Nam Hàn và Đài Loan trong chính sách chuyển trục sang Thái Bình Dương

Đoàn Hưng Quốc

Nam Hàn và Đài Loan trước nay đóng vai trò lu mờ trong chính sách chuyển trục sang Thái Bình Dương của Mỹ. Tuy nhiên hai bài trên báo mạng The Diplomat vào tuần này cho thấy có quan điểm muốn thay đổi sự kiện này.
Bài thứ nhất mang tựa đề “Biển Nam Trung Hoa cần Nam Hàn” (The South China Sea Needs South Korea – The Diplomat 06/24/2015) do Tiến sĩ Van Jackson cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phát biểu vào hôm thứ tư 06/03/2015 tại Nam Hàn rằng quốc gia này nên tỏ thái độ phản đối hành vi lấn biển đảo của Trung Quốc. Nam Hàn trong vai trò của một cường quốc hạng trung lại không can dự vào những tranh chấp ở Biển Đông Nam nên sẽ có tư thế mạnh khi lên tiếng bảo vệ cho an ninh hàng hải và trật tự khu vực.

Cho đến nay Nam Hàn cố gắng không làm mất lòng hai nước Mỹ-Trung để khỏi bị lôi kéo mỗi khi có căng thẳng. Nhưng đồng thời Nam Hàn cũng có quyền lợi thiết yếu tại Biển Đông Nam vốn là mạch máu quan trọng cho cả nước này lẫn Nhật Bản, vì thế Nam Hàn cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ để cân bằng sức mạnh của Trung Quốc. Nam Hàn cũng nên có qua có lại với các nước trong vùng để nhận được hậu thuẩn từ Singapore, Mã Lai, Phi Luật Tân trong trường hợp nảy sanh biến cố với Bắc Triều Tiên. Trong số các cường quốc khu vực thì Hán Thành gần gũi nhất với Bắc Kinh, cho nên lập trường không thiên vị nhưng thẳng thắng về Biển Đông càng thêm trọng lượng.
Trong một bài báo khác mang tựa đề “Đài Loan, ẩn số cuối cùng trong Chuyển Trục” (Taiwan, the Final Piece of the Rebalance – The Diplomat 06/24/2015) do học giả Shang-su Wu thuộc Đại học Nangyang ở Singapore thì cho đến nay Đài Loan ít được nhắc đến trong chính sách Chuyển Trục. Nhưng hiện có những dấu hiệu đang thay đổi theo những lần thăm viếng qua lại với hải quân Mỹ trong tháng 5,6 vừa rồi – một sự kiện hiếm hoi ít khi xảy ra kể từ năm 1979 khi Hoa Kỳ và Đài Loan không còn quan hệ chính thức.
Đài Loan là nước duy nhất tại Á Châu bị Trung Quốc đe dọa xâm lăng lên lãnh thổ đất liền. Tuy vậy Bắc Kinh dùng mồi mậu dịch siết chặc khiến nền kinh tế Đài Loan ngày thêm lệ thuộc, cộng thêm tuyên truyền vận động rất hữu hiệu chung giòng giống Hán Tộc cho dù gần đây tâm lý bài Hoa Lục đang tăng theo phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Cho nên tác giả ghi nhận rằng mọi thay đổi nếu có xảy ra cũng sẽ rất chậm chạp, nhưng cần thiết vì vị trí quan trọng của Đài Loan.
Tưởng cũng nên nhắc lại Bắc Kinh có chiến lược chống xâm nhập nội hải dọc theo chuổi đảo thứ nhất bắt đầu từ Nhật Bản, Đài Loan xuống Phi Luật Tân đến Nam Việt Nam. Ngược lại Hoa Kỳ dùng chuổi đảo này để xây dựng các chốt phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc muốn thoát ra Thái Bình Dương nhằm ngăn chận hạm đội Mỹ tiến về Đông Á khi lâm sự, đồng thời đặt các trạm radar để phát hiện sớm hỏa tiển vừa được bắn lên. Cho nên tuy tranh chấp trên mặt biển và các hải đảo mà Mỹ-Nhật-Đài Loan-Phi-Mã Lai-Singapore-Úc đều quan tâm tăng cường hay phối hợp với các loại trinh thám cơ P-8 và P-3 vốn là những vũ khí tối tân và đắt tiền để săn tàu ngầm.
Quyền đàm phán nhanh TPA vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Việc cải tạo điạ hình trên các đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa khiến các nước trong khu vực vô cùng quan tâm để an ninh hàng hải và không phận. Có thể Tổng thống Obama đang cố gắng đặt những nền móng vững chắc trong 18 tháng còn lại của nhiệm kỳ cho chính sách chuyển trục sang vùng Đông Nam Á.
Đ.H.Q.
Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn