Hà Nội đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư với ngành khác để thu giá

Bảo Ngọc

Đây là BUÔN DÂN, đi kèm với BÁN NƯỚC đây mà! Ai cho phép chúng buôn bán dữ liệu cá nhân? Đây là việc rất nguy hại cho an ninh cá nhân của công dân. Không thể chia sẻ dữ liệu để kẻ gian có thể sử dụng làm giả các giấy tờ, chiếm dụng các Tài khoản ngân hàng, phá hoại các quan hệ gia đình, khủng bố y học bằng những thông tin cá nhân liên quan đến nhóm máu của công dân, mạo danh, mạo tư cách pháp nhân hay quảng cáo theo sở thích đối tượng... làm phiền nhân dân và nhiều nguy cơ phi truyền thống khác liên quan đến công nghệ Big Data có thể phát sinh từ việc buôn bán dữ liệu xâm phạm quyền riêng tư của người dân. Việc buôn bán này phải được sự đồng thuận của nhân dân, có chữ ký đồng ý của từng người, và phải cam kết trách nhiệm không được dùng vào các việc có hại cho nhân đân. Phải phán ứng mạnh mẽ và đồng loạt như việc chặt cây để chặn tay chúng lại.

Đỗ Minh Tuấn

TTO - Thành phố Hà Nội vừa đề xuất Chính phủ cho thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác.

Hà Nội đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư với ngành khác để thu giá - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư với ngân hàng, công chứng... Ảnh: T.L

Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội sáng 2-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ cho TP Hà Nội được thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với các ngành ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác.

Nếu được Chính phủ đồng ý, trước mắt mỗi năm thành phố Hà Nội dự kiến thu được trên 300 tỉ đồng từ việc chia sẻ dữ liệu này.

Để thực hiện thu giá dịch vụ, Chủ tịch TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ban, ngành tháo gỡ các thủ tục, quy trình về thuê các dịch vụ công nghệ thông tin (đường truyền, phần mềm dịch vụ công trực tuyến…).

Ngoài ra, Chính phủ sớm có hướng dẫn, tháo gỡ các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các tỉnh, thành phố với các bộ, ban, ngành.

Trước đó, năm 2010, tại điều 8 Nghị định 90 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có nêu các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư nhằm phục vụ những mục đích chính đáng của mình nhưng phải nộp lệ phí.

Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định cụ thể đối tượng, mức thu và việc quản lý, sử dụng lệ phí cung cấp dữ liệu về dân cư.

Về việc việc chia sẻ dữ liệu dân cư, tại điều 10 Luật căn cước công dân (2014) quy định "cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý".

Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như sau:

- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Tổ chức và cá nhân không thuộc 2 đối tượng trên có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cụ thể hơn điều này, Nghị định 137/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân, tại điều 11 - Sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nêu rõ: Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân;

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ được sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc giải quyết thủ tục hành chính.

B.N.

Nguồn: https://tuoitre.vn/ha-noi-de-xuat-chia-se-du-lieu-dan-cu-voi-nganh-khac-de-thu-gia-20180702154648644.htm

Dữ liệu dân cư để quản lý sao Hà Nội lại bán?

Đình Bình

Vậy là báo chí cũng đã lên tiếng về vụ buôn bán trắng trợn, xâm hại bí mật đời tư của công dân mà Hà nội đang xin Thủ tướng. 300 tỷ là lý thuyết, thực ra lót tay cho các cấp từ Chính phủ trở xuống cũng phải mất 100 tỷ là ít. Vậy ngoài việc trắng trợn xâm hại bí mật cá nhân của công dân, đây còn là vụ mua bán quyền lực của nhóm lợi ích. Chúng hay vẽ ra các việc bất chấp ý dân để lấy tiền đút túi và hối lộ, một công đôi việc. UBND Hà Nội nếu cứ tiếp tục xâm phạm lợi ích của dân và hoạt động kiểu nhóm lọi ích mà TW Đảng và Chính phủ bật đèn xanh thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Hay đây là cái bẫy của các cấp chiến lược muốn gài để có cớ sờ gáy Nguyễn Đức Chung trong chiến lược đưa tiếp củi tươi và đệ tử của củi tươi vào lò của ông Tổng Trọng?

Thông tin dữ liệu cá nhân của người dân là nhằm phục vụ công tác quản lý chứ đâu phải để kinh doanh.

Đỗ Minh Tuấn

Hà Nội  vừa đề xuất Chính phủ cho thành phố thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư. Việc thu phí được thực hiện khi cung cấp dữ liệu dân cư cho các ngành như ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác. Nếu được đồng ý thì mỗi năm thành phố sẽ thu được trên 300 tỷ đồng.

Tôi thắc mắc dữ liệu dân cư là để quản lý sao lại bán? Vì đó là quyền riêng tư của công dân. Cơ quan công quyền chỉ được sử dụng nó trong chức năng của mình, vì thông tin dữ liệu cá nhân của người dân là nhằm phục vụ công tác quản lý chứ đâu phải để kinh doanh?

Đ.B.

Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/cau-hoi-hom-nay/du-lieu-dan-cu-de-quan-ly-sao-ha-noi-lai-ban-3772126.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn