Bỗng nhớ người bạn ở Praha (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 47)

Tương Lai

Một lần đi thăm lại những người bạn ở các nước Đông Âu để có dịp nhận ra cảnh cũ người xưa sau ba thập kỷ giờ ra sao, là một mong mỏi có vẻ “lãng mạn” trong tôi về chuyến viếng thăm dối già e khó thực hiện được rồi đây. Nhớ lại chuyến đi với anh bạn thân ở Đan Mạch đến bốn nước Bắc Âu nhân một hội thảo khoa học ở Thụy Điển rồi tiện thể lái ô tô đi thăm thêm Na Uy, Phần Lan rồi trở về Đan Mạch đi câu cá với anh. Nay anh hứa: Chỉ cần tôi thu xếp được thời gian và sức khỏe tạm ổn thì “kỳ này ta đi thăm lại Đông Âu” mà anh biết tôi khao khát.

Ảnh 2: Praha cổ kính và tôn nghiêm.

Về hai lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng

Bùi Tín(*)

Do tính chất nghiêm trọng của vấn đề, xin công bố rộng rãi đến công luận quốc tế và trong nước về hai (2) tuyên bố của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian gần đây:

1- Vào tháng 1-2018, trước Quốc hội và đông đảo các nhà báo, ông Trọng phát biểu: “những đảng viên đòi đa nguyên đa đảng, từ bỏ xã hội chủ nghĩa, đòi thực hiện Tam quyền phân lập là bị tác động bởi bọn phản động, phải bị khai trừ ra khỏi Đảng”.

2- Trong tháng 7, ông Trọng lại tuyên bố: “những kẻ đòi đa nguyên đa đảng, từ bỏ CNXH, đòi Tam quyền phân lập, đều là bọn bất hảo” (có nghĩa là bọn trộm cắp, lừa bịp, đĩ điếm, gian manh…).

Đây là hai lời phát biểu nghiêm trọng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tính chất đe doạ, chụp mũ, vu cáo một số lớn đội ngũ các đảng viên cao cấp, trí thức đòi tự do dân chủ, nhân quyền là những quyền phổ quát của nền văn minh chính trực của nhân loại tiến bộ.

Ông là một con người nổi tiếng giáo điều, cổ hủ, kiêu ngạo và tự mãn. Nhưng cũng là một người không che đậy khát vọng tiêu diệt mọi xu thế cải cách tiến bộ cho xã hội Việt Nam.

Máy bay quân sự “rụng như sung”, vì sao?

Nguyễn Đình Ấm

* Các phi công quân sự nên có đại diện trong các tổ chức mua sắm khí tài cung ứng vật tư kỹ thuật máy bay.

Trưa ngày 26/7/2018 tôi điếng người lại nghe tin máy bay cường kích SU-22UM3, số hiệu 8551 của Trung đoàn 921, Sư 371 bị nạn rơi ở núi làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, hai phi công tử nạn.

Đây là chiếc máy bay QS thứ 27 bị rơi từ năm 1975 đến nay và là chiếc thứ 10 từ năm 2010, là chiếc thứ 5 (trong đó có 2 SU-22 và một SU-30) trong hai năm rưỡi (từ 2016 đến nay).

Với những nước có hàng nghìn máy bay quân sự hoạt động với cường độ cao như Nga, Mỹ, Ấn Độ… thì số lượng máy bay QS bị nạn kia không đáng kể nhưng với VN là một tỷ lệ tai nạn quá lớn mà dân gian thường gọi “rụng như sung”. Việc những chiếc SU-22 đã cũ bị phá huỷ do rơi cũng không phải là tổn thất quá lớn nhưng với những phi công tiêm kích, cường kích bị thiệt mạng là tổn thất không thể tính nổi. Để có một phi công lái máy bay chiến đấu hiện đại, thành thạo kỹ năng, kỹ, chiến thuật… không chỉ rất tốn công của, tiền bạc, huấn luyện, rèn luyện mà [những phi công này] còn có thể đào tạo ra những phí công khác… Thế mà chỉ trong thời gian ngắn không quân VN liên tiếp xẩy ra các tai nạn làm chết hàng chục phi công, tại sao?

Dù là máy bay dân sự hay quân sự thì an toàn bay vẫn là mục tiêu hàng đầu và một nguyên tắc đặt ra trong thời bình là: Không an toàn thì không bay!

Theo tôi, những tai nạn xẩy ra gần đây hầu hết là do con người không kiểm soát được những nguy cơ mất an toàn. Không thể đổ cho thời tiết, kỹ thuật… là những lý do hầu như tai nạn nào cũng được đổ vấy để những người liên quan trốn tránh trách nhiệm. Bởi vì:

- Thời tiết:

Ở sân bay nào cũng có cơ quan dự báo, quan trắc thời tiết cộng thêm trung tâm thời tiết quốc gia, ngành hàng không dân dụng VN, thế giới thông báo từng phút, giờ… Trên các máy bay hiện có cũng trang bị ra đa thời tiết, phi công luôn chủ động đối phó như ngưng chuyến bay, lái tránh những đám mấy CB, nếu sân bay căn cứ bị thời tiết xấu thì hạ cánh ở các sân bay khác… Vì vậy, không thể nói các chuyến bay này bất ngờ về thời tiết.

Đọc sách của Trump

Nguyễn Đình Cống

Tháng 8/2011 Trump công bố quyển sách: Time to get tough, make America #1 again. Năm 2015 sách được tái bản. Cuối năm 2016 Trump được bầu làm Tổng thống nước Mỹ. Tháng 2/ 2017 sách được Nguyễn Quốc Vĩ dịch ra tiếng Việt với tên Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa.

Việc Trump trúng cử tổng thống là một hiện tượng nên được tìm hiểu về phương diện tâm lý xã hội. Một nhà kinh doanh, chưa qua bất kỳ chức vụ lãnh đạo nào trong đảng và chính quyền, không phải là chính khách, nghĩa là từ một dân thường, lại bị khá nhiều phê phán, chỉ trích về đạo đức và tác phong, bị nghi ngờ về khả năng làm chính trị, già trên 70 tuổi, thế mà trúng cử tổng thống với số phiếu khá cao. Hiện tượng Trump, đối với đa số dân Mỹ là tương đối bình thường, đối với nhân loại là hơi lạ, còn đối với đa số dân Việt Nam là quá lạ, quá bất ngờ. Vì sao vậy? Vì dân Việt trong thời gian dài tăm tối, đã quen với nhầm lẫn tai hại là để làm được quan to phải trèo từng bước từ thấp lên cao, phải được lọt vào cơ cấu, phải từ cán bộ nguồn, bị hạn chế tuổi. Điều này được viết rõ trong các nghị quyết, đã được thấm nhuần vào nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, tưởng là rất đúng, nhưng thật ra chứa đựng sai lầm lớn.

Với mục đích tìm hiểu tâm lý xã hội mà tôi đọc sách của Trump. Đọc xong, thấy có vài điều thú vị, xin giới thiệu và trao đổi với những ai có quan tâm.

Sách có 10 chương và kết, đầu đề như sau: 1- Phải kiên quyết; 2- Nắm lấy dầu; 3-Đánh thuế Trung Quốc và cứu việc làm của Mỹ; 4- Đó là tiền của bạn - Bạn phải được giữ lại nhiều tiền hơn; 5- Một chính phủ mà chúng ta có thể đáp ứng được; 6- Tăng cường sức mạnh của Mỹ; 7- Một dàn lưới an toàn chứ không phải là một chiếc võng; 8- Bãi bỏ Obamacare; 9- Gọi nhập cư bất hợp pháp là có lý do; 10- Một nước Mỹ xứng đáng cho con cháu của chúng ta; Kết- Báo chí và Tổng thống.

Về lý do viết sách, Trump bày tỏ (trích từng câu ở các đoạn): “Tôi viết cuốn sách này bởi vì đất nước mà tôi yêu đang trải qua một thảm họa kinh tế toàn diện ngay lúc này,… Mỗi ngày làm kinh doanh tôi thấy nước Mỹ bị xé nát tanh bành và bị lạm dụng… Chúng ta đã trở thành trò cười, thành thằng nhỏ bị đòn oan của thế giới, bị đổ lỗi cho mọi thứ, chẳng được tí công lao và không được sự tôn trọng nào… Chính phủ tống tiền người nộp thuế để thưởng cho các nhóm lợi ích đặc biệt của mình… Trung Quốc đang lừa gạt chúng ta hàng trăm tỉ đô la…”.

Sách được phát hành vào khoảng 1 năm trước khi Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ 1 và nhiệm kỳ 2. Trong toàn bộ cuốn sách Trump đã chỉ trích Obama rất nhiều, chỉ xin trích dẫn một số câu hoặc ý kiến: “Obama? Đó là một sự bất tài, cận kề với sự phản bội… Obama đã hợp thức hóa Trung Quốc trên sân khấu thế giới… Obama đã cúi mình trước Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và chào đón ông ta vào Nhà Trắng. Obama thậm chí đã cho nhà lãnh đạo Cộng sản được vinh dự lớn của một buổi quốc yến chính thức… Chính sách của Obama đối với OPEC là ngu ngốc… Obama là một thảm họa hoàn toàn. Ông đã san bằng đất nước này và đã phá hủy công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế… Obama đã làm xói mòn mỗi nguyên tắc cốt lõi… Bản năng ngu ngốc của Obama là coi những kẻ khủng bố là tội phạm (thay vì như là các chiến binh thù địch). Tái cử Barack Obama, nước Mỹ mà chúng ta để lại cho con cháu sẽ không còn giống như nước Mỹ mà chúng ta đã rất may mắn được lớn lên trong đó. Chúng ta sẽ để tang cho nước Mỹ, một nước Mỹ đã mất dưới thời Obama…”.

Sự im lặng về một vụ thảm sát

Trung tá James Gregory Zumwalt (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ)

Nguyễn Luận dịch (Sài Gòn)

“Nếu không muốn thấy, sẽ không thấy

Đã không muốn nghe, sẽ chẳng nghe” - Jer. 5:21

Ba thập kỷ trước, một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỉ XX đã xảy ra. Kỳ lạ thay, cả hung thủ và nạn nhân đều im lặng. Hai mươi sáu năm sau đó, khi những kẻ có tội nhắc lại sự việc đó bằng lời lẽ cao ngạo, thì các nạn nhân lại một lần nữa im lặng. Tuy vậy, vào tháng 7/2018, những người bị hại - Việt Nam - cuối cùng cũng chọn cách nói ra sự thật bằng việc cấp phép xuất bản một cuốn sách chi tiết về vụ thảm sát (Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, BVN chú giải). Điều thú vị là lần này, hung thủ - Trung Quốc, lại chọn cách giữ im lặng.

Bất kể lý do Việt Nam giữ im lặng suốt 30 năm qua là gì, nó cũng không đáng lo ngại bằng việc ngày nay Trung Quốc đang dần trở thành một mối đe dọa lớn. Chính vì thế, vào ngày 10 tháng 7 tới đây, một nhà xuất bản ở Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp báo ra mắt sách được Chính phủ cấp phép. Có mặt ở đó sẽ là những người sống sót, vốn rất ít, cùng gia đình của những chiến sĩ quả cảm đã mãi mãi không trở về.

Cuộc thảm sát tàn bạo ấy diễn ra ở bãi đá Gạc Ma, được biết đến trên các bản đồ của phương Tây với tên gọi Johnson South Reef, thuộc Quần đảo Trường Sa - gồm 750 đảo, rạn đá, đảo san hô và những vĩ đá ngầm. Trong lúc nhiều quốc gia cùng đòi chủ quyền với Trường Sa, thì vào tháng 3 năm 1988, mọi tranh chấp đều đổ dồn về cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại ba rạn san hô kề sát nhau trên quần đảo này.

Lường trước khả năng Trung Quốc sẽ chiếm đóng các bãi đá này, hai tàu vận tải Việt Nam là HQ-604 và HQ-605, đã đưa 73 binh sĩ lên Gạc Ma để thực thi chủ quyền quốc gia. Hai chiếc tàu này chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, như những phương tiện vận tải, không thể trở thành mối đe dọa quân sự nghiêm trọng (súng trên tàu chỉ có hỏa lực giới hạn trong phạm vi 500m). Sau khi đưa được 73 binh sĩ lên đảo vào cuối ngày 13 tháng Ba, hai chiếc tàu di chuyển đến 2 đảo san hô lân cận khác.

Rạng sáng hôm sau, những người lính Việt Nam trên đảo Gạc Ma phát hiện được một lực lượng hải quân Trung Quốc gồm tàu vận tải, quân đổ bộ và các tàu khu trục đang tiến đến gần. Bên phía Trung Quốc có thể nhìn thấy quốc kỳ Việt Nam đang tung bay trên Gạc Ma và một đảo san hô khác là Cô Lin.

Vì sao người Việt ghét Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Trần Thành - Trúc Giang

“Trung Quốc là một cường quốc, với dân số đông nhất thế giới, diện tích rộng lớn bậc nhất. Nhưng có thể nói dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà đứng đầu là Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện ra là một quốc gia xấu xa về mọi mặt, tráo trở và không đáng tin cậy. Những người sáng suốt thường không chơi với kẻ xấu”.
Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định như vậy về ‘ông bạn 16 chữ vàng - 4 tốt’ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Là ‘đồng chí’ hay là ‘gã hàng xóm’ xấu tính phương Bắc?

Bàn luận về câu hỏi “vì sao lại tẩy chay hàng Tàu”?, theo ghi nhận ‘bỏ túi’ của người viết, do ghét Đảng Cộng sản Trung Quốc nên người Việt ghét lây luôn hàng Tàu. Chuyện ý thức hệ chính trị này có lẽ nguyên do đến từ những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kể từ khi phía Trung Quốc khái quát phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, nêu trong Tuyên bố chung cấp cao 1999, phía Việt Nam lại ‘nịnh nọt’ thêm vào đó một chữ “vàng”. Chính “16 chữ vàng” đã tạo nên sự ngộ nhận to lớn.
Đồng ý Trung Quốc là một nước láng giềng quá lớn, không thể không tính đến và không thể thoái thác quan hệ. Thế nhưng trong lúc người Việt luôn nhắc nhở nhau cần luôn tỉnh táo trong mối quan hệ này, xác định một cách minh triết bản chất mối quan hệ ấy, tránh những điều mơ hồ, ngộ nhận; tránh cái bẫy ý thức tư tưởng có thể gây nhầm lẫn về chiến lược, nhập nhằng và mơ hồ giữa các ngôn từ hữu nghị, đối tác, đồng chí, đại cục,... thì xem ra những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam lại không cùng nếp nghĩ ấy.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQp2s8gc49BTXv6-mpQbwukACXFRWysoQXRt3rUU3CirgX29cCaVwQCFAOmAIUIPkWnzNQo0X2BLDOiLEI_k9k5dMHFxcYtCwpvaDArsgw4SXuCPRh6QvxobnqZVRbHzqGMiKpiAEAzew/s640/ap643612572919.jpg
Người Việt trong một cuộc biểu tình phản đối dàn khoan HD-981 (Trung Quốc) xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Dự Luật Đặc khu là một ví dụ. Người dân Sài Gòn đã xuống đường ‘hưởng ứng’ (người viết dùng từ ‘hưởng ứng’ với lý do được lý giải ở phần sau của bài viết) cuộc biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu, vì cho rằng dự luật này chỉ nhằm hợp thức hóa tất cả những gì mà Trung Quốc đã và đang đầu tư tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn

BVN xin đăng bài trao đổi của GS Nguyễn Huệ Chi nhân ông Kiều Mai Sơn cho bóc băng đưa lên mạng những lời "tâm sự" của PGS Nguyễn Văn Hoàn (1931-2015) với ông này vào ngày 20-4-2014 có liên quan đến GS. Bài viết vốn đăng trên viet-studies ngày 25-7-2018, trước khi đưa lên trang Văn Việt và trang BVN tác giả có chỉnh sửa vài lỗi chính tả và bổ sung vài dòng, nhằm làm sáng rõ hơn ý kiến của mình ở ngữ đoạn đó. Xin kính trình bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Thưa anh Trần Hữu Dũng,

Tôi cứ ngỡ sẽ không còn phải phiền đến trang mạng của anh để đăng những chuyện xung quanh bộ sách Thơ văn Lý-Trần mà Viện Văn học công bố cách đây trên dưới 40 năm, không ngờ lại vẫn cứ phải phiền anh một lần nữa - hy vọng đây là lần cuối. Bởi hôm nay mở máy tính, lướt xem các trang mạng, đến trang viet-studies thì gặp bài của ông Kiều Mai Sơn ghi lại lời ông Nguyễn Văn Hoàn - một đồng nghiệp của tôi thuở ở Viện Văn học - trò chuyện với ông này về những điều liên quan đến cá nhân tôi và bộ sách nói trên. Vì phát biểu của ông Hoàn trong chỗ riêng tư lại có động đến nhân cách tôi, hơn nữa xét cách nói không phải ngẫu nhiên, tiện thể thì nói, mà nói rất nghiêm túc, nên buộc tôi phải trả lời. Nhưng ông Hoàn đã quá cố, không thể mời ông dậy đối thoại được nữa. Còn ông Kiều Mai Sơn chỉ là người đưa chuyện, chẳng dây mơ rễ má gì với tôi. Vì thế, hay hơn hết, tôi nghĩ, xin mượn anh làm một thính giả để tôi có đôi lời phân giải (xin dùng chữ Anh ở tất cả những chỗ phải nhắc đến anh), qua đó giúp công luận nhìn rõ hơn vài điều về bản thân mình. Tôi cũng không muốn đem những chuyện tỉ mẩn trong nhà mình ra kể, nhưng không dưng ông Hoàn lại đề cập, đành phải bỏ thói quen lâu nay vẫn giữ, cũng là bất đắc dĩ, rất mong bạn đọc cảm phiền.

Mặt thật của Samsung Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, giá trị xuất cảng đạt trên 54 tỷ Mỹ kim, chiếm trên 25% tổng giá trị xuất cảng của Việt Nam, lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim và góp phần giải quyết việc làm cho 160.000 lao động.

Nửa đầu của năm 2018 Samsung lại tiếp tục mở rộng sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận một cách khủng khiếp. Nhìn vào những con số đủ thấy Samsung đang đóng góp phần lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chiến tranh thương mãi Mỹ Trung là cơ hội để chúng ta suy ngẫm về phương cách phát triển đất nước dựa trên các công ty đa quốc gia như Samsung.

Đầy bất công…

Trên lý thuyết khi thị trường lao động bão hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.

Đầu năm 2018, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) có cho biết:

Tôi có hỏi Tổng Giám đốc Samsung Bắc Ninh về năng suất lao động bình thường người Việt làm cho công ty này họ chỉ học hết phổ thông và có đào tạo 1-2 tháng, so với Hàn Quốc thế nào. Ông ấy trả lời sau một vài năm đạt được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%”.

Sáng ngày 28/11/2017, bên lề hội thảo Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng Giám đốc Samsung cho biết:

“Năng suất lao động của người Việt Nam không hề thấp. Khi so sánh với người Hàn Quốc cũng đạt tầm 98 - 99%, gần như tương đương. Ở công ty khác thì chúng tôi không biết nhưng ở Samsung thì là như vậy”.

Các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định. Vì thế bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào đều làm việc như nhau. Nói cách khác người chạy theo máy nên năng suất lao động là cố định.

Vụ báo Tuổi trẻ Online và VietnamNet bị xử phạt, mấu chốt là ở đâu?

Những ngày qua dư luận Việt Nam quan tâm rất nhiều đến vụ việc tờ báo Tuổi trẻ Online và tờ báo VietnamNet bị Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt hành chính vì liên quan đến lời nói của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và luật Biểu tình. Đâu đó cũng có thông tin cho rằng đây là đồn thù của cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông…

Minh Hải

Ngày 16/7/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Tuổi trẻ Online là đình bản tạm thời 3 tháng và phải đóng khoản tiền phạt 220 triệu đồng vì mắc phải hai sai phạm trong các bài viết đã đăng tải; sai phạm thứ nhất là ngụy tạo lời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại cuộc tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh vào ngày 19/6/2018 rằng “ Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” bài viết đăng cùng ngày. Sai phạm thứ hai là thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây” đăng ngày 26/5/2017.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgC7qD3zhIgais0a_SWUEic4_iW-csWBwdMmiE0k9PzvuIO5gBPtqG3oxpDVBlp6cOUq8F3EbUUskpNxpPRLmD6htalcVLNynAj2viPko-Yx9GTrm5DSBeTGt6lKvSRUrdExc4_d6UZBHQ/s640/thumbartboardwithouttext15317512788521616248156.jpg

Giao diện Tuổi Trẻ Online.

Khoảng 4 ngày sau, tức là ngày 20/7/2018 Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 50 triệu đồng đối với báo VietnamNet vì đăng tải bài viết ngụy tạo lời của Chủ tịch nước giống như trường hợp của báo Tuổi trẻ Online.

Việt Nam là Trung Quốc thu nhỏ?

Thỉnh thoảng trong những buổi ‘trà đá chém gió’, không ít người nêu lên quan điểm: Việt Nam là Trung Quốc thu nhỏ. Liệu rằng điều này đúng hay sai?

Ánh Liên

Việt Nam có vẻ giống Trung Quốc, và những người Việt quan tâm đến chính trị - xã hội nhận thức sâu sắc vấn đề này, đến mức họ cho rằng, nước Việt là một sự sao chép từ người bạn lớn phương Bắc.

Khi chủ nghĩa xã hội rơi vào trạng thái khánh kiệt về mặt thực tiễn xã hội - kinh tế, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã mở đường cải cách dưới tên gọi Cải cách khai phóng nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối năm 1978. Tám năm sau, Việt Nam cũng học tập theo dưới tên gọi ‘Đổi mới’. Cả hai hướng đi này đều tập trung vào việc chuyển nền kinh tế quan liêu - bao cấp sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng (gọi vắn tắt là kinh tế thị trường định hướng XHCN).

Đó là một trong nhiều ví dụ mà Việt Nam học hỏi, thậm chí sao chép gần như nguyên bản từ Trung Quốc, ngay cả trong vấn đề lập pháp như Luật an ninh mạng gần đây.

Thỉnh thoảng, khi Trung Quốc tiến hành một ‘hoạt động mới’ xuất phát từ Đảng cầm quyền, thì lập tức một thời gian sau, Việt Nam cũng rục rịch để thay đổi. Cả hai quốc gia như hai người anh em sinh đôi, người kia hắt xì thì tức người còn lại sẽ bị sổ mũi.

Vậy Việt Nam có phải là Trung Quốc thu nhỏ? Câu trả lời rõ ràng là chưa phải, dựa vào dân số của Việt Nam là ít hơn Trung Quốc; những gì Trung Quốc làm tốt chưa chắc Việt Nam sẽ làm ổn. Ví dụ như mô hình đặc khu vẫn đang được bàn lại trên Nghị trường, lý do - Trung Quốc đã thực hiện đúng vào thời điểm trong vài thập niên trước, và hiện giờ có vẻ nó đã... lạc hậu theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế độc lập Việt Nam.

Xử kín Vũ ‘Nhôm’ để khỏi lộ quan chức?

Phạm Chí Dũng (VOA)

D:\Downloads\BVN\29-7\1.jpg

Vũ “Nhôm” (áo trắng) tại Đà Nẵng, tháng Tư, 2016.

Trong toàn bộ vở bi hài kịch mang tên ‘Vũ đã về’, thật ra có một cơ sở tạm thuyết phục để Tòa án Hà Nội mà đứng phía sau cơ quan ‘án bỏ túi’ này hẳn là Bộ Công an, xếp vụ Vũ ‘Nhôm’ vào diện Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 để xử kín: ngay từ thời điểm phát lệnh truy nã Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ vào cuối tháng Mười Hai năm 2017, tội danh áp cho Vũ ‘Nhôm’ đã được mặc định là ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ - tức đã có một sự tính toán trước để tương hợp với cơ chế xử kín dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng Bảy năm 2018.

Chỉ là cái cớ

Thế nhưng vì sao trước bức xúc của rất nhiều dư luận xã hội và đặc biệt là đòi hỏi phải công khai ‘làm lộ tài liệu bí mật nhà nước là tài liệu gì?’ của giới cựu thần trong nội bộ đảng cầm quyền, cho tới nay Bộ Công an vẫn không công khai bất kỳ chi tiết nào về ‘tài liệu bí mật’ liên quan vụ án Vũ ‘Nhôm’?

Tính chất bí mật tuyệt đối trên của Bộ Công an lại lồng trong cảnh nạn bộ này đang xì tóe quá nhiều vụ bê bối tham nhũng, đấu đá nội bộ và cả vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, đã khiến dư luận không thể không liên tưởng chế độ bí mật và cơ chế xử kín vụ Vũ ‘Nhôm’ đó là nhằm bưng bít và che giấu cho những bí mật động trời khác thuộc về nội bộ Bộ Công an, còn việc viện dẫn Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về ‘trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự’ chẳng qua chỉ là cái cớ quá sức thô thiển.

‘Tài liệu bí mật’ mà Vũ ‘Nhôm’ sở hữu là cái gì mà phải được xử kín? Danh sách tình báo viên, danh sách công ty bình phong của ngành công an, danh mục tài sản của các quan chức hay hình ảnh ăn chơi thác loạn của giới quan chức công an cùng các bộ ngành liên đới?

Việt Nam ở đâu trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Nguyễn Quang Dy

“Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết” (ngạn ngữ)

Trong dân gian, câu ngạn ngữ này có ý cảnh báo kẻ yếu dễ bị vạ lây khi quá gần kẻ mạnh đang đánh nhau (hoặc làm tình). Trên thế gian này, Mỹ và Trung Quốc không phải là trâu bò bình thường, mà là hai siêu cường kinh tế lớn nhất nhì thế giới, đang lao vào một cuộc chiến tranh thương mại, với hệ quả khó lường, cả về kinh tế và chiến lược, đang làm đảo điên thiên hạ. Trong khi đó, Mỹ và Nga là hai siêu cường quân sự đứng đầu thế giới, đang bắt tay nhau, có thể làm đảo lộn bàn cờ chiến lược toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có muốn tranh thủ cơ hội này để “tái cân bằng quan hệ nước lớn”, nhằm thoát khỏi thế tiến thoái lưỡng nan, hay càng bị mắc kẹt vào trò chơi quyền lực giữa các siêu cường. Điều đáng lo ngại là dường như Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng đối phó với các tình huống diễn biến khó lường.

Chiến tranh thương mại bắt đầu

Các nhà nghiên cứu có thể lấy ngày 6/7/2018 làm mốc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung “chính thức” bắt đầu. Đó là ngày chính quyền Trump tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% cho hàng hóa Trung Quốc (trị giá 34 tỷ USD). Nói cách khác đó là “phát súng khởi đầu”. Tuy người ta nói chiến tranh thương mại là “cuộc chiến không có tiếng súng”, nhưng nó đang xô đẩy hai siêu cường này vào “cái bẫy Thucydides” (theo Giáo sư Graham Allison).

Chiến tranh thương mại là một phần của chiến lược an ninh/quốc phòng của Mỹ (NSS/NDS). Cần xem xét nó trong bối cảnh chiến lược lớn hơn: Mỹ coi Trung Quốc là “mối đe dọa số một”, và khu vực “Indo-Pacific tự do và rộng mở” là địa bàn chiến lược để Mỹ đối phó với Trung Quốc. Đó là một mặt trận (chiến thuật) để Mỹ nhắm vào Trung Quốc (là mục tiêu chiến lược). Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là con đường tắt (trực tiếp) để Mỹ đối phó với Trung Quốc (có tác động tức thì), trong khi TPP là con đường vòng (gián tiếp) mà Trump đã từ bỏ, nhưng có nhiều khả năng sẽ quay lại (vì ý nghĩa lâu dài). Tuy lợi ích kinh tế của các nước đồng minh cũng bị đe dọa, nhưng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khác với tranh chấp thương mại Mỹ-Châu Âu hay Mỹ-Nhật. Đó là bối cảnh mà Trump triển khai chiến tranh thương mại với Trung Quốc, trong khi ông bắt tay với Putin (tuy nội bộ Mỹ còn nhiều tranh cãi).

Trump không phải là chính khách, nhưng ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên (từ thời Nixon) dám đối đầu với Trung Quốc. Việc leo thang chiến tranh thương mại, từ đe dọa đến làm thật (from threat to reality) sẽ làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu (ripple through global supply chains), tăng chi phí kinh doanh, hàng hóa tiêu dùng, và làm biến động thị trường chứng khoán (raise costs for businesses and consumers and roil global stock markets).

Phận người sau những cuộc ôm đất vội vàng

(bài nằm trong loạt bài về Hà Nội 10 năm mở rộng địa giới hành chính trên trang VnExpress)

Bài: Đức Hoàng - Hoàng Phương - Thanh Lam

Ảnh: Giang Huy - Đỗ Mạnh Cường

Đồ họa: Tiến Thành

Ngày mở rộng Hà Nội, số phận hàng trăm nghìn nông dân Hà Tây và Vĩnh Phúc cũ rẽ ngoặt: đất ruộng bị thu hồi chóng vánh và thành “đất dự án”.

Lời mở đầu

Đó là những ngày mùa hè năm 2008.

Mùa hè ấy, ở Yên Nghĩa, chàng trai Thiện phải cắn răng bán đi hết cơ nghiệp của mình, đi tha hương ở tuổi 21. Đàn trâu 38 con là gia tài mà cậu gây dựng từ năm mười sáu.

Đó là một năm trọng đại: các dự án bắt đầu đổ về vùng đất thuộc Hà Tây cũ này. Cánh đồng ven đô sau một đêm biến thành các dự án xây chung cư, khu công nghiệp, trường đại học… Chín sào ruộng, sinh kế của cả nhà Thiện nằm trong diện quy hoạch. Quê hương không còn đồng ruộng nữa. Thiện phải đi.

D:\Downloads\BVN\25-7\Phận người sau những cuộc ôm đất vội vàng - VnExpress_files\2.jpg

Bản đồ Hà Nội với các ranh giới địa chính cũ.

Mùa hè năm ấy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, trong những tháng ngày cuối cùng còn quyết định số phận của huyện Mê Linh, ký hàng chục dự án đầu tư chuyển cả nghìn héc-ta đất nông nghiệp thành biệt thự, nhà vườn, khu đô thị... Mùa hè ấy, xe hơi bóng lộn lượn khắp những cánh đồng Mê Linh trong cơn sốt tìm đất như tìm vàng.

Mùa hè năm ấy, Hà Nội mở rộng. Cuộc sống của hàng chục nghìn nông dân Hà Tây và Mê Linh ngoặt sang một trang mới. Cho đến cuối năm 2008, trên địa bàn của “Hà Nội sau mở rộng” có 1.005 dự án tiến hành thu hồi đất. Một nghìn không trăm lẻ năm dự án, với gần 200.000 nông hộ bị ảnh hưởng.

Văn nghệ sĩ Việt nam bị biến thành ‘loại thú cô đơn’?

Ánh Liên

Trong lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt nam vào sáng ngày 25.07, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước phát biểu: ‘Người nghệ sĩ phải bám sát, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống’.

Mũi nhọn trong nhiều lĩnh vực như: cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, trong thương trường, trên mặt trận an ninh, quốc phòng.

Thực sự đây là một phát biểu chỉ đạo mang tính trừu tượng khi mà ‘mũi nhọn của cuộc sống’ chưa được xác định và làm rõ, nó là cái gì, nó ở đâu, và nó như thế nào? Thậm chí, bản chất của khái niệm mũi nhọn cuộc sống mang tính tiêu cực hay tích cực cũng không hề được làm rõ.

Đáng lý ra, trong bài phát biểu liên quan đến 70 năm Hội văn học nghệ thuật, là một Giáo sư xây dựng Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng có thể sử dụng cụm từ mang tính truyền thống và dễ hiểu hơn là: “xây dựng đội ngũ vừa hồng, vừa chuyên”. Yếu tố này đã từng theo đuổi, bám sát lớp nghệ sĩ Việt từ trong chiến tranh cho đến khi hòa bình, và nhiều nghệ sĩ đã phải vỡ mộng trước hiện thực khách quan.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTiqm7jQR4GaWvqZUOyKI4IkuaCL9qN_6wnHZEPhK68XX4UUN6OyBkK74ESPaXFWz3xf-oh-CdA4Zb6uGsz7k6lr8QsWueORXPMtPuHTOvGYUZHJ_o-E9FGfpID7s_9WKc7qWGvzIZHFE/s640/Temple_of_Literature%252C_Hanoi%252C_Vietnam_%25285246292488%2529.jpg

Văn nghệ sĩ Việt nam như rối nước đẩy tính ‘cô đơn’. Ảnh minh họa.

Hoặc không, Ngài TBT có thể đề xuất một cách táo bạo là ‘trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng’ với nòng cốt là đẩy mạnh sự sáng tạo nghệ thuật và tự do trong nghệ thuật lên trên hết. Tuy nhiên, trong bài phát biểu của người đứng đầu ĐCSVN lại thiếu vắng điều này, trong khi đó, lại nhắc đi nhắc lại mặt trận cách mạng của giới văn nghệ sĩ, bản thân mặt trận này chứa đựng những cây bút sắc bén để đấu tranh chống lại những ai phản đối Đảng. Nó khiến người viết nghĩ ngay đến cây bút Hồng Cương, người từng có bài phê phán trực diện Nhân văn - Giai phẩm - một phong trào đòi hỏi đổi mới văn nghệ và cởi trói văn nghệ: Hạ được tập thơ Việt Bắc và hạ được Tố Hữu xuống là hạ được cả giá trị văn nghệ kháng chiến xuống và hạ được sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng và Chính phủ xuống.

Vì đâu lại có quá nhiều lãnh đạo giả dối?

Trúc Giang

Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP.HCM) xuất thân là phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, chia sẻ rằng ông đang quá ngao ngán một đất nước mà quá nhiều người giả dối, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo. Sẽ chẳng ai còn tin ai nữa. Sẽ đến lúc loạn lạc, chia tay - vì đã lừa dối nhau...

iPhone X giá 2 triệu đồng và sự đồng lõa

Luật sư Trần Hồng Phong dẫn câu chuyện chiếc điện thoại iPhone X hiện bày bán khá nhiều ở Sài Gòn với giá rẻ đến bất ngờ: 2 triệu đồng, tức chưa tới 100 Mỹ kim.

“Dĩ nhiên đó là hàng Tàu!” - luật sư Trần Hồng Phong nói tiếp, ngoại trừ vẻ bề ngoài giống y chang, đây hoàn toàn không phải là chiếc iPhone X - cả về phương diện phần cứng lẫn phần mềm. Chiếc iPhone Trung Quốc hoàn toàn không có những tính năng cơ bản và tuyệt vời của chiếc iPhone X chính hãng.

“Nếu chúng ta tiếp tay cho những loại hàng hóa sản xuất theo kiểu xấu xa như thế này, theo tôi, tức là chúng ta đồng lõa với sự giả dối, hành vi ăn cắp, tiêu thụ hàng gian. Chúng ta tiếp tay cho sự thiếu công bằng, thiếu tự trọng và thiếu trong sáng, đàng hoàng. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao Tổng thống Trump lên án Trung Quốc ăn cắp Mỹ về sở hữu trí tuệ và khai mào cuộc chiến tranh thương mại hiện nay.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQTT2KDHyLqu5QdYv9PpeUcxDJsMra823iSbKhM3UK29NgawpkjR8dCc34VVguom-PRm2Gw1qOYuwkGrKcpcCVArupUehg2UznWV3e45tXF_OnMhzebWU4Gxl8ocXWUk32Q79oYcQdyDE/s640/depositphotos_66079933-stock-illustration-liar-people-interviewing-and-hand.jpg

Ảnh minh họa. 

Tại Việt Nam, trong kinh doanh cũng có không ít trường hợp tương tự. Ví dụ như bán chiếc cà vạt nói là hàng Việt Nam, Hàn Quốc... nhưng thực chất là hàng do Trung Quốc sản xuất.

Nhìn rộng hơn, đáng buồn là xã hội Việt Nam chúng ta đang sống trong sự ngập tràn của trào lưu giả dối, đạo đức giả. Không chỉ là trong chuyện kinh doanh mua bán hàng hóa, mà giả dối đã lan sang tất cả mọi khía cạnh: trong học tập như sửa điểm thi trơ trẽn, bằng cấp (bằng giả, học dỏm), cho đến đạo đức, thậm chí là trong lĩnh vực chính trị - chẳng hạn là quan tham nhũng, mà viết sách hô hào chống suy thoái tư tưởng, kiến thức (lỗi thời, lạc hậu hàng thế kỷ, không cập nhật thực tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, văn minh nhân loại)...

Nguồn gốc, nguyên căn của trào lưu giả dối này từ đâu và do ai? Thiết nghĩ chúng ta đều đã hiểu và ngao ngán. Than ôi, một đất nước mà quá nhiều người giả dối, đặc biệt là tầng lớp lãnh đạo, thì sẽ chẳng ai còn tin ai nữa. Sẽ đến lúc loạn lạc, chia tay - vì đã lừa dối nhau”. Luật sư Trần Hồng Phong quan sát trong nỗi niềm chua chát.

TẠI SAO MẤT GẠC MA

Nguyễn Đình Cống

Sách “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử” được nhiều người dân đón nhận, hoan nghênh, nhưng làm cho một số người quằn quại như đỉa phải vôi. Người ta vu cáo những người làm sách là phản động xấu xa, là thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ nhân dân và quân đội với cấp trên, là nhát dao đâm sau lưng lãnh đạo ĐCSVN, là phá hoại tình hữu nghị quốc tế vô sản Trung Việt vô cùng quý giá. Họ suy luận ra mọi thứ, dựa trên câu lệnh “không được nổ súng trước” trong trận hải chiến chứ không phải “không được nổ súng”.

Thực ra ngày 14/3/1988 tại Gạc Ma không có trận hải chiến nào cả, chỉ có vụ giặc Tàu thảm sát 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam và cướp đảo. Hôm ấy, dù cho có hay không có lệnh cấm nổ súng trước (hoặc cấm nổ súng) thì Gạc Ma vẫn bị cướp, tàu vẫn bị bắn chìm, quân ta vẫn bị tiêu diệt. Chỉ khác nhau là, nếu không có lệnh cấm… quân ta có đánh trả thì đó là sự hy sinh anh dũng, xứng với tên gọi Vòng tròn bất tử.

Tại sao lại xẩy ra nông nỗi ấy trong khi từ đầu năm 1988 lãnh đạo Nhà nước VN đã biết rõ âm mưu cướp đảo của giặc Tàu, đã lập kế hoạch CQ-88. Thế nhưng phân tích những sự kiện thực tế thấy rằng, có lẽ CQ-88 chỉ là hình thức trên giấy và để tuyên truyền, còn thực chất lãnh đạo cao cấp của VN, ngoài mồm thì to tiếng nói về tôn trọng hòa bình và đại cục, thực hiện Công ước quốc tế về Luật biển, tránh bị khiêu khích, nhưng trong lòng thì run sợ, không dám đụng đến giặc Tàu, hoặc tệ hơn là sẵn sàng hy sinh xương máu chiến sĩ và dâng đất cho Tàu.

Nếu quyết tâm giữ đảo thì tại sao không có kế hoạch chiến đấu bảo vệ mà chỉ huy động 3 tàu vận tải, một số công binh với xà beng, cuốc xẻng và chưa đến 20 chiến sĩ có khả năng chiến đấu, nhưng vũ khí chủ yếu được cất giữ trong hầm tàu. Tuyên truyền rằng lực lượng quá chênh lệch, nhưng phải chăng chính lãnh đạo của VN cố tình tạo ra sự chênh lệch ấy. Thử hỏi, vào tháng 5/1964, khi chiến hạm của Mỹ vào tuần tiễu Vịnh Bắc bộ, chúng ta dám đem tàu phóng lôi ra tấn công, mà nay lại chỉ đem tàu vận tải ra hứng đạn của giặc?

Phân tích hành động của giặc Tàu ở Gạc Ma sáng 14/3 tôi thấy ban đầu chúng chỉ thăm dò, rồi thấy dễ nuốt quá nên đã dùng kế “Thuận thủ khiên dương” mà tiêu diệt quân ta để chiếm lấy.

Được cái gì?! Được làm người

Lê Phú Khải

Cũng như mọi người, tôi có nhiều bạn bè. Nào bạn học phổ thông, bạn học thời sinh viên, bạn thời công tác… Bạn tôi hay đến chơi, hoặc gặp gỡ bất ngờ… Trước đây mỗi lần gặp gỡ thường tay bắt mặt mừng, chuyện trò vui vẻ. Nhưng chừng mươi năm gần đây, khi thấy tôi viết bài phản biện trên các mạng xã hội, tham gia các tổ chức dân sự như Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Ban vận động Văn đoàn độc lập…, đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, đi thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại chiến tranh biên giới 1979, hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, v.v. và v.v., nhiều bạn đã hỏi tôi:

- Mày làm như thế được cái gì? Để làm gì?… Cái nước này nó thế…

Tôi nghe mãi câu hỏi: “Mày làm như thế được cái gì?”. Nghe đến phát chán, nên tôi quyết định trả lời dứt khoát: “Tao làm như thế để được làm người! Bao nhiêu năm nay sống dưới chế độ độc tài toàn trị, tao phải làm con chó, nay tao muốn làm người những ngày cuối đời trước khi về với ông bà tổ tiên!”. Bạn tôi có người hỏi lại: “Sao lại phải làm con chó?”. Tôi giải thích: “Tao là nhà báo mà viết cái gì cũng bị kiểm duyệt, cắt xén, viết đúng sự thật, viết lời bênh vực nhân dân bị cướp đất cướp nhà, viết ca ngợi các anh hùng giữ đảo giữ biển, viết về ngư dân đi đánh cá bị tàu Trung Quốc bắn chìm thì… không được đăng!… Vậy không phải là thằng bồi bút, là con chó thì là cái gì?”.

Thế là các bạn tôi tản đi hết. Và, từ đó không còn ai dám đến chơi với tôi nữa. Bạn tôi biết tất cả, biết mọi điều đểu cáng đang xảy ra trong xã hội nhưng họ im lặng để an toàn và giữ lấy miếng ăn cho gia đình mình, con cháu mình.

Báo chí đu dây và cây búa trừng phạt

Tâm Don

DIỄN ĐÀN TỰ DO

Ảnh minh họa

Từ lâu, nền báo chí  Việt Nam chỉ được phép sản xuất ra những sản phẩm mà chính quyền yêu thích. Nếu một sản phẩm báo chí nào đó làm chính quyền khó chịu và dị ứng, ngay lập tức, cây búa trừng phạt sẽ lừng lững xuất hiện.

Tâm điểm của đàn áp

Sự kiện báo Tuổi Trẻ online bị đình bản 3 tháng và báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng không làm nhiều người ngạc nhiên, nhất là đối với các nhà báo.

Tuổi Trẻ, tờ báo hiếm hoi ở Việt Nam biết luồn lách để đưa một phần sự thật đến với công chúng, luôn luôn là tâm điểm của đàn áp.

Vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ nhận cú đàn áp đầu tiên từ chính quyền. Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ lúc ấy là bà Vũ Kim Hạnh - một nhà báo tài năng và tâm huyết. Dù giữ chức vụ Tổng Biên tập, nhà báo Vũ Kim Hạnh vẫn đi nhiều và viết nhiều. Đầu năm 1992, bà có chuyến đi đến đất nước bí ẩn và khép kín Bắc Triều Tiên, bà đã viết và cho đăng tải một phóng sự nhiều kỳ về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân ở đất nước cộng sản Bắc Triều Tiên. Bài phóng sự này thực sự gây nên một trận bão kinh người trong nhận thức của người Việt Nam lúc ấy, khiến hàng ngàn người hoài nghi về các giá trị cộng sản. Tuy nhiên, bà chỉ bị các cơ quan công quyền nhắc nhở.

Sau đó ít lâu, vào giữa năm 1992, nhà báo Vũ Kim Hạnh cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của ông Hồ Chí Minh, mà thông tin chấn động nhất là việc ông Hồ Chí Minh có một người vợ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh. Ngay lập tức, bà Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, và sức ép chính trị đối với báo Tuổi Trẻ cũng ngày càng lớn.

Năm 2001, đến lượt một tổng biên tập khác của Tuổi Trẻ là Lê Văn Nuôi bị kỷ luật. Trong Giai phẩm số Xuân 2001, Tuổi Trẻ cho đăng tải kết quả một điều tra xã hội, theo đó, thần tượng của giới trẻ Việt Nam chính là tỉ phú công nghệ Bill Gates chứ không phải là các lãnh tụ Việt Nam. Với nhà chức trách Việt Nam, kết quả điều tra này là sự bôi xấu lãnh tụ, và ông Lê Văn Nuôi đã trở thành “nhà báo oan”.

Năm 2005, lần đầu tiên một phóng viên của báo Tuổi Trẻ - và cũng là lần đầu tiên một phóng viên trong làng báo chí nhà nước, bị truy tố vì thông tin báo chí. Đó là phóng viên Lan Anh với loạt bài điều tra về hãng dược phẩm Zuellig Pharma thao túng thị trường tân dược nhập khẩu được cơ quan điều tra và tòa án kết luận rằng “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

Năm 2008, nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên đã bị công an bắt giam và phải hầu tòa do thông tin về vụ án đình đám PMU 18. Chỉ sau đó mấy tháng, vào tháng 01-2009, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ là ông Lê Hoàng đã phải rời chức vụ do chịu trách nhiệm về các thông tin trong vụ PMU 18.

Vào năm 2012, nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đã phải hầu tòa và nhận bản án 04 năm về tội đưa hối lộ do thực hiện một loạt bài điều tra về những tiêu cực trong ngành cảnh sát giao thông.

“GIẢI MÔ CHIẾN THẮNG THAM NHŨNG CỦA DÂN ĐỒNG TÂM

Nguyễn Đình Ấm

* Xác định đúng bản chất đối tượng để đấu tranh

* “Không muốn đi trấn áp dân để làm giàu cho đại gia, quan chức!”

- Ngày 10/3/2018 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 31, Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) đào mương rạch gianh giới 47,36 ha đất của Dự án sân bay Miếu Môn thuộc xã Đồng Tâm (ĐT) với 59 ha đất nông nghiệp của cánh đồng Sênh đúng như thực tế mà đơn vị vẫn thừa nhận từ trước (Tham khảo clip: “Thắng lợi quyết định của dân Đồng Tâm” trên YouTube).

- Mặc dù ngày 10/4/2018, ông Lê Xuân Văn UVTV Huyện uỷ, Trưởng công an huyện Mỹ Đức phát biểu trước Đảng bộ xã ĐT: “Vừa qua Quốc phòng đã đào rãnh xẻ mương tách bạch rõ đất QP nhưng đừng thấy thế mà mừng vội, tới đây Viettel sẽ tiếp tục xây dựng”…. (Tức năm 2016 dưới sự hỗ trợ của bộ đội, CSCĐ vũ trang Viettel đã xây một số công trình sai trái trên đất đồng Sênh của dân dù nay gianh giới đã rõ nhưng rồi đây vẫn sẽ tiếp tục…) (?)

Mặc ý kiến ngông nghênh, ngang ngược của ông Lê Xuân Văn, nhà cầm quyền cũng chưa đưa ra chính kiến trong sự kiện này nhưng tất cả đã khẳng định: Chân lý thuộc về dân ĐT trên thực tế, 59 ha đất đồng Sênh là đất canh tác của dân ĐT!

Đến nay dư luận rộng rãi thắc mắc tại sao dân Đồng Tâm có thể giữ được cánh đồng Sênh ít nhất là đến hôm nay khi “tập đoàn quyền lực” của chính quyền Hà Nội, Bộ Quốc phòng dùng mọi thủ đoạn, sức mạnh truyền thông, bạo lực đe doạ, trấn áp hòng chiếm đất của họ? Đó là:

1. Nhận diện đúng bản chất đối tượng để đấu tranh

Để cướp đất của thiên hạ, bọn tham nhũng, “nhóm lợi ích” bất chính đều nhân danh chính quyền để khuất phục sự kháng cự của nhân dân, ai dám cản trở bị họ khép vào tội “chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”… rồi dùng lực lượng vũ trang bắt bớ, đánh đập, giam cầm, xét xử và “chiến thắng”. Những dân oan chỉ còn đi lang thang, gửi đơn kiện cáo cuối cùng mệt mỏi tuyệt vọng cay đắng chịu khuất phục vì tay không, “thấp cổ, bé họng” sao có thể chống lại cường quyền nhân danh Nhà nước…

Những dân oan đi kêu kiện suốt 10, 20, 30… năm nhưng vẫn “không thấu thiên đình” là chuyện đã quá nhàm. 20 năm qua, hàng trăm, nghìn dân Thủ Thiêm lần lữa ở Hà Nội kiện cáo trở thành một “xóm Thủ Thiêm” tại Khu tiếp dân TW, một số “dân oan” đã chết mòn ngay ở số 1 Ngô Thì Nhậm Quận Hà Đông là như thế. Gần đây theo FB “Đức Hiền Lê” bà Lê Hiền Đức cùng dân oan tình cờ “bắt sống” quan thanh tra Hà Nội Phạm Chí Công trao cho đồng nát những thùng carton đầy ắp đơn thư của công dân khiếu nại với chính quyền còn nguyên phong bì chưa bóc…

Những suy nghĩ về thực trạng giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Hữu Phần

Lâu nay, tôi cũng đọc nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, ý kiến… phân tích về tình hình GDVN, những “chệch hướng”, “sai lầm”, “suy thoái”… đã kéo dài đã hàng chục năm mà chưa có cách gì “điều chỉnh” “cải cách”… lại được. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết, ý kiến… đều đi vào những vấn đề vĩ mô như “triết lý giáo dục”, “cách mạng”, “đổi mới”, “thay đổi mô hình”, “điều chỉnh hệ thống”, “trận đánh lớn”, “thay đổi căn bản” v.v… Những vấn đề lớn lao này không phải là không cần thiết, nhưng khi bàn đến cái “vĩ mô” cũng cần thiết phải hiểu rõ cơ sở hạ tầng của nó là gì? Cơ sở ấy liệu có “cáng” được những “gánh nặng” cải cách, cải tổ rậm rộ đó hay không chứ?

Trong bài viết này tôi chỉ mong muốn trình bày được những suy nghĩ của mình với một vài vấn đề nhỏ (hoặc tưởng như là nhỏ) của GDVN, đó là vấn đề người làm giáo dục (“người làm giáo dục” ở đây cần được hiểu là người trực tiếp đứng lớp, quản lý hoạt động giáo dục ở trường học, các cấp học chứ không phải các quan chức quản lý ngành). Nói tóm lại đó là vấn đề con người đang thực hiện các chủ trường, nhiệm vụ giáo dục.

Tôi nhớ cách đây đến gần chục năm (hình như năm 2007) báo chí có đăng một bài PV Giáo sư Việt kiều Nguyễn Đăng Hưng, người rất quan tâm đến giáo dục Việt Nam. Trong bài PV có câu hỏi và trả lời như sau:

PV. - Giả sử nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam, ba vấn đề ông ưu tiên giải quyết là gì?

GS NĐH - Tôi không hề nghĩ đến chức vụ ấy bởi tôi cũng chỉ là… một thường dân. Nhưng giả thuyết là Bộ trưởng, tôi sẽ thay đổi ít nhất 50% nhân sự, sa thải những người thiếu trách nhiệm, chỉ giữ lại những người tâm huyết.

Tôi không định bàn đến con số 50 hay bao nhiêu phần trăm nhân sự ngành GD thiếu trách nhiệm, tôi có cảm giác vị giáo sự này định nói về những quan chức, cán bộ quản lý ngành, còn tôi lại muốn bàn về các nhà giáo trực tiếp làm công việc giảng dạy các thế hệ học sinh. Cũng xin được hạn chế phạm vi bàn luận của tôi là giáo viên trường phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) chứ không (hoặc chưa) dám bàn luận về giáo viên các ngạch trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học và trên đại học.

I. Người thầy và vị trí quan trọng của thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục

Bất cứ ngành kinh tế, khoa học,văn hoá, xã hội nào cũng cần đến lực lượng lao động. Đội ngũ nhân sự có thể nhiều ít khác nhau, có thể là lực lượng lao động trí óc hay chân tay, thậm chí có những ngành nghề khoa học hiện đại ngày càng sử dụng ít, rất ít nhân sự vì đã có hệ thống công nghệ tự động. Nhưng giáo dục dù trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu cũng không thể thay thế vị trí người thầy giáo bằng máy móc, phương tiện kỹ thuật. Hay nói cách khác là mặc dù phương tiện kỹ thuật đã được đưa vào nhà trường, phục vụ, hỗ trợ cho việc dạy học nhưng không thể thiếu vắng người thầy giáo, người truyền thụ kiến thức, người quản lý, giáo dục học sinh.

Phỏng vấn nhà sáng lập mạng xã hội LivenGuide

Kiều Phong

Để vô hiệu hóa “Luật An ninh mạng” của ĐCSVN, trang mạng xã hội LivenGuide đã ra đời. Nó do người Việt Nam lập, dành cho đồng bào Việt Nam.

Trang này sử dụng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh và Pháp

Trước bê bối làm lộ thông tin khách hàng của Facebook, nhiều người dân Việt Nam đã lựa chọn chuyển sang dùng mạng xã hội mới. Phóng viên Kiều Phong có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, một người Việt hiện đang sinh sống tại Pháp và Anh, nhà sáng lập mạng xã hội LivenGuide- một mạng xã hội mới thành lập và được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây.

Người sáng lập LivenGuide - TS. Lê Trung Tĩnh cam kết “quyền tự do ngôn luận”

Tại sao Việt Nam đang từ bỏ Facebook

David Hutt

Phương Thảo dịch (VNTB)

Các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và nhà văn đang chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội khác khi Facebook dường như ngầm đồng ý với các yêu cầu kiểm duyệt của Chính phủ.

Khi đăng nhập vào Minds, một nền tảng truyền thông xã hội nguồn mở, khó có thể bỏ qua một lượng lớn các bài viết được viết bằng tiếng Việt.

Theo các tin tức gần đây, trong số hơn một triệu người dùng trên nền tảng này, có khoảng 10% là người Việt Nam,. Hơn nữa, khoảng 100.000 người dùng Việt Nam đã đăng ký trong khoảng thời gian chỉ một tuần.

Con số này tăng lên khi người dùng internet ở quốc gia độc tài tìm kiếm các nền tảng truyền thông trực tuyến mới sau khi Đảng Cộng sản cầm quyền thông qua luật an ninh mạng mới, yêu cầu các công ty công nghệ lớn như Google và Facebook mở các văn phòng và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt nam.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgCChgIkwPYZxkQqF2c9Foxl2nUXZnld51wfl8EWDH0rWFB92wCU5ZNhsKq0gLd9EXvM-cv5lvefBdznH0Z_U3_PBBzzLSBaDsU1mHQLO_0_ZQKUn9CQd0gWeyQQkmu1csL5BmN3sid4Nw/s640/Vietnam-Facebook-Marc-Zuckerberg-Social-Media-2018-Twitter-960x576.jpg

Thông điệp được người dùng Facebook Việt Nam gửi tới người sáng lập mạng xã hội khổng lồ Mark Zuckerberg. Ảnh: Twitter

Họ cũng sẽ được dự kiến ​sẽ kiểm duyệt mọi nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ sau khi được Bộ yêu cầu. Điều đó có nghĩa là “hiện tại không còn nơi nào an toàn nào để người dân tự do biểu lộ”, ông Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, tuyên bố.

Bảo vệ Internet theo luật mới vốn có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, có nghĩa là hạn chế các nội dung mà chính quyền coi là “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, một thuật ngữ bắt hết đã đưa rất nhiều nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và nhà văn vô tù trong nhiều năm vì chỉ trích Đảng và các chính sách của Đảng.

Một số công ty công nghệ lớn - bao gồm Facebook và Google, các trang web phổ biến nhất ở Việt nam - đã cố gắng vận động hành lang Hà Nội trước một số vấn đề trong năm ngoái, nhưng vì luật an ninh mạng hiện đã được thông qua, vẫn chưa rõ liệu họ có tuân thủ hay không.

Có những tin đồn chưa được xác nhận rằng Facebook đã thiết lập hàng trăm máy chủ ở Việt Nam. Hàng bao năm qua, các nhà báo độc lập bị đàn áp của Việt Nam gọi các blogger là “Facebookers” vì đó là nền tảng an toàn ưa thích để phổ biến tin tức.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: giai đoạn hai có gì lạ?

BBC Tiếng Việt

Công nhân Trung Quốc may cờ Mỹ tại một nhà máy gia công ở tỉnh An Huy, TQ

Công nhân Trung Quốc may cờ Mỹ tại một nhà máy gia công ở tỉnh An Huy, TQ. AFP/GETTY IMAGES

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đã bước vào giai đoạn hai - cuộc chiến tiền tệ. Điều này có tác động ra sao đến thị trường và kinh tế Việt Nam?

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ, từng là chuyên gia tài chính cao cấp của IMF trong gần 30 năm.

Hãy bật đến que diêm cuối cùng, còn hơn là ngồi đó nguyền rủa bóng tối

Thảo Vy

Tuy ông Trương Minh Tuấn đã bị phế ghế Bộ trưởng Bộ 4T, xong nếu mai này tân bộ trưởng dùng lại chiêu cũ ‘đình bản’ để buộc các tòa soạn báo chí phải ‘khom lưng cúi đầu’, thì bài viết tiếp theo đây là một gợi ý - dẫu mong manh - cho chuyện vô hiệu hóa ‘đình bản online’.

Đừng đem luật ra ứng xử với Đảng!

Một nhà báo là đảng viên từng làm việc ở báo Tuổi Trẻ nói rằng, “cần tôn trọng sự lãnh đạo của cấp ủy, cấp trên trong lúc này là phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của khách hàng”.

Tuy nhiên, theo nhà báo kể trên, vì “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4.3, Hiến pháp 2013), nên trách nhiệm của Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản ở báo Tuổi Trẻ cần sử dụng triệt để không gian pháp luật để bảo vệ lợi ích người đọc, thương hiệu tờ báo.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgUNjPpwMNgU6ym1JClEdz9UlS8c8yNEGatFkHnZrmVTrMlIkrvYOqDATEyEpMbcejDfIzZgw5as3wA3swSetYwtEhrdYGhF-e4akZCvRWPok1Y-lbbf438El9SFZ_SFkYuipSsuV21FEo/s640/TMT.jpg

Báo Tuổi Trẻ điện tử bị đình bản trong thời gian ông Trương Minh Tuấn còn sở nhiệm. Ảnh: vietnamthoibao

LỆNH TRÓI TAY NGƯỜI LÍNH

THƯA LẠI VỚI ÔNG TƯỚNG CÔNG BINH HOÀNG KIỀN VỀ LỆNH “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG” HAY “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG TRƯỚC” TRONG SỰ KIỆN ĐAU THƯƠNG GẠC MA 14.3.1988

Phạm Đình Trọng

1. Bốn ngàn năm chí bền dựng nước, phải liên tục đương đầu với giặc phương Bắc xâm lược đông và mạnh gấp nhiều lần. Bốn ngàn năm quả cảm mở cõi chỉ có chiếc thuyền gỗ kiền và lá buồm cánh dơi mỏng manh phải đi vào tâm bão của Biển Đông để mở cõi, mở biển.

Mỗi nắm đất biên cương phía Bắc đều thấm đẫm máu ông cha ta đã đổ ra hết thế hệ này đến thế hệ khác trong những trận chiến giữ đất kéo dài trong lịch sử chống giặc phương Bắc xâm lược. Mỗi doi cát ngoài Biển Đông đều là nấm mồ lớn ông cha ta gửi xác lại trong những chuyến đi vào bão táp Biển Đông cùng những đoàn thuyền lưới, thuyền câu người Việt đi khai thác biển bạc.

Bốn ngàn năm dựng nước và mở cõi, ông cha ta đã không để mất một tấc đất ở biên cương, không để mất một núm cát ở Biển Đông và đã để lại cho chúng ta hôm nay dải non sông gấm vóc từ Lũng Cú, Hà Giang đến đảo Thổ Chu, Kiên Giang, từ Trường Sơn đến Trường Sa.

Nhưng chỉ mấy chục năm qua thế hệ chúng ta đã để mất hàng ngàn kilomet vuông đất biên cương thấm đẫm máu cha ông ở phía Bắc. Đã để mất những doi cát vàng nơi ông cha đã gửi xác gửi hồn ở Biển Đông.

Mất đất do hiệp định nhà nước cộng sản Việt Nam kí kết sang nhượng. Mất điểm cao 1509 ở Vị Xuyên, Hà Giang, mảnh đất thấm đẫm máu và chôn vùi xác hàng ngàn người lính Việt Nam trong những trận chiến ác liệt giữ đất năm 1984. Mất phần tráng lệ nhất của thác Bản Giốc ở Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng, thác nước kì vĩ đã đi vào trang sách, đi vào hồn người Việt Nam. Mất cổng nước cổ kính và bi tráng của lịch sử ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, nơi giặc hùng hổ rầm rập kéo vào rồi tả tơi thân tàn tháo chạy ra. Nơi chứng kiến giọt nước mắt của Nguyễn Trãi trong thời khắc chia li người cha bị giặc bắt đưa sang phương Bắc. Giọt nước mắt còn hoen trong trang sử Việt Nam giữ nước.

Đừng làm “hoàng đế cởi truồng”

Võ Thị Hảo

Nếu bạn không thờ sự thật - điều tối thượng, thì trang báo của bạn, với bao nhiêu lời tự phong tặng và trang hoàng cũng uổng công, rốt cục cũng chỉ là hoàng đế trong truyền thuyết…

Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng dự và phát biểu chào mừng nhân dịp khai trương một tiệm rượu Chivas, Macallan…, thuốc xì gà cao cấp của người Việt ở Berlin.

Vẫn tư duy kiểu “Chiến tranh lạnh”

Khi gặp bạn bè vẫn theo dõi thời sự báo chí, nhiều người hỏi tôi: vì sao đa phần người làm báo xuất thân từ chế độ cộng sản miền Bắc ở hải ngoại, nhất là ở Đức, lại rất ít đưa tin hoặc về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bởi do chính sự tiếp tay của đại sứ quán VN tại Đức cũng như phiên tòa xử Nguyễn Hải Long diễn ra suốt mấy tháng trời?

Mặt khác, đa phần người làm báo đó cũng không có ý kiến gì về việc người dân VN sôi sục phản đối về Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng, về những vụ tàu cá VN bị Trung Quốc đâm chìm, những vụ chống tiêu cực tham nhũng trong nước, về hàng nghìn dân oan bị cướp đất, nhiều người dân bị đánh chết trong đồn công an…?

Vậy phải chăng những người ấy họ xưng là nhà báo chỉ để khuyếch trương thanh thế, để thuận lợi trong việc đến các doanh nghiệp đề nghị quảng cáo hoặc quảng cáo cho chính doanh nghiệp và sản phẩm của họ. Những trang báo ấy chung quy cũng chỉ có thể gọi là một trang blog hoặc một trang web cá nhân thậm xưng là báo chí mà thôi.

Biết nói sao đây? Bởi vì đó là điều không hay, nhưng cũng thể hiện sự sợ hãi được hình thành từ cả hơn nửa thế kỷ nay tại VN, khiến người VN từng sống dưới chế độ CS đến lúc có cả một bầu trời trong tay cũng không dám ngẩng cao đầu.

Làm sao cắt nghĩa được thực trạng có không ít người VN ở hải ngoại, dù sống mấy chục năm trong đất nước dân chủ và tự do, quyền con người được bảo đảm, chữa bệnh và đi học không mất tiền với những điều kiện y tế và giáo dục vào hàng tốt nhất thế giới, những người thất nghiệp, ốm đau mất sức, già cả… đều được cung cấp chỗ ở đàng hoàng, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí miễn phí… lại vẫn mang suy nghĩ của thời “chiến tranh lạnh” thù địch và tư duy bao cấp theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, quan sát xã hội thì chỉ chia ra hai loại người và những ai không ủng hộ đảng hoặc nói lên sự thật thì gọi là “phản động”. Họ vẫn coi Mỹ, người thuộc chính thể VN Cộng hòa và các nước tư bản là kẻ thù?!

Thư ngỏ của nhà báo Kha Lương Ngãi gởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kính thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,

Tôi gởi thư này cho ông vì ông là người phát ngôn quyết đoán: “Bằng mọi giá sẽ bắt cho kỳ được Trịnh Xuân Thanh” để xử về tội tham nhũng và làm thiệt hại vốn của nhà nước hơn 2300 tỷ. Chính từ phát ngôn đó, kịch bản “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú…”. đã được thi hành. Nhưng chẳng bao lâu, cái “trò hề đầu thú” ấy bị bể bạc thành vụ bắt cóc. Tại Tòa án Liên bang Đức ngày 17/7/2018, can phạm Nguyễn Hải Long đã ký biên bản nhận tộị trợ giúp cho Đào Quốc Oai và nhóm an ninh tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về Việt Nam theo chỉ đạo trực tiếp của Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng.

Như vậy, đích thực đây là một vụ bắt cóc có tổ chức, thuộc tầm quốc gia mà hậu quả của nó không phải chỉ làm cho Việt Nam bị cô lập về chính trị, ngoại giao, kinh tế… cụ thể khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vừa mới bị bể bạc thì ngay trong tháng 7/2017 Chính phủ Đức đã lập tức ngưng thỏa thuận “quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế với Việt Nam”, các nước trong Liên minh châu Âu cũng đã hoản lại việc ký kết Hiệp định đối tác thương mại với Việt Nam. Và mới đây nhất, ngày 20/7/2018 chỉ ba ngày sau khi Nguyễn Hải Long nhận tội tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Chính phủ Cộng hòa Czech đã thông báo ngưng cấp visa dài hạn cho công dân Việt Nam (lao động, kinh doanh và sinh viên) vì theo Bộ Ngoại giao Czech, Việt Nam đã trở thành một mối nguy hiểm về an ninh trong việc xuất khẩu tội phạm có tổ chức. Cũng do Việt Nam đã trở thành mối nguy hiểm về an ninh đối với các nước như vậy, nên hậu quả Việt Nam ngày càng mất nhiều đối tác hợp tác, dẫn đến Việt Nam vốn đã mất ổn định nay sẽ lâm vào tình thế mất ổn định hơn, suy yếu hơn và dĩ nhiên sẽ ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn.

Hai chuyến ‘công du’ đáng ngờ đến Thủ Thiêm

Phạm Chí Dũng

D:\Downloads\BVN\25-7\1.jpg

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bỗng nhiên tỏ ra quan tâm đến dân oan Thủ Thiêm một cách đặc biệt và… đáng ngờ.

Vẫn ma mị

Trong vòng chưa đầy một tháng, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm dân oan Thủ Thiêm hai lần, mà lần gần đây nhất là vào ngày 16/7/2018. Chuyến ‘công du’ này lại xảy ra trong cảnh nạn bản kết luận thanh tra Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ thêm một lần nữa bị thất hứa trầm kha, khi trước đó cơ quan này và Chính quyền TP.HCM đã hứa hẹn sẽ công bố kết luận thanh tra vào ngày 15/7/2018 - tức vẫn bị trễ hẹn đến một tháng so với thời điểm hứa hẹn trước đó là ngày 15/6/2018, và trì muộn đến hàng chục năm trời từ lúc người dân Thủ Thiêm rên siết trong thảm cảnh bị cướp đất. Thế nhưng bất chấp nước mắt và máu đổ, cho đến nay vẫn biệt tăm bóng dáng bản kết luận thanh tra được dân quá trông đợi ấy.

Tôi tin vào tự do thể hiện, nhưng…

Filip Steffensen

Phạm Nguyên Trường dịch

Tự do thể hiện liên quan với việc bảo vệ tốt hơn quyền con người, GDP cao hơn, ít bạo lực hơn và ít tham nhũng hơn.

Từ năm 1980 đến năm 2003 là giai đoạn mà chế độ dân chủ, các thiết chế đầy sức mạnh và sự công nhận các quyền con người phát triển với tốc độ chưa từng có. Các nhà cầm quyền độc tài và độc đoán trên khắp thế giới nới lỏng mức độ kìm kẹp đối với báo chí và quyền công dân để người dân có thể “biết, lên tiếng và tự do tranh luận theo lương tâm của mình”, như nhà thơ người Anh, John Milton, viết vào năm 1644.

Tuy nhiên, từ năm 2003 trở đi, tự do thể hiện đã gặp phải những rào cản khá lớn. Theo Freedom House, chỉ có 13% người dân trên thế giới được hưởng quyền tự do báo chí. Tự do báo chí trên toàn thế giới bắt đầu suy giảm từ năm 2004 và đang lan nhanh như cháy rừng, số nước có báo chí tự do đã giảm 10%. Đồng thời, các chế độ dân chủ lâu đời đang kêu gọi áp dụng những biện pháp cứng rắn nhằm đối phó với tình trạng nan giải trong việc cân bằng giữa quyền tự do dân sự và an ninh quốc gia. Tình trạng còn tồi tệ thêm, đấy là khi thái độ cảnh giác trước tin tức giả và những đòi hỏi mới về việc bảo vệ các nhóm thiểu số trước những phát ngôn thù hận đang giành được sự ủng hộ của nhiều người.

Mô hình đặc khu ngày nay đã không còn phù hợp, nếu Việt Nam quyết tâm làm thì phải xóa bỏ những ưu đãi không hợp lý và cần có ràng buộc chặt chẽ

Thành Luân

Theo thông cáo của Văn phòng Chính phủ ngày 9/6, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Cụ thể, dự án luật sẽ lùi từ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Đồng thời, Chính phủ khẳng định không có thời hạn thuê đất đặc biệt đến 99 năm.

Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn - PGS.TS Vũ Trọng Khải đánh giá, động thái của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một quyết định sáng suốt, thể hiện sự lắng nghe của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong bối cảnh dự án luật đặc khu còn có nhiều ý kiến khác nhau trong giới chuyên gia, trí thức và nhân dân.

Điều PGS.TS Vũ Trọng Khải trăn trở nhất là mô hình đặc khu đã không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước ngày nay.

Lý giải điều này, ông Khải cho biết, nếu vào những năm 1980-1990, thời điểm Việt Nam mới làm kinh tế thị trường, chưa hiểu vận hành cơ chế kinh tế thị trường như thế nào thì có thể xây dựng đặc khu với ý nghĩa “dò đá qua sông” để từ đó Việt Nam rút kinh nghiệm, xây dựng thể chế cho đất nước. Còn bây giờ, Việt Nam đang xây dựng thể chế cho kinh tế thị trường, làm đặc khu e không còn cần thiết nữa.

Thứ hai, dự luật đặc khu đưa ra rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào đặc khu, đến mức không biết Việt Nam còn lại gì sau đó. Thế nhưng, cần lưu ý rằng nhà đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì ưu đãi, họ vào Việt Nam vì thể chế minh bạch, có thể tiên lượng được, dự đoán được lời lỗ trong bao nhiêu năm...

Những ưu đãi để thu hút nhà đầu tư vào đặc khu không thể khác những ưu đãi mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp định FTA song phương và đa phương CPTTP, AEC... Những ưu đãi đã đầy đủ và đủ sức hút các nhà đầu tư, Việt Nam hãy cứ thực hiện tốt các ưu đãi ấy.

Thư gửi TS. Nguyễn Bách Phúc

Nguyễn Đức Thắng


Hà Nội ngày 21/7/2018

Kính gửi: TS. Nguyễn Bách Phúc

- Chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh (HASCON),

- Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học (EEI)

Cám ơn anh Phúc về những ý kiến của anh đăng trên báo “baodatviet.vn” và những đoạn anh viết bổ sung thêm (chữ mầu đỏ) về việc Việt Nam bắt buộc phải làm nhiệt điện than. Trong email anh chê tôi chẳng biết gì, hay không có chuyên môn về điện và năng lượng. Tôi mạo muội có một vài ý kiến phúc đáp lại cụ thể các ý của anh (phần tô vàng(*):

* Nhiệt điện 5 tỷ USD sát TP.HCM: Bắt buộc phải làm

Nguy cơ ô nhiễm môi trường của Nhà máy nhiệt điện chạy than cao hơn so với thủy điện và các dạng năng lượng sạch. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải tìm cách khắc phục, hạn chế đến mức tối đa nguy cơ này.

Khủng hoảng xã hội tại Việt Nam: kinh tế hay tín nhiệm xã hội?

Ánh Liên (VNTB)

Trong một bài viết của tác giả được đăng tải lại bởi BBT Boxitvn (Cách mạng 4.0 hay những người yếu thế bị bỏ rơi) và được Boxitvn đã đặt vấn đề: Nhưng bao giờ mới có thể xuất hiện cuộc khủng hoảng mong đợi ấy? Hay là không bao giờ cả, nghĩa là khủng hoảng luôn luôn bị dẹp bỏ từ trong trứng nước? Hình như người trí thức trong xã hội dân sự lâu nay vẫn thường tự hỏi, và vẫn đành… tự bỏ ngỏ một câu trả lời.

Khủng hoảng xã hội: bắt đầu từ bất ổn kinh tế?

Khủng hoảng xã hội đã từng xảy ra (thập niên 80 - TK XX) và đó không là sự kiện cuối cùng. Thế nhưng, sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội bắt đầu từ ĐH VI vẫn cho phép Nhà nước Việt Nam giữ được ổn định trong giới hạn cho phép.

Chu kỳ khủng hoảng với mở màn của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ sắp diễn ra (2021), và trong một nền kinh tế yếu ớt, phụ thuộc như Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu mang tính khủng hoảng, nhất là khi các đề xuất về mặt hàng cơ bản (như xăng dầu) thông qua lớp bọc dân sinh (bảo vệ môi trường) đang dự kiến lên mức tối đa. Sự độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình của Nhà nước đối với Luật đặc khu hay Luật an ninh mạng cũng chỉ làm gia tăng bất mãn xã hội và đưa khủng hoảng lên mức cao hơn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgQU5oBmmqkI56UbCcV8ZtnJ_Gw_lCyqdKmYTjSRWwQX8r3-7k4sSp6u1h7wOTprzzRBKVGfDxD4WK3vFaLp8wgo0mgWG06oH-R9zGQIT8Zr33l7vZL6IC73zdgbIsTyz2GKV6Dd6X_hw8/s1600/0e72edb152d77a11f50b8e3b7d41a1e4.jpg

Ảnh minh họa

Riêng về mặt kinh tế, GDP Việt Nam năm 2017 là 6,81%, năm 2018 - GDP Việt Nam được ADB dự báo là 7,1%, còn ICAEW thì ở mức 6,6%. Dù dự báo nào đi chăng nữa thì bản chất tính khả quan này vẫn là câu hỏi lớn. Lý do, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn còn yếu kém; bản chất của sự tăng trưởng dựa trên yếu tố hòa nhập hình thức của Việt Nam hiện đã kết thúc; tăng trưởng 2 con số là tốt, tuy nhiên, cam kết ngân sách cũng cần phải được giữ vững, và có vẻ Việt Nam đang cho thấy sự thâm hụt ngân sách của mình, hay nói cách khác, Việt Nam đang đi vào con đường nợ nần. Đó là chưa kể, biểu hiện của sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam hiện tại có xu hướng gắn liền với doanh thu thuế.

Trong một số liệu Quyết toán năm 2016 mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5.2018 thì mức bội chi ngân sách năm 2016 là 248.728 tỷ đồng (tỷ lệ 5,52% GDP), con số này là thấp so với các năm trước đó (2012 - 5,36%; 2013 - 6,6%; 2014 - 6,33%; 2015 - 6,28%. Còn bội chi ngân sách năm 2018 dự kiến là 204.000 tỷ đồng (3,7%). Tất cả đều là những con số đầy lạc quan và triển vọng. Dù vậy, vào tháng 4.2018, tổ chức Moody’s dù đánh giá mức phát triển nền kinh tế Việt Nam ở 6,7% trong năm 2018, tuy nhiên mức nợ Chính phủ cao và thâm hụt ngân sách nới rộng là những nhân tố gây sức ép đối với bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Và trong thực tế, 15 ngày đầu năm 2018, ngân sách đã thâm hụt 18,400 tỷ đồng.

Đặt vấn đề là mức thâm hụt ngân sách ở mức 3,7% hay cao hơn đi chăng nữa, thì con số này vẫn không phản ánh quá nhiều vấn đề. Ví dụ, Mỹ là quốc gia thường xuyên từng thâm hụt mức ngân sách lên đến 9% vào khủng hoảng 2008 hay Nhật Bản cũng vậy. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách không phải là yếu tố hiện diện khủng hoảng, mà công cụ tài chính có phong phú không để xử lý thâm hụt ngân sách mới chính là vấn đề. Ví dụ, thâm hụt ngân sách của Mỹ vào năm 2009 là 9,8% nhưng năm sau đã hạ xuống còn 2,1%. Sự linh hoạt về ngân sách - vốn là cơ sở để xử lý các cuộc khủng hoảng Việt Nam vẫn đang thiếu, cũng như sự bị động về huy động tiềm lực xã hội của nhà nước trong giải quyết khủng hoảng.

Ở Việt Nam không thể có tự do báo chí

Trúc Giang (VNTB)

Ở Việt Nam, báo chí phải phục vụ lợi ích của Đảng. Điều đó được ghi rõ trong Luật Báo chí. Vì lẽ đó nên Việt Nam không thể có tự do báo chí theo nghĩa phổ quát của cụm từ “tự do báo chí” mà cả thế giới đang hiểu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEggeo91Ficoy9eAFH4shbLySwPCjkUi0YnVrt9xTEJpJDX6pgjwoVQ5pqf2Q-QVY-FynGlmHeE8LtSl3pmmkBY7znYP2Hbjy0CUWIuc0mq3cDDdmvUu9t3ItHom1w9oaMMAWCxBPBQVn9o/s640/press_freedom.jpg

Ảnh minh họa. 

Hiến pháp 2013, Điều 25, ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Tuy nhiên quyền tự do báo chí lại chịu giới hạn bởi “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân”. (Trích Điều 4, Luật Báo chí 2016).

Chính vì lẽ báo chí phải nói theo ý của Đảng, nên việc mới đây báo Tuổi Trẻ phải nhận ‘bản án’ đình bản 90 ngày đối với phiên bản điện tử [https://tuoitre.vn/] là chuyện rất bình thường.

Ông Trần Đại Quang cần lên tiếng

Cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế nói rằng việc đình bản tờ Tuổi Trẻ online cho thấy ở Việt Nam không có môi trường nào dành cho tự do báo chí.

“Về phát biểu của Chủ tịch Trần Đại Quang trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây được Tuổi Trẻ dẫn lại, cho rằng, Chủ tịch nước đã đồng tình về phải có luật biểu tình là không chính xác. Nếu đúng như vậy, thì trách nhiệm thuộc về cá nhân thông tin sai sự thật, chứ không phải cả tờ báo phải gánh chịu bằng hình thức đình bản. Văn phòng Chủ tịch nước, hoặc chính Chủ tịch Trần Đại Quang có văn bản lên tiếng phủ nhận thông tin sai sự thật đó và buộc ban biên tập báo Tuổi Trẻ phải công khai đính chính và xin lỗi theo hướng giải quyết của tinh thần Luật dân sự và Luật báo chí, hoặc Văn phòng Chủ tịch nước có thể khởi kiện báo Tuổi Trẻ ra Toà án dân sự.

Việc đình bản một tờ báo dù thời gian ngắn hay dài cũng không phải là giải pháp tốt về chính trị và thúc đẩy một xã hội có thêm lòng tin vào chính quyền. Dư luận và trên mạng xã hội đang đồn đoán rằng do báo Tuổi Trẻ viết nhiều bài về vụ AVG liên quan đến Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho nên việc đình bản tờ báo được cho là xuất phát từ Bộ trưởng. Lời đồn đoán này không có lợi gì cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, dù lời đồn đại đó, có cơ sở hay không có. Tôi thì không tin vào tin đồn đó nhiều lắm. Các cơ quan có thẩm quyền nên xem lại việc đình bản tờ Tuổi Trẻ online, và nên tìm một hướng giải quyết khác tốt hơn cho một xã hội cần hướng đến một Nhà nước Pháp quyền”. Ông Nguyễn Công Khế nêu một đề xuất với văn phong thuần… tuyên giáo.

Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng

Đại dự án chiến lược địa chính trị

Georg Blume, Paris

Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ

Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.

Tương lai hầu như đã chắc ăn trước mặt: Các đoàn xe lửa chạy nối liền London và Thượng Hải, cờ Trung Quốc tại các cảng ở Phi Châu và Âu châu. Tất cả đều đã được hứa hẹn trong dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc từ suốt 5 năm qua.

Đối với các chuyên gia chiến lược Tây phương thì dự án lớn này, với cái tên tiếng Anh là “Belt-and-Road-Initiative” (BRI), chỉ là một kế hoạch chi tiết của Trung Quốc để chinh phục quyền lực và thị trường mà thôi. Hàng trăm tỉ đô la đầu tư đã được nhóm lãnh đạo Trung Quốc đổ vào. Tuy nhiên dự án BRI đang dậm chân tại chỗ. Lý do chính là các nghi ngại về mặt tài chính từ những người chủ trương ra nó. Bởi vì ngay cả Trung Quốc cũng không có tiền vô tận.

Ông Jörg Wuttke, một nhà quản lý tập đoàn lâu năm tại Bắc Kinh và cũng là cựu chủ tịch Phòng Thương mại Âu châu tại Trung Quốc nhận định rằng “BRI cho thấy nó là một thách thức về mặt tài chính trong khi Trung Quốc đang phải đối mặt với một cơn gió ngược ngày nay”. Wuttke nêu ra thí dụ nhiều dự án, chẳng hạn như một cảng mới ở Sri Lanka, mà đảo quốc này đã phải tương nhượng 99 năm cho Trung Quốc, vì Sri Lanka không có tiền trả nợ.

Tổng thống Trump đưa nước Mỹ vào Thế chiến thứ ba?

Nguyễn Quang Duy

Chiến tranh thương mãi ngày càng leo thang ông Trump tuyên bố sẵn sàng đánh thuế trên toàn bộ hàng hóa Trung cộng nhập cảng vào Mỹ trị giá lên đến 500 tỷ Mỹ Kim.

Về tiền tệ và tín dụng ông chỉ trích Trung cộng, Liên minh Châu Âu và các nước khác thao túng tiền tệ và ghìm lãi suất thấp hơn, trong khi Mỹ lại tăng lãi suất, ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ.
Ông nhận xét không có một sân chơi công bằng cho nước Mỹ và liên tục đưa ra nhưng chỉ trích thế giới làm nhiều người lo sẽ dẫn đến Thế chiến thứ ba.

Chiến tranh hạt nhân

Tổng thống Trump phát biểu trước cuộc họp riêng với Tổng thống Nga Putin như sau: “Tôi thực sự nghĩ là thế giới muốn thấy chúng ta hòa hợp. Chúng ta là hai cường quốc hạt nhân. Chúng ta sở hữu 90% vũ khí hạt nhân, và đó là điều không tốt. Đó là điều xấu”.
Chiến tranh hạt nhân nỗi ưu tư hàng đầu thúc đẩy hai ông Putin và Trump có cuộc gặp riêng này. Trong cuộc họp họ cũng chia sẻ quan tâm về Kim Jong Un, về Bắc Hàn và về Trung cộng hai quốc gia có vũ khí hạt nhân khác.
Trở lại chuyện Bắc Hàn, cuộc họp giữa ông Trump và ông Kim tại Singapore đã kết thúc bằng Tuyên bố chung Bắc Hàn cam kết nhanh chóng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Đó là cớ để Mỹ luôn kêu gọi ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân và nhắc nhở các quốc gia trên thế giới phải tiếp tục thi hành các biện pháp chế tài cho đến khi nào Bắc Hàn thực hiện lời hứa.
Nga và Trung cộng ở ngay cạnh Bắc Hàn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra hai quốc gia này sẽ nhận lãnh hậu quả khó lường.
Với Bắc Hàn chiến thuật cây gậy và củ cà rốt xem ra có hiệu quả. Ông Kim đã tỏ ra xuống nước không dám đe dọa Mỹ như trước đây còn bày tỏ mong muốn cải cách kinh tế nhưng giữ nguyên thể chế chính trị như khối trục Bắc Kinh - Hà Nội hiện nay.
Điều đó cho thấy ông Trump dành mọi nỗ lực để giảm thiểu khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân và nếu có chiến tranh quân sự Nga ít nhất giữ vị thế trung lập không đứng về phe đối phương.
Tiếp tục cuộc gặp thượng đỉnh Nga Mỹ tuần qua, ngày 21/7/2018 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cùng nhau thảo luận về triển vọng bình thường hóa quan hệ hai nước trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
Trong thời điểm hiện nay đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực không chỉ riêng cho nước Mỹ mà cho toàn thế giới. Thế đối đầu Mỹ Nga cần thay đổi để Mỹ có thể tập trung giải quyết tàn dư cộng sản.

Nghĩ về án tử hình

Nguyên Giác Phan Tấn Hải

Người con Phật nghĩ gì về án tử hình?

Đứng về phương diện cá nhân, rất minh bạch rằng không Phật tử nào ủng hộ án tử hình. Đứng về phương diện quốc gia, thực tế là rất nhiều quốc gia - nơi Phật giáo gần như quốc giáo, như Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka… -  vẫn duy trì và thực hiện án tử hình.

Tại Thái Lan, án tử hình dùng để trừng phạt cho 35 tội hình sự, trong đó có tội sát nhân và buôn ma túy. Miến Điện cũng thế. Điểm hay là ở chỗ, hai quốc gia này tuyên án tử hình, nhưng rất ít khi thi hành án tử.

Các quốc gia có đông dân số Phật tử - như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… - vẫn áp dụng án tử hình, và thường xuyên thi hành án tử.

Về phía kinh điển, lời dạy rất minh bạch. Kinh Pháp Cú, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu viết:

129. Mọi người sợ hình phạt,

Mọi người sợ tử vong.

Lấy mình làm ví dụ

Không giết, không bảo giết.

130. Mọi người sợ hình phạt,

Mọi người thương sống còn;

Lấy mình làm ví dụ,

Không giết, không bảo giết.

Trong Kinh Trung Bộ 21 - Kinh Ví dụ cái cưa, Đức Phật nói cụ thể rằng cho dù có bị một bọn cướp cưa tay, rồi cưa chân thì mình cũng đừng bao giờ khởi tâm căm giận, phải luôn luôn mở tâm từ bi hướng về những tên cướp đó. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu trích như sau:

Ai là người xử báoTuổi Trẻ

Bùi Quang Vơm

Ngày 19/6/2018, bài báo “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” đăng trên báo Tuổi Trẻ (TT), tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay, với nội dung ban đầu là “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông “đồng tình với kiến nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội ”.

Nhưng chỉ sau đó vài tiếng, tên bài báo bị thay, nguyên văn lời cam kết của chủ tịch nước bị xoá sạch và được thay bằng nội dung: “những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh là “do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo”, giống nguyên văn lời ông Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử trị Hà Nội, y như gắn lời ông Trọng vào miệng ông Quang.

Tiếp sau đó, ngày 16/07 báo Tuổi Trẻ bị đình bản 3 tháng và chịu 220 triệu đồng tiền phạt.

Ngay lập tức có người nói, đây là đòn trả đũa của ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Ông này còn cay cú cái vụ Tuổi trẻ là tờ báo nhanh nhất đưa tin kết luận của thanh tra chính phủ vụ Mobifone, rằng “bộ trưởng Trương Minh Tuấn là người chịu trách nhiệm làm thất thoát ngân sách, gây hậu quả nghiêm trọng”. Trả miếng trước khi mất chức?! Ít có khả năng, vì đang là đối tượng kỷ luật, ông Trương Minh Tuấn có thể đã không còn thực quyền điều hành Bộ 4T từ hàng tháng trước.

Kỷ luật chủ tịch nước?

Một buổi tiếp xúc cử tri các quận 1, 3 và 4 ở Sài Gòn với hàng trăm người tham dự, cả dân chúng lẫn hàng chục quan chức các loại, Tuổi Trẻ không phải là tờ báo duy nhất có mặt chứng kiến, và nhất là ở thời smartphone, thì không phải chỉ nhà báo mới ghi âm ghi hình. Tuổi Trẻ không dốt, và cũng chẳng có lợi lộc gì đến mức phải bịa lời chủ tịch nước để phạm tội với đảng. Nếu muốn, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng kiểm định.

Luật biểu tình là món nợ khất lần của Quốc hội đối với Hiến pháp 2013. Ông Nguyễn Tấn Dũng từng hứa, Quốc hội nhiều lần hoãn, dân cả nước từng nhiều lần kiến nghị. Trước lần họp kỳ thứ 5 Quốc hội 14, cử tri các tỉnh Quảng Bình, Long An, TP HCM, Hải Phòng… cùng trực tiếp gửi lên Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội: “Việc ban hành Luật biểu tình là rất cần thiết, nhằm hướng dẫn người dân thực hiện quyền công dân chính đáng của mình và xử lý nghiêm các hoạt động biểu tình trái phép, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội”. Như vậy, nếu ông Trần Đại Quang đồng tình với kiến nghị này là một điều hợp lòng dân, dám sửa lời đã hứa với dân của chủ tịch nước, hàng trăm người chứng kiến, và qua hàng trăm người đại diện này, tới toàn dân cả nước, về mặt văn hoá, đạo lý, là một hành vi vô lễ, vô đạo, thấp kém, chưa nói nó bộc lộ thực chất là đảng chống lại ý nguyện của dân, đẩy dân về phía đối địch với chế độ.

Nếu TT đăng lời bịa đặt không có sự thật, thì trước hết nhà báo phải bị tước giấy phép, rồi Tổng Biên Tập mới bị kỷ luật liên đới thiếu trách nhiệm. Việc đình bản 3 tháng mà không kỷ luật cá nhân cho thấy người ra quyết định kỷ luật không có căn cứ để kỷ luật cá nhân, có nghĩa là không có bằng chứng bịa đặt sai sự thật của nhà báo. Cũng có nghĩa rằng TT không đăng tin sai sự thật, chủ tịch Trần Đại Quang cam kết báo cáo lại với Quốc Hội về luật biểu tình là có thật.

Như vậy, bản chất của kỷ luật đình bản TT ba tháng, không phải là kỷ luật đối với TT, đối tượng mà Quyết định kỷ luật này muốn chuyển tới chính là cá nhân chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Ông Quang, dù là chủ tịch nước, và dù yêu cầu có luật biểu tình là quyền, là nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng trái với ý muốn của đảng, thì ông chủ tịch hay lòng dân đều không mảy may có giá trị. Hiến pháp ghi là quyền của dân từ năm 2013 vẫn bị phớt lờ, và ông chủ tịch nươc nhắc tới quyền đó vẫn bị vả vào miệng.

Lời của ông Quang đã được ai đó sửa lại. Nếu điều sửa lại không đúng với sự thật, hoặc chỉ là một phần sự thật những điều ông Quang phát biểu, thì chính người này vi phạm luật báo chí. Nếu không có bảo kê, thì cá nhân người này chắc chắn bị kiện ra Toà.

Cả TT và cá nhân ông Quang đến nay vẫn im lặng, cam chịu, cho thấy cả tờ báo lẫn cá nhân ông chủ tịch không đủ tư cách tương xứng với vị trí của mình. Ông Quang bị cho là người không biết nhục, và Tổng biên tập TT Lê Thế Chữ bị gọi là “thằng hèn”.

Báo mà không dám bảo vệ chức năng phản ánh sự thật, thì nên đóng cửa. Chủ tịch nước đại diện cao nhất của chủ quyền quốc gia và chủ quyền dân tộc mà còn để cho một kẻ khác chặn họng, cấm nói thì cũng nên từ chức.

Quyết định đình bản TT ba tháng dù được ký bởi ông Lưu Đình Phúc, cục trưởng Cục Báo chí, nhưng thực chất, ông này không thể ký mà không xin ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị, hơn thế, ông ta chắc chỉ ký thừa lệnh một quyết định từ cấp trên.

Ai là người xử?

Ai? ông Võ Văn Thưởng là người ra chỉ thị sửa lời, mà thực chất là lời cảnh cáo bịt miệng chủ tịch nước? Xét tuổi đời, thâm niên nghề chính trị, vị thế trong đảng, điều này là không thể. Về lĩnh vực tư tưởng, trong đảng, trên ông Thưởng chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng. Như vậy, ông Trọng là thủ phạm cú “tạt tai” ông chủ tịch nước!?

Kỷ luật báo TT nhưng thông điệp lại là sự răn đe đối với ngài chủ tịch nước.

Nếu cứ theo dư luận, thì tờ Tuổi Trẻ còn được cho là tờ báo “vườn” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Facebook Lê Nguyễn Hương Trà cho biết trước đó, tổng biên tập Tuổi Trẻ là Lê Thế Chữ đã vội bay ra Hà Nội xin gặp Thủ tướng Phúc, và sau đó có nhận được lời hứa của ông Phúc là ‘không đình bản’, vậy mà kết cục vẫn có “đình bản 3 tháng và 220 triệu đồng tiền phạt”. Ông Phúc lừaTuổi Trẻ, hay ông Phúc cũng bị “tạt” tai?

Ông Quang và ông Phúc không cùng phe, như vậy, nếu đánh cả hai, thì người đánh phải đồng thời là đối thủ của cả hai ông.

Kẻ đó có thể là ai, nếu để ý rằng hai ông này là những ứng viên nặng cân nhất cho vị trí thay thế ông Trọng, trong khi, người có uy quyền nhất với Ban Tuyên giáo hiện nay chỉ có duy nhất ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đại hội XIII có khi lại sửa điều lệ đảng, bỏ quy định hai nhiệm kỳ và không giới hạn tuổi tình nguyện cống hiến, trước khi Tổng bí thư đọc báo cáo chính trị.

Báo oan, dân oan

Đình bản báo Tuổi Trẻ, một kỷ luật nặng chưa từng có trong lịch sử báo chí cộng sản, ở vào thời điểm này, là một thứ kỷ luật có tính khiêu khích.

Bất cứ điều gì trái ý muốn của đảng, dù là sự thật, báo chí cũng không được phép phản ánh. Bộ máy chuyên chính trong tay đảng sẽ không từ chối bất kỳ hình thức trấn áp nào, bất kể đó là đối tượng nào.

Nhưng loại hình kỷ luật tuỳ hứng này cũng truyền tải một loại thông điệp: Nếu tất cả mọi tờ báo lề phải đều chỉ trung thành với sự thật, bất kể ý đảng và bất kể kỷ luật, thì sự việc sẽ như thế nào?

Đến như nhà báo đại tá Nguyễn Như Phong, chủ bút Petrotimes, từng giáo huấn giới viết báo “phải như là chó ấy, cho cắn mới được cắn, cho sủa mới được sủa và phải thính mũi, tinh mắt để biết chủ muốn gì”. Biết thân phận và cúc cung tận tuỵ như Phong, mà Petrotimes vẫn bị đình bản vô thời hạn, và Tuổi Trẻ không phải là lần đầu bị “đánh” dù chưa một lần vi phạm đạo đức nghề báo. Nhưng lần này, khi nói đúng điều chủ tịch nước nói mà bị đánh, thì là bị đánh oan, là mượn cá đánh thớt.

Nếu cứ chỉ nói thật, thì sớm hay muộn, không một tờ báo ăn lương của đảng nào không bị “đánh”. Dân bị cướp đất mà kiện chính quyền thì thành dân oan. Báo nói thật mà bị đánh thì thành “báo oan”. Dân oan ngủ vỉa hè mãi, bây giờ kéo theo dân cả nước xuống đường, không còn biết sợ hãi. Báo oan mà bảo nhau tất cả 800 tờ đều im tiếng, hoặc đều chỉ nói thật, thì chính quyền này sụp.

20/07/2018

B.Q.V.

Tác giả gửi BVN

Vụ sửa điểm thi: Cây kim trong bọc đã lòi ra!

Diễm Thi, RFA

2018-07-19

Học sinh ra khỏi cổng trường sau kỳ thi đại học tại một trường trung học tại Hà Nội vào ngày 5 tháng 7 năm 2011. AFP

Lớn chưa từng có!

Truyền thông trong nước loan tin về vụ việc cho biết qua điều tra ban đầu xác định có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi có tổng điểm công bố chênh hơn một điểm so với chấm thẩm định. Có thí sinh tổng điểm các môn được làm tăng lên đến 26,8, thậm chí 29,95 so với chấm thẩm định. Đây là vụ nâng điểm lớn và táo bạo nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà. Thầy Nguyễn Tấn Hậu, từng là giáo viên ở Việt Nam, cho biết nguyên nhân:

Tại sao những năm trước không có chuyện này xảy ra, hầu như chỉ bán điểm, nâng điểm khi thi vô trường đại học thôi chứ không có chuyện bán điểm cho lần thi THPT. Nhưng năm nay nó xảy ra ở kỳ thi THPT bởi vì nó bỏ kỳ thi tuyển đại học.

Năm nay có lẽ là năm đầu tiên thí điểm áp dụng không thi tuyển sinh đại học mà dùng điểm thi THPT để xét vô đại học. Tình trạng bây giờ là kỷ cương xã hội đã buông lỏng, hầu như được bật đèn xanh, không ai sợ bất cứ cái gì hết, do đó họ mới dám làm cả trăm bài.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi rằng nếu vụ bê bối trên xảy ra do thay đổi quy chế thi đại học thì cho rằng chuyện này sẽ có khắp nơi hết nhưng có lẽ các nơi khác kín đáo, không bị “phản phé phản thùng” thì nó im.

Tại sao những năm trước không có chuyện này xảy ra, hầu như chỉ bán điểm, nâng điểm khi thi vô trường đại học thôi chứ không có chuyện bán điểm cho lần thi THPT. Nhưng năm nay nó xảy ra ở kỳ thi THPT bởi vì nó bỏ kỳ thi tuyển đại học. - Thầy Nguyễn Tấn Hậu

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân: Khi ô nhiễm được ‘nhập khẩu’?

Vĩnh Long

Dự kiến sau khi tất cả các nhà máy hoàn thành, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) sẽ trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước, tổng công suất 6.264 MW, gấp khoảng 2,6 lần công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La (nhà máy điện lớn nhất nước).

Đáng chú ý, đây cũng là trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước với mức độ ô nhiễm và bất ổn xã hội đã hiện hữu từ năm 2015.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chạy thử trước khi chính thức vận hành, tháng 10/2014. (Ảnh: FB Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân)

CIA: Bắc Kinh âm thầm biến Biển Đông thành ‘‘Crimée phương Đông’’

Trọng Thành

Ảnh minh họa : Ảnh vệ tinh ngày 28/04/2018: Máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 (Shaanxi Y-8) của Trung Quốc trên Đá Xu Bi, Trường Sa (Ảnh chụp màn hình website AMTI)

(Capture d'image @amti.csis.org)

Hôm qua, 20/07/2018, một chuyên gia hàng đầu của CIA về châu Á khẳng định Bắc Kinh đang huy động mọi nguồn lực, tiến hành một cuộc «Chiến trạnh Lạnh âm thầm», nhằm thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới. Trong chiến lược này, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng và biến thành các tiền đồn quân sự tại Biển Đông được ví như một «Crimée phương Đông».

Theo AP, trong diễn đàn về an ninh quốc tế Aspen Security Forum, tại Colorado, trợ lý phó giám đốc phụ trách Đông Á của CIA, ông Michael Collins, so sánh cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay với cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Chế độ Bắc Kinh hiện nay đang nỗ lực trên nhiều mặt trận để làm sói mòn ảnh hưởng của nước Mỹ, với các hoạt động rất khác với những gì mà chính quyền Nga đang làm.

Chuyên gia CIA nhấn mạnh là căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vượt xa khỏi vấn đề cuộc chiến về thuế mà hai bên liên tục đưa ra các biện pháp trả đũa, vốn thường được truyền thông đưa tin rầm rộ.

Ông Michael Collins đặc biệt lưu ý đến nỗ lực của Trung Quốc nhằm đánh cắp các bí mật công nghệ cao, việc quân đội Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng, và các tiền đồn quân sự Trung Quốc xây cất tại nhiều hòn đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên các hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc diễn ra tại đây là tương đối âm thầm, khác hẳn với chiến dịch của Nga sáp nhập bán đảo Crimée, thuộc chủ quyền của Ukraina, hồi 2014, bị Hoa Kỳ và phương Tây lên án mạnh mẽ.

Trong tuần lễ vừa qua, vào thời điểm mà Washington đang rất cần đến sự giúp đỡ của Bắc Kinh để thoát khỏi ngõ cụt trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhiều chuyên gia về an ninh của Mỹ liên tục đưa ra cảnh báo về các đe dọa từ Trung Quốc.

T.T.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180721-cia-bac-kinh-am-tham-bien-bien-dong-thanh-‘‘crimee-phuong-dong’’

Trump 'sẵn sàng' đánh thuế tất cả hàng nhập khẩu TQ

Tổng thống Donald Trump nói ông sẵn sàng tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách áp thuế quan lên toàn bộ 500 tỷ USD hàng nhập khẩu từ nước này. GETTY IMAGES

"Tôi sẵn sàng tăng lên mức 500 [tỷ USD]," ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC.

Ông Trump có bình luận này trước khi đợt thuế quan mới nhất của Mỹ áp lên hàng hóa TQ đi vào hiệu lực vào cuối tháng 7.

Tuần trước, Washington liệt kê danh sách các mặt hàng Trung Quốc có trị giá 200 tỷ USD mà Mỹ dự định sẽ áp thuế bắt đầu từ tháng 9/2018.

Danh sách này gồm hơn 6000 mặt hàng gồm thực phẩm, khoáng sản, hàng tiêu dùng như túi xách. Các mặt hàng này dự tính sẽ chịu mức thuế 10%.

Danh sách này hiện vẫn đang trong giai đoạn tham khảo ý kiến của công chúng cho tới hết tháng 8/2018.

Mỹ 'bị trừng phạt'

Tổng thống Donald Trump cũng phàn nàn rằng đồng đô la Mỹ mạnh hơn đang làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ.

Trong một loạt các dòng tweet, ông đổ lỗi việc "thao túng" tiền tệ của Trung Quốc và EU đã làm tăng giá đồng đô la Mỹ.

Ông cũng chỉ trích động thái tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ hôm 20/7.

"Hoa Kỳ không nên bị trừng phạt vì chúng ta đang phát triển tốt. Biện pháp thắt chặt lúc này làm ảnh hưởng tất cả những gì chúng ta đã làm," ông viết trên Twitter.

Donald J. Trump

@realDonaldTrump

....The United States should not be penalized because we are doing so well. Tightening now hurts all that we have done. The U.S. should be allowed to recapture what was lost due to illegal currency manipulation and BAD Trade Deals. Debt coming due & we are raising rates - Really?

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn