Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Langcang Mekong: Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực?

Phạm Phan Long P.E

Viet Ecology Foundation

Hội nghị thượng đỉnh Lancang-Mekong Sanya, Hainan, Trung Quốc

clip_image001

Sự hình thành tổ chức Hợp tác Langcang Mekong

Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã đưa ra sáng kiến đề nghị Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường đứng ra lập một tổ chức hợp tác phát triển bền vững cho tòan lưu vực Langcang Mekong. Thủ tướng (TT) Trung Quốc đã đồng ý và tuyên bố dự kiến thành lập tổ chức mang tên Lancang Mekong Cooperation (LMC) tại Hội nghị ASEAN thứ 17, Nay Pyi Taw, Miến Điện vào ngày 13, tháng 11, 2014.

Hội nghị cấp bộ trưởng các nước đã họp tại Vân Nam vào ngày 12, tháng 11, 2015 do Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ) Vương Nghị và Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đồng chủ tọa; ở đó, sáu nước: TQ, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt (CB) và Việt Nam (VN) đã phác họa xong khái niệm đại cương cho tổ chức LMC.

Ngày 23, tháng 3, 2016, dưới quyền đồng chủ tọa của TT TQ Lý Quốc Cường và TT Thái Lan Prayut Chanocha, một buổi họp thượng đỉnh đã diễn ra tại Sanya, Hải Nam, ở đó lãnh đạo các nước LMC đã ký vào một tuyên ngôn chung mang tên Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting.

Tổ chức LMC đã lập ra danh sách “thu họach sớm” (early harvest) gồm 78 dự án hạ tầng cơ sở. TQ đã cam kết cho các thành viên LMC vay 1,5 tỉ USD với lãi nhẹ và 10 tỉ USD với lãi thị trường. VN cũng có 3 dự án được cho vào danh sách sớm này và Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh hứa VN sẽ đóng góp tài chánh điều hành tổ chức LMC.   

Cơ sở hợp tác của Lancang Mekong Cooperation

Văn kiện quan trọng ký kết trong hội nghị thượng đỉnh này, và nay đã là cơ sở hợp tác của tổ chức LMC, là:

“Sanya Declaration of the First Lan Cang-Mekong Cooperation Leaders’ Meeting.”

“Tuyên ngôn Sanya của Kỳ họp Đầu tiên các Lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong.”

Bản Tuyên ngôn Sanya (TN Sanya) này chỉ có thể truy cập từ trang mạng bộ ngọai giao TQ bằng tiếng Anh. Xã hội dân sự và công chúng không biết nội dung bản Tuyên ngôn này; như thế lãnh đạo TQ và 5 nước LMC đã ký kết một thỏa thuận quốc tế một cách phi dân chủ vì công chúng không có cơ hội tìm hiểu, thảo luận và góp ý kiến gì với lãnh đạo.

Trong bài khảo luận này, người viết đã tham khảo với các thân hữu và cố vấn của Viet Ecology Foundation cùng phân tích những điều khoản chiến lược trong bản TN Sanya và trình bày về những điểm chính sau đây:

Nguyên tắc hoạt động chính của tổ chức LMC

Theo TN Sanya nguyên tắc họat động cho LMC như sau: 

LMC will be based on the principles of consensus, equality, mutual consultation and coordination, voluntarism, common contribution and shared benefits, and respect for the United Nations Charter and international laws;

LMC sẽ dựa trên nhưng nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, tham vấn và điều hợp, tự nguyện, đóng góp và chia sẻ lợi ích chung, và tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và luật lệ Quốc tế;

Nhận xét

Những nguyên tắc hợp tác ghi trên đều có gía trị tốt đẹp nhưng TN Sanya không có cơ chế nào bảo đảm sẽ có thể có họat động bình đẳng như giữa Lào hay CB với TQ khi Lào nhận 300 triệu USD viện trợ, 7 tỉ USD tài trợ và CB nhận 2.8 tỉ USD viện trợ và và 9.17 tỉ USD tài trợ của TQ.

Hợp tác dựa vào nguyên tắc tự nguyện nghĩa là không ai bị ràng buộc vào một nghĩa vụ nào cả. Khả năng tự nguyện hợp tác giữa VN và TQ hay CB và VN rất xa vời thực tế vì họ đã có những xung đột quá khứ nặng nề còn quá gần nên chưa đủ thời gian để lắng dịu.   
Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật lệ quốc tế mà không viết rõ luật quốc tế nào thì thật là mơ hồ; nhất là chỉ có VN là đã thông qua Công ước 1997 của LHQ tại New York về nguồn nước, trong khi TQ và 4 nước kia vẫn đứng ngòai không bị sự ràng buộc nào vào bộ luật này như VN.

Tuy vậy, việc VN thông qua Công ước LHQ 1997 vào năm 2014 đã khiến nó có đủ số 35 chữ ký (để có hiệu lực) là một buớc đi chiến lược đúng đắn của VN rất đáng trân trọng.  

Điểm 10: Lancang Mekong Cooperation Center (Trung tâm Hợp tác Lancang-Mekong)

Enhance cooperation among LMC countries in sustainable water resources management and utilization through activities such as the establishment of a center in China for Lancang-Mekong water resources cooperation to serve as a platform for LMC countries to strengthen comprehensive cooperation in technical exchanges, capacity building, drought and flood management, data and information sharing, conducting joint research and analysis related to Lancang-Mekong river resources;

Tăng cường hợp tác giữa các nước LMC trong việc quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên nước qua những hoạt động như thành lập tại TQ một trung tâm hợp tác tài nguyên nước của Lancang-Mekong làm diễn đàn để thắt chặt sự hợp tác tòan diện về trao đổi kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, quản lý hạn lụt, chia sẻ thông tin và dữ liệu, nghiên cứu phân tích chung về tài nguyên sông Langcang Mekong;

Nhận xét

Rất khó có bình đẳng và tránh áp lực khi TQ chọn đặt bản doanh chung cho LCM trên lãnh thổ TQ để cùng quản lý và sử dụng các tài nguyên nước do TQ tài trợ phần lớn chi phí. Nếu TQ kiểm soát được các dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, phân tích và nhất là làm chủ nguồn tài chính, TQ sẽ nắm việc đúc kết và nắm cả quyền quyết định sau cùng về các dự án của tổ chức.

Trung tâm LMC này là bàn cờ chiến lược của LMC và mạng lưới giăng ra bẫy các nước nhỏ vốn thiếu thận trọng và kém chiến lược lao thân vào.

Xét từ kinh nghiệm quá khứ, TQ đã hứa là các đập Vân Nam sẽ không gây tác động trầm trọng nào xuống hạ lưu; ngược lại TQ sẽ giúp gỉam lụt và cứu hạn hạ lưu. Nhưng từ năm 1995, khi đập Mãn Loan họat động, TQ chưa hề giúp hạ lưu như thế một lần nào. Không những thế, khi Vùng Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Basin - LMB) lâm vào lụt hạn, TQ đã ngừng cung cấp thông tin cho hạ lưu về hoạt động của các đập Vân Nam của TQ. 

Mực Nước Thấp trong Mùa Khô tại Chiang Saen (Nguồn: MRC)

clip_image002

Gần đây, TQ đã có thể vô ý hay cố ý xả ít hẳn nước xuống hạ lưu suốt hai tháng rưỡi đầu mùa khô làm hạn hán trong tòan lưu vực Mekong càng thêm khốc liệt; phải chăng TQ đã ngầm cảnh cáo các nước hạ lưu là chuỗi đập Vân Nam trong tay TQ là vũ khí chiến lược sát hại môi sinh. Với các đập đó, TQ có khả năng giúp đỡ hạ lưu khi TQ muốn và có thể tấn công hạ lưu khi TQ cần. Sau khi có công hàm yêu cầu của TT VN trước thềm hội nghị thương đỉnh Sanya vừa, TQ lần đầu tiên, đã tỏ thiện chí tăng lưu lượng nước Cảnh Hồng xuống hạ lưu từ 20 tháng 3, 2016 đến 10 tháng tư, 2016. Nhưng thực tế lưu lượng ấy ghi nhận tại trạm quan trắc Chiang Saen của Mekong River Commission (MRC) vẫn thấp hơn so với cùng thời kỳ vào năm ngoái.

Báo cáo khoa học của MRC cho thấy các đập Vân Nam trữ lại trên 30 tỉ mét khối nước lưu vực Lancang hàng năm, hãm lại 77% phù sa trên thượng nguồn, Như vậy, TQ đã thay đổi nghiêm trọng hệ sinh thái hạ du, hủy họai mất 50% thủy sản Tonle Sap và châu thổ Mekong. Đó là những tác động xuyên biên giới vĩnh viễn và nghiêm trọng mà nay không thể đảo ngược lại được.   

Bây giờ, trước lời hứa qua LMC, TQ sẽ nâng cao cộng tác giữa các nước, chia sẻ thông tin và dữ kiện, đối phó lũ lụt hạn hán và cùng thực hiện nghiên cứu tài nguyên nước Lancang Mekong, lưu vực phải vô cùng dè dăt. TQ chưa bao giờ có kinh nghiệm phát triển bền vững nào trên lãnh thổ họ; TQ không phải là một đồng minh có lịch sử bang giao tốt. Tóm lại, TQ không phải là đối tác có thể tin cậy được dựa vào một Tuyên Ngôn xây trên sự tự nguyện.              

Điểm 14: Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) (Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu)

Support efficient operation of AIIB as members of AIIB and seek support from AIIB in addressing the financing gap in infrastructure development;

Hỗ trợ hiệu quả họat động của AIIB với tư cách thành viên của AIIB và xin AIIB hỗ trợ đối phó tình trạng thiếu hụt ngân sách cho việc phát triển cơ sở hạ tầng;

Nhận xét

Chỉ một điều khỏan này thôi, TQ đã không che dấu mục đích chính của họ dựng ra LMC là thâu tóm các dự án Mekong cho anh khổng lồ AIIB đầu tư vào. AIIB sẽ chiếm đoạt thị trường tòan lưu vưc. Tập họp các nước Mekong vào dưới trướng để TQ biến họ thành đàn cừu cho AIIB chăm sóc thoát ra khỏi ảnh hưởng và sự theo dõi của Âu Mỹ.

LMC là bình phong mỏng manh cho đại cường TQ thực hiện mưu đồ bá chủ kinh tế, tranh phần với các định chế tài chánh truyền thống quốc tế như Wolrd Bank, Asian Development Bank, Greater Mekong Sub-region, Japan International Cooperation Agency và European Bank for Reconstruction and Develpment. TQ rất dễ thành công với chiến lược này để tách khối Mekong theo phe họ. Các điều kiện căn bản phải tuân theo như nghiên cứu tác động chiến lược môi trường, tham vấn với xã hội dân sự, trong sáng (transparency), chống tham nhũng (anti corrupt), chịu trách nhiệm (accountability) và cạnh tranh (đấu thầu) của các định chế quốc tế là những rào cản nhậy cảm khó vượt qua cho các nhóm lợi ích và “bất tiện” cho các chế độ lãnh đạo thiếu dân chủ.

Nhìn rộng hơn, LMC là đối sách chính trị của TQ với Lower Mekong Intiative (Sáng kiến Hạ lưu Mekong) của Hoa Kỳ, và AIIB là đối sách của TQ với World Bank. LMC là phần cốt lõi trong đại kế hoạch Vành đai Kinh tế và Con ĐườngTơ lụa Thế kỷ 21, gọi tắt là “Một Vành Đai, Một Con Đường” (The Silk Economic Belt and The 21st-century Maritime Silk Road, or One Belt, One Road), một kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Kế hoạch này có hai nguồn tài trợ: 100 tỉ USD từ AIIB và 40 tỉ USD từ Silk Road Fund (SRF).

Hệ thống cơ sở hạ tầng do LMC dự trù là phần đầu rất quan trọng của kế hoạch Đông Nam Á – Nam Á, hay Nam-Nam (South-South) của The Silk Economic Belt. Hiện nay dự án tuyến đường sắt sang phía Tây qua Miến Điện đã bị hủy bỏ, xuống phía Nam đến TP HCM chưa thuận tiện với VN, nên TQ chỉ có thể dồn nỗ lực vào tuyến đường sắt xuống Thái Lan cho nên TQ đã ưu tiên trọng đãi Thái Lan là vì thế.     

Mekong đã rơi vào giũa cuộc chiến địa chính trị và kinh tế đầy thách đố giữa các đại cường. Phần lớn lợi lộc lãnh đạo và các nhóm lợi ích LMC sẽ chia nhau hưởng, tất cả thiệt hại, tranh chấp và rủi ro đều do dân cư lưu vực LMC phải hứng chịu.              

Điểm 15: Sustainable development, green and clean energy (Phát triển bền vững, năng lượng xanh và sạch)

Encourage sustainable and green development, enhance environmental protection and natural resources management; develop and utilize sustainably and efficiently clean energy sources, develop regional power market, and enhance exchange and transfer of clean energy technologies;

Khuyến khích phát triển xanh và bền vững, tăng cường bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng sạch một cách hiệu quả và bền vững, phát triển thị trường năng luợng cấp vùng, và gia tăng trao đổi và chuyển giao kỹ thuật năng lượng sạch;

Phân tích

Trên đây là những nhãn hiệu hợp thời và hiện đại LMC trưng ra để AIIB chào hàng. TQ đã đứng sau tài trợ và xây dựng Don Sahong núp bóng Mega First của Mã Lai nhưng TQ đã lộ diện hòan tòan. Các nghiên cứu tác động của Don Sahong (trừ do Lào chủ xướng) đều kết luận Don Sahong không hội đủ mà sẽ vi phạm các điều kiện kể trên. TQ còn đứng sau ba dự án khác LMB của Lào và 19 dự án phụ lưu khác không đạt mục đích trên.

Thái Lan cũng như thế, đầu tư vào mua điện của đập Cảnh Hồng của TQ; và đầu tư xây đập mua điện Xayaburi của Lào gây thiệt hại cho VN và CB vì không thể bảo vệ môi sinh khi khai thác triệt để thủy điện như thế được.

Trên thực tế, kỹ thuật điện năng từ mặt trời, gió và thủy triều mới có thể coi là xanh và sạch, thủy điện không sạch và hòan tòan không xanh, khi phải phá rừng nguyên sinh, ngăn chặn di ngư, gây tuyệt chủng các giống lòai hiếm quý, xáo trộn thủy văn và đảo lộn sinh thái cả lưu vực.

Tổng kết

Dự trữ ngoại hối của các nước Lancang-Mekong

clip_image003
Nguồn: http://money.cnn.com/2015/12/07/news/economy/china-foreign-exchange-reserves-shrinking/

Suốt từ 1995 đến nay, TQ từ chối không gia nhập Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission), không thông qua Công ước LHQ 1997. TQ tránh né mọi nghĩa vụ quốc tế để hoàn tất chuỗi đập thủy điện Vân Nam. Bây giờ đã xong, hoàn cảnh địa chính trị (geopolitic) và thủy chính trị (hydropolitic) đã khác hẳn, TQ đà tài trợ và bao che chính trị cho Lào ngang nhiên và đơn phương tiến hành xây dựng các đập trên sông Mekong trước phản đối của CB và VN. TQ không còn lo vướng bận với ràng buộc nào, dù là tự nguyện như đã ghi trong TN Sanya. CB và VN cũng không còn cơ hội phản kháng TQ trong một diễn đàn tổ chức quốc tế như LMC này được nữa. TQ đã nắm được vận hội mới, qua LMC, từ nay TQ lãnh đạo được cả lưu vực. Là cường quốc kinh tế lớn nhất ở thượng nguồn, TQ có 3.2 nghìn tỉ USD dự trữ (nhiều nhất thế giới) sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thế thượng phong với 14 lần nhiều dự trữ hơn dự trữ của tất cả năm nước hạ lưu gộp lại.

Thực tế, TN Sanya chỉ là bản tuyên ngôn hợp tác, giá trị pháp lý còn thấp hơn Tuyên ngôn Ứng xử (Declaration of Conduct) và càng không thể so với Điều lệ Ứng xử (Code of Conduct). TN Sanya vì thế không có đòi hỏi các thành viên bổn phận gì, không có giới hạn nào họ không được bước qua và không có điều khỏan nào để giải quyết khi có tranh chấp.

TQ sẽ dùng AIIB viện trợ, tài trợ, cho vay lãi nhẹ ràng buộc các nước nhỏ Mekong vào gánh công nợ và biến Lower Mekong thành chư hầu kinh tế của TQ. TQ sẽ xuống hạ lưu xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất cảng kỹ thuật và máy móc và mang hàng hóa Made in China lan tràn lưu vưc. TQ sẽ xuất cảng luôn cả chính sách kinh tế vốn không bền vững của họ xuống gây tai hại môi sinh khắp hạ lưu.

Đề nghị

Tổ chức LMC cần xây dựng như một Hiệp ước quốc tế, một Lancang Mekong Treaty cho các nước LMC long trọng ký kết theo đúng Vienna Convention on the Law of Treaties (1969) củA LHQ. Lancang Mekong Treaty (LMT) phải theo sát mô hình Công ước 1997 (The 1997 United Nations Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses) như người viết đã trình bày trên Viet Ecology Foundation từ năm 2011, LMT đã cần từ lúc đó vì Hiệp đinh 1995 của MRC và tổ chức MRC thiếu chặt chẽ đưa LMC đi vào bế tắc nên LMC cần một hiệp ước thay thế.

Công ước 1997 là kết quả chắt lọc từ 400 hiệp ước quốc tế (kể cả Công ước Helsinki 1996) và đã hoàn chỉnh sau 30 năm khảo cứu rất công phu. Công ước 1997 bảo vệ quyền sống cho các nước hạ du không dựa vào “nguyên tắc tự nguyện” mà dựa vào nguyên tắc “không gây tác động xấu nghiêm trọng cho nước khác” và “sử dụng nứơc hợp lý và công bằng”. Chỉ sau khi có một Hiệp ước quốc tế như thế, tổ chức LMC mới có cơ sở để duyệt xét và thẩm định các dự án cơ sở hạ tầng trước khi các nước Mekong tham gia ký kết.

TN Sanya đã lập ra hàng chục các dự án thu gặt sớm có tài trợ hàng tỉ USD là quá ngây thơ và vội vàng. Khi tranh chấp xảy ra, nguyên tắc tự nguyện không giải quyết đươc mà nước nhỏ sẽ gánh chịu thiệt thòi vì không có luật quốc tế và hiệp ước quốc tế bảo vệ họ.         

Appendix

Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting
--For a Community of Shared Future of Peace and Prosperity among Lancang-Mekong Countries
2016/03/23

We, the Heads of State/Government of the Kingdom of Cambodia, the People's Republic of China, Lao People's Democratic Republic, the Republic of the Union of Myanmar, the Kingdom of Thailand, and the Socialist Republic of Viet Nam, on the occasion of the First Lancang Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting in Sanya, China on 23 March 2016;

Recognizing that our six countries are linked by mountains and rivers, share cultural similarities and enjoy good neighborliness and strong friendship, and that our security and development interests are closely inter-connected;

Noting with pleasure that our six countries enjoy deepening political trust and sound cooperation through establishment of bilateral comprehensive strategic partnerships, and multilateral coordination in regional and international frameworks in boosting peace, stability and development of the region and the world at large;

Acknowledging that our six countries, all located in the Lancang-Mekong area, face common tasks of developing the economy and improving people's living standards while, at the same time, face common challenges such as the increasing downward trend of the global and regional economy and non-traditional security threats such as terrorism, natural disasters, climate change, environmental problems, and pandemics;

Recalling that, H.E. Li Keqiang, Premier of the State Council of the People's Republic of China, proposed the establishment of the Lancang-Mekong Cooperation Framework at the 17th China – ASEAN Summit, echoing Thailand's initiative on sustainable development of the Lancang–Mekong Sub-region;

Affirming the shared vision of the six member countries that the LMC would contribute to the economic and social development of sub-regional countries, enhance well-being of our people, narrow the development gap among regional countries and support ASEAN Community building as well as promoting the implementation of the UN 2030 Agenda for Sustainable Development and advancing South - South cooperation;

Welcoming the successful convening of the First LMC Foreign Ministers' Meeting on 12 November 2015 in Jinghong, Yunnan Province, China, which issued the Concept Paper on the Framework of the Lancang-Mekong Cooperation and the Joint Press Communique of the First Lancang-Mekong Cooperation Foreign Ministers' Meeting;

Reaffirming our commitment to peace, stability, sustainable development and prosperity of the sub-region and our resolve to strengthen mutual trust and understanding and join forces in addressing economic, social and environmental challenges faced by the sub-region to realize its enormous potentials for development;

Stressing that LMC shall follow the spirit of openness and inclusiveness, tally with the priority areas of ASEAN Community building and ASEAN – China cooperation, and complement and develop in synergy with existing sub-regional cooperation mechanisms;

Further Stressing that LMC will be based on the principles of consensus, equality, mutual consultation and coordination, voluntarism, common contribution and shared benefits, and respect for the United Nations Charter and international laws;

Sharing the view that LMC will be conducted within a framework featuring leaders' guidance, all-round cooperation and broad participation, and follow a government-guided, multiple-participation, and project-oriented model and that the LMC is aimed at building a community of shared future of peace and prosperity and establishing the LMC as an example of a new type of international relations, featuring win–win cooperation;

Agreeing that LMC practical cooperation will be carried out through the three cooperation pillars, namely (1) political and security issues, (2) economic and sustainable development, and (3) social, cultural and people -to-people exchanges;

Endorsing the view that practical cooperation will start with five key priority areas during the initial stage of the LMC, namely connectivity, production capacity, cross-border economic cooperation, water resources, agriculture and poverty reduction, as agreed upon at the First LMC Foreign Ministers' Meeting;

Hereby agree to take the following measures:

1. Promote high-level exchanges, dialogue and cooperation to enhance trust and understanding in the sub-region with a view to strengthening sustainable security;

2. Encourage parliaments, government officials, defense and law enforcement personnel, political parties and civil societies to enhance exchanges and cooperation and increase mutual trust and understanding. Support activities such as LMC policy dialogue and officials' exchange programs;

3. Deepen law enforcement and security cooperation through information exchange, capacity building and coordination of joint operations, in accordance with rules, regulations and procedures of each member country; support the establishment of a law enforcement cooperation institution to facilitate such cooperation;

4. Enhance cooperation against non–traditional security threats, including terrorism, transnational crimes, and natural disasters; promote cooperation in addressing climate change impacts, humanitarian assistance, ensuring food, water and energy security;

5. Advance the China–ASEAN strategic partnership, and strengthen cooperation under the framework of ASEAN+3, East Asia Summit, ASEAN Regional Forum and other regional cooperation mechanisms;

6. Encourage synergy between China's Belt and Road initiative and LMC activities and projects, as well as relevant development programs of the Mekong countries, including the Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC);

7. Step up both hardware and software connectivity among the LMC countries. Improve the Lancang-Mekong rivers, roads and railways network, push forward key infrastructure projects to build a comprehensive connectivity network of highway, railway, waterway, ports and air linkages in the Lancang-Mekong region; expedite the construction of network of power grids, telecommunication and the Internet; implement trade facilitation measures, promote trade and investment and facilitate business travel;

8. Expand production capacity cooperation in areas such as engineering, production of the building materials, supporting industries, machinery and equipment, power, renewable energy to build a sub-regional comprehensive industrial link in a joint endeavor to tackle challenges faced by members' economies, as reflected in the Joint Statement on Production Capacity Cooperation among Lancang-Mekong Countries adopted at this Meeting;

9. Support enhanced economic and technological cooperation and the development of economic zones in border areas, industrial zones and sci-tech parks;

10. Enhance cooperation among LMC countries in sustainable water resources management and utilization through activities such as the establishment of a center in China for Lancang-Mekong water resources cooperation to serve as a platform for LMC countries to strengthen comprehensive cooperation in technical exchanges, capacity building, drought and flood management, data and information sharing, conducting joint research and analysis related to Lancang-Mekong river resources;

11. Carry out technical exchanges and capacity building cooperation in agriculture, establish more agricultural technology centers and high-quality, high-yield demonstration stations (bases) in Mekong countries, strengthen cooperation in fishery and animal husbandry, and food security and elevate the level of agricultural development;

12. Implement the "Cooperation Initiative on Poverty Reduction in East Asia", establish poverty reduction model bases in the Mekong countries, enhance experience sharing and implement relevant projects;

13. Emphasize the importance of a stable financial market and sound financial structure to the development of real economy; support efforts to enhance capacity for and coordination on financial supervision and regulations; continue studies and exchange experiences in order to facilitate the use of bilateral currency swap, local currency settlement and cooperation among financial institutions;

14. Support efficient operation of AIIB as members of AIIB and seek support from AIIB in addressing the financing gap in infrastructure development;

15. Encourage sustainable and green development, enhance environmental protection and natural resources management; develop and utilize sustainably and efficiently clean energy sources, develop regional power market, and enhance exchange and transfer of clean energy technologies;

16. Work together to push forward the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) negotiations and look forward to the conclusion of the negotiations in 2016, and promote trade and investment facilitation in East Asia;

17. Strengthen cultural exchanges among member countries, support exchanges and cooperation among cultural organizations and artists, explore the possibility of building a Lancang-Mekong cultural exchange platform, give full play to the role of cultural centers set up by governments and carry out various forms of cultural exchanges;

18. Advance cooperation and experience sharing in science and technology; deepen cooperation in human resource development, educational policy and professional training, exchanges among educational authorities, universities and colleges;

19. Expand cooperation in public health, particularly the areas of epidemic monitoring, joint prevention and control, technology and equipment, and personnel training, work for the establishment of a Lancang-Mekong tropical disease monitoring and early warning platform. Promote cooperation in traditional medicine;

20. Increase tourism exchanges and cooperation, improve tourism environment, enhance regional tourism facilitation, and strive to establish a Lancang-Mekong tourist cities cooperation alliance;

21. Encourage exchanges among the mass media, think tanks, women and youth, build a think tank network and media forum of the six countries, and continue to carry out Lancang-Mekong youth exchange events;

22. Hold LMC Leaders' Meeting once every two years, and ad hoc or informal leaders meetings as needed, to map out strategic planning for long-term LMC development; hold LMC Foreign Ministers' Meeting once a year to conduct policy planning and coordination for cooperation; hold senior diplomatic officials' meetings and working group meetings as necessary to discuss cooperation in specific fields; improve LMC institutional building in accordance with future cooperation needs;

23. Welcome China's commitment to establish a LMC Fund, provide concessional loans and special loans, and provide 18,000 person-year scholarships and 5,000 training opportunities to candidates from Mekong countries in the next 3 years to support closer cooperation among Lancang-Mekong countries;

24. Endorse the joint list of "early harvest" projects, and look forward to their early implementation for the benefits of all member countries. Joint working groups shall be established by the line agencies of member countries to develop and implement LMC projects;

25. Strengthen cooperation in personnel training in various fields to improve capacity building of the Lancang-Mekong countries, and provide intellectual support to the long-term development of LMC;

26. Encourage closer exchanges among government agencies, local provinces and districts, business associations and non-governmental organizations of our six countries to discuss and carry out relevant cooperation.

Bottom of Form

Views: 37

Items with the same category

  1. Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Langcang Mekong<br>Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực - 4/18/2016
  2. Drowning in generosity - 4/17/2016
  3. BÌNH LUẬN Ý KIẾN CỦA GS VÕ TÒNG XUÂN - 3/27/2016
  4. VEF Letter to US Ambassador to Vietnam Mekong SOS - 3/26/2016
  5. Những cánh đồng hấp hối vì hạn, mặn - 3/20/2016
  6. THANH GƯƠM DAMOCLES TREO LƠ LỬNG TRÊN ĐẦU CHÚNG TA - 3/19/2016
  7. Damming the Mekong - the myth of 'sustainable hydropower' - 3/13/2016
  8. Báo cáo nghiên cứu tác động của việc phát triển thuỷ điện đến kinh tế, môi trường và xã hội ở hạ lưu sông Mê Kông - 1/30/2016
  9. Working Paper on Economic, Environmental and Social Impacts of Hydropower Development in the Lower Mekong Basin - 1/30/2016
  10. Thông Điệp Đầu Năm 2016 - 1/16/2016
  11. THE TONLE SAP LAKE WITH LOW PERFUSION THE MEKONG DELTA WITH AN EXCRUCIATING CHEST PAIN - 12/18/2015
  12. Người nông dân với Cửu Long cạn dòng - 11/28/2015
  13. Mekong Delta Study Review - 11/22/2015
  14. Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Lào với Cam Bốt và Việt Nam về các đập thủy điện trên sông Mekong - 11/21/2015
  15. THOI THÓP TRÁI TIM BIỂN HỒ MIỀN TÂY ĐAU THẮT NGỰC - 11/7/2015
  16. THIS YEAR 2015 THE HIGH WATER SEASON DID NOT COME - 10/25/2015
  17. NĂM NAY 2015 KHÔNG CÓ MÙA NƯỚC NỔI - 10/25/2015
  18. THE DON SAHONG DAM UNMISTAKABLE FINGERPRINTS FROM CHINA - 10/25/2015
  19. ĐẬP THUỶ ĐIỆN DON SAHONG IN ĐẬM DẤU TAY TRUNG QUỐC - 10/4/2015
  20. Death of the Mekong, River of Buddhism - 6/21/2015
  21. Cái Chết Của Mekong, Dòng Sông Phật Giáo - 6/21/2015
  22. TRÊN BÀN CỜ MEKONG NHỮNG CON ĐẬP THUỶ ĐIỆN VÀ TỴ NẠN MÔI SINH - 5/31/2015
  23. THE TWO POLES OF DESTRUCTION FROM NUOZHADU TO DON SAHONG THE MEKONG IN THE CLAWS OF DEATH - 10/25/2014
  24. HAI CỰC CỦA SỰ HUỶ HOẠI <br> TỪ NUOZHADU TỚI DON SAHONG<br> SÔNG MEKONG TRƯỚC NGUY CƠ - 9/17/2014
  25. UP TO DATE 2014<br> THE MAINSTREAM DAMS ON THE MEKONG - 8/23/2014
  26. THÔNG TIN 2014 <br> NHỮNG CON ĐẬP DÒNG CHÍNH SÔNG MEKONG - 8/17/2014
  27. Lào chịu ‘‘tham vấn trước’’ Don Sahong: Thực hư và cơ hội - 7/12/2014
  28. The Collapsing 1995 Mekong River Agreement<br> MRC CEO, Hans Guttman should resign - 4/9/2014
  29. Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế ra Tuyên bố TPHCM - 4/8/2014
  30. Hiệp Định Mekong 1995 đang tan vỡ <br> MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức - 4/8/2014
  31. Hội Nghị Thượng Đỉnh Mekong 2 là một thất bại. - 4/8/2014
  32. Hiệp định sông Mekong 'đang tan vỡ'? - 4/6/2014
  33. Sự đe dọa của đập Don Sahong ở Lào - 12/10/2013
  34. Lũ miền Trung, vì sao nên nỗi ? - 12/9/2013
  35. Đi tìm giải pháp phát triển hài hòa và công bằng cho hạ lưu sông Mê Kông - 11/9/2013
  36. XAYABURI – ONE YEAR LATER:<br> DON SAHONG – THE SECOND MAIN STREAM DAM IN LAOS - 11/6/2013
  37. XAYABURI MỘT NĂM SAU: <br> DON SAHONG CON ĐẬP DÒNG CHÍNH <br> THỨ HAI CỦA LÀO - 10/27/2013
  38. LAOS PDR BREAKS GROUND <br> FOR XAYABURI DAM <br> A TRAGIC DAY FOR THE MEKONG RIVER <br> AND MEKONG DELTA - 12/3/2012
  39. LỄ ĐỘNG THỔ ĐẬP XAYABURI<br> MỘT NGÀY ẢM ĐẠM <br> TRÊN SÔNG MEKONG VÀ ĐBSCL - 11/20/2012
  40. THE LOWER MEKONG INITIATIVE 2020 AND A MEKONG INSTITUTE IN LAOS PDR - 9/11/2012
  41. SÁNG KIẾN HẠ LƯU MEKONG 2020 VÀ MỘT HỌC VIỆN MEKONG TRÊN ĐẤT LÀO - 8/17/2012
  42. THE MEKONG BASIN A CHALLENGING NEIGHBORHOOD FOR THE U.S - 4/22/2012
  43. LƯU VỰC SÔNG MEKONG<br> ĐỊA BÀN THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ - 4/13/2012
  44. Hỡi anh đi đường cái quan - 4/1/2012
  45. DIKE BUILDING AND AGRICULTURAL TRANSFORMATION IN THE MEKONG DELTA, VIETNAM: DILEMMAS IN WATER MANAGEMENT - 3/20/2012
  46. Mekong Sea Dike Concept Paper - 3/17/2012
  47. THE WORLD WATER DAY 2012<br> AND THE FOOD SECURITY IN THE MEKONG BASIN - 3/3/2012
  48. NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2012<br> VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC LƯU VỰC SÔNG MEKONG - 2/26/2012
  49. THE MEKONG RIVER AT RISK 2012 <br> WITH THE “SPIRIT OF THE MEKONG” <br> WE WILL TOGETHER DEVELOP THE BASIN - 2/18/2012
  50. SÔNG MEKONG TRƯỚC NGUY CƠ 2012 VỚI “TINH THẦN MEKONG” LƯU VỰC CHÚNG TA CÙNG PHÁT TRIỂN - 1/28/2012
  51. The Siem Reap Meeting <br> A Fragile Agreement [12-08-2011] <br> for the Free Flowing of the Mekong’s Mainstream - 1/3/2012
  52. Hội Nghị Siem Reap <br> Một Thỏa Hiệp Mong Manh [08-12-2011] <br> Cho Dòng Chính Mekong Không Nghẽn Mạch - 12/29/2011
  53. XAYABURI: THE FIRST DOMINO IN THE SERIES OF MAINSTREAM DAMS IN THE LOWER MEKONG BASIN - 11/30/2011
  54. Dự án xây đập thủy điện Don Sahong (Nam Lào) và ảnh hưởng môi trường - 11/24/2011
  55. XAYABURI: CON CỜ DOMINO<br> TRONG CHUỖI ĐẬP MEKONG HẠ LƯU - 11/22/2011
  56. A NEW DAWN ON THE IRRAWADDY: <br> From the Myitsone Dam to the Series of Dams on the Mekong - 11/21/2011
  57. NGÀY MỚI TRÊN SÔNG IRRAWADDY<br>Từ Con Đập Myitsone Tới Chuỗi Đập Sông Mekong - 10/30/2011
  58. FROM THE MULTI-PURPOSE SEA DYKE TO THE FRESH WATER RESERVOIRS IN THE MEKONG DELTA - 7/17/2011
  59. TỪ CON ĐÊ BIỂN ĐA DỤNG NGĂN MẶN TỚI CÁC HỒ CHỨA NƯỚC NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 6/28/2011
  60. A SUMMARY THE MULTI-PURPOSE SEA DYKE - THE MEKONG DELTA <br>A POSSE AD ESSE – FROM POSSIBILITY TO REALIZATION - 5/28/2011
  61. MEKONG-CỬU LONG 2011NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI [2]<br> PHÁC THẢO DỰ ÁNĐÊ BIỂN ĐA DỤNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br> A POSSE AD ESSE / TỪ KHẢ NĂNG TỚI HIỆN THỰC - 5/8/2011
  62. ĐẤT NƯỚC TA LIỀN MỘT DẢI<br> MỤC NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MAU - 4/17/2011
  63. MEKONG – THE OCCLUDING RIVER - 3/19/2011
  64. Lancang-Mekong Initiative<br> A foundation for the long term cooperation and prosperity for China and ASEAN - 2/24/2011
  65. MEKONG – CỬU LONG 2011<br> A LOOK FORWARD <br> INTO THE NEXT HALF CENTURY - 2/19/2011
  66. Global Ecology And the “Made in China” Dams - 1/30/2011
  67. MEKONG-CỬU LONG 2011<br> NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI - 1/30/2011
  68. Thực trạng bi đát của Lưu Vực sông Mekong<br> Phải cứu sông Cửu Long bằng<br> Sáng kiến Lancang-Mekong - 1/30/2011
  69. PRIME MINISTER HUN SEN AND THE WORST ECOLOGICAL DISASTER WHEN “THE HEART OF THE TONLE SAP” CEASES TO BEAT - 1/15/2011
  70. THE MEKONG AND MISSISSIPPI SISTER-RIVER PARTNERSHIP Similarities and Differences - 1/15/2011
  71. THỦ TƯỚNG HUN SEN VỚI THẢM HỌA MÔI SINH LỚN NHẤT KHI “TRÁI TIM BIỂN HỒ” NGƯNG ĐẬP - 12/5/2010
  72. THỦY ĐIỆN VÀ VẤN ĐỀ LŨ LỤT Ở VIỆT NAM - 11/16/2010
  73. MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH - 11/7/2010
  74. SINH CẢNH TOÀN CẦU VÀ NHỮNG CON ĐẬP “MADE IN CHINA” - 6/30/2010
  75. Vị trí Bạch Long Vĩ trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp Định Việt-Trung Năm 2000 và Google Earth - 4/19/2010
  76. Khai thác thủy điện Lan Thương giang - Những hứa hẹn của Trung Quốc và quan điểm hạ nguồn - 4/17/2010
  77. HAI DÒNG SÔNG KẾT NGHĨA MEKONG – MISSISSIPPI NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT - 12/4/2009
  78. A Vương – Nỗi Sầu Xứ Quảng Cứu lụt năm nay đừng quên tránh lụt năm sau - 11/6/2009
  79. Học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc lên tiếng về độ an toàn của các đập nước trong vùng địa chấn Tây Nam Trung Quốc, kể cả Lan Thương (Mekong) - 10/10/2009
  80. NHỮNG CON ĐẬP LAN THƯƠNG* TRÊN VÙNG ĐỘNG ĐẤT VÂN NAM - 10/10/2009
  81. PHÁ GHỀNH THÁC/ MỞ RỘNG LÒNG SÔNG/ HỦY HOẠI SINH CẢNH: NGUỒN CÁ SÔNG MEKONG ĐANG CHẾT DẦN - 9/23/2009
  82. CALL FOR HYDROPOWER DAM SAFETY REASSESSMENT - 9/21/2009
  83. Mekong Trên Đường Suy Thoái - 8/28/2009
  84. MEKONG 2009<br> DÒNG SÔNG CÂM NÍN<br> MỘT TRUNG QUỐC ĐI SAU VỀ TRƯỚC - 8/2/2009
  85. MÙA XUÂN VÀ CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG - 2/4/2006
  86. Khí hậu và hiện tượng El Nino - 7/18/2005
  87. Lâm Ấp, Champa và di sản - 7/18/2005
  88. Mekong Dòng Sông Tranh Chấp - 7/18/2005

Items with the same author

  1. Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Langcang Mekong<br>Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực - 4/18/2016
  2. VEF Letter to US Ambassador to Vietnam Mekong SOS - 3/26/2016
  3. Mekong Delta Study Review - 11/22/2015
  4. Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Lào với Cam Bốt và Việt Nam về các đập thủy điện trên sông Mekong - 11/21/2015
  5. The Collapsing 1995 Mekong River Agreement<br> MRC CEO, Hans Guttman should resign - 4/9/2014
  6. Hiệp Định Mekong 1995 đang tan vỡ <br> MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức - 4/8/2014
  7. Hội Nghị Thượng Đỉnh Mekong 2 là một thất bại. - 4/8/2014
  8. Mekong Sea Dike Concept Paper - 3/17/2012
  9. ĐÊ BIỂN CHỐNG MẶN<br> ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 5/8/2011
  10. Lancang-Mekong Initiative<br> A foundation for the long term cooperation and prosperity for China and ASEAN - 2/24/2011
  11. Thực trạng bi đát của Lưu Vực sông Mekong<br> Phải cứu sông Cửu Long bằng<br> Sáng kiến Lancang-Mekong - 1/30/2011
  12. Vị trí Bạch Long Vĩ trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp Định Việt-Trung Năm 2000 và Google Earth - 4/19/2010
  13. Khai thác thủy điện Lan Thương giang - Những hứa hẹn của Trung Quốc và quan điểm hạ nguồn - 4/17/2010
  14. A Vương – Nỗi Sầu Xứ Quảng Cứu lụt năm nay đừng quên tránh lụt năm sau - 11/6/2009
  15. Học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc lên tiếng về độ an toàn của các đập nước trong vùng địa chấn Tây Nam Trung Quốc, kể cả Lan Thương (Mekong) - 10/10/2009
  16. CALL FOR HYDROPOWER DAM SAFETY REASSESSMENT - 9/21/2009
  17. Mekong Trên Đường Suy Thoái - 8/28/2009
  18. Từ Đồng Bằng Sông Cửu Long đến Châu Thổ Nam California - 6/23/2007
  19. Hiểm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi sinh của đất nước - 7/23/2005
  20. Mekong Dòng Sông Tranh Chấp - 7/18/2005

Nguồn: http://vietecology.org/Article.aspx/Article/139

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn