Về những kẻ bắn vào nhân dân

Lluís Bassets (El Pais, Tây Ban Nha)

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image001

Họ cai trị nhân danh nhân dân, nhưng khi cần, họ bắn vào nhân dân. Đấy là quyết định khó khăn đối với những chế độ sống bằng huyền thoại về nhân dân, người chủ của cuộc đời mình. Những người lính của nhân dân được lệnh bắn vào những người công nhân, sinh viên hoặc bắn vào những người lính khác, cũng xuất thân từ nhân dân, cái nhân dân được gán cho là có sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Nhưng mệnh lệnh bắn giết lại được ban ra từ miệng các lãnh tụ được nhân dân yêu mến.

Đấy là chuyện thường xảy ra trong thế kỷ XX. Trường hợp đầu tiên là ở Kronstadt (đảo Кронштадт ở gần Saint Peterburg hiện nay – ND), khi cuộc nổi dậy của các thủy thủ bị đàn áp một cách dã man. Vụ này xảy ra vào năm 1921, khi Hồng quân nằm dưới quyền chỉ huy của Trotsky, còn Lenin thì đứng đầu chính phủ Liên Xô. Đối với người sáng lập nhà nước Xô viết, những sự kiện này giống “như một tia chớp, chiếu ánh sáng rõ ràng lên thực tế.” Sau việc đàn áp tàn bạo của cuộc nổi dậy, là thời kì chính sách kinh tế mới, cho phép hoạt động kinh doanh tư nhân sau giai đoạn cộng sản thời chiến.

Còn vụ bắn giết cuối cùng xảy ra cách đây 25 năm, tại quảng trường Thiên An Môn, bên cạnh lăng của Mao Trạch Đông, khi phe xã hội chủ nghĩa đang lay lắt sống những ngày cuối cùng. Mấy tháng sau vụ tàn sát này, chế độ cộng sản ở châu Âu lần lượt sụp đổ mà không có đổ máu, mà một trong những lí do là không ai muốn hoặc không ai có thể ra lệnh bắn vào nhân dân, như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm trước đó không lâu hay các nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm trong nhiều trường hợp khác .

Tất cả các chế độ nhân danh dân trong khi chà đạp ý chí của họ, trước sau gì cũng phải đối mặt với nghịch lý đẫm máu này. Kẻ không có khả năng bắn nhân dân của mình, không thể giải quyết được bài toán này. Ngay cả đối với những nhà độc tài, đây cũng là bi kịch, nhưng không phải vì những người lính xuất thân từ nhân dân lại bắn vào nhân dân, mà vì bản chất kinh hoàng của sự kiện đó. Và, khi không có chế độ dân chủ và nhà nước pháp quyền thì những vụ bạo động của dân chúng và các cuộc xung đột nội bộ sẽ dẫn đến những vụ đàn áp và tội ác do nhà nước thực hiện.

Sau các sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn, chế độ đã giải thoát khỏi các nhà lãnh đạo mềm yếu và có thái độ nghi ngờ và quyết định tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, dựa trên nguyên tắc: không có tự do dân sự và tự do tối đa cho những người muốn thành công trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù ban đầu đã gặp sự khó chịu và phản đối từ phương Tây, cả thế giới đã nhanh chóng quên hết. Ở Trung Quốc, những sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn trở thành đề tài cấm kỵ. Còn những người duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh thì không muốn nhắc đến chúng. Chúng ta đã đánh đổi quyền tự do của người dân Trung Quốc lấy sự thịnh vượng của tất cả những người sử dụng nền kinh tế toàn cầu. Đây chính là Thiên An Môn

Giải pháp ở qui mô và bi kịch như vậy có một đặc điểm căn bản và vì vậy mà thường xuyên nhắc nhở về mình. Cần phủ lên nó bức màn im lặng dày đặc, như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm trong suốt 25 năm qua. Nhưng mọi người đều biết rằng thảm kịch đã xảy ra, người ta nhận thấy nó trên quảng trường trống vắng, đấy là nơi cảnh sát không người dân bước vào. Quá khứ không được để xảy ra những chuyện tương tự trong tương lai.

L. B.

Bản gốc: Disparar al pueblo

Theo bản dịch tiếng Nga: http://inosmi.ru/world/20140606/220845032.html

Dịch giả gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn