Bộ Văn hoá "chối tội, cãi cùn" khi phủ nhận phim TQ liên quan đến Biển Đông?


  • Cục Điện ảnh không chỉ vô trách nhiệm mà còn đang tiếp tay cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi pháp.
  • Chính phủ Việt Nam cần có quyết định cụ thể xử lý và thể hiện rõ quan điểm về chuyện Cục Điện ảnh cấp phép cho phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc, trong phim có nội dung cổ vũ cho việc thực hiện âm mưu chiếm trọn Biển Đông.
  • Trong khi Cục Điện ảnh cố ngụy biện cho cái sai của mình thì ngày 28-2 một bài viết về bộ phim này trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho thấy Điệp vụ Biển Đỏ nằm trong chiến lược tuyên truyền yêu sách chủ quyền vô lý và đi ngược luật pháp quốc tế của họ.
  • Bài viết có đoạn giải thích “ẩn ý” như sau: “Ở cuối phim còn xuất hiện tàu nước ngoài chưa được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc đã xâm phạm khu vực đảo san hô thuộc quần đảo Nam Sa Trung Quốc, đã bị tàu tuần tiễu hải quân Trung Quốc lập tức mời đi khỏi”.
  • Điệp vụ Biển Đỏ được cấp phép công chiếu ở Việt Nam tạo điều kiện cho Trung Quốc tuyên truyền yêu sách của họ là đúng đắn, Việt Nam cũng thừa nhận.
  • Cần nhớ rằng, Tòa trọng tài quốc tế đã phán quyết yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là vô giá trị, không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nằm trong đường yêu sách phi lý này. Do đó, không thể phát sinh cái gọi là "chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông" ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).
  • Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế cho thấy cộng đồng thế giới đang lên án yêu sách sai trái này, muốn nhân dân Trung Quốc hiểu rõ đâu là lẽ phải, đâu là vi phạm luật pháp quốc tế.
  • Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về yêu sách phi lý này của Trung Quốc trên Biển Đông, càng phải đặc biệt thận trọng và chặt chẽ trong những chuyện có liên quan.
Huu Nguyen

https://www.facebook.com/huunguyenddk/posts/2076964355652023

          Một cảnh trong phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc gây tranh cãi ở Việt Nam vì nói đến Biển Đông

            Bộ Văn hóa của Việt Nam vừa ra thông cáo khẳng định một phim Trung Quốc mới dừng chiếu không liên quan đến vấn đề chủ quyền, biển đảo. Một cựu thanh tra của bộ nhận xét với VOA rằng thông cáo đó là “cãi cùn, chối tội”


            Thông cáo chiều 26/3 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói “không có căn cứ” để kết luận phim Điệp vụ Biển Đỏ “có vấn đề” về nội dung, tư tưởng.

            Theo tường thuật trên nhiều trang tin Việt Nam hồi cuối tuần qua, cuối bộ phim có một cảnh ngắn chiếu hình ảnh một vùng biển được gọi là South China Sea (thường được Việt Nam dịch là Biển Đông), ở đó các tàu chấp pháp Trung Quốc bao vây một con tàu không rõ quốc tịch. Tàu Trung Quốc dùng loa thông báo rằng nơi đó là hải phận của Trung Quốc và yêu cầu con tàu kia phải lập tức rút khỏi vùng biển.

            Các báo cho rằng đoạn phim hoàn toàn “lạc lõng”, “dư thừa”, “không liên quan” tới nội dung chính trong hơn 130 phút đầu.

            Tin tức về đoạn phim gây tranh cãi loan đi trên truyền thông Việt Nam đã dẫn đến nhiều lời bình luận tiêu cực hay chỉ trích bộ phim xuất hiện trên mạng xã hội trong suốt hai ngày cuối tuần.

            Ngày 24/3, hãng CGV sở hữu các rạp lớn ở Việt Nam nói họ chấm dứt chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ “vì không có khán giả” sau khi đã chiếu được 10 ngày.
            Trong thông cáo mới đây, Bộ VH-TT-DL khẳng định Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện, trong đó có cả lãnh đạo cấp vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, đã thẩm định phim “đúng quy trình hiện hành”.
            Đây gọi là việc lấp liếm, cãi cùn, chối tội. Cái việc bây giờ là đã rồi thì tìm mọi cách để không bị kỷ luật. [Ở] Việt Nam quan chức có bao giờ nhận lỗi dễ dàng đâu. Theo tôi là phải nhận khuyết điểm, phải nhận thiếu sót. Cấp trên thì phải có hình thức kỷ luật”.
            Ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn hóa
            Về đoạn phim gây xôn xao dư luận, bộ nói “Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo".

            Trước đó, sáng 26/3, trong một phát biểu với báo chí, bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh thuộc bộ, nói việc nhiều người cho rằng phim có cảnh thể hiện Biển Đông thuộc Trung Quốc là “hoàn toàn suy diễn”. Theo bà Dung, người cũng là ủy viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện, cảnh như vậy “không có trong phim”.

            Ông Phạm Viết Đào, người từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và từng là thanh tra ở bộ, không đồng tình với các lập luận của bộ. Ông nêu quan điểm với VOA:

            Đây gọi là việc lấp liếm, cãi cùn, chối tội. Cái việc bây giờ là đã rồi thì tìm mọi cách để không bị kỷ luật. [Ở] Việt Nam quan chức có bao giờ nhận lỗi dễ dàng đâu. Theo tôi là phải nhận khuyết điểm, phải nhận thiếu sót. Cấp trên thì phải có hình thức kỷ luật”.

            Nhà văn Phạm Viết Đào, cũng là một cựu tù nhân lương tâm vì đã đăng các bài công kích chính quyền, khẳng định việc để lọt bộ phim Trung Quốc có đoạn gây tranh cãi nói lên “sự tắc trách” và “thiếu nhạy cảm chính trị” của nhiều quan chức thuộc Bộ Văn hóa lẫn Ban Tuyên giáo.

            Ông Đào cũng đưa ra chất vấn vì sao chính quyền hăm dọa, thậm chí bỏ tù một số nhà hoạt động chỉ vì họ nói ra vấn đề chủ quyền, biển đảo, trong khi lại để lọt cả một bộ phim của Trung Quốc có thông tin “nhạy cảm” về chủ đề này.

            Phim Điệp vụ Biển Đỏ dựa trên một sự kiện có thật xảy ra năm 2015, khi quân đội Trung Quốc sơ tán gần 600 công dân nước họ và hơn 200 người nước ngoài ra khỏi Yemen do nội chiến ở quốc gia đó.

            Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện của Việt Nam đã xem phim hồi đầu tháng này và cấp phép hôm 15/3 với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi do trong phim có nhiều cảnh bạo lực. Bộ phim được công chiếu hôm 16/3.

            Sáng lập:

            Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

            Điều hành:

            Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

            Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

            boxitvn.online

            boxitvn.blogspot.com

            FB Bauxite Việt Nam


            Bài đã đăng

            Được tạo bởi Blogger.

            Nhãn