Chùm bài điều tra nóng của “Báo Phụ nữ TP HCM”– Độc quyền Sun Group làm tan nát môi trường sinh thái

1. Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo

Đọc hết bài Kỳ một, chỉ một chữ: Kinh tởm về sự súc vật và ma giáo của những kẻ trong cuộc mà phóng viên báo PN đã phải đối đầu, và khám phá những ý đồ đen tối với Tam Đảo II.

Đọc hết kỳ 2, càng thấy rõ sự câu kết rất chặt, một kiểu Mafia vừa ghê gớm về thủ đoạn, mẹo mực, vừa tinh vi. Một mối quan hệ ràng buộc đặc biệt và rất chặt chẽ giữa : nhà sư – chùa giả – doanh nghiệp và những nhân vật VIP.

Xin đăng cả hai kỳ để bạn đọc chia sẻ

Nhưng chính mình cũng rất hoài nghi: Liệu những điều tra độc quyền này có lôi ra được trước ánh sáng của Thần Công lý bọn Mafia tàn phá môi trường đất nước không, khi mà Thần Kim tiền mỉm cười ngạo nghễ, và thách thức???

Kim Dung/Kỳ Duyên

Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo - Tam Đảo II, có giá trị 25.000 tỷ đồng, chúng tôi đã lạc vào 'rừng thông tin' chính thống và không chính thống.

Lời tòa soạn: Từ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời).

Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là "trời", bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền…

Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi.

Công bố loạt điều tra độc quyền về sự việc coi trời bằng vung của Tập đoàn Mặt trời, ngoài những con số đớn đau, những tâm sự nát lòng của giới nghiên cứu, chúng tôi cũng có lời xin lỗi bạn đọc về một số chi tiết hơi phản cảm trong bài, nhưng không còn cách nào khác, bởi sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất.

BÀI 1: Sư trụ trì gạ tình phóng viên

“Con đi theo qua đây, sau này thầy sẽ giúp con. Giờ con phải nghe lời thầy! Cho thầy quan hệ tình dục đi. Cái này không đơn thuần là quan hệ tình dục, mà là khi thầy gọi vong ra khỏi người em con, vong linh siêu thoát thông qua con đường đó” - sư Toàn nói. Dưới bức tượng Quan Âm Bồ Tát của chùa Nga Hoàng, tôi quỳ gối van xin sư Toàn để thoát ra ngoài.

Một lần khác, khi đi xem đất trong đêm, sư Toàn bất ngờ nhảy lên ô tô của tôi. Sư Toàn lao vào tôi, đòi cởi quần áo tôi để “quan hệ”. Trong lúc tôi đang ở trạng thái tột cùng của sự ghê tởm và sợ hãi, xung quanh là khu đô thị hoang vắng, tôi không còn cách nào khác ngoài sự van xin và tránh né. Tôi mong mình có thể thoát hiểm được như lần trước ở chùa. Tai tôi ù đặc trước những tiếng hổn hển của sư thầy: “Cho thầy đi, chỉ một tí là xong ấy mà”. Tôi co rúm lại, toàn thân căng ra chống đỡ, dường như không thể tấn công được nữa, sư thầy quay ra kéo quần, tự thỏa mãn mình trên ô tô của tôi. Đêm hôm ấy, khi đã trở về nhà, dù đã là lần thứ hai thoát hiểm an toàn, nhưng gương mặt ấy, hành vi ấy, sắc danh ấy đã ám ảnh tôi nặng nề đến tận khi viết những dòng này.

Cúng vong bên trong khu vực nhà chùa

Ma trận thông tin

Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo (Tam Đảo II), có giá trị 25.000 tỷ đồng, tôi đã lạc vào “rừng thông tin” chính thống và không chính thống. Những dấu mốc của việc triển khai dự án đang dần dần hoàn thiện, qua những lễ khởi công từng hạng mục. Những thông tin phản biện đầy thuyết phục như: “Nếu làm dự án này, toàn bộ lá phổi của miền Bắc sẽ chết”. Trong mớ hỗn độn đó, bỗng nảy ra một cái tên “chùa Địa Ngục”.

Có ý kiến nói rằng, đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được phát hiện thông qua “huyền tích” là một giấc mơ của đại đức Thích Thanh Toàn. Đốm sáng trong rừng và giấc mơ ấy đã dẫn đường để đại đức Thích Thanh Toàn vượt núi cao, rừng rậm, lên đỉnh Tam Đảo và tìm ra Địa Ngục Tự. Có ý kiến lại cho rằng, Sun Group đang có một âm mưu “thôn tính” Địa Ngục Tự vì ngôi chùa này nằm trong dự án. Thậm chí, có cả một cuộc kêu gọi trên mạng để bảo vệ chùa, trước sự “xâm lăng” của dự án.

Chùa Địa Ngục chính là hướng tiếp cận đầu tiên của nhóm phóng viên Báo Phụ nữ TP.HCM.

Gỗ trên đường vào chùa Địa Ngục

Chúng tôi đã tiếp cận với đại đức Thích Thanh Toàn - ở chùa Nga Hoàng, thuộc xã Hợp Châu, H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Sư Toàn được Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm làm trụ trì ngôi chùa này từ năm 2008 đến nay. Khi tiếp cận, chúng tôi rất bất ngờ bởi một ngôi chùa nhỏ, không hề nổi tiếng, nằm ở chân dãy núi Tam Đảo lại có quá nhiều “con nhang đệ tử” đứng sau sư thầy để “tiền hô hậu ủng”, đóng góp mua hàng chục héc-ta ruộng lúa xung quanh để xây dựng và mở rộng chùa.

Có rất nhiều nhân vật VIP thường xuyên tới lui nơi này trong những buổi lễ quan trọng. Tại lễ Vu lan (rằm tháng Bảy) năm nay, chúng tôi tận mắt chứng kiến một nữ Ủy viên chuyên trách của Quốc hội đã tham gia từ đầu đến cuối buổi lễ. Bà ở lại ăn cơm chay và bàn bạc với sư thầy những việc quan trọng.

Chính vì có những VIP như thế, sư thầy Thích Thanh Toàn và chùa Nga Hoàng ngày càng khuếch trương thanh thế, càng có sức hút để nó từ một ngôi chùa bé tẹo như bị bỏ quên, qua dăm năm, đã ngổn ngang các công trình xây dựng trên đất ruộng. Đằng sau nó là bao lời bàn tán về những “ông to bà lớn” đã yểm trợ cho chùa.

Với thân phận là một nữ đại gia ở nước ngoài mới về, muốn đầu tư bất động sản ở Tam Đảo và chữa bệnh cho cậu em họ, tôi được thầy Toàn tiếp đón vô cùng chu đáo. Sư Toàn trực tiếp gọi vong, trục vong và giải hạn cho cậu em tôi. Sau đó, tôi được sư Toàn kể cho những câu chuyện về đầu tư đất lãi như thế nào.

Trong một lần nói chuyện, nghe tôi bày tỏ ý muốn được đầu tư bất động sản tại Tam Đảo, cái tên Tam Đảo II đã được nhắc đến. Sư Toàn nói: “Con nên đầu tư vào dự án Tam Đảo II, chùa Địa Ngục của thầy nằm trong lòng dự án này. Đây sẽ là một dự án lớn nhất, sang nhất, đắt nhất và lãi nhất”.

Sau đó, sư Toàn nhiều lần thuyết phục tôi đầu tư vào dự án này, bởi khả năng lãi “khủng” của nó và mối quan hệ đặc biệt của sư Toàn với ông Sơn - Phó chủ tịch Tập đoàn Sun Group. Sư Toàn nửa kín nửa hở, căn dặn tôi không được để lộ chuyện mua dự án này vì “pháp luật không cho phép”, nhưng sẽ được hợp thức hóa bằng một cách nào đó.

Tôi hỏi: “Con đọc trên mạng, thấy có thông tin Sun Group liên danh với Sông Hồng Thủ Đô?”. Sư Toàn xua tay: “Dự án này đầu tiên do Sông Hồng Thủ Đô đứng ra xin, sau đó Sun nhảy vào. Liên danh chỉ là cái cớ thôi, của chú Sơn bên Sun Group hết. Chú ấy còn đang bảo đưa thầy 300 tỷ để xây chùa Địa Ngục”.

Sao không chỉ mặt gọi tên Trung Quốc?

Nguyễn Ngọc Chu

Tình hình Việt Nam không riêng Biển Đông là đang trong tình thế nguy cấp thôi đâu. Ngay trên đất liền, người anh em “vận mệnh tương liên” cũng đang chuẩn bị một cách thật chỉn chu để dành cho thằng em cùng ý thức hệ những tấn kịch bất ngờ “đắng chát” nhất mà tất cả bộ sậu đang ngồi chễm chệ trên ngai không thể nào trở tay kịp, bởi vì cho đến giờ phút này cả một đảng không chỉ hèn, không chỉ sợ, mà lại đang lo đánh nhau để giành ghế, không một phe nhóm nào nghĩ đến những đòn hiểm này. Xin mời quý bạn đọc đọc mấy câu sau đây trong một bài báo của David Archibald có tựa đề Advice for Our Vietnamese Friends on China mà chủ nhân trang viet-studies có nhã ý trích ra và đánh vào bên cạnh ba dấu đỏ để những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước thì ghé mắt xem qua và ngẫm nghĩ sâu thêm những điều TS Nguyễn Ngọc Chu phàn nàn về phát biểu của ông PTT Phạm Bình Minh – phần dịch sang tiếng Việt là của chúng tôi:

"China has built a large base 10 kilometres from the Vietnamese border at 24° 24’ N, 106° 42’ E with warehouses and barracks covering 50 acres of roof area. This is to hide Chinese armoured units and artillery from satellites, moving them up to this base at night. It has also put in artillery pads along the border. And a mile northeast of the big barracks complex China has built eight acres of buildings that look like they will house IRBMs mobilised up to the border in preparation for the attack. This would maximise their range down the Vietnamese coast. With the lesson in logistics from the 1979 war in mind China is building 50 miles of highway from south of Chongzuo up to the Vietnamese border town of Po Thiung. Imagery from Planet Labs shows that this highway is not yet finished; China is unlikely to attack until it is".

Tạm dịch: "Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quan trọng cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 'N và 106 ° 42' E,  bao gồm các nhà kho và doanh trại có diện tích 50 ha nhằm che giấu các đơn vị thiết giáp và pháo binh Trung Quốc khỏi sự phát hiện của vệ tinh, để di chuyển chúng đến các căn cứ này vào ban đêm. Các căn cứ pháo binh cũng được lắp đặt dọc biên giới. Cách một dặm về phía đông bắc của khu liên hợp của doanh trại lớn, Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà rộng 8 ha có vẻ như để chứa các IRBM được huy động đến biên giới nhằm tối đa hóa tầm với của họ dọc theo bờ biển Việt Nam. Với bài học hậu cần từ cuộc chiến năm 1979, vấn đề đối với Trung Quốc là xây dựng đường cao tốc 50 dặm từ phía nam Sùng Tả (崇左) chạy đến thị trấn biên giới Po Thiung (Bằng Tường 凭祥?) ngay sát Việt Nam (*). Hình ảnh từ Planet Labs (**) gửi về cho thấy đường cao tốc này vẫn chưa  hoàn thành và Trung Quốc khó có thể tấn công cho đến khi có được con đường này".

Bauxite Việt Nam 

____

(*) Nguyên văn chỗ này nói Po Thiung là thị trấn biên giới của Việt Nam nhưng chúng tôi đã tra cứu thì ở đây giáp huyện Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn mà bên kia là thị trấn Bằng Tường. Chữ "Po Thiung" phiên âm pinyin hai chữ "Bằng Tường" không hẳn đúng (Phải là Píngxiáng hoặc đọc theo ngữ âm của dân tộc Tráng cư trú tại chỗ là Bingzsiengz), nhưng nói đó là phiên âm từ hai chữ "Cao Lộc" (高禄/Gao Lu) thì sự sai dị còn lớn hơn. Tạm đoán định như trên. Vả chăng, dù Trung Quốc định xây con đường cao tốc để đánh chiếm Việt Nam thì cũng phải dừng lại ở bên kia biên giới chứ không thể vượt sang bên này trừ phi có sự thông đồng của đám lãnh đạo cấp tỉnh lộ mặt bán nước như Phạm Minh Chính nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh là kẻ từng chủ mưu thiết kế "luật đặc khu" về sau phải hủy bỏ. Bởi vậy xin cứ phiên là Bằng Tường kèm theo một dấu hỏi, chờ kết quả thực tế việc xây con đường xâm lược này, vì theo tác giả, hiện tại vẫn xây chưa xong.

(**) Theo Wikipedia thì Planet Labs là một công ty dùng nhiều vệ tinh để cung cấp hình ảnh tinh vi trên trái đất, một loại Google Earth hay GPS.

1. Bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh tại Kỳ họp 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐLHQ) đã làm bao người thất vọng. Không phải chỉ Việt Nam mà cả các nước đang muốn giúp Việt Nam.

Trung quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, đem tàu đến thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, mà Việt Nam không dám chỉ mặt gọi tên lên án Trung quốc tại ĐHĐLHQ thì ai sẽ lên án Trung quốc giúp Việt Nam?

2. Dù có ca ngợi bao nhiêu về Việt Nam và vai trò Việt Nam tại LHQ, thì sự né tránh gọi đích danh Trung quốc xâm lược đã hạ thấp uy danh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Đương nhiên bạn bè quốc tế biết rõ ai là người sợ Trung quốc – đó hiển nhiên không phải là nhân dân Việt Nam – một Dân tộc đã anh dũng đối mặt và chiến thắng hàng chục cuộc xâm lược của Trung quốc.

Thư giãn Chủ nhật – Sóc mẹ nhờ người đi đường cứu con

V.Giang

PULASKI, Virginia (AP) – Cảnh sát ở thành phố Pulaski, tiểu bang Virginia mới đây đã khen ngợi một phụ nữ ở nơi này, sau khi bà kể lại việc có con sóc chặn bà lại lúc đang đi dạo trên đường mòn, và kéo ống quần để bà giúp sóc con bị thương tích.

Trên trang Facebook, Sở Cảnh sát Pulaski nói hôm 20 Tháng Chín, họ nhận được điện thoại từ một phụ nữ, nói rằng có con sóc tiến tới gần bà khi đang đi dạo trên con đường mòn, chặn bà lại và dẫn bà lại nơi có con sóc con đang nằm với vết thương ở chân.

Nỗi khổ chẳng đáng thương

Nguyễn Đình Cống

Trong khi chuẩn bị nhân sự cho ĐH XIII, BCT ĐCSVN ra thêm “Quyết định kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền” (VTV và các báo đưa tin ngày 24 và 25 tháng 9/ 2019) xin bình luận vài điều.

Trong nhận thức và tình cảm của con người, lòng trắc ẩn với những khổ ải, bất hạnh là điều quý báu. Đặc biệt phải biết thương xót và hết lòng giúp đỡ những kẻ đang chịu đựng một tai họa, một khó khăn nào đó. Thế nhưng tôi đang chứng kiến nỗi khổ của một số người mà không thể nào tỏ lòng trắc ẩn được, không cách gì giúp họ được. Phải chăng đó là nỗi khổ chẳng đáng thương.

Vì sao vậy? Vì chính họ tự gây ra, họ từ chối và kết án những người có thiện chí muốn giúp đỡ. Đó là nỗi khổ của lãnh đạo ĐCSVN trong công tác cán bộ, trong việc muốn làm trong sạch và củng cố tổ chức.

Chuẩn bị ĐH XIII, ĐCSVN gặp khó khăn trong việc tìm cán bộ chiến lược đủ tài và đức. Họ lập ra Ban nhân sự do TBT làm chủ. Họ quy hoạch, cơ cấu, nhưng rồi trong số trên 4 triệu đảng viên, sàng đi, lọc lại, tìm được người xứng đáng khó hơn mò kim đáy bể. Thôi thì đành “so bó đũa chọn cột cờ”.

Vì sao vậy? Vì chất lượng đảng viên quá kém. Điều này đã bộc lộ từ lâu. Để làm trong sạch và củng cố tổ chức, Đảng đã ra hết nghị quyết này đến chỉ thị khác. Nào là NQ 4 kể ra 27 loại tội trạng cần khắc phục, nào NQ 192 xiết chặt kỷ luật, nào 19 điều cấm, nào NQ về nêu gương, rồi lồng, thùng hoặc chum nhốt quyền lực, và gần đây là QĐ về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền.

Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, tránh nói tên Trung Quốc

RFA tiếng Việt

Tình hình Việt Nam không riêng Biển Đông là đang trong tình thế nguy cấp thôi đâu. Ngay trên đất liền, người anh em “vận mệnh tương liên” cũng đang chuẩn bị một cách thật chỉn chu để dành cho thằng em cùng ý thức hệ những tấn kịch “đắng chát” nhất mà tất cả bộ sậu đang ngồi chễm chệ trên ngai không thể nào trở tay kịp, bởi vì cho đến giờ phút này cả một đảng chỉ đang lo đánh nhau để giành ghế, không một phe nhóm nào nghĩ đến những đòn hiểm này. Xin mời quý bạn đọc đọc mấy câu sau đây trong một bài báo của David Archibald có tựa đề Advice for Our Vietnamese Friends on China mà chủ nhân trang viet-studies có nhã ý trích ra và đánh vào bên cạnh ba dấu đỏ để những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước thì ghé mắt xem qua – phần dịch sang tiếng Việt là của chúng tôi:

"China has built a large base 10 kilometres from the Vietnamese border at 24° 24’ N, 106° 42’ E with warehouses and barracks covering 50 acres of roof area. This is to hide Chinese armoured units and artillery from satellites, moving them up to this base at night. It has also put in artillery pads along the border. And a mile northeast of the big barracks complex China has built eight acres of buildings that look like they will house IRBMs mobilised up to the border in preparation for the attack. This would maximise their range down the Vietnamese coast. With the lesson in logistics from the 1979 war in mind China is building 50 miles of highway from south of Chongzuo up to the Vietnamese border town of Po Thiung. Imagery from Planet Labs shows that this highway is not yet finished; China is unlikely to attack until it is".

Tạm dịch: "Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quan trọng cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 'N và 106 ° 42' E,  bao gồm các nhà kho và doanh trại có diện tích 50 ha nhằm che giấu các đơn vị thiết giáp và pháo binh Trung Quốc khỏi sự phát hiện của vệ tinh, để di chuyển chúng đến các căn cứ này vào ban đêm. Các căn cứ pháo binh cũng được lắp đặt dọc biên giới. Cách một dặm về phía đông bắc của khu liên hợp của doanh trại lớn, Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà rộng 8 ha có vẻ như để chứa các IRBM được huy động đến biên giới nhằm tối đa hóa tầm với của họ dọc theo bờ biển Việt Nam. Với bài học hậu cần từ cuộc chiến năm 1979, vấn đề đối với Trung Quốc là xây dựng đường cao tốc 50 dặm từ phía nam Sùng Tả (崇左) chạy đến thị trấn biên giới Po Thiung (Bằng Tường 凭祥?) ngay sát Việt Nam (*). Hình ảnh từ Planet Labs (**) gửi về cho thấy đường cao tốc này vẫn chưa  hoàn thành và Trung Quốc khó có thể tấn công cho đến khi có được con đường này".

Bauxite Việt Nam 

____

(*) Nguyên văn chỗ này nói Po Thiung là thị trấn biên giới của Việt Nam nhưng chúng tôi đã tra cứu thì ở đây giáp huyện Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn mà bên kia là thị trấn Bằng Tường. Chữ "Po Thiung" phiên âm pinyin hai chữ "Bằng Tường" không hẳn đúng (Phải là Píngxiáng hoặc đọc theo ngữ âm của dân tộc Tráng cư trú tại chỗ là Bingzsiengz), nhưng nói đó là phiên âm từ hai chữ "Cao Lộc" (高禄/Gao Lu) thì sự sai dị còn lớn hơn. Tạm đoán định như trên. Vả chăng, dù Trung Quốc định xây con đường cao tốc để đánh chiếm Việt Nam thì cũng phải dừng lại ở bên kia biên giới chứ không thể vượt sang bên này trừ phi có sự thông đồng của đám lãnh đạo cấp tỉnh lộ mặt bán nước như Phạm Minh Chính nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh là kẻ từng chủ mưu thiết kế "luật đặc khu" về sau phải hủy bỏ. Bởi vậy xin cứ phiên là Bằng Tường kèm theo một dấu hỏi, chờ kết quả thực tế việc xây con đường xâm lược này, vì theo tác giả, hiện tại vẫn xây chưa xong.

(**) Theo Wikipedia thì Planet Labs là một công ty dùng nhiều vệ tinh để cung cấp hình ảnh tinh vi trên trái đất, một loại Google Earth hay GPS.

Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9/2019

Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9/2019. Screen shot

Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Trung Quốc và Việt Nam ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng tránh nói tên Trung Quốc.

Trong bài phát biểu dài khoảng 15 phút trước UNGA, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói:

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS

Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về vấn đề Biển Đông đã được trông đợi từ trước đó vì suốt 3 tháng nay Việt Nam đang phải đương đầu với việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng tàu hải cảnh và dân binh vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và quốc tế.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nói đến việc các bên liên quan phải tôn trọng luật quốc tế mà cụ thể là UNCLOS.

Chúng tôi thúc giục các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển của LHQ UNCLOS 1982, vốn được coi như một hiến pháp của đại dương. Nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông rất quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Châu Á  Thái Bình Dương. Những nỗ lực của các bên liên quan đã đưa lại những kết quả tích cực trong việc giải quyết những khác biệt và tranh chấp

Đề nghị của công dân yêu nước

Kính gởi: - Chủ tịch Nước CHXHCN VN. - Tổng Bí thư, Bộ Chính trị Đảng CSVN.

Lễ mừng 70 năm Quốc khánh Trung Quốc, 1/10/1949 - 1/10/2019, tại thủ đô Bắc Kinh, sẽ là lễ duyệt binh và diễu hành dân sự có quy mô lớn nhất, so với các hoạt động kỷ niệm quốc khánh của Trung Quốc từ trước đến nay.

Các tác phẩm đoạt giải nhiếp ảnh về môi trường năm 2019

Một nhiếp ảnh gia Việt Nam nằm trong số các tác giả đoạt giải năm 2019.

Trần Hà Linh

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/09/4992.jpg

Một cậu bé đang uống nước bẩn ở Kenya. Khu vực này thiếu nước sạch do hậu quả của việc tàn phá rừng. Ảnh: Dharshie Wissah.

Hàng năm, tổ chức CIWEM của Anh vinh danh các nhiếp ảnh gia có tác phẩm về môi trường trên toàn thế giới. Tổ chức có lịch sử từ năm 1895 này có sứ mệnh cải thiện việc quản lý nguồn nước và môi trường nhằm phục vụ cho các lợi ích công cộng.

Luật Khoa xin giới thiệu các bức ảnh và tác giả đoạt giải năm 2019, lược dịch từ bài viết của The Guardian.

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/09/4488-1024x724.jpg

Nhiếp ảnh gia SL Shanth Kumar (Mumbai): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường của năm”.

Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc dòng lũ quét tràn qua thị trấn Bandra ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, cuốn một ngư dân ra khỏi nhà. Người này sau đó được các ngư dân khác giải cứu kịp thời. Thành phố ven biển Mumbai thường phải hứng chịu các trận lũ lụt do hậu quả của hiện tượng nước biển dâng.

KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG QUYỀN LỢI HỢP PHÁP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Cập nhật đợt 12: với 10 tổ chức, 951 cá nhân đã ký

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:

Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, chính quyền Việt Nam vẫn tự hạn chế trong những phản ứng yếu ớt không xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ yếu. Thái độ ấy của chính quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

Một sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam. Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước khác trong khu vực.

Nhà nước Việt Nam phải chủ động bắt tay với các nước có cùng quyền lợi hợp pháp trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài, cũng là bảo vệ hoà bình và quyền tự do hàng hải trên vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đã đến lúc không thể nhân nhượng để cầu mong yên bình trước sự thách thức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ, văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:

1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực.

2. Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển Đông.

Đây là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.   

Ngày 10  tháng 9 năm 2019

Giới lãnh đạo VN hoang mang trước phát biểu lên án CNXH của TT Trump’

26/09/2019

VOA Tiếng Việt

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu lên án CNXH tại Đại hội đồng LHQ ngày 24/09/2019.

Các nhà tranh đấu Việt Nam nhận định với VOA rằng phát biểu lên án Chủ nghĩa Xã hội của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Đại hội đồng LHQ chắc chắn khiến “giới lãnh đạo Hà Nội hoang mang.” Trong khi đó, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin rằng “Chẳng ai quan tâm Tổng thống Mỹ nói gì trước LHQ.”

Phát biểu tại LHQ hôm 24/09, Tổng thống Trump nói:

“Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản không phải vì công lý, bình đẳng, không phải nâng đỡ người nghèo, và dĩ nhiên không phải vì những điều tốt đẹp cho đất nước. Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản chỉ vì một điều duy nhất: quyền lực của giai cấp thống trị.”

Việt Nam cô đơn trong đối đầu với Trung Quốc

Vũ Quốc Ngữ dịch

Hà Nội đã không nhận được nhiều sự hỗ trợ như kỳ vọng trong cuộc đối đầu dũng cảm với Bắc Kinh ở Biển Đông.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXt8568XHoRigO6Mo7Zla5wRPmL-7TaZEBqHZweH3JDe93Nt3jR1kzJkWQPYGt0_Icjf77DC1l9An4Kv7pRi0mWK4ums_FB6T6zMwDiOHH4DW7rKlIr7jZSvxNwpXrFXQd1AopSBWTbQ/s640/QT-+Du+kh%25C3%25A1ch+Trung+C%25E1%25BB%2599ng+ch%25E1%25BB%25A5p+%25E1%25BA%25A3nh+%25E1%25BB%259F+Ho%25C3%25A0ng+Sa.jpg

Công dân Trung Quốc chụp hình ở một đảo thuộc Hoàng Sa

Việt Nam và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc đối đầu từng bước ở Biển Đông mà cuộc đối đầu này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đã đưa một tàu khảo sát và ít nhất bốn tàu hàng hải trong khi Việt Nam đã đáp trả bằng cách triển khai nhiều tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển đến điểm nóng (cụ thể là Bãi Tứ Chính- lời người dịch).

Theo báo chí Việt Nam trích dẫn Bộ Ngoại giao, cuộc tranh chấp đang diễn ra tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông kể từ tháng 7 năm nay. Vùng đặc quyền kinh tế được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), một công ước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký kết. Việt Nam đang thấy mình ở một vị thế khó khăn, không nhận được nhiều hỗ trợ ngoài lời nói, vì Hà Nội đang phải đối mặt với một Trung Quốc rất hung hăng.

Xung đột giữa hai nước gia tăng bắt đầu vào giữa tháng 7, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố rằng nhóm tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Việt Nam khẳng định rằng họ đã nhiều lần gặp phía Trung Quốc để phản đối những vi phạm đó.

Tư vấn Pháp chỉ rõ: ‘Đường sắt Cát Linh – Hà Đông thiếu 3 ‘không’’

Đinh Tịnh

(VNF) - “Dự án không bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng, không đủ cơ sở xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống và không đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định”, Công ty Tư vấn ACT của Pháp chỉ rõ.

Tư vấn Pháp chỉ rõ: ‘Đường sắt Cát Linh – Hà Đông thiếu 3 ‘không’’

Nên nhớ, phía Tư vấn ACT của Pháp được mời với tư cách là tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông một cách khách quan nhất.

Ngoài ra, phía Bộ GTVT cũng thừa nhận, dự án chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu...

Về các thiết bị đã lắp đặt, Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được đầy đủ các chứng chỉ, hồ sơ... để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống; chưa hoàn thành đề cương vận hành chạy thử toàn hệ thống để cho tất cả các đoàn tàu chạy tử (thông tin tín hiệu, hệ thống bán vé...) để đồng bộ hóa làm cơ sở kiểm chứng hoạt động của thiết bị và đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống, nhân sự vận hành.

“Dù đã làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc về các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, vướng mắc song đến nay dẫn đến chưa vận hành, khai thác thương mại. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ động xử lý dứt điểm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết,” ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết.

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển tuyệt thực lần thứ 2

RFA tiếng Việt

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển và Nguyễn Trung Trực hiện đang bị giam tại Trại 5 Thanh Hóa.

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển và Nguyễn Trung Trực hiện đang bị giam tại Trại 5 Thanh Hóa.

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển lại phải sử dụng biện pháp tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các tù nhân lương tâm. Ông Nguyễn Thái Văn, bố của anh Nguyễn Văn Điển cho biết tin này sau chuyến thăm hôm 24/9/2019.

Ngày 27/9, Đài RFA đã liên lạc với ông Nguyễn Thái Văn và được ông Văn cho biết Điển đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 22/9:

“Điển tuyệt thực 4 ngày nay, em ốm, đen, yếu... nhắn bảo tuyệt thực chưa biết bao giờ ngưng. Tình trạng em rất yếu, khuyên em tuyệt thực chẳng giải quyết được gì em nói chú là chú hãy ủng hộ em làm công việc này” .

Ông Văn còn cho biết mỗi tháng gia đình được vào thăm Điển một lần và mỗi lần được gặp mặt 1 tiếng:

“Tháng vào một lần mỗi lần được 1 tiếng đợt vừa rồi vào mất điện nên được nói chuyện trực tiếp với nhau”

Cách đây gần 2 tháng rưỡi (ngày 1/7), tù chính trị Nguyễn Văn Điểm đã từng tuyệt thực cũng để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các TNLT.

Joshua Wong kêu gọi biểu tình toàn cầu sau đối thoại của Carrie Lam

BBC tiếng Việt

Biểu tình tiếp diễn ngay sau đối thoại công khai đầu tiên của Carrie Lam

Biểu tình tiếp diễn ngay sau đối thoại công khai đầu tiên của Carrie Lam

Người biểu tình Hong Kong hô vang các khẩu hiệu chống chính phủ và bao vây bà Carrie Lam tại sân vận động nhiều giờ sau buổi 'đối thoại mở' đầu tiên của bà với công chúng nhằm kết thúc ba tháng bạo lực và bất ổn, theo Reuters.

Bà Lam nói gì?

Trong sân vận động Nữ hoàng Elizabeth xây từ thời thuộc địa Anh hôm 26/9, bà Lam lắng nghe, ghi chép, trước khi trả lời. Bà kêu gọi người dân cho chính phủ của bà một cơ hội, đồng thời nhấn mạnh Hong Kong vẫn có một tương lai tươi sáng và một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ.

150 người được cho là được lựa chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng tham gia cuộc đối thoại mở này.

Bà Lam bắt đầu cuộc đối thoại bằng cách nói rằng, chính quyền của bà chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hong Kong.

"Dự luật dẫn độ do chính phủ khởi xướng đã gây ra cơn bão này," bà Lam nói. "Nếu chúng ta muốn chấm dứt khó khăn và tìm ra lối thoát, chính phủ chịu trách nhiệm lớn nhất để làm điều đó."

"Tôi hy vọng tất cả các bạn hiểu rằng, chúng tôi vẫn quan tâm đến xã hội Hong Kong. Chúng tôi vẫn có một trái tim," bà nói. "Chúng tôi vẫn tiếp tục gắn trách nhiệm của mình với những vấn đề của xã hội này."

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh một lần nữa rằng, bà thấy không cần thiết phải tiến hành điều tra độc lập, và rằng hiện cơ chế khiếu nại của cảnh sát là đủ để phản ứng với các quan ngại của công chúng.

Hoan hô vài Uỷ viên Thường vụ Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

Quốc hội VN mang tiếng là “Tổ chức bỏ phiếu của Đảng với đa số nghị gật”, nhưng thỉnh thoảng cũng có được vài ý kiến mới mẻ.

Nghị gật chủ yếu gồm 2 loại. Một số có hiểu biết kém nhưng được chọn theo cơ cấu, họ chỉ là những cái máy bấm nút khi bỏ phiếu theo lệnh ở trên. Môt số khác tuy có hiểu biết chút ít nhưng đã là ”cán bộ” trong cơ quan lãnh đạo của Đảng hoặc chính quyền, họ đến họp QH cho qua chuyện, bấm nút bỏ phiếu những việc mà họ đã biết, đã nghe ở nơi khác.

Quốc hội, thỉnh thoảng cũng có được vài ý kiến mới mẻ. Đó là ý kiến từ số ít những đại biểu có trí tuệ, có dũng cảm. Phải chăng họ ở trong số đại biểu chuyên trách.

Ngày 14 tháng 9- 2019, tại phiến họp 37, Ủy ban Thường vụ QH đã đưa ra, thảo luận “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội”.

Trong “Dự án” có 2 ý kiến làm tôi chú ý. Đó là: 1- Nâng số ĐBQH chuyên trách lên cao hơn (hiện nay dưới 35%). 2- Hạn chế số cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. đồng thời ở trong QH.

Tuy vậy, nghe đâu cả hai đề xuất đó đều không được đa số, không được thông qua. Thế thì hoan hô cái gì. Thưa rằng, hoan hô người đề xuất, hoan hô người tán thành. Tuy bây giờ họ còn là thiểu số, nhưng đó là mầm mống của tiến bộ, là hạt giống của tương lai.

“Vi phạm các thỏa thuận song phương”: Chóp bu VN há miệng mắc quai?

Thường Sơn

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này.

Vào ngày 18/9/2019, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tung ra tối hậu thư lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.

Rất đáng chú ý, tuyên bố trên có nội dung: “Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những điều khoản của UNCLOS”.

Tuy Cảnh Sảng - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - không nói rõ về thỏa thuận song phương nào, nhưng chừng đó là quá đủ để dư luận hình dung và liên tưởng đến hàng loạt ‘thỏa thuận song phương’ mà giới chóp bu Việt Nam đã lén lút ký với Trung Quốc nhưng không công khai cho người dân biết, dẫn tới hậu quả mất thác Bản Giốc trước đây, liên quan đến vô số đồn đoán về ‘Mật ước Thành Đô’ 1990 - hay còn gọi là ‘thỏa thuận bán nước’, những thỏa thuận song phương nào đó về xử lý tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ của Trung Quốc, và quá nhiều thiệt hại trong quan hệ kinh tế Việt - Trung sau này.

Điều mà người ta tự hỏi và cho tới giờ vẫn còn kinh ngạc về cái dấu hỏi to tướng ấy là vì sao cho tới nay, sau gần 3 tháng tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm vào ‘vùng biển chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, nhưng vẫn không một quan chức nào trong Bộ Chính trị Việt Nam dám nhắc tới cái tên Trung Quốc, không có  một phát đạn nào từ tàu Việt Nam dù chỉ bắn lên trời để cảnh cáo, cũng không có bất kỳ một động thái nào về ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’?

Bauxite Tây Nguyên vẫn ngổn ngang nỗi lo

Chí Hiếu & Mai Phương

Dù đã đưa vào vận hành nhiều năm nhưng 2 dự án bauxite ở Tây nguyên vẫn còn không ít nỗi lo về công nghệ, môi trường...

Hồ chứa bùn đỏ tại Nhà máy alumin Tân Rai. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Bộ Công Thương vừa có báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể việc đầu tư thí điểm hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây nguyên do Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) làm chủ đầu tư.

Tăng vốn gấp 2, gấp 5 lần

Theo Bộ Công Thương, công tác chuẩn bị đầu tư hai dự án bauxite, sản xuất alumin của chủ đầu tư chưa tốt. Cụ thể, lựa chọn quy mô, công suất, công nghệ các dự án... chưa phù hợp, phải điều chỉnh nhiều lần làm kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư, tăng chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến kế hoạch vốn chung của chủ đầu tư.

Đơn cử tại dự án Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng (dự án Tân Rai) vốn đầu tư sau 3 lần điều chỉnh đã tăng từ hơn 7.700 tỉ lên trên 15.400 tỉ đồng. Nguyên nhân của điều chỉnh tổng mức đầu tư chủ yếu do điều chỉnh công nghệ sản xuất alumin; điều chỉnh quy mô công suất từ 600.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm. Bên cạnh đó do khủng hoảng tài chính khiến giá của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu tăng.

Tọa đàm kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ lên ngôi

Tọa đàm 28/9 tại l’Espace Hà Nội: kỷ niệm 100 năm Chữ Quốc ngữ lên ngôi trên phạm vi toàn quốc.

Hoàng Hưng

Ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử nho học. Năm 1919 khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức. Từ đó mặc nhiên chữ Quốc ngữ lên ngôi trên phạm vi toàn quốc.
Chúng ta kỷ niệm 100 năm sự kiện lịch sử ấy là để tôn vinh chữ Quốc ngữ vì những đóng góp lớn lao của nó cho sự phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học và kinh tế chính trị của đất nước từ thế kỷ 20. Buổi hôm nay là mở đầu, từ nay đến cuối năm sẽ có những buổi khác ở Đà Nẵng, TP-HCM, và trong tuần lễ Văn hoá Việt Nam lần thứ nhất ở Portugal tháng 10 này, PGS-TS Hoàng Dũng cũng sẽ nói về đề tài này.
Nói đến lịch sử chữ Quốc ngữ, tất nhiên ta không thể quên ơn những người đầu tiên có công tạo tác và xây đắp nó.
Tưởng cũng nên nhắc lại quá trình ghi ơn các vị tiên khu (trong thời gian sau 1975).
Báo Công giáo & Dân tộc (TP-HCM) đặt ra vấn đề khôi phục danh dự của Cụ Alexandre de Rhodes, nhưng rơi vào im lặng. Năm 1993, báo Lao Động Chủ nhật đã khởi lên vấn đề trên công luận chính thống, Ban Bí thư yêu cầu chúng tôi cung cấp toàn bộ tư liệu về A. de Rhodes (chúng tôi đã được báo CG & DT cung cấp toàn bộ), sau đó có hội thảo khoa học của Hội Nghiên cứu lịch sử và đi đến hồi phục tên phố ở TP-HCM và bia tưởng niệm ở Hà Nội.
Năm 2018, hai nhà báo (Hoàng Hưng và Lưu Trọng Văn), có sự hỗ trợ của một doanh nhân ở Vũng Tàu và Hội Hữu nghị Bồ-Việt ở Bồ Đào Nha, sang thuyết trình về đóng góp của Cụ Francisco de Pina tại Hội Địa lý Lisboa, gây sự chú ý của giới trí thức cũng như chính trị nước này về Việt Nam (cũng từ đó gây cảm hứng về Tuần Văn hoá Việt Nam năm nay). Đồng thời, GS Việt kiều Bỉ, Nguyễn Đăng Hưng, khởi ra việc lập bia tưởng niệm A. de Rhodes và dẫn một đoàn người Việt Nam đã sang Iran đặt bia tại mộ Cụ. Ông cũng khởi ra việc lập Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ tại đại học Đà Nẵng. Dự án tôn tạo và xây dựng khu tưởng niệm những người có công đầu tiên với chữ Quốc ngữ cũng đang tiến hành ở Thanh Chiêm, Quảng Nam, nơi có 3 ngôi mộ các nhà truyền giáo trong đó có thể có mộ cụ Pina. Và cũng một nhóm Bồ-Việt đang có dự án lập bia tưởng niệm Francisco de Pina tại quê hương Cụ.

Tuần hành vì môi trường bị chính quyền ngăn chặn

Nhóm bạn trẻ tổ chức Climate Strike HCM đã phải hủy cuộc tuần hành vì nền khí hậu vào ngày mai - Thứ Sáu 27/9/2019. Dưới đây là thông báo:

Lý do chính là công an và chính quyền thành phố đã không cho phép. Chúng tôi thì cho rằng nhà cầm quyền khó mà đồng ý và "dám cấp phép" khi đã chứng kiến hàng triệu người trẻ xuống đường trên khắp thế giới. HỌ SỢ.

Còn chúng tôi - HÀNH TINH TITANIC - lại nghĩ khác. Một khi chúng ta cảm thấy một điều gì đó cấp bách, quan trọng cho sự sống và tương lai của chúng ta, gia đình chúng ta, con cái chúng ta, thì có lẽ không cần xin phép, chúng ta vẫn sẽ đứng dậy và làm một cái gì đó.

KHÔNG CẦN XIN PHÉP, chúng ta vẫn có thể tuần hành.

KHÔNG CẦN XIN PHÉP, chúng ta vẫn có thể yêu cầu minh bạch về chính sách bảo vệ môi trường của nhà cầm quyền.

KHÔNG CẦN XIN PHÉP, chúng ta vẫn có thể yêu cầu chính phủ phải công bố tình trạng khẩn cấp của nền khí hậu.

Đối thoại bất ngờ

Nguyễn Đình Cống

Đó là 3 cuộc đối thoại của LS Nguyễn Mạnh Tường  vào cuối năm 1956, sau khi ông trình bày và viết ra bài diễn văn nổi tiếng “Qua những sai lầm trong CCRĐ”. Diễn văn được trình bày trong 6 giờ, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại cuộc họp của UB TW MTTQVN, theo lời kêu gọi của ông Trường Chinh, TBT Đảng Lao động, rằng trí thức cần góp ý để Đảng sửa chữa sai lầm.

Nói là bất ngờ vì người ta không định tổ chức đối thoại mà là “đấu tố” hoặc xử án, cho rằng ông Tường là một trí thức phản động, đã công khai chống Đảng, chống chế độ, làm hại cách mạng. LS Tường ví von, các cuộc đấu tố đó giống như đấu bò tót, mà ông là con bò nạn nhân. Thế mà nhờ tài năng và chính nghĩa của một “Triết gia quân tử”, ông  đã xoay chuyển, biến các cuộc đấu tố thành đối thoại, và đã tự bảo vệ được chính nghĩa của mình. Tuy vậy ông vẫn bị quyền lực nhận xuống bùn đen, bị đẩy vào sa mạc hoang vu để chết dần chết mòn. Nhưng ông không chết mà đã tỏa sáng.

Người ta đã định dùng thủ đoạn trong CCRĐ, trong chỉnh đốn tổ chức, dùng áp lực của số đông bị khống chế để đấu tố, nhằm khuất phục, nhằm  hạ nhục những nhân cách lớn. Phải công nhận rằng họ đã thành công trong nhiều trường hợp, đến nỗi người như nhà văn Nguyễn Tuân phải công nhận: “Để tồn tại phải biết sợ”. Và bao người khác phải  ôm hờn nuốt tủi để giữ mạng sống qua ngày. Họ tưởng với thủ đoạn như thế có thể triệt hạ Nguyễn Mạnh Tường, Họ đã nhầm, đã thất bại.

Dự án cao tốc Bắc Nam

1. Đấu thầu trong nước cao tốc Bắc Nam: Phải tính đến khả năng mạo danh doanh nghiệp Việt

Kiều Linh

        
Nhà nước cần phải có những ràng buộc nghiêm khắc, chặt chẽ, không được à uôm nếu không chất lượng sẽ không tốt…             

Tiến sĩ Trần Đình Thiên

https://vneconomy.mediacdn.vn/zoom/700_400/2019/8/29/bac-nam-1567046731515852222864-crop-1569320330307288031520.jpg
Ảnh minh hoạ.

Như VnEconomy đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Trao đổi với VnEconomy về quyết định bất ngờ của Bộ Giao thông Vận tải, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng việc huỷ đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc – Nam phía Đông của Bộ Giao thông Vận tải thể hiện sự thay đổi chủ trương chính sách của Bộ này. Trước kia Bộ này đã đưa ra đấu thầu quốc tế để thu hút nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên không ít ý kiến thể hiện lo ngại việc nhà đầu tư Trung Quốc trúng thầu, họ nổi tiếng trong việc bỏ thầu giá thấp nhất để được tuyển, sau khi thực hiện lại đội giá lên nhiều lần.

“Tôi hoan nghênh Bộ Giao thông Vận tải thay đổi huỷ đấu thầu quốc tế tập trung đấu thầu rộng rãi trong nước. Tôi tin các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân trong nước hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng tốt cao tốc Bắc – Nam này”, ông Lê Đăng Doanh bình luận.

Khẳng định quyết định này của Bộ Giao thông Vận tải là đúng đắn, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho biết, một mặt sẽ tránh được những rủi ro về nhà đầu tư nước ngoài vào làm để xảy ra hậu quả như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, gây thiệt lớn cho nền kinh tế. Thứ hai là đảm bảo được yếu tố về an ninh quốc phòng. Nhưng quan trọng hơn cả là quyết định này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nội địa lớn lên.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng cho rằng nhà nước cần phải có những ràng buộc nghiêm khắc, chặt chẽ, không được à uôm nếu không chất lượng sẽ bị hỏng.

“Khi làm cao tốc thì luật chơi phải rõ ràng, phải tính đến lợi ích của các bên gồm doanh nghiệp, nhà nước và người tham gia giao thông. Các trạm thu phí, giá phí, thời gian thu phí phải tính toán để không xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua các dự án BOT gây búc xúc dư luận, rủi ro cho doanh nghiệp và nhà nước cũng bị thiệt hại”, ông Thiên lưu ý.

Việt Nam nêu vụ Bãi Tư Chính trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc?

Viễn Đông

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2016.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2016.

Một quan chức cấp cao của Việt Nam dự kiến sẽ có bài phát biểu trước lãnh đạo các nước tại cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA), và giới phân tích cho rằng Hà Nội nên nêu vụ "đối đầu" với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính để vận động sự ủng hộ của nhiều quốc gia hơn nữa.

Văn phòng của Người phát ngôn cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho VOA tiếng Việt biết rằng, theo lịch trình tạm thời, một phó thủ tướng của Việt Nam sẽ có bài phát biểu vào ngày 28/9. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa thấy thông báo về phái đoàn dự kỳ họp của UNGA lần này.

Trump: ‘Chủ nghĩa xã hội ‘phá hủy thế giới’

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa dân tộc:

"Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn đặt người dân và quốc gia của họ lên trên hết. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước. Tương lai thuộc về những quốc gia độc lập và có chủ quyền, những nước bảo vệ công dân của họ, tôn trọng láng giềng và trân trọng những khác biệt khiến mỗi quốc gia đặc biệt và độc đáo."

Đập thượng nguồn, nước biển và khí hậu gây hại cho sông Mekong

BBC tiếng Việt

Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong

Tình trạng sạt lở, lún sụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày một trầm trọng, và chính quyền nhiều khu vực ven sông hay sát biển phải có các biện pháp khẩn cấp để đối phó.

Các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau gần đây công bố tình trạng khẩn cấp hoặc che chắn các đoạn dài dọc sông Cửu Long do sạt lở, truyền thông Việt Nam đưa tin.

Ngoài biến đổi khí hậu, một nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở là việc xây đập ở thượng nguồn tại Trung Quốc, Lào và Campuchia, ngăn trầm tích chảy xuống vùng hạ lưu.

Các vấn đề trên, cũng như tình trạng nước biển dâng gây ngập mặn và nạo vét lòng sông quá mức là những thách thức lớn cho Việt Nam, phóng viên về môi trường của BBC World Service nói.

Trung Quốc đưa giàn khoan Thạch Du 982 vào Biển Đông

VOA tiếng Việt

Trang South China Morning Post đăng tin về giàn khoan Thạch Du 982 của Trung Quốc. Photo SCMP.

Giàn khoan nước sâu Hải Dương 982, còn có tên là Hải Dương Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982) của Trung Quốc đã được triển khai hoạt động ở Biển Đông tại vùng nước sâu 3.000 mét từ hôm 21/9, tờ The South China Morning Post loan tin ngày 25/9.

Hải Dương Thạch Du 982 là giàn khoan dầu lớn nhất và tân tiến nhất của Trung Quốc, có thể khoan sâu đến 5.000 mét.

Tờ The South China Morning Post dẫn lại thông tin từ tài khoản mạng xã hội Trường An Kiếm (Chang An Jian) của Ủy ban Chính pháp Trung ương Trung Quốc cho biết như vừa nêu, nhưng vị trí của giàn khoan không được tiết lộ.

Hai đại biểu thanh niên đấu tranh Hồng Kông Joshua Wong và Denise Ho trả lời phỏng vấn Nhật báo “Người Việt” trong khi trên diễn đàn LHQ Trump công kích TQ và nói về dân chủ tự do của Hong Kong

1. Joshua Wong và Denise Ho trả lời phỏng vấn Nhật báo Người Việt

Nguồn: https://youtu.be/fTFiWngN54k

2. Tại Diễn đàn LHQ, Trump công kích TQ và nói về dân chủ tự do của Hong Kong

TrumpTổng thống Trump phê phán Trung Quốc, Iran, Venezuela, Cuba, cùng chủ nghĩa XH và chủ nghĩa cộng sản

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump công kích Trung Quốc 'ăn cắp, thủ đoạn' và nói về dân chủ tự do của Hong Kong.

Ông nói kể từ khi Trung Quốc được cho vào Tổ chức Thương mại Thế giới, lý thuyết nói rằng Trung Quốc sẽ thay đổi, dân chủ hơn, đã hóa ra là sai lầm.

Nguyên tắc pháp quyền ở Trung Quốc không tiến bộ mà còn "sa sút".

KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG QUYỀN LỢI HỢP PHÁP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Cập nhật đợt 10: với 9 tổ chức, 823 cá nhân đã ký

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:

Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, chính quyền Việt Nam vẫn tự hạn chế trong những phản ứng yếu ớt không xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ yếu. Thái độ ấy của chính quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

Một sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam. Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước khác trong khu vực.

Nhà nước Việt Nam phải chủ động bắt tay với các nước có cùng quyền lợi hợp pháp trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài, cũng là bảo vệ hoà bình và quyền tự do hàng hải trên vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đã đến lúc không thể nhân nhượng để cầu mong yên bình trước sự thách thức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ, văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:

1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực.

2. Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển Đông.

Đây là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.   

Ngày 10  tháng 9 năm 2019

Nếu Việt Nam không tự cứu mình, sẽ không một ai cứu được Việt Nam – kể cả chúa trời! – Nếu Việt Nam quyết tự cứu mình, cả thế giới sẽ xúm lại bênh vực và giúp Việt Nam bảo vệ được tổ quốc mình!

Nguyễn Trung

Bình luận của Tuổi trẻ ngày 22-09-2019 về phát ngôn của Cảnh Sảng – Bộ Ngoại giao Trung Quốc – đã nói lên sự thật:

Trung Quốc vừa ăn cướp  vừa la làng!

Thật không còn gì trắng trợn hơn khi người phát ngôn Cảnh Sảng ngày 18-09-2019 nhân danh Bộ Ngoại giao CHNDTH nói rằng: “Kể từ  tháng 5 năm nay, phía Việt Nam đã đơn phương thực hiện việc khoan tìm khí đốt ở vùng nước ở Wan'an Tan (Bãi Tư Chính) của Trung Quốc, điều này đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc. Nó cũng vi phạm thỏa thuận song phương về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều 5 của Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC), và các điều khoản liên quan trong UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc). Việt Nam nên ngay lập tức dừng các hoạt động vi phạm đơn phương để lập lại sự yên tĩnh tại vùng nước liên quan...”

Trong khi đó qua những hành động tại bãi Tư Chính, phía Trung Quốc đã vi phạm toàn bộ những thỏa thuận cấp cao song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, những cam kết của Trung Quốc trong khung khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc, đồng thời chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế về gìn giữ hòa bình và các mối quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế - trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn UNCLOS 1982.

Sự thật hiển nhiên là vùng biển ở bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa và nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, không mảy may liên quan đến bất kỳ một vùng tranh chấp nào – kể cả so với các vùng của 7 đảo và bãi của vùng đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm lược và hiện nay đang chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.

Từ lỗ nặng liên tục, Bô xít Tây Nguyên bất ngờ lãi trăm tỷ

23/09/2019

Ở dự án Tân Rai và Dự án Nhân Cơ, công nghệ thải bùn đỏ vẫn là thải ướt. Hiện các nhà máy alumin trên thế giới dần từ bỏ công nghệ này để chuyển dần sang thải khô bùn đỏ. Theo Hội đồng giám sát và đánh giá kết quả chuyển giao và ứng dụng công nghệ, công nghệ thải ướt bộc lộ một số nhược điểm, cần tiếp tục nghiên cứu chuyển sang phương pháp thải khô hợp lý hơn.

Đáng chú ý, dự án Tân Rai đi vào hoạt động từ 10/2013 nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Sau 9 năm triển khai các thiết bị ở nhà máy alumin và thiết bị tại một số hệ thống xử lý môi trường đã xuống cấp, khả năng tuổi thọ của các thiết bị này không được như mong muốn.

Theo Bộ Công Thương, công tác chuẩn bị đầu tư 2 dự án bô xít, sản xuất alumin của chủ đầu tư chưa tốt: lựa chọn quy mô, công suất, công nghệ các dự án,... chưa phù hợp, phải điều chỉnh nhiều lần làm kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư, tăng chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến kế hoạch vốn chung của chủ đầu tư.

Nhà thầu chính Chalieco còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm đối với quặng bô xít gipxit vùng Tây Nguyên Việt Nam, thiếu am hiểu về luật pháp Việt Nam và điều kiện thời tiết ở Tây Nguyên. Do đó, từ khâu thiết kế công nghệ, quy trình vận hành, tổ chức thi công, thiết kế hồ thải bùn đỏ... đến nghiệm thu, quyết toán công trình đều có những vướng mắc, tồn tại.

Công tác an ninh trật tự được đảm bảo, người nước ngoài làm việc tại dự án tuân thủ pháp luật Việt Nam về đi lại, cư trú và chưa phát hiện có hoạt động nghi vấn xâm phạm đến an ninh quốc gia.

Dự án Tổ hợp bô xit - Nhôm Lâm Đồng và Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ ở Tây Nguyên đang lãi khủng nhờ giá bán lên cao. Hai dự án này do Nhà thầu Chalieco Trung Quốc thực hiện.

Giá tăng, lãi sớm và khủng

Bộ Công Thương vừa có báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể việc đầu tư thí điểm hai dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên.

Dự án Tổ hợp bô xit - Nhôm Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) có vốn đầu tư sau 3 lần điều chỉnh đã tăng từ hơn 7.700 tỷ lên trên 15.400 tỷ đồng.

Sau 5 năm đi vào vận hành sản xuất (tháng 10/2013 đến hết năm 2018), 3 năm đầu dự án bị lỗ. Từ năm 2017 dự án bắt đầu có lãi với số lãi ngày càng tăng mạnh. Nếu như năm 2017, số lãi chỉ mới là 379 tỷ đồng thì đến năm 2018, dự án đã lãi gần 1.800 tỷ đồng sau thuế.

Tính đến 31/12/2018, dự án còn lỗ 1.325 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là số lỗ do chênh lệch tỷ giá (1.162 tỷ đồng).

Vì sao Việt Nam bị xem là nước đứng đầu thế giới về dòng tiền phi pháp?

Minh Quân

Sau khi trở thành ‘quốc gia hạnh phúc thứ 4 trên thế giới’ nhờ vào cách tính điểm ‘trên trời’ của vài tổ chức phi chính phủ đậm đặc dấu hiệu nhận tiền từ chính phủ Việt Nam, đất nước này đã thực sự vươn lên đầu bảng trong một đánh giá mới đây của Tổ chức Liêm chính Toàn cầu (Global Financial Integrity - GFI).

Việt Nam thời báo

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhDLmBM6aXNAdcapKihSgk127jJPNvngVAdhteop_PDiUFz9s-xWGZ6nA0XH6_08gRRRu4dAMQIZQdoAKhYhv2kOQP4_oWlj-EtEcYg3oI86VXkX7gb0nt36X05my8B5v7_azZaqu363Q/s640/images.jpg

Tổ chức Liêm chính Toàn cầu là tổ chức bất vụ lợi, từ năm 2008 đã khảo sát dòng tiền ra vào các nước đang phát triển để phát giác nghiệp vụ chuyển tiền phi pháp. Sau khi khảo sát tình hình của 148 nước đang phát triển trong giai đoạn 10 năm, từ 2006 tới 2015, họ đã kinh ngạc về trường hợp Việt Nam, là nước đứng đầu thế giới về dòng tiền phi pháp vào năm 2015 với ngạch số là gần 22 tỷ rưỡi đô la. Xếp sau Việt Nam là Thái Lan và Panama, lần lượt là 20,9 tỷ USD và 18,3 tỷ USD.

Nghiên cứu của GFI còn cho thấy dòng tiền bất hợp pháp chảy ra khỏi Việt Nam trong năm 2015, dựa trên dữ liệu của Liên Hợp Quốc, là 9,1 tỷ USD, sau các nước như Mexico và Brazil.

Tuần hành vì môi trường ở Việt Nam có thể bị xem là chống đối?

Ngọc Lễ

Cuộc tập hợp chống biến đổi khí hậu ở Paris hôm 21/9

Cuộc tập hợp chống biến đổi khí hậu ở Paris hôm 21/9

Nhiều người trẻ Việt Nam tỏ thái độ dè dặt, không dám hưởng ứng phong trào xuống đường của giới trẻ toàn thế giới về môi trường do họ ‘sợ bị gán ghép những tội danh về chính trị và bị bắt bớ’, một nhà hoạt động môi trường ở Hà Nội nói với VOA.

Kể từ ngày 20/9, nhân dịp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có kỳ họp tập trung vào chủ đề môi trường, dưới ngọn cờ đầu là nhà hoạt động môi trường 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg, giới trẻ, chủ yếu là học sinh, sinh viên, đã đồng loạt bãi khóa, tuần hành trên khắp thế giới kêu gọi các nhà lãnh đạo phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa để đẩy lùi tình trạng biến đổi hậu.

Thế nhưng, giới trẻ tại Việt Nam không thể hòa cùng phong trào xuống đường của các thanh thiếu niên toàn cầu dù Việt Nam là một trong những quốc gia được xem là bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Trao đổi với VOA, bà Cao Vĩnh Thịnh, một nhà hoạt động môi trường từ Hà Nội vốn là thành viên của nhóm vận động bảo vệ môi trường Green Trees, nói rằng nhiều sinh viên mà bà quen biết hoặc làm việc cùng ‘đều quan tâm đến vấn đề môi trường’ và ‘đều biết đến Greta Thunberg’.

Tuy nhiên, bà nói rằng ‘những tiếng nói phản đối về môi trường bị hạn chế vì chính trị hiện tại’.

Hãy thức tỉnh đi!

Thứ Tư tuần trước (ngày 18/9/2019), nhà hoạt động 16 tuổi vì nền khí hậu Trái Đất - cô bé Greta Thunberg - đã có một bài phát biểu gây nhức đầu giới nghị sĩ cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Hoa Kỳ. Chúng tôi xin trích đăng lại để các bạn theo dõi.

Những ý quan trọng về tình trạng khí hậu toàn cầu thì Greta đã nói rất chính xác rồi. Sự thật là khả năng tồn tại của loài người trong 10 năm tới hiện đang dựa vào một xác suất xấp ngửa của đồng xu, và thậm chí người ta còn không quan tâm đến chuyện đó.

Nhưng điều thú vị chính là cô bé con 16 tuổi này đã chứng tỏ vị thế của giới trẻ và đại diện cho các thế hệ tương lai trên toàn cầu để nói thẳng trước những dân biểu của nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới về các sự thật khó nhằn:

1. Hoa Kỳ là quốc gia gây ô nhiễm carbon nhiều nhất thế giới.

2. Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng hóa thạch đứng đầu thế giới.

3. Hoa Kỳ không bao giờ tham gia vào bất cứ hiệp định khí hậu nào vì lợi ích của mình.

Đến đây, có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ nổi điên lên, chửa rủa rằng tại sao Greta Thunberg không nhắc đến Trung Quốc - cũng là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu? Đây là các lý do mà tôi nghĩ cô bé con này không thèm chấp quý vị đâu, vì các sự thật sau đây:

TNLT Nguyễn Văn Hóa tố cáo bị cán bộ quản giáo dọa cắt gân chân

RFA tiếng Việt

TNLT Nguyễn Văn Hóa ở phiên tòa hôm 27/11/2017 tại Hà Tĩnh

TNLT Nguyễn Văn Hóa ở phiên tòa hôm 27/11/2017 tại Hà Tĩnh. AFP

Tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa, người đang thụ án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, lên tiếng tố cáo anh bị một cán bộ quản giáo thuộc phân trại K1, trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, dọa cắt gân chân hồi tháng 7 trong thời gian bị giam riêng.
Bà Nguyễn Thị Huệ sau cuộc thăm gặp em trai mình hôm 20 tháng 9 năm 2019 nói với Đài Á Châu như sau:
“Vào thời điểm tháng 7, khi mà Hóa đang ở bên K1 thì có cán bộ ở đây cũng có hành động dọa nạt, đòi cắt gân chân của Hóa.

‘Công đoàn độc lập’ ở đâu trong dự thảo Bộ Luật Lao động đang sửa đổi?

Thảo Vy
Với những nội dung liên quan phần ‘công đoàn’ trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, ‘công đoàn độc lập’ không hề hiện diện.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjT1EW3rrcMcnjHG_7JukdnbsMwbDPRvcKIxcU6cYkE3_rfQ4gzz9i-UsOZClHHR46Q-jg4VQgnmnrifyoDc9dd8NPJtZaiLKIPnU89J8uO-aDZd3sALQdt_VkvinmSnKDKJGH4wm5pIw/s640/dac_khuedited.gif

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chưa bao giờ tổ chức cho công nhân biểu tình, nếu không muốn nói là làm ngược lại - tức cơ quan này chỉ điểm cho công an bắt bớ những công nhân biểu tình.

“Về vấn đề tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở của người lao động, tôi thấy Bộ Luật Lao động sửa đổi ghi không rõ là qui định này dành cho Tổ chức Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) hay cho cả tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động?
Nếu chỉ qui định cho hệ thống Công đoàn của Tổng LĐLĐVN thì trong các doanh nghiệp trừ doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh khác sẽ còn lại rất ít đoàn viên, thậm chí là không có đoàn viên nào cả”.
Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May sông Hồng, thắc mắc như vậy trong phát biểu tại “Hội thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức vào tuần qua.
“Công đoàn cơ sở” là tên gọi khác được dùng thay cho “Công đoàn độc lập” ở dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
“Đóng cửa đi ăn mày mà thôi!”
Ông Bùi Đức Thịnh tự giới thiệu là ‘đã từng có thời gian khá dài tham gia quân đội thời chống Mỹ, nhiều năm làm công tác chính trị chuyên nghiệp Đảng, Đoàn tại Nam Định, gần nửa thế kỷ tuổi Đảng và làm tại doanh nghiệp từ lúc sơ khai đến giờ, đã trên 31 năm’.
“Sở dĩ muốn giới thiệu như vậy để mọi người hiểu rằng, trong con người và trong cuộc đời tôi luôn hòa trộn của quá nhiều cảm xúc. Liên tục những ngày vừa qua, chúng tôi phải nghe, phải chứng kiến quá nhiều những cuộc tranh luận nảy lửa của các vị ‘học giả’ ở trên Trời trên TV, cùng với một lực lượng nhân sự hùng hậu và tiêu tốn quĩ thời gian khổng lồ, chỉ để tranh cãi mỗi một việc là thêm hay bớt đi mấy giờ làm việc trong mỗi ngày, mỗi tuần hay cả năm, rồi nghĩ đến nghỉ Tết Lễ mấy ngày... mặc dù những ngày ấy còn xa lắc, xa lơ.
Xin thưa, những cuộc tranh luận ấy, giới doanh nghiệp chúng tôi lúc đầu còn chú ý lắng nghe, nhưng sau cứ như ù tai đi, mệt mỏi và chán vô cùng, chẳng muốn tham gia gì nữa vì có ai nghe đâu. Vậy nên cứ để mặc các vị ‘học giả’ kia ở trên Trời tiếp tục tranh cãi cho đến khi nào cạn kiệt sức lực thì thôi... Thưa, nếu ở doanh nghiệp chúng tôi chỉ cần mấy cuộc cãi vã mà không hồi kết như vậy thì chỉ còn nước là “đóng cửa đi ăn mày mà thôi”. Đây là câu nói cửa miệng thường trong các cuộc họp của chúng tôi”.

Ông Bùi Đức Thịnh ngao ngán nhận xét về các quan chức trong bộ máy ‘Đảng – Nhà nước’ của Việt Nam.
Cần chấm dứt cách nghĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân”
Hiến pháp 2013, Điều 4.1 ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Kazakhstan: Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại 2 thành phố lớn

RFI tiếng Việt

media

Kazakhstan: Cảnh sát bắt người biểu tình chống Trung Quốc. Ảnh tại Nur-Sultan, ngày 21/09/2019.REUTERS/Mukhtar Kholdorbekov

Nhiều người dân tại hai thành phố lớn của Kazakhstan là thủ đô Nur Sultan và thành phố Almaty đã xuống đường biểu tình vào hôm qua, 21/09/2019 để tố cáo ảnh hưởng quá nặng của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ này. Các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp, và theo hãng tin Anh Reuters, đã có đến 57 người bị bắt giữ.

Từ Tbilissi, Régis Genté, thông tín viên RFI phụ trách khu vực Trung Á, giải thích rằng những cuộc biểu tình nhằm tố cáo tầm quan trọng ngày càng tăng của nước láng giềng Trung Quốc trên nền kinh tế Kazakhstan, trong bối cảnh người dân đang bất mãn với chính phủ, và không hài lòng trước những thiếu sót trong việc tái phân phối lợi tức từ dầu hỏa:

Trên những tấm biểu ngữ, người ta đọc được những hàng chữ như «Hãy chấm dứt sự bành trướng của Trung Quốc» hoặc «Hãy nói không với các công ty Trung Quốc».

Đất nước không phải là của hồi môn của ai đó

Nguyễn Ngọc Chu
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là sự mất mát to lớn về kinh tế, là biểu tượng ô nhục của sự hợp tác với Trung Quốc mà nhân dân sẽ đời đời nguyền rủa. Không muốn nói thêm nữa, vì càng nói càng đau lòng, càng nói càng căm phẫn những kẻ đã đưa đến cho Đất Nước những tai họa mà bắn chúng đi cũng không hả giận.
Biết trước chết mà vẫn ký không chỉ có đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Trước nữa, ông Nông Đức Mạnh đã hứa dành Bô xít Tây Nguyên cho Trung Quốc. Đến mức cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư cũng bỏ ngoài tai. Và Quốc hội cũng bó tay vì đó là dự án của TBT Nông Đức Mạnh đã hứa trước dành cho Trung Quốc.
N.N.C.
Nông Đức Mạnh không phải chỉ là Nông Đức Mạnh, có thế mới là nỗi nhục muôn đời không rửa được chứ. Còn nếu chỉ là cá nhân Nông Đức Mạnh thôi thì mọi việc đã xong từ lâu… Vậy kẻ thù của cả dân tộc này là ai đấy nhỉ? Theo chúng tôi, mấy chục năm nay chúng ta nợ một câu trả lời rất dễ, nhưng hình như ai cũng nghĩ chưa phải lúc đặt nó lên bàn. Có hay đâu, đó lại chính là tấn bi kịch sừng sững của cả một dân tộc bản chất không hèn kém trong suốt bấy nhiêu năm. Than ôi!
Bauxite Việt Nam

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người


Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
VỚI TRUNG QUỐC: BIẾT CHẾT MÀ VẪN CỨ KÝ

1. Báo Tuổi trẻ ngày 21/09/2019 đăng bài “Đường sắt nghìn tỉ Cát Linh - Hà Đông, biết không hiệu quả vẫn làm” với lời dẫn “Cách đây 11 năm, khi lập dự án đầu tư tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ GTVT đã biết dự án không hiệu quả kinh tế nhưng các bên liên quan vẫn ngó lơ để dẫn tới tuyến đường sắt đô thị nghìn tỉ dở dang, ngổn ngang như hiện nay”.
Tiếp theo báo đã liệt kê ra các số liệu, một trong số đó là đã cắt ngọn đút túi trước 2 658 tỷ đồng: “đến hết tháng 6-2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng đã đầu tư vào dự án”.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là sự mất mát to lớn về kinh tế, là biểu tượng ô nhục của sự hợp tác với Trung Quốc mà nhân dân sẽ đời đời nguyền rủa. Không muốn nói thêm nữa, vì càng nói càng đau lòng, càng nói càng căm phẫn những kẻ đã đưa đến cho Đất Nước những tai họa mà bắn chúng đi cũng không hả giận.

Ông Nhị Lê, xin hãy vượt lên

Nguyễn Đình Cống

Tạp chí Cộng sản tháng 8/2019 đăng bài của ông Nhị Lê: “Đối thoại, nhưng đối diện với… chính mình”.

TS. Phạm Đình Đảng (Nhị Lê), Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Nguồn: tapchicongsan.org

Bài báo đã nêu lên được một số ý kiến hay. Đó là:

+ Đối thoại, phản biện, … là con đường ngắn nhất, văn minh và tiến bộ nhất, để phát hiện sự thật, chân lý! Đó là một phần tất yếu cốt tử làm nên bản chất và sinh khí tự nhiên của một tư tưởng.

+ Đối diện với chính mình để làm nên tư chất, nhất là tư thế đối thoại. Cả hai cùng tỏa sáng!

+ Hành động lúc này, tự mình là rèn rũa, thái độ khiêm cung, giữ vững và tỏa rộng cái khí chất của mình, trước hết là chính khí, cốt khí, linh khí trước và trong đối thoại để kiếm tìm sự thật, kỳ vọng chân lý! ... Chính khí ấy là sự cương trực … Cốt khí ấy là sự bất khuất ... Linh khí ấy là sự thông hiểu (trong đối thoại).

+ Hành động lúc này là mài sắc dũng khí, cao hơn là giữ lấy hào khí đối thoại.

Liên hệ với thực tế, tác giả nêu ra những “tiêu cực”, những “sa đọa” của một số người có chức quyền, không xứng đáng khi đối diện với chính mình: “Một số cán bộ giả điếc, giả câm, thờ ơ lãnh cảm với oan trái của đồng bào, chỉ nhăm nhăm cố giữ quyền lực và vơ vét kim tiền, dối trên lừa dưới,… Bao người hèn hạ rắp mưu “ngậm máu phun người”, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” mà không biết nhục trước nhẽ thường

TKV than khó vì thuế, phí dành cho bauxite: Lạ...!

Thành Luân

TKV đào tài nguyên đem bán, việc khai thác luôn tiềm ẩn hiểm họa môi trường..., vì vậy chuyên gia thấy lạ khi doanh nghiệp kêu khó với thuế, phí.

Với số lãi từ việc khai thác bauxite ở Tân Rai, Nhân Cơ, GS.TSKH Lê Huy Bá đề nghị kiểm toán vào cuộc để làm rõ thực hư mức độ chính xác của con số mà Bộ Công thương và TKV công bố. Còn đối với những bất cập về thuế, phí mà TKV phản ánh và đề nghị sửa theo hướng có lợi cho tập đoàn này, ông tỏ ra không đồng tình.

Ông nhắc lại chủ trương khai thác bauxite từ xưa đến nay đã bị các nhà khoa học phản đối rất nhiều bởi hàm lượng bauxite thấp và sử dụng công nghệ Trung Quốc.

"Bauxite Việt Nam phân bố theo kiểu da báo lỗ chỗ chứ không phải ở một vỉa sâu liên tục, khai thác dễ nhưng hiệu quả không tốt, đặc biệt không hoàn thổ được, mặt bằng sau khi khai thác không còn khả năng sử dụng để canh tác. Ở các nước khác, yêu cầu hoàn thổ được thực hiện rất nghiêm ngặt nhưng ở Việt Nam, chuyện này lại rất kém.

Đối với việc vận chuyển bauxite khai thác được và thành phẩm, trước đây TKV tính làm cảng ở Kê Gà, Bình Thuận nhưng không thành, giờ chạy trên các tỉnh lộ cày nát hết đường. 

Nỗi lo lớn nhất đối với các dự án bauxite chính là hồ bùn đỏ. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nếu không may vỡ đập ở độ cao 750-800 m thì đó sẽ làm thảm họa, lũ quét bùn đỏ sẽ đổ xuống hạ lưu là Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM khiến hệ sinh thái bị tiêu diệt", GS.TSKH Lê Huy Bá trăn trở.

Từ đây, nhìn lại việc TKV than khó đối với thuế, phí dành cho việc khai thác bauxite và xuất khẩu alumin, ông thấy lạ và tự hỏi: TKV nói khai thác bauxite đã có lãi, nhưng đấy là lợi cho doanh nghiệp, còn thực tế Nhà nước được gì? Tài nguyên đất nước bị đào đem bán, chút thuế thu được không đáng kể giờ lại muốn điều chỉnh theo hướng có lợi cho doanh nghiệp thì cuối cùng Nhà nước chẳng được gì, thậm chí còn mất.

"Tôi e rằng nếu tính toán đầy đủ ra, phải trả lại tự nhiên những gì mình đã lấy, môi trường ô nhiễm... thì cuối cùng không phải là lời như báo cáo mà là lỗ", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Vì thế, đối với nhà quản lý, GS.TSKH Lê Huy Bá cho rằng phải hết sức tỉnh táo, phải đặt lợi ích của người dân, của Nhà nước lên trên hết. Khai thác bauxite được gì, mất gì, nếu không lợi thì phải bỏ bởi làm ăn kinh tế phải như vậy.

Theo báo cáo tổng kết, đánh giá đầu tư thí điểm 2 dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông) gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cho biết hai dự án này đã có lãi 2 năm qua.

Tuy nhiên, tính chung 3 năm đầu vận hành dự án (đến cuối năm 2018), bauxite Tân Rai vẫn lỗ khoảng 1.325 tỷ đồng. Với khoảng 30.000 tỷ đồng đã đầu tư, cả hai dự án này cần thêm 5-7 năm để hòa vốn.

Báo Tuổi trẻ dẫn lời lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) than khó với  thuế phí. Chẳng hạn, đang có một số bất cập trong chính sách thuế, phí nên doanh nghiệp chưa được hưởng các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cùng với đó, mức thu phí bảo vệ môi trường với quặng bauxite theo quy định từ 10.000 - 30.000 đồng/tấn nhưng cả hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông đều thu phí tối đa 30.000 đồng/tấn là chưa có cơ sở thực tiễn, bởi nguồn gây ô nhiễm bùn đỏ từ các dự án bôxit đã được doanh nghiệp bỏ tiền xây dựng hồ chứa để xử lý. TKV đề nghị nghiên cứu điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường hai dự án.

Chiến tranh pháp lí, tranh chấp tài nguyên và luật biển của Trung Quốc

Douglas Guilfoyle, UNSW Canberra

East Asia Forum (11/9/2019)

(Bản dịch đã đăng trên TT cuối tuần 14/9/19)

Trung Quốc đang yêu sách với nhiều tai tiếng các quyền riêng biệt trên biển ở biển Đông bên trong ’đường 9 đoạn’ trên bản đồ chính thức của Trung Quốc. Nguồn gốc chính xác của đường này vẫn còn mờ mịt. ‘Đường 9 đoạn’ không hề xuất hiện trên bản đồ chính phủ trước năm 1947 hoặc trong các bản đồ tư nhân trước năm 1933. Cho tới năm 2013, các học giả hàng đầu của Trung Quốc đã thừa nhận rằng Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ ý nghĩa pháp lí của đường này.

Các tàu đánh cá rời cảng đi đánh cá lại sau ba tháng cấm đánh bắt cá ở thành phố cảng Phòng Thành, khu tự trị Quảng Tây phía nam Trung Quốc, ngày 16 tháng 8 năm 2019 (Ảnh: Reuters)

Những tuyên bố gần đây của Trung Quốc đối với quyền tài phán độc quyền đối với các nguồn tài nguyên nằm bên trong đường đó đã làm tăng căng thẳng không những về dầu mà còn về nguồn thuỷ sản bị khai thác quá mức và đang suy giảm ‘nền tảng cho an ninh lương thực của cư dân ven biển có số lượng hàng trăm triệu người’. Nhưng lập luận pháp lý của Trung Quốc về biển Đông cần được nhìn trong cả bối cảnh lịch sử lẫn dưới ánh sáng của chủ thuyết chiến tranh thông tin của Trung Quốc.

Luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong tranh chấp về đường 9 đoạn vì đường này lấn sâu vào những khu vực mà các quốc gia ven biển khác trong đó có Việt Nam và Philippines coi là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí (EEZ) của họ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Điều mỉa mai là trong các cuộc đàm phán dài hơi dẫn đến UNCLOS, Trung Quốc là nước ủng hộ chính cho khái niệm EEZ, khi chính họ liên kết với các nước đang phát triển chống lại Nga và Hoa Kì.

Rất có ích khi xét lại các vấn đề vốn là mối quan tâm cơ bản của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán UNCLOS. Những vấn đề này đã được lưu giữ lại trong các văn bản diễn giải của Trung Quốc nộp cho Ủy ban đáy biển của Liên Hiệp Quốc vào đầu những năm 1970 và trong các phát biểu mà Trung Quốc đưa ra trong quá trình đàm phán.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn