nguyễn Quang A cùng một số thành viên

§ ĐỊA CHỈ

Blog: diendanxahoidansu.wordpress.com;

Email: diendanxahoidansu@gmail.com

Phân thân hay dấn thân!

Tô Văn Trường

Người ta dễ dàng làm ảnh “phân thân” trong photosshop nhờ mẹo chụp ảnh đặt góc quay và model di chuyển các vị trí khác nhau cho cùng một góc máy. Theo tôi được biết, sự phân thân, thường gọi nhiều hơn, phổ biến hơn là “sự nhị hoá nhân cách”, được thấy nhiều nhất không phải ở tuổi thơ, mà nhiều nhất ở người lớn. Ở một số người, đó là một khuyết tật nhân cách.

Con người có nhiều loại phân thân. Phân thân nhân cách là một bệnh tật thương tâm, không phải một sự sa đoạ nhân cách đến hư hỏng. Những sự sai lầm về nhân cách có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, như: suy giảm nhân cách, sa sút nhân cách, bán rẻ nhân cách. Về sai lầm nhân cách, do tội lỗi chứ không phải do khuyết tật.

Trong Thầ̀n khúc, ở cổng địa ngục có dòng chữ: “Xin bỏ lại sự sợ hãi trước khi bước qua đây, trong này không có chỗ cho lòng̣ khiếp đảm. Ngược hẳn với người dấn thân, là người vô trách nhiệm, với nhiều biển̉ hiện, nhiều mức độ tuỳ từng loại người và từng người, như trùm chăn, ở ẩn, thoái thác, đùn đẩy, lẩn tránh nhiệm, nghĩ một đằng nói một nẻo, v.v.

Việt Nam kí Công ước quốc tế chống tra tấn

Cứ kí nhưng không bao giờ thực hiện

Phạm Đình Trọng

Qua tin nhắn trong thế giới mạng, anh Cùi Các gửi cho tôi câu hỏi: Ngày 7. 11. 2013, Việt Nam đã kí kết là thành viên Công ước quốc tế chống tra tấn. Đây có phải là nhà cầm quyền Việt Nam thể hiện quyết tâm ngăn chặn, tiến tới loại bỏ tra tấn hay chỉ nhằm kiếm lá phiếu và đã kiếm được trong cuộc bỏ phiếu ngày 12.11. 2013 vào Hội đồng Nhân quyền LHQ?

Suy nghĩ rằng Nhà nước Cộng sản Việt Nam kí Công ước quốc tế chống tra tấn với mong muốn cùng loài người văn minh ngăn chặn, loại bỏ tra tấn trong đời sống xã hội, trong hoạt động của bộ máy công cụ Nhà nước là một suy nghĩ ngây thơ, nhẹ dạ, không hiểu gì về Nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Cứ nhìn vào Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã kí từ năm 1982 nhưng từ đó những quyền Dân sự và Chính trị thông thường của người dân Việt Nam, những quyền con người tối thiểu và quyền công dân cơ bản của người dân Việt Nam như quyền được mưu cầu kiếm sống, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội..., không những không được cải thiện, không được bảo đảm mà còn bị xâm phạm, bị tước đoạt nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.

Ấn nút… Hán hóa?

Trần Minh Thảo

Theo lịch làm việc, ngày 28/11/2013 tới đây, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ ấn nút biểu quyết bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Bản Hiến pháp mới 2013 vẫn kiên định mấy điểm:

- Trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối

- Công hữu đất đai

- Quốc doanh chủ đạo nền kinh tế thị trường theo định hướng

Không thể nói ngay được nhân dân Việt Nam hài lòng hay không hài lòng với bản Hiến pháp mới vẫn nhiều “kiên định” này vì muốn khẳng định điều gì với Hiến pháp sửa đổi thì cần một cuộc khảo sát, điều tra xã hội học khoa học, khách quan hoặc một cuộc trưng cầu dân ý.

Phát biểu nhân họp mặt kỷ niệm ngày sinh ông Sáu Dân, 23.11.2013

Tương Lai

Thưa các bạn,

Đến hẹn lại lên, hôm nay chúng ta sau khi thắp nén nhang trên mộ ở nghĩa trang, lại gặp nhau để cùng nhớ đến anh Sáu Dân, người chúng ta vô vàn yêu mến. Đây là lần thứ năm chúng ta có buổi họp mặt tưởng niệm nhân ngày sinh của Anh, 23.11, ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa, kể từ lúc anh Sáu quyết dứt áo ra đi, cho dù chúng ta có thảng thốt thiết tha "đừng đi, đừng đi" như lời thơ Việt Phương. Và thơ đã bất lực! Nhưng "kia, rất gần chúng ta anh Sáu Dân với nụ cười rạng rỡ sẵn sàng đón nhận, với bàn tay cởi mở hòa đồng, với bao khát vọng vừa sâu lắng vừa sôi nổi, với dáng người hào hoa nghệ sĩ, đang đi đến và sắp nắm lấy bàn tay của chúng ta". Chúng ta đang cảm nhận rất rõ điều đó.

Ngồi lại với nhau sớm một ngày là thể theo nguyện vọng của Hiếu Dân muốn được có mặt trong buổi tưởng niệm để chu đáo tiếp đón những người bạn, người học trò thân thiết của Ba mình vì ngày mai phải về nhà tưởng niệm tại Vĩnh Long, và chúng ta thì lại muốn nhớ lại khung cảnh ấm cúng, quen thuộc như dạo nào bên ông để bồi hồi nhắc lại những hồi ức.

Tại "Cái nước Việt mình nó thế"

Kỳ Duyên

clip_image001-Giữa lý thuyết và thực tiễn, nhiều khi sai số rất ghê. Và ông Bộ trưởng Nội vụ bỗng nhiên phải làm nhiệm vụ… "hái hoa tình yêu": 30%... 1%... 30%... 1%..?

I- Cái câu nói hóm hỉnh của Gs Hoàng Ngọc Hiến khi còn sống, hóa ra, giờ đây, nó linh nghiệm đủ trong các lĩnh vực, khi mà người Việt phải bó tay trước tất cả tai họa xảy ra, ập đến, đổ xuống…

Sự xảy ra, ập đến, đổ xuống đó, là câu chuyện lũ dữ suốt từ trung tuần tháng 11 cho đến giờ, vẫn còn nóng hổi trong tâm trí kinh hoàng của người dân các tỉnh miền Trung, nóng hổi phím bàn giới truyền thông, và nóng hổi những câu chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại nghị trường những ngày này. Ai là thủ phạm?

Rất nhanh, đã có “vật tế thần” – đó là con đập thủy điện! Đồng loạt xả tràn, lưu lượng lớn, từ trên 650 m3/ giây tới 2500 m3/ giây ở tất cả các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum…, hàng chục con đập lớn nhỏ đã khiến hàng vạn hộ dân chạy không kịp. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đều “chết trương” vì lũ. Thủy, hỏa, đạo, tặc – bốn loại giặc được cha ông từ ngàn xưa tổng kết, trong đó, thủy luôn xếp bậc… khôi nguyên, đủ hiểu sức tàn phá, và hung hãn của nó thế nào.

clip_image002

Hình ảnh hồ Định Bình xả lũ điều tiết – Ảnh: Trọng Nguyễn.

Công an quận 8, TP. Hồ Chí Minh liên tục vi phạm nhân quyền

Trần Quốc Sơn

Công viên Tạ Quang Bửu P5, Q8, TPHCM là điểm mà các học viên Pháp Luân Công bao gồm từ trẻ con đến người già ở độ tuổi 12-77 tuổi tập công chung với nhau đã 2 năm nay, với những động tác nhẹ nhàng và thiền định cộng với nguyên lý sống theo Chân - Thiện - Nhẫn mà hầu hết mọi người đã hết bệnh và không uống thuốc như: ung thư vú, tiểu đường, thoái hóa cột sống, lệch đĩa đệm... Nhìn khung cảnh thanh bình, hài hòa và tĩnh lặng như thế này làm sao có thể nói họ là những người phản động và cấm đoán họ. Chúng ta thử nghĩ một người với quá nhiều tư tưởng, lo toan, tranh đấu... thì có thể ngồi thiền được chăng?

Vậy mà họ, những người tốt bụng, tử tế khỏe mạnh lại bị một số người trong chính quyền nơi đây cấm đoán, vu khống cho là làm phản động. Đa số những người nơi đây đều bị chính quyền bên công an, hội phụ nữ, tổ dân phố, ban tôn giáo, phường, quận tới tận nhà yêu cầu họ cam kết không được tập; không những vậy họ còn bị mời lên công an phường viết cam kết không được tập môn này ngoài công viên, việc này hoàn toàn vi phạm về quyền tự do có tôn giáo và thực hành quyền tự do tôn giáo, công an quận 8 đã vi phạm vào Điều 18 - Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền [1]Điều 18 - Công Ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. [3]

Đổi mới tư duy cho đất nước tiến lên

Nguyễn Trọng Vĩnh

I. Vì ai nên nỗi

Đọc bài viết của tiến sĩ Trần Đình Bá về “Tứ đại Vina” và những thất thoát do họ gây ra, nợ nần khổng lồ của nhà nước cùng sự công bố của vụ trưởng Trần Ngọc Thành [xem ở đâyBVN], tôi vô cùng xót xa và oán hận. Chắc rằng những công dân lương thiện mà biết được cũng có tâm trạng như tôi.

Do thất thoát, lãng phí, tham ô hàng chục, hàng trăm tỷ đô la, tài chính nhà nước thiếu hụt, tất phải lạm phát, làm cho giá mọi thứ nhu cầu thiết yếu của dân tăng, từ xăng dầu, điện, nước, học phí, viện phí, thuốc men, cho đến con cá lá rau cũng tăng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là công nhân, dân nghèo đời sống càng chật vật.

Đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu?!

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Từ nhiều năm nay, Chính phủ Thái Lan luôn đề nghị Chính phủ Việt Nam thành lập liên minh lúa gạo giống như kiểu OPEC.

“Theo Oryza, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan vừa kêu gọi 4 quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) tham gia với Thái Lan cùng hình thành một liên minh lúa gạo để nâng cao giá gạo và các vấn đề về dự trữ.

Theo vị Thứ trưởng này phát biểu tại một cuộc họp có sự tham dự của đại diện 4 quốc gia xuất khẩu gạo khác, Hiệp hội Lúa gạo ASEAN cũng sẽ giúp giảm sự cạnh tranh nội bộ. Bởi vì 5 quốc gia ASEAN xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn gạo mỗi năm, nhưng giá gạo không ổn định và kiểm soát tồn kho chưa được tổ chức thường xuyên, gây ra vấn đề cho các nước này.” Đài Tiếng Nói Việt Nam Online đăng tải. (*)

Người đặt quá khứ cộng sản sau vạch đậm lịch sử

Đinh Minh Đạo

clip_image001“Chúng ta có thể khác nhau, chúng ta có thể tranh cãi, nhưng chúng ta không thể căm thù nhau. Chúng ta không cần thiết đi tìm kẻ thù, mà sẵn sàng hợp tác với nhau trong công việc.”

Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã nhắc lại lời nói trên đây của ông Tadeusz Mazowiecki trong điếu văn đọc tại quốc tang, tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng, ngày 03-11-2013. Đây là những phẩm giá đạo đức mà Tadeusz Mazowiecki đã gìn giữ, thực hiện trong suốt cuộc đời làm báo, hoạt động chính trị của mình.

Tadeusz Mazowiecki là Thủ tướng không cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau khi chế độ độc tài cộng sản Ba Lan phá sản, ông là một trong những người chủ chốt đặt nền móng để xây dựng một chế độ tự do dân chủ, thay thế cho chế độ độc tài cộng sản, đã tồn tại gần nửa thế kỷ. Ông là Thủ tướng của những tháng năm chuyển đổi lịch sử của dân tộc Ba Lan.

Tuổi trẻ

Tadeusz Mazowiecki sinh ngày 18-04-1927 tại Plock, một thành phố cổ nằm trên bờ sông Wisla, phía tây bắc thủ đô Warsaw. Bố ông, một bác sĩ nổi tiếng của thành phố. Mẹ ông đứng đầu quỹ giúp những người nghèo của bệnh viện, nơi bố ông làm việc. Cả bố mẹ ông đều thuộc dòng dõi gia đình quý tộc.

CỰC LỰC PHẢN ĐỐI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, XÂM PHẠM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA LUẬT SƯ CỦA BAN CHỦ NHIỆM ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ VIII

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

CỰC LỰC PHẢN ĐỐI HÀNH VI XÚC PHẠM DANH DỰ, XÂM PHẠM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA LUẬT SƯ CỦA BAN CHỦ NHIỆM ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ VIII

Kính gửi:

 
 

- Chủ tịch Nước, Trương Tấn Sang;

 

- Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng;

 

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Hùng Cường;

 

- Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo;

 

- Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, Lê Thúc Anh;

- Các Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đoàn luật sư Tp.Hà Nội nhiệm kỳ IX;

 

- Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

 

- Các Luật sư hành nghề.

Thư giãn Chủ Nhật: Thầy của Khổng Tử

(Trích Luận ngữ Tân thư)

Phạm Lưu Vũ

Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…

Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay… nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.

SỰ THẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11

Minh Nguyễn

Cách đây năm năm, vào đêm mồng 4 tháng 10 năm 2008, có lẽ chưa bao giờ những người thân của gia đình Đại tá Đinh Hữu Tấn, các bạn bè là cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320B cũng như những cựu chiến binh thuộc các đơn vị mà ông Tấn từng lãnh đạo trước đó và sau này, lại xúc động đến như thế, khi tất cả được chứng kiến khoảnh khắc người lính già đang bị căn bệnh Parkinson làm chân tay run lẩy bẩy, chồm bật dậy, lật đật ôm chầm lấy cậu con nuôi Võ Văn Phước từ trong sân khấu mếu máo bước ra trường quay. Hai cha con nghẹn ngào không nói nên lời, nước mắt chảy tràn, khiến tất cả bỗng chốc lặng đi.

Đó là buổi truyền hình trực tiếp chương trình NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY (NCHCCCL) trên VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam lần thứ 11. Điều đặc biệt gây xúc động đối với khán giả còn vì, đây là sự đoàn tụ hiếm hoi giữa một cán bộ chỉ huy Quân đội trong cuộc giao tranh đẫm máu, đã nhận một em bé con một người lính bên đối phương làm con nuôi, khi em bị lạc gia đình giữa dòng người di tản đang hoảng loạn. Mặc dù theo lệnh của trên, anh phải giao lại cho bộ đội địa phương, nhưng không vì thế mà anh quên được tình cảm của cậu bé đối với mình trong những ngày ngắn ngủi ấy. Anh đã đưa cậu bé đi từ Cheo Reo Phú Bổn, dọc theo đường Bảy, hành quân vào Nam chiến đấu, rồi dừng lại ở Củ Chi. Những năm tháng sau chiến tranh, anh mòn mỏi hỏi thăm về Võ Văn Phước, viết cả lên báo Cựu chiến binh và nhờ rất nhiều người tìm kiếm thêm, nhưng bặt vô âm tín.

Nỗi đau sân bay

Nguyễn Đình Ấm

19 h30 ngày 22/11/2013 VTV1 phát tin nói về việc tất yếu phải xây sân bay Long Thành. Bản tin là phát ngôn của nhóm lợi ích xuyên tạc sự thật để lừa dư luận. Nay tôi xin đăng lại bài này đã đăng cách đây cả tháng để ai quan tâm tham khảo.

Nguyễn Đình Ấm

Chưa có hồ chứa nào xả lũ sai quy trình

Thì ngài Phó Thủ Hải đã điềm nhiên tuyên bố như thế. “Miệng quan…”, thằng dân thân phận giun dế ai dám không tin. Đến chuyện Nguyễn Chí Đức bị một kẻ bạn dân đạp vào mặt nhiều lần, video quay rõ ràng, mà nhà chức trách vẫn bai bải nói không có, khiến cho cư dân mạng phải cay đắng “giải thích”: anh Nguyễn Chí Đức đã tự nguyện dùng mặt đập vào giày công an! Còn nay, với tuyên bố của ngài Phó Thủ Hải, cần phải tiếp tục truyền thống đó: đập thuỷ điện xả luôn luôn đúng quy trình; chỉ có lũ là đổ xuống không đúng quy trình, trâu bò, tài sản của dân trôi theo dòng nước là không đúng quy trình, 42 mạng người mất trong cơn lũ là không đúng quy trình.

Truyền thống đó cần phải được phát huy cao hơn nữa: con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội do “Bác đã chọn” – tuy chính miệng ngài Tổng Bí Trọng thừa nhận là 100 năm nữa chưa biết đã có chưa – tất nhiên là đúng quy trình; chỉ có tham nhũng – như “ghẻ ngứa” hay “bầy sâu” theo cách nói của ông uỷ nọ hay ông uỷ kia – là không đúng quy trình; chỉ có ông Đoàn Văn Vươn nổ súng hoa cải là không đúng quy trình, chỉ có dân oan khắp nơi ùn ùn khiếu kiện là không đúng quy trình, vân vân và vân vân.

Như thế, biện pháp là phải giáo dục cán bộ và nhân dân, để họ hiểu rõ “quy trình” và răm rắp tuân theo “quy trình”.

Than ôi! “Quy trình” là cái gì mà được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” to như thế? Mà bắt cả nước phải khốn cùng như thế? Dân đen nghe các quan giải thích, chỉ có thể ngửa mặt lên trời khóc ba tiếng, rồi cúi mặt xuống đất cười ba tiếng.

Khóc cười để tống tiễn “quy trình”!

Bauxite Việt Nam

Phát biểu của Ngài Đại sứ David B. Shear tại trường Đại học Cần Thơ

13:30, ngày 21/11/2013

Bài chuẩn bị để phát biểu

Xin chào, tôi rất vui được có mặt tại đây hôm nay. Xin cám ơn Đại học Cần Thơ đã tiếp đón tôi và một lần nữa xin chào mọi người, đặc biệt là PGS.TS. Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ và Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ. 

Mấy ngày qua, tôi đã có dịp đến thăm khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Tôi thật sự ấn tượng với phong cảnh đẹp đẽ và tình cảm nồng ấm của người dân vùng này.

Nguyên thủ của hai nước, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama, mùa hè này đã thỏa thuận thành lập mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đây là một bước tiến lớn trong mối quan hệ song phương và, với tư cách là Đại sứ, tôi muốn đảm bảo rằng mối quan hệ này sẽ tạo ra sự khác biệt trên khắp Việt Nam, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, tôi cảm thấy đặc biệt hào hứng khi có thể đến đây và trao đổi với mọi người về Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. TPP là một phần của mối quan hệ Đối tác Toàn diện được khu vực này đặc biệt quan tâm. TPP mang đến cơ hội to lớn để phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước, vốn cũng sẽ mang lại lợi ích cho đồng bằng sông Cửu Long.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn