Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka "hai tay dâng cảng chiến lược" như thế nào?

Hồng Thủy

Hôm qua tôi mới dịch một bài ngắn trên NY Times, hôm nay tờ Giáo dục đã có một bài sâu hơn về con sói Trung Quốc, cảm ơn báo.

Nói đến TQ là nói đến thủ đoạn. Chúng giúp miền Bắc Việt Nam cũng là để có Hoàng Sa, để chiếm thế trên bàn đàm phán với Mỹ và sau này là để chiếm những đảo ở Trường Sa. Đừng ngây thơ mà bảo chúng giúp súng đạn, thực phẩm là vì lý tưởng cộng sản. Nó cho một miếng thì nó sẽ móc họng người nhận ra mười, hay trăm miếng hay phải móc tim gan ra trả.

Tất nhiên là kẻ ngoại bang nào cũng có ý đồ phục vụ quyền lợi đất nước của chúng, nhưng trong lịch sử thì không có một nước nào chơi với con sói Trung Hoa mà có thể mở mày mở mặt được, còn những đồng minh của Mỹ thì đa phần là khấm khá lên.

Điều đáng sợ là ai cũng hiểu như thế nhưng ai cũng mắc bẫy của nó. Và đáng sợ hơn nữa là một số đại gia và quan chức Việt Nam lại có tính hay "mủi lòng" trước khối tiền, mà những khối tiền ấy rất to như thể là bọn chúng có thể sống cả nghìn năm để hưởng thụ.

Dư luận đang tự hỏi tập đoàn FLC sao có thể cất cánh nhanh đến vậy và tiền đầu tư từ đâu ra? Nếu đúng như dư luận đồn thổi là dòng vốn từ Trung Quốc thì điều ấy là vô cùng nguy hiểm.

Nguy hiểm bởi những dự án FLC toàn vào những nơi có vị thế địa chính trị quan trọng.

Gần đây dư luận còn chưa hết ngỡ ngàng khi Quảng Ngãi giao 4.000 ha cho FLC, thì Quảng Trị lại giao tiếp 1.000 ha đất bãi biển Cửa Việt – khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh - quốc phòng cho tập đoàn này.

Điều gì sẽ xảy ra khi FLC không có khả năng trả nợ? Phải gán những dự án ấy cho chủ nợ thôi. Một cách thôn tính hợp pháp. Doanh nghiệp sẽ không khóc bởi chúng đã có quá nhiều tiền, thứ chúng cần, chỉ những người có lương tri của dân tộc này sẽ khóc trong đau xót mà thôi. Tất nhiên cũng có thể có trường hợp doanh nhân quốc tịch Việt nhưng con tim là của Tầu Cộng và chúng làm thế cho mục đích cao hơn tiền.

Đặc khu hả? Rất nhiều bạn đã dùng từ bán nước để nói tới những kẻ đang vận động cho ra đời luật đặc khu, tôi thì chưa bao giờ dùng tới từ này, nhưng có vẻ như tôi sắp phải dùng đến từ ấy rồi.

Và có vẻ nhiều người vẫn còn chưa hiểu quốc gia có đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Ninh là quốc gia nào. Làm gì có từ Trung Quốc trong dự thảo đâu mà sợ nhỉ?

BTS! Lừa bao triệu người dân chỉ bằng cách thay mấy từ để giấu đi từ Trung Quốc thì quả là sư phụ của sự đê tiện và lưu manh. Cái thằng viết mấy câu ấy liệu có dám ra mặt không? Hơn nữa, có biết bao kẻ đọc dự luật mà không nhìn thấy cái chữ Trung Quốc to tổ bố lù lù mờ mờ như bóng ma đằng sau?

Nhưng tôi sợ mà làm quá thì công luận sẽ theo quan điểm của ông chủ tịch TP Hà Nội và sẽ cho rằng tôi đang cố tình chia rẽ tình hữu nghị Trung - Việt. Ha ha ha ha!

Quả là cười ra nước mắt, tôi xin được trịnh trọng... vào cái tình hữu nghị đểu giả ấy.

À, mà nói thế thì không theo kiểu của mấy kẻ viết dự luật đặc khu. Ta phải học chúng mà nói rằng ta trịnh trọng khoan thai kéo quần xuống và tống những gì đang ở đáy ruột lên tình hữu nghị đểu giả ấy.

                                                                                                                  Chau Doan

Bắc Kinh cho vay hàng tỉ USD sau đó đòi con nợ phải "lại quả" bằng cách thuê nhà thầu Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng, đi sau là hàng ngàn lao động.

The New York Times ngày 25/6 có bài phân tích, Trung Quốc làm thế nào để ép Sri Lanka phải nhượng một cảng quan trọng cho họ. Tác giả cho biết:

Mỗi lần Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa (2005-2015) dùng dự án xây dựng một cảng lớn tại Hambantota để vay tiền và xin viện trợ từ Trung Quốc, ông luôn được Bắc Kinh đáp ứng.

Mặc dù nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cảng Hambantota cho thấy dự án này không hiệu quả, Ấn Độ và các quốc gia cho vay khác đã từ chối dự án này, ông Mahinda Rajapaksa vẫn làm.

Cho dù nợ công của Sri Lanka dưới thời Mahinda Rajapaksa liên tục tăng nhanh, ông vẫn quyết tâm vay tiền và xin viện trợ từ Trung Quốc.

http://img.giaoduc.net.vn/w801/Uploaded/2018/lwivxpck/2018_06_28/tap_can_binh.jpg

Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ khánh thành dự án Thành phố cảng Colombo trị giá 1,4 tỉ USD vay Trung Quốc, ngày 18/9/2014, ảnh: China Daily.

Qua nhiều năm đàm phán với một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu Trung Quốc, Công ty Công trình cảng khẩu Trung Quốc (China Harbour), sự thất bại của dự án xây dựng cảng Hambantota đã được dự báo từ đầu.

Mặc dù một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới chạy qua với hàng ngàn, hàng vạn tàu thuyền, nhưng năm 2012 cảng Hambantota chỉ thu hút được 34 tàu cập bến.

Sau đó, Hambantota "rơi vào tay" Trung Quốc trong 99 năm.

Mahinda Rajapaksa phải rời khỏi Phủ Tổng thống năm 2015, nhưng chính phủ mới của Sri Lanka phải vật lộn để thanh toán những khoản nợ ông ta đã tạo ra cho đất nước mình.

Dưới áp lực nặng nề và sau nhiều tháng đàm phán với Trung Quốc, chính phủ mới buộc phải bàn giao cảng Hambantota và 15 nghìn mẫu đất xung quanh nó cho Trung Quốc trong vòng 99 năm vào tháng Chạp năm ngoái.

Bản chất bẫy nợ của Vành đai và Con đường bộc lộ

Vụ việc thôn tính cảng Hambantota là một trong những ví dụ sinh động nhất về việc Trung Quốc sử dụng các khoản cho vay và viện trợ của mình để đạt được ảnh hưởng trên khắp thế giới.

Đồng thời nó cũng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn cứng rắn như thế nào để thu hồi công nợ.

Những thỏa thuận này cũng tăng cường các cáo buộc ngày càng gay gắt về sáng kiến Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình:

Chương trình cho vay và đầu tư toàn cầu của Trung Quốc là một cái bẫy nợ nhằm vào các quốc gia dễ bị tổn thương trên khắp thế giới, thúc đẩy tham nhũng và hành vi chuyên chế tại các quốc gia mục tiêu.

The New York Times đã có một loạt bài phỏng vấn các quan chức Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây cùng với việc phân tích các tài liệu, thỏa thuận về dự án xây dựng cảng Hambantota.

Những thông tin này đã cho thấy rõ cách Trung Quốc và doanh nghiệp nhà nước của họ bảo vệ lợi ích của mình như thế nào tại các nước nhỏ đang khát vốn.

Có thể tóm tắt các thủ đoạn này của Bắc Kinh qua dự án xây dựng cảng Hambantota tại Sri Lanka qua mấy đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, can thiệp nội bộ, vận động hành lang cho những cá nhân và thế lực thân Trung Quốc lên nắm quyền.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Sri Lanka năm 2015, các khoản tiền lớn đã chảy trực tiếp từ tài khoản của China Harbour vào tài khoản của trợ lý tranh cử, phục vụ chiến dịch tái tranh cử Tổng thống của ông Mahinda Rajapaksa.

Mahinda Rajapaksa được xem là đồng minh quan trọng của Trung Quốc, chấp nhận mọi điều kiện Bắc Kinh đưa ra và sẵn sàng làm giảm ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á.

The New York Times đã nhìn thấy kết quả điều tra của Chính phủ Sri Lanka cũng như các bằng chứng chuyển khoản (của Trung Quốc cho Mahinda Rajapaksa).

http://img.giaoduc.net.vn/w801/Uploaded/2018/lwivxpck/2018_06_28/mahindarajapaksa.jpg

Ông Mahinda Rajapaksa. Ảnh: Onlanka News.

Thứ hai, mục tiêu tình báo và quân sự đi kèm các dự án cho vay trong khuôn khổ Vành đai và Con đường

Mặc dù các quan chức và giới phân tích Trung Quốc lúc nào cũng khẳng định, lợi ích của họ tại cảng Hambantota thuần túy là thương mại, nhưng quan chức chính phủ Sri Lanka cho hay:

Ngay từ lúc bắt đầu đàm phán, tiềm lực tình báo và chiến lược của Hambantota đã là một phần nội dung trao đổi.

Thứ ba, lãi suất ưu đãi chỉ làm mồi, con mồi dính bẫy sẽ ép gán nợ bằng lãnh thổ

Sau mỗi lần quan chức Sri Lanka đề nghị đàm phán lại và tăng tín dụng, các khoản vay ưu đãi dành cho dự án Hambantota lúc đầu ngày càng trở nên đắt đỏ.

Những năm gần đây, Sri Lanka ngày càng bị bức bách bởi nợ công và hy vọng được xóa nợ, thì Trung Quốc càng tảng lờ.

Ngược lại, họ yêu cầu tập trung đàm phán việc chuyển giao cảng Hambantota cho Trung Quốc.

Thứ tư, gán lãnh thổ vẫn chưa hết nợ

Mặc dù thỏa thuận chuyển giao cảng Hambantota cho Trung Quốc đã xóa khoản nợ 1 tỉ USD vì dự án này, nhưng do các khoản vay khác từ Trung Quốc vẫn tiếp tục với lãi suất cao hơn rất nhiều các nguồn vốn quốc tế khác, nợ công của Sri Lanka với Trung Quốc vẫn đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Mahinda Rajapaksa và các trợ lý của ông ta trong vài tháng liền đã không trả lời câu hỏi của The New York Times

Các quan chức của công ty China Harbour cũng im lặng.

Báo cáo của Bộ Tài chính Sri Lanka đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm: năm nay, chính phủ nước này dự kiến thu ngân sách đạt khoảng 14,8 tỉ USD, thì đã phải trả nợ 12,3 tỉ USD cá vốn lẫn lãi cho các chủ nợ quốc tế.

Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách New Delhi, Ấn Độ bình luận:

"John Adams có câu nói nổi tiếng rằng, muốn chinh phục một quốc gia thì hoặc là dùng kiếm sắc, hai là dùng nợ nần. Trung Quốc đã chọn cách thứ 2".

Trung Quốc tìm cách đưa quân đội vào lãnh thổ các con nợ, càng là đồng minh càng dễ trở thành mục tiêu

Điều mà giới chức Ấn Độ lo lắng hiện nay là, rất có thể do tình trạng nợ như chúa Chổm mà Sri Lanka buộc phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc, đổi việc xóa nợ lấy quyền sử dụng cảng Hambantota vào mục đích quân sự.

Hợp đồng Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota và 15 ngàn mẫu đất xung quanh nó trong vòng 99 năm đã cấm Trung Quốc tiến hành hoạt động quân sự ở đây "nếu không có sự cho phép" của chính phủ Sri Lanka.

Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Shivshankar Menon nhận định:

"Trung Quốc đầu tư vào Hambantota là do những toan tính về an ninh, đây là lý giải hợp lý duy nhất. Mục đích cuối cùng của họ là đóng quân tại Hambantota".

Trung Quốc và Sri Lanka có quan hệ hữu hảo từ rất sớm. Sri Lanka là một trong những nước đầu tiên công nhận Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa sau năm 1949.

Nhưng trong cuộc xung đột gần đây hơn, cuộc nội chiến tàn bạo suốt 26 năm giữa Sri Lanka với lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil, Trung Quốc mới trở thành đồng minh không thể thiếu.

Mahinda Rajapaksa đắc cử Tổng thống Sri Lanka năm 2005, lãnh đạo đất nước này trong giai đoạn cuối của cuộc nội chiến, vì những cáo buộc vi phạm nhân quyền nên Sri Lanka dưới thời ông cầm quyền đã bị cô lập.

http://img.giaoduc.net.vn/w801/Uploaded/2018/lwivxpck/2018_06_28/hambantota.jpg

Hình ảnh ông Tập Cận Bình và ông Mahinda Rajapaksa tại cảng Hambantota. Ảnh: CNN.

Trong nhiệm kỳ của Mahinda Rajapaksa, Sri Lanka hoàn toàn dựa vào Trung Quốc về viện trợ kinh tế, thiết bị quân sự lẫn sự ủng hộ chính trị tại Liên Hợp Quốc, để đối phó với khả năng bị bao vây cấm vận.

Cuộc nội chiến kết thúc năm 2009, Sri Lanka thoát khỏi tình trạng hỗn loạn cũng là lúc Mahinda Rajapaksa cùng người nhà của ông ta củng cố quyền lực và địa vị.

Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, 3 người anh em của Mahinda Rajapaksa đã khống chế nhiều bộ ngành quan trọng trong chính phủ, cũng như 80% ngân sách quốc gia.

Trung Quốc thường đàm phán trực tiếp với những người này.

Chính vì vậy, khi Tổng thống Mahinda Rajapaksa kêu gọi xây dựng một cảng khẩu lớn ở Hambantota, những tiếng nói phản đối chỉ như châu chấu đá xe.

Hambantota là quê hương của Mahinda Rajapaksa, là một vùng đất thiếu sức sống. Và ngay từ đầu đã có những quan chức nghi ngờ dự án xây dựng cảng khẩu lớn thứ 2 của Sri Lanka tại Hambantota là thiếu sáng suốt.

Sri Lanka chỉ có diện tích lãnh thổ bằng 1/4 nước Anh với dân số 22 triệu người, cảng Colombo ở thủ đô phát triển phồn vinh vẫn còn không gian để mở rộng quy mô hoạt động.

Đơn vị được chính phủ Sri Lanka giao nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cảng Hambantota đã kết luận rõ, về mặt kinh tế việc xây dựng cảng tại Hambantota là không khả thi, không hiệu quả.

Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Shivshankar Menon cho biết:

"Họ đã tiếp cận chúng tôi ngay từ đầu, và các doanh nghiệp Ấn Độ đã từ chối. Dự án khi đó không có giá trị nào về mặt kinh tế, bây giờ cũng vẫn vậy"

Nhưng Mahinda Rajapaksa đã bật đèn xanh cho dự án này, sau đó trong một thông cáo báo chí, ông tuyên bố bất chấp mọi cảnh báo tiếp tục thực hiện dự án này, và Trung Quốc sẽ tham dự.

Năm 2007 Cục Cảng vụ Sri Lanka bắt đầu lên kế hoạch xây dựng cảng Hambantota mà các quan chức nước này ca ngợi là hợp lý về kinh tế, kĩ lưỡng và thận trọng.

Nguồn kinh phí đầu tiên để thực hiện dự án này đến từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EXIM) với tổng số vốn 307 triệu USD.

Thủ đoạn ép quốc gia mục tiêu chấp nhận nhà thầu Trung Quốc giá cao và nhập khẩu lao động Trung Quốc

Tuy nhiên, một bức điện tín của Đại sứ quán Mỹ lúc đó được WikiLeeks tiết lộ cho thấy, để có được 307 triệu USD, Sri Lanka buộc phải chỉ định thầu Công ty Công trình cảng khẩu Trung Quốc (China Harbour) mà Bắc Kinh giới thiệu.

http://img.giaoduc.net.vn/w801/Uploaded/2018/lwivxpck/2018_06_28/srilanka.jpg

Vị trí hai cảng chiến lược của Sri Lanka

.

Đây là yêu cầu điển hình của Trung Quốc với các dự án trọng điểm của họ trên khắp thế giới, chứ Trung Quốc không để đấu thầu công khai.

Theo các quan chức khu vực này, Bắc Kinh cho vay hàng tỉ USD sau đó đòi con nợ phải "lại quả" bằng cách thuê nhà thầu Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng, đi sau là hàng ngàn lao động Trung Quốc.

Các khoản vay này còn đi kèm các điều kiện khác, điều đó cho thấy ngay từ đầu Trung Quốc đã nhắm vào giá trị chiến lược của Hambantota.

Cựu Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc Nihal Rodrigo cho biết, trong đàm phán các quan chức Trung Quốc nói rất rõ, chia sẻ tin tức tình báo là một bộ phận của dự án.

Bắc Kinh muốn biết những ai (tàu thuyền nước ngoài nào) đến và đi từ cảng này.

Can thiệp sâu vào nội bộ, thao túng lãnh đạo quốc gia "con mồi"

Vài năm sau, các quan chức Trung Quốc thông qua China Harbour không tiếc tiền đầu tư "quan hệ" với Tổng thống Mahinda Rajapaksa.

Những tháng cuối trong cuộc đua tranh cử Tổng thống Sri Lanka 2015, Đại sứ quán Trung Quốc đã làm một việc chưa từng có tiền lệ trong hoạt động ngoại giao quốc tế, tổ chức vận động tranh cử cho ông Mahinda Rajapaksa.

Trước ngày bầu cử Tổng thống Sri Lanka khoảng 1 tháng, Trung Quốc đã rót khá nhiều tiền vận động cho ông Mahinda Rajapaksa.

Một bản báo cáo nội bộ của chính phủ Sri Lanka đang điều tra về việc này cho thấy, có ít nhất 7,6 triệu USD đã chảy từ tài khoản của China Harbour tại ngân hàng Standard Chartered vào tài khoản bộ phận vận động tranh cử của ông Mahinda Rajapaksa.

Trước cuộc bầu cử 10 ngày, Trung Quốc đã rót 3,7 triệu USD ủng hộ Mahinda Rajapaksa, chi cho các hoạt động:

In và phát miễn phí áo phông và tài liệu tuyên truyền ủng hộ Mahinda Rajapaksa, kinh phí 678 ngàn USD; mua quà cho người ủng hộ 297 ngàn USD;

38 ngàn USD chi quà cho một số vị tăng lữ có ảnh hưởng để họ ủng hộ Mahinda Rajapaksa, 1,7 triệu USD đến Phủ Thủ tướng Sri Lanka ở Temple Trees, Colombo...

Đại bộ phận các khoản chi này đến từ tài khoản của China Harbour, mang tên HPDP Phase 2 (dự án xây dựng cảng Hambantota giai đoạn 2).

Mời quý bạn đọc quan tâm theo dõi tiếp phần 2, "Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được".

Bản gốc:

https://www.nytimes.com/2018/06/26/world/asia/china-sri-lanka-port-hans.html

https://www.nytimes.com/2018/06/25/world/asia/china-sri-lanka-port.html

H.T.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/quoc-te/trung-quoc-da-bay-va-ep-sri-lanka-hai-tay-dang-cang-chien-luoc-nhu-the-nao-post187468.gd

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn