Chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên có còn không sau Thượng đỉnh Trump - Kim?

Nguyễn Hữu Đổng

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần phải trả lời câu hỏi: chiến tranh là gì?

Khái niệm (hiện tượng) chiến tranh được nhìn nhận ở 3 vấn đề cốt lõi sau: bản chất, tính chất và thực chất.

Bản chất của chiến tranh là nói về những kẻ cầm quyền của quốc gia, dân tộc này bắt dân chúng sử dụng bạo lực, như “gươm, súng, đạn” (vật chất) đối với quốc gia, dân tộc khác, mà bạo lực mạnh nhất hiện nay đã, đang tồn tại là hạt nhân nguyên tử.

Tính chất của chiến tranh là nói về những kẻ cầm quyền của quốc gia, dân tộc này bắt dân chúng sử dụng quyền lực, như “ý thức hệ” (phi vật chất) đối với quốc gia, dân tộc khác, mà quyền lực mạnh nhất hiện nay đã, đang tồn tại là ý thức (quan điểm) độc tài.

Thực chất của chiến tranh là nói về những người cầm quyền của quốc gia, dân tộc này khuyên dân chúng sử dụng uy tín, như “pháp lý và truyền thông” (thực chất) đối với quốc gia, dân tộc khác, mà uy tín mạnh nhất hiện nay đã, đang và sẽ tồn tại là quan điểm dân chủ pháp quyền.

Bản chất của chiến tranh là nói tới hiện tượng có thật của chiến tranh; tính chất của chiến tranh là nói tới hiện tượng chiến tranh không thật; còn thực chất của chiến tranh là nói tới hiện tượng không có chiến tranh.

Điều đó có nghĩa, thời đại sẽ không còn chiến tranh là đang đến với các cộng đồng người (quốc gia), nếu mỗi người đều hiểu biết và đấu tranh cho dân chủ pháp quyền.

Dân chủ pháp quyền tương tự như một con đường dài vô tận đi tới chân lý vĩnh hằng mà cộng đồng người mong ước; trong đó, dân chủ được coi là lề trái và lề phải, còn pháp quyền là khoảng không gian cân bằng ở giữa đường.

Chân lý vĩnh hằng chính là sự sống tồn tại của mỗi cá nhân, cộng đồng các quốc gia, dân tộc trong trái đất này đều được bảo đảm tự do, độc lập, hạnh phúc thật sự.

Do đó, Hội nghị Thượng đỉnh Trump - Kim mới chỉ là bước đầu của chiến tranh hạt nhân nguyên tử ở Triều Tiên tạm thời được ngăn chặn. Sau đó là sự tiếp diễn cuộc chiến tranh ý thức hệ, tức chiến tranh giữa những kẻ thiếu văn hóa cầm quyền có tư tưởng bạo lực độc tài và những người có văn hóa cầm quyền có tư tưởng dân chủ pháp quyền.

Sự chiến thắng của cuộc chiến tranh này thuộc về ai? Bắc hay Nam Triều Tiên? Chính nghĩa, chân lý sẽ trả lời điều đó.

Tức là, sau Thượng đỉnh Trump - Kim, chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên vẫn tiếp diễn, có điều là ở mặt trận khác. Đã là chiến tranh thì phải có kẻ thắng, người thua. Người thắng sẽ thuộc về chính nghĩa, tức dân chủ pháp quyền.

Tác giả bài viết này chỉ mong rằng, mỗi con người, cộng đồng người trong trái đất này hãy gạt bỏ ý nghĩ hẹp hòi về hiện tượng chỉ có “thắng” mà không có “thua”, cũng như gạt bỏ sự tranh cãi về con số “2”, như “con gà” hay “quả trứng” có trước, vật chất hay ý thức có trước mà các nhà triết học duy vật, duy tâm nêu ra. Bởi vì trong vũ trụ này, mọi sự vật, hiện tượng đều được khởi đầu từ con số “3” kì diệu, tức là giữa thắng và thua là có “hòa” với tỉ số “không (0) bằng (0) không (0)” (0=0) hay 1=3, 2=5, 3=7, 4=9,… thật sự, với điều kiện trong các trận đấu bóng hiện diện ông trọng tài có “tài”, “đức” và “tâm” (không thiên vị) cũng thật sự.

N.H.Đ

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn