EU: Hãy gây sức ép với Việt Nam trước đối thoại nhân quyền tháng 3!

Nguyễn Hiền dịch

Hôm nay, vào ngày 4.3, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ra tuyên bố rằng, EU cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, trước khi diễn ra Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ 8, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày mồng 4.3.2019 tại Brussels.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj7UpzaWwfDGYZ1AVciyMhNO_6VtVl1XN4b2NnpRvzFrD3zehQ_H0Y7rn_oU7Mt-kH9UvEg_g-qMaLI49uWpWgqZcsT9T8RE6vpyzHejWq9sjdqIV8kcOZm3D2s4Z9r9FbVrHZsBAkYqaw/s640/image.png

Trong một tờ trình gửi tới EU, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng EU cần gây sức ép để Việt Nam ngay lập tức phóng thích các tù nhân và những người bị tạm giam vì lý do chính trị; chấm dứt đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại; cho phép tự do thông tin; ngừng can thiệp vào các công việc tôn giáo và có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn nạn bạo hành từ phía lực lượng công an.

'Trong 2 năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường trấn áp các nhà hoạt động về quyền chính trị và dân sự, và trừng phạt họ bằng các bản án tù nặng nề,' ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực Á châu cho biết. 'EU cần nhắc Việt Nam rằng phải có các bước cải thiện nhân quyền có ý nghĩa để có thể đẩy mạnh các mối quan hệ song phương về kinh tế và chính trị.'

Quan hệ song phương giữa EU và Việt Nam được điều chỉnh căn cứ trên Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện 2012, trong đó nêu rõ rằng 'tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền', coi đây là một 'thành tố thiết yếu' của hiệp định. Việt Nam đã được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan chung của EU, cho phép giảm thuế nhập khẩu từ các nước đã thông qua và tuân thủ các công ước quốc tế cơ bản về nhân quyền và lao động.

Trong tháng 10.2018, Ủy ban châu Âu tuyên bố chấp thuận Hiệp định Tự do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA), và hiện đang chờ sự phê chuẩn của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu để bắt đầu có hiệu lực. Bất chấp việc các điều khoản quy định về nhân quyền còn yếu, tuy nhiên bản hiệp định này đã tạo ra tính ràng buộc chặt chẽ với Hiệp định Khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện và có thể bị đình chỉ nếu Việt Nam không thực hiện được các nghĩa vụ về nhân quyền.

Vào tháng 9.2018, 32 nghị viên của Nghị viện Châu Âu đã ký thư ngỏ nêu các quan ngại nghiêm trọng về tình trạng đàn áp nhân quyền đang diễn ở Việt Nam và kêu gọi chính quyền Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền trước khi hiệp định tự do thương mại được đưa ra bỏ phiếu. Những mối quan ngại đó cũng được nêu ra với Thứ trưởng thương mại Việt Nam vào tháng 10, trong một cuộc tranh luận ở Nghị viện Châu Âu, và một lần nữa vào tháng 11 trong bản nghị quyết khẩn cấp. Vào tháng 2 vừa qua, EU ra tuyên bố hoãn bỏ phiếu về hiệp định thương mại.

Trong năm 2018, chính quyền Việt Nam đã kết án và bỏ tù ít nhất là 42 blogger và nhà hoạt động nhân quyền, gần gấp 3 lần tổng số các bản án trong năm 2017, trong đó có Lê Đình Lượng (20 năm tù), Lưu Văn Vịnh (15 năm tù), Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Quốc Hoàn (13 năm tù), Nguyễn Văn Túc (13 năm tù), Nguyễn Trung Trực (12 năm tù), Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù), Vương Văn Thả (12 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (11 năm tù), Nguyễn Văn Đức Độ (11 năm tù), Từ Công Nghĩa (10 năm tù) và Trần Thị Xuân (9 năm tù).

Nhà cầm quyền áp dụng một cách có hệ thống các điều khoản hà khắc trong Bộ luật hình sự Việt Nam để trấn áp những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam cho phép chính quyền giam, giữ những người bị tình nghi phạm vì 'các tội về an ninh quốc gia' tại cơ quan công an mà không được tiếp xúc với luật sư theo luật định.

Nguyễn Danh Dũng, một blogger, bị mất tích khi bị bắt hồi tháng 12.2016. Cựu tù nhân chính trị, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất chạy trốn sang Thái Lan để xin tị nạn vào giữa tháng 1.2019 đã biến mất một cách kỳ bí ở quốc gia này vào ngày 26.1 và cho đến nay vẫn chưa liên lạc được. Việc ông đột ngột biến mất gợi đến vụ một cựu quan chức ngành dầu khí xin tị nạn tại Đức, ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bị mật vụ Hà Nội bắt cóc ở Đức và cưỡng ép đưa về Việt Nam hồi tháng 7.2017.

Những người lạ mặt hành hung các nhà hoạt động và blogger nhân quyền mà không bị truy cứu. Tháng 8, các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tín và Nguyễn Cao Đăng Đại bị đánh đập dã man sau khi công an bố ráp một buổi biểu diễn ca nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 9 cùng năm đó, những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công và đánh gẫy tay một cựu tù nhân chính trị, ông Trương Văn Kim, ở tỉnh Lâm Đồng.

Chính quyền Việt Nam cũng gia tăng đàn áp trên mạng. Tháng 1, bộ luật an ninh mạng bắt đầu có hiệu lực. Theo quy định của bộ luật mới này, các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung xấu mà chính quyền yêu cầu trong 24 tiếng. Các công ty internet cũng buộc phải lưu trữ dữ liệu trong nước, xác thực thông tin người sử dụng, và cung cấp thông tin về người sử dụng theo yêu cầu của an ninh nhà nước mà không cần có lệnh của tòa án, tất các các quy định đó đe dọa quyền riêng tư và có thể tạo điều kiện cho việc đàn áp mạnh hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc vận động trên mạng.

'Đối thoại nhân quyền là một công cụ quan trọng để EU thể hiện với Việt Nam về mức độ nghiêm túc của mình với trách nhiệm thúc đẩy nhân quyền, nhưng đó không phải là cơ hội một lần duy nhất rồi xong' ông Robertson nói. 'Nhân quyền cần là một phần hữu cơ của mọi cuộc trao đổi và thương lượng giữa EU và các quốc gia thành viên của EU với Việt Nam.'

Nguồn bản gốc: HWR

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn