Giấc mơ hão huyền

Nguyễn Đình Cống

Tin về cái chết của 39 người trong thùng xe đông lạnh tại Anh làm cho nhiều người đau lòng, thương xót. Càng thương họ, càng thêm căm giận những thế lực đã trực tiếp và gián tiếp gây ra tội ác. Trong những thế lực đó có cả thể chế chính trị tại đất nước họ. Bài viết “Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương” của Đoàn Bảo Châu (Báo Tiếng Dân ngày 27/10) và nhiều bài khác (Ngô Trường An, Trung Bảo, Nguyễn Quang Bô, Huỳnh Ngọc Chênh, Dương Quốc Chính, Nguyễn Ngọc Chu, Khải Đơn, Nguyễn Đăng Hương, Nguyễn Tuấn Khoa, Thạch Đạt Lang, Phan Ngọc Minh, Thụy My, Doanh Toại, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Minh Tuấn, Trương Nhân Tuấn, Phạm Minh Vũ, Vũ Ngọc Yên v.v…) đã nói lên điều đó.

Tôi nghe sự quan tâm của Chính phủ về việc công dân Việt có ai trong số 39 nạn nhân ở Anh. Rồi nào là điện khẩn, công văn của Thủ tướng cho bộ này bộ nọ, cho UBND tỉnh ấy tỉnh kia, nào chỉ thị cho Đại sứ quán phải gấp rút xác minh danh tính nạn nhân, tìm nguyên nhân,truy bắt thủ phạm v.v… Nghe rồi suy nghĩ. Trong việc này có mấy phần là sự quan tâm thật lòng của ông Thủ tướng đến công dân và mấy phần là sự tuyên truyền. Tôi nằm, miên man trong việc tìm chứng cứ để có kết luận rồi ngủ thiếp đi, và trong mơ thấy được mời dự thính một cuộc họp của Chính phủ. Tôi được thông báo rằng các anh Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Mã Lương, Mạc Văn Trang cũng được mời dự thính như vậy.

Đó là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, các ngành để bàn việc nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo uy tín cho Chính phủ, tạo niềm tin và phấn khởi cho toàn dân. Thủ tướng yêu cầu phải nêu lên một lĩnh vực mà Việt Nam chiếm loại nhất của thế giới để, một là lập kỷ lục, hai là được UNESCO công nhận, ba là đem ra để báo cáo ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ đó đem tuyên truyền mạnh mẽ và rộng rãi trong nước và thế giới. Chính phủ đã dự kiến chi một khoản vài ngàn tỷ cho việc này.

Thủ tướng nói: Vấn đề tôi muốn nêu ra là: “Việt Nam nhạy cảm và quan tâm đến nhân quyền”, xin nêu các căn cứ, các dẫn chứng để mọi người thảo luận.

Về trong nước, hễ Chính phủ biết được có công dân nào bị thiệt mạng do bão lũ hoặc tai nạn lao động, thì lập tức gửi điện thăm hỏi, chỉ đạo các cấp các ngành quan tâm, cử cán bộ đến tận nơi úy lạo. Khi biết tin sắp có bão lụt thì Chính phủ điện khẩn khắp các nơi, chỉ đạo những công việc cụ thể. Rồi phong trào xóa đói giảm nghèo. Lo cho dân đến thế là cùng.

Về người Việt đi ra nước ngoài, khi có ai bị chết hoặc mất tích thì Chính phủ điện khẩn cho các bộ, các ngành, các địa phương và Đại sứ quán liên quan, chỉ thị đủ mọi việc cụ thể, tận tình, chu đáo. Chính quyền cử người đến từng gia đình nạn nhân thăm hỏi, giúp đỡ.

Thiên đàng và Địa ngục

(Câu đối tiễn những oan hồn trong chiếc Container đông lạnh)

39 người nghẹt thở đi tìm đường sống lại đi vào cõi chết một cách bi thảm đầy tính tra tấn dã man, chết dần từng phút không thể kêu cứu ra ngoài. Mà hầu hết là người Việt mình! Thế giới nghe lời Trà My ai cũng trào nước mắt, cụ Nguyễn Đình Cống mới hỏi “Sao Quốc hội lại im?”. Xin nén đau thương thành hai Câu đối tiễn nhau trong nước mắt và căm giận.

Hà Sĩ Phu

vieng oan hon

CÂU ĐỐI  1:

      * Chủ nghĩa đây, đường tới Thiên đàng,

                                               sao bỗng chốc rủ nhau quyết tử?

* Thùng lạnh ấy, lối vào Địa ngục,

                                               lại liều mình tính cuộc mưu sinh?

CÂU ĐỐI  2:

* Đáy Địa ngục “thùng nhân” cất tiếng,

                                   thế gian bao nước mắt, khóc PHÂN LY!

* Cửa Thiên đàng “Quốc hội” lặng câm,

                                    dân tộc một lời nguyền, thề VĨNH BIỆT!

H.S.P.

(30/10/2019)

Tác giả gửi BVN

“Chính quyền vô can”

Mạnh Kim https://www.danluan.org/files/styles/slideshow_515x300/public/timgs/hinh-23-anh-chinh-read-only-1443913916.jpg?itok=1MNgy_Kl

Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho biết, chính quyền thành phố San Diego (California) đã chấp nhận bồi thường 1,25 triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý muốn”…

Tai nạn xảy ra với ông Van Nguyen vào tháng 11-2016, khi ông đang đi xe đạp thì bị té ngã bởi lề đường hỏng, khiến ông bị hất văng khỏi xe và “bị ném vào không trung một cách dữ dội”, làm ông bị tổn thương hộp sọ, gãy răng và mặt mày bầm dập. Sau ba năm kiện tụng, ông Van Nguyen không chỉ được thành phố bồi thường 1,25 triệu USD mà ông chủ căn nhà (tên Billy Jean Hart), nơi có rễ cây trồi lên làm hỏng lề đường, cũng phải bồi đền cho mình (số tiền không được công bố). Đây không phải vụ “đi kiện cái lề đường” đầu tiên ở San Diego. Năm 2017, cư dân Clifford Brown đã được bồi thường 4,85 triệu USD trong một tai nạn gần tương tự ông Van Nguyen. Tháng 3-2018, chính quyền San Diego cũng trả một triệu USD cho vợ chồng Edward và Mary Jo Grubbs sau khi bà Mary Jo trượt té trên một lề đường mấp mô…

Tháng 9-2018, một số gia đình bị mất người thân trong vụ thảm sát bởi cựu quân nhân Devin P. Kelley cũng kiện Không quân Hoa Kỳ vì tội tắc trách, sau khi Không quân thừa nhận họ không báo cáo hồ sơ gây án trong quá khứ của Devin cho các cơ quan hữu trách liên bang. Ngoài việc kiện Không quân, họ còn kiện cả chính quyền Austin (Texas), tội “vô trách nhiệm”. “Chính quyền chẳng làm gì cả - đúng nghĩa đen - để giải quyết vụ việc và giúp đỡ các gia đình (có người thân bị giết)”. Đó là lý do chúng tôi phải kiện vì chẳng có cố gắng nào được thực hiện” – một đương đơn nói…

Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi

Ngô Bảo Châu

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/Nuoc-bien-dang-300x237.png

Ảnh: internet

Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm nữa là như thế nào. Đó chỉ là lâu hơn ngày mai, tuần tới, tháng sau, năm sau một chút. Nó luôn xảy ra sớm hơn ta nghĩ. Khi nó xảy ra rồi thì ta chỉ còn cách tự hỏi ta đã làm gì với 30 năm.

Khi con tôi nói với tôi rằng nó sẽ không có con vì tương lai sẽ rất tồi tệ, tôi đã nghĩ rằng trong con mắt của trẻ vị thành niên, cuộc sống luôn có mầu bi kịch. Bây giờ tôi không nghĩ như thế nữa. Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi, thiên nhiên đang thay đổi. Môi trường cho cuộc sống duy trì và nảy nở đang thay đổi. Và theo chiều hướng không tốt cho cuộc sống.

Cái viễn cảnh 30 năm toàn bộ các tỉnh miền tây nơi 20 triệu người đang sinh sống sẽ ngập dưới nước biển có làm cho ta thức tỉnh không? Đấy không chỉ là nội dung của một bài báo trên Nature mà là cái chúng ta nhìn thấy hàng ngày với nạn sụt lở ngày một trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Quốc hội Việt Nam có dám hé răng về nghị quyết Biển Đông?

Phạm Chí Dũng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEEA9ojrVF2Vj75Myx7uRnZ370_j66r69lANzZmZJiQuz2UejgylGoCXtfOLvtJRikYMWe5g941qAuzmf4s0jEE62VKqXfcCtPfPZ73ARqQXg3_R5yC6bUvw1-DdjDdnUMZA8jaggcvg/s640/B3AB0A88-1D14-4773-8B67-457AE70D4F5A_w1023_r1_s.jpg

Nhóm nhân sỹ mang Tuyên bố Biển Đông đến Quốc hội đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm 8/8/2019. (Ảnh chụp video đăng trên Facebook A Nguyen Quang)

Vào kỳ họp tháng 10 - 11 của Quốc hội Việt Nam, một bộ phận dư luận xã hội đang lay lắt hy vọng về thái độ của cơ quan được xem là ‘dân cử tối cao’ này đối với Trung Quốc, rằng gần 500 ‘nghị gật’ sẽ được ‘hoan nghênh’ hay đáng bị dân chúng nguyền rủa nếu một lần nữa không dám mở miệng mà cũng chẳng dám hé răng về một nghị quyết Biển Đông.

Và cũng đừng lấy việc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vừa rút về nước để né tránh nghĩa vụ chính trị của Quốc hội.

Trục hoành và trục tung

Khung đồ thị với trục hoành biểu thị mức hèn nhát và trục tung biểu thị độ can đảm, hoặc chính xác là đỡ hèn hơn, đã lần đầu tiên, sau rất nhiều năm trời, ghi nhận đường biểu diễn ‘can đảm’ có một chút ngóc đầu khỏi trục hoành để hướng lên trục tung. Lần đầu tiên, sau rất nhiều năm, vấn đề Biển Đông được đưa vào nghị trình làm việc của Quốc hội.

Vào ngày 21/10 khi khai mạc Kỳ họp Quốc hội, cơ quan thẩm tra của Quốc hội lần đầu tiên lên tiếng công khai: “việc xảy ra vi phạm của các tàu Trung Quốc hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thời gian qua là nghiêm trọng”.

Thế nhưng đó chỉ là cú ngóc đầu lên một chút, khỏi cái trục hoành mà đã từ quá lâu úp mặt xuống đó.

Người ta có thể nghi ngờ rằng tại sao sự lên tiếng trên lại dồn vào cơ quan thẩm tra của Quốc hội chứ không phải được phát ngôn thẳng xương sống bởi chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cũng chẳng người dân nào quên rằng nếu trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đã xông thẳng vào Biển Đông như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Đảng Việt Nam, Quốc hội và Nguyễn Thị Kim Ngân đã không há nổi miệng và cũng chẳng hé ra được nghị quyết nào về Biển Đông, thì 2019 còn tồi tệ hơn: trong khi bà Ngân ‘mắt liếc mày cong’ với Tập Cận Bình ở Bắc Kinh về ‘làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ và cả một khái niệm cực kỳ trừu tượng và bỉ bôi là ‘đại cục’, cái bóng ma Hải Dương 981 lại hiện hình trên Biển Đông. Nhưng ngay cả thế, từ khi chia tay Tập đến nay, Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn không thốt nổi một lời về phản đối Trung Quốc.

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ lặp lại trơn tuột cụm từ “không bao giờ nhân nhượng” đối với vấn đề độc lập, chủ quyền khi ông ta cúi mặt đọc báo cáo trước nghị trường.

Vào đầu tháng 10 năm 2019, mạng xã hội từng sôi lên khi Thủ tướng Phúc, dù đã dám hé răng về ‘căng thẳng Biển Đông’, nhưng lại không đủ can đảm nêu tên Trung Quốc.

Lực đẩy hay sức hút?

Nguyễn Thọ

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/XKL%C4%901-300x300.jpg

Ảnh: internet

Việc người Việt Nam chết trên đường bỏ nước ra đi có lẽ sẽ còn tiếp tục, dù đất nước đã hòa bình hơn 44 năm. Nếu ai đó gọi Việt Nam là một dân tộc tỵ nạn thì không chỉ vì khái niệm “Thuyền nhân” (Boat peoples) xuất phát từ thảm cảnh người Việt chết trên Biển Đông, mà vì chúng ta khác hẳn các dân tộc khác ở chỗ: Họ chạy trốn chiến tranh, còn mình trốn hòa bình. Dù là dưới các mỹ từ “Hợp tác lao động”, “Thẻ xanh”, Visa EB3, EB5 hay từ miệt thị “Gái bán hoa”, thì tất cả đều là bỏ quê hương đi kiếm ăn.

Nhờ có Internet mà công luận mới biết về cái chết trong xe lạnh của 39 người ở Anh, về tai nạn của cháu bé ở trường Gate Way hay cái chết của một vị thứ trưởng rơi từ tầng 8. Tôi không dám nhắc đến tên ai, chỉ mong họ được thanh thản ở bên kia thế giới.

40 mươi năm trước, không ai được thông tin về hơn nửa triệu đồng bào chết đuối, chết khát, chết vì bị cướp biển giết, bị hãm hiếp trên Biển Đông. Không báo nào dám đưa tin. Nhiều đồng bào của chúng ta đã phải ăn thịt người chết trên những con thuyền gỗ tơi tả để cầm hơi sống sót. Nhiều người đã phát điên khi được cứu sống.

Nhờ có mạng xã hội mà hôm nay báo chí Việt Nam không cần phải bịt tin về những cái chết nữa. Họ chỉ cần chờ vài ngày để áp xuất của mạng xã hội phá tung cái van của các nhà quản lý. Sau hai, ba ngày im lặng, báo nhà nước sẽ tìm cách vượt các tin ngoài luồng bằng cách đua nhau giật các title, đưa mọi chi tiết về các vụ án để tăng lượng views.

Từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người

Vũ Ngọc Yên

Xuất khẩu lao động Việt Nam

Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước cộng sản. Nhưng đến năm 1991 sau khi các chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, cộng sản Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu lao động qua các quốc gia tư bản có nhu cầu cần lao động như Đài Loan, Nhật Bản, Mã Lai, Đại Hàn. Đối với chế độ, xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và tăng nguồn ngoại tệ.

Số liệu nhân công Việt Nam ra nước ngoài

Năm

Số người

Số quốc gia nhận

2012

80.320

33

2013

88.155

38

2014

106.840

29

2015

119.530

22

2016

126.296

28

Năm 2017 số xuất khẩu lao động tăng trên 127.000 người, năm 2018 là 143.000 người. Trong 5 tháng đầu năm 2019 có 54.144 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hồi tháng 6 năm 2018 cho biết tại thời điểm đó có khoảng 500 ngàn người Việt Nam đang làm việc ở 40 quốc gia và tổng số tiền mà các lao động này gửi về nước mỗi năm khoảng 3 tỷ USD (tương đương hơn 76 ngàn tỷ đồng), chiếm khoảng 13% Tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam. Trong nước hiện có khoảng 345 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu lao động.

Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?

Nguyễn Quang Duy

Quốc hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?” Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến: “Có rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sỹ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”

Tốt nghiệp Thạc sỹ, Tiến sỹ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc gia.

Ở các nước tự do, không dân cử nào dám mở miệng kết luận những người như thế không phải nhân tài, mà cả Quốc hội phải tìm hiểu cặn kẽ lý do và tìm ra giải pháp khắc phục.

Bài viết xin dựa trên triết lý của triết gia Lý Đông A “Nuôi tâm sinh thiên tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi thân sinh nô tài” để bàn luận vấn đề nhân dụng tại Việt Nam.

Triết lý này có thể giúp giải thích được hành vi và kết quả việc làm của con người và của tập thể.

Để dễ dàng thảo luận xin đảo thứ tự câu trên thành “Nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi tâm sinh thiên tài”.

Mục đích làm chính trị

Chính trị nuôi thân sinh nô tài, chính trị nuôi trí sinh nhân tài, chính trị nuôi tâm sinh thiên tài.

Trong thể chế cộng sản muốn tham gia chính trị bắt buộc phải gia nhập Đảng Cộng sản. Vì thế đảng viên thường gia nhập vì quyền lợi chính trị, nói cách khác muốn làm nô tài nuôi thân.

Đảng Cộng sản chủ trương hồng hơn chuyên, nên hiện tượng con ông cháu cha, quan hệ, quen biết, đút lót, dùng bằng giả, là hệ quả của chính sách nô tài nuôi thân này.

Bởi thế nhân tài trong Đảng Cộng sản trước đây đã hiếm nay lại hiếm hơn. Nhân tài nếu không được trọng dụng sẽ sớm biến thành bất tài hoặc nô tài.

Phương cách quản trị nhân sự của cộng sản là người đi trước chọn kẻ theo sau, thực hiện công việc những người đi trước giao cho.

Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?

Đoàn Bảo Châu

1. Vì sao Trà My đi?

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My”.

Kể đến đấy ông Thìn quyệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

Chúng tôi bảo cháu là con lớn rồi, ở nhà lấy chồng đi, đừng có đi đâu nữa. Trong thâm tâm tôi cũng biết con gái đi ra nước ngoài thì có nguy hiểm nên không muốn con đi nhưng quả thật là gia cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá, không biết làm cách nào…”

Bài phỏng vấn thì dài, nhưng tôi chỉ đưa phần này lên bởi nhiều người bảo bỏ cả tiền tỉ ra để ra nước ngoài thì đầu tư ở Việt Nam cũng được, ra nước ngoài làm gì.

Có một số người khác lại bảo những người thương xót cho các nạn nhân là đạo đức giả, thực ra thì về mặt con người tôi chỉ cảm thấy thương hại cho họ. Tâm hồn của họ quá nghèo nàn, nghèo nàn tới mức mà họ không thể hiểu được một tình cảm rất gần gũi và dễ hiểu khi thấy những đồng bào của mình quằn quại đau đớn chết trong tuyệt vọng khi trên con đường đi tìm một giải pháp cho cuộc sống khó khăn.

Với người như vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy họ không đáng giận mà đáng thương bởi chắc hẳn trong cuộc sống của họ cũng toàn gặp những hoàn cảnh ô trọc, cạn cợt tình người. Tuy cùng là con người nhưng sự trải nghiệm, khả năng yêu thương con người, kiến thức có vô số cấp bậc nên sự khác biệt là tất nhiên.

Lao động Việt liệu dễ ‘xuất khẩu chính ngạch’ vào châu Âu?

Thảo Vy

Liên quan đến vụ 39 người chết ở Anh, sáng ngày 28-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nói rằng “Đây là sự việc hết sức đáng tiếc và hiện chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu lao động, có rất nhiều công ăn việc làm theo con đường chính thống nên chúng tôi mong muốn công dân nên đi xuất khẩu lao động theo đường chính thống, được Nhà nước bảo trợ, được chính quyền các nước sở tại hỗ trợ, bảo trợ”.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgb3kZJr5I9Eank0PFEmOSBRIkOJ35_THh8n2pypsV2t1HyWyAcyEUV-tQ-uAjzkRf3jyUqjDtojNf6UvZuBORTBuxCL9JoCuTFRteEqyQDoCnduVEuWj8Of94SJTCNa0mpnlyoM98yU6I/s640/73284287_10214790221860654_2474678379777884160_n.jpg

Theo cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, hiện tại đã có 14 gia đình trình báo mất liên lạc với người thân tại Anh. Những trường hợp này tập trung tại các huyện như: Yên Thành, Diễn Châu, thành phố Vinh… Tại Hà Tĩnh cũng ghi nhận được 10 trường hợp được cho là “mất tích” khi đang trên đường sang Anh.

Lao động Việt Nam có dễ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường châu Âu?” là câu hỏi đặt ra với luật gia Nguyễn Thu Trang, Văn phòng Tư vấn pháp luật về lao động (Hội Luật gia TP.HCM).

Không có tài sản thế chấp, đừng mong được ‘xuất khẩu’

Tôi nghĩ ông Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đang nói lấy có. Thực tế nếu muốn ghi tên vào danh sách tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, các lao động Việt Nam buộc phải bỏ tiền túi ra ký quỹ. Đi Hàn Quốc, có số tiền ký quỹ là 100 triệu đồng cho một suất ứng xét. Đi Nhật Bản hay Đài Loan, ký quỹ là 120 triệu đồng. Bên cạnh đó còn là chi phí học ngoại ngữ và phải có tay nghề nhất định. Đây là những lao động thuộc danh sách xuất khẩu chính ngạch”. Bà Nguyễn Thu Trang, nói.

Để có khoản tiền ký quỹ, buộc phải đi vay mượn, nếu không có tài sản thế chấp tương ứng với số bạc vay trăm triệu đó thì ngân hàng không duyệt hồ sơ vay, và nếu vẫn muốn ‘đi lao động’, buộc lòng chọn vay từ các dịch vụ tài chính nằm ngoài hệ thống ngân hàng.

Người lao động phải tham gia học ngoại ngữ, học nghề và chờ phỏng vấn với thời gian khá dài, thậm chí có lao động phải chờ từ 8 tháng đến 1 năm mới được phỏng vấn và trúng tuyến. Sau khi trúng tuyển, việc lập hồ sơ mất từ 4-6 tháng mới được xuất cảnh.

Trong khi đó, số lao động tự đi tìm việc ở nước ngoài qua sự giới thiệu thân nhân sẽ nhanh hơn. Trong vòng từ 3-4 tháng, họ được xuất cảnh, thời gian này không tốn chi phí học ngoại ngữ. Đây là những lao động Việt Nam tạm gọi là ‘xuất khẩu không chính ngạch’.

KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG QUYỀN LỢI HỢP PHÁP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Cập nhật đợt 18: với 11 tổ chức, 1244 cá nhân đã ký

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:

Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, chính quyền Việt Nam vẫn tự hạn chế trong những phản ứng yếu ớt không xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ yếu. Thái độ ấy của chính quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

Một sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam. Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước khác trong khu vực.

Nhà nước Việt Nam phải chủ động bắt tay với các nước có cùng quyền lợi hợp pháp trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài, cũng là bảo vệ hoà bình và quyền tự do hàng hải trên vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đã đến lúc không thể nhân nhượng để cầu mong yên bình trước sự thách thức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ, văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:

1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực.

2. Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển Đông.

Đây là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.   

Ngày 10  tháng 9 năm 2019

Còn xuất khẩu lao động thì còn vượt biên bất hợp pháp

Nguyễn Ngọc Chu

1. Cuối cùng thì đã rõ. Đại đa số trong 39 nạn nhân chết thê thảm trong container đông lạnh là người Nghệ Tĩnh. Dẫu cái chết tang thương của 39 đồng bào còn chưa chôn cất, ứa tràn nước mắt đau đớn mà thừa nhận rằng người Nghệ Tĩnh rồi vẫn còn ra đi.

10 người đi mà 5 người thoát thì người Nghệ Tĩnh vẫn ra đi. Chỉ khi 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng!

Sự cực đoan, bướng bỉnh, không cam chịu số phận đã đưa người Nghệ Tĩnh đến những quyết định liều lĩnh. Không phải mù quáng, mà là liều lĩnh đến chấp nhận cái chết để thay đổi.

2. Sống khổ cực cũng là chết. Không thay đổi có nghĩa là cam chịu khổ cực mãi mãi, như vậy thì sống cũng như chết. Hành động tuy có thể chết, nhưng còn có cơ may thay đổi, thế là hơn ngồi mà chờ chết. Ở điểm này, những người vượt biên, bất chấp về văn hóa và địa vị, họ hơn hẳn bao nhiêu kẻ cam chịu. Nếu tất cả đều đồng lòng không cam chịu, thì mọi thứ đã khác!

3. Trong 10 dòng nhắn gửi ở những giây cuối cùng của cuộc đời, cháu Trà My chỉ kịp ghi lại địa chỉ để mọi người biết mình là ai, nói về nguyên nhân cái chết, còn lại là dành yêu thương cho bố mẹ. Không trách móc, không than thân, chỉ dành hết trách nhiệm về phần mình và xin lỗi bố mẹ. Những dòng nhắn gửi cuối cùng này không có chỗ cho sự đắn đo, dàn dựng. Chỉ những suy nghĩ chắt lọc từ tâm can mới vụt sáng ở thời khắc lìa khỏi cõi đời. Tất cả cho thấy đường nét trí tuệ với lòng vị tha ngập tràn trong cháu Trà My.

Thảm nạn Essex: Quyền và NỢ…

Trân Văn

Một thân nhân cho xem bức hình chụp ở Berlin của người có tên Anna Bui Thi Nhung (phải), có thể trong số nạn nhân vụ chết người thê thảm tại Anh.

Một thân nhân cho xem bức hình chụp ở Berlin của người có tên Anna Bui Thi Nhung (phải), có thể trong số nạn nhân vụ chết người thê thảm tại Anh.

Sự kiện 39 người chết trong container chuyên dùng vận chuyển hàng đông lạnh, được phát giác vào sáng 23 tháng 10 làm dư luận trên phạm vi toàn cầu rúng động và đặt ra nhiều vấn đề đáng ngẫm nghĩ đối với nhận thức về quyền, cũng như NỢ…

31 người đàn ông và 8 phụ nữ xấu số ấy tử nạn vì muốn nhập cảnh trái phép vào Anh. Không có thảm cảnh bắt nguồn từ nỗ lực phạm pháp của họ, từ giữa tuần trước đến nay, cảnh sát hạt Essex ở Anh - nơi phát giác thảm nạn và vì vậy trở thành cơ quan phải thụ lý vụ án, tổ chức điều tra - không phải làm việc cật lực để truy tìm thủ phạm, xác định sự thật như đang thấy.

Cho dù nỗ lực phạm pháp của 39 người tử nạn khiến cảnh sát hạt Essex bận bịu, căng thẳng hơn nhiều so với bình thường, Pippa Mills - Chỉ huy phó cảnh sát hạt Essex - không lên án 39 người đã chết, bà cũng không chỉ trích gia đình họ. Thậm chí Mills khẳng định, lực lượng bảo vệ và thực thi pháp luật ở hạt Essex nói riêng và của Anh quốc nói chung NỢ họ câu trả lời về nguyên nhân khiến họ mất mạng thê thảm như vậy.

Không chỉ có thế, Mills còn nhắc báo giới và công chúng tôn trọng nhân phẩm của các nạn nhân và thân nhân của họ. Mills thay mặt cảnh sát hạt Essex hứa sẽ điều tra cẩn trọng, không suy đoán vô bằng và dù đang thực thi chức trách trong phạm vi quyền hạn của mình, Mills vẫn xin lỗi các cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cuộc điều tra tại Khu công nghiệp Waterglade.

Chẳng phải chỉ có cảnh sát hạt Essex nhận NỢ, tuy không vay, Cơ quan Phòng - Chống Tội phạm Quốc gia, Cục Bảo vệ Biên giới, Cục Thực thi Xuất nhập cảnh, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Anh,… cũng nhận NỢ và đang cùng nhau trả NỢ kiểu đó (1)…

Trước nay, vì nhiều lý do, Anh quốc đã trở thành đích mà nhiều người thuộc nhiều sắc dân khác nhau nhắm tới như một nơi có thể mưu sinh nuôi thân và nuôi gia đình. Không hội đủ điều kiện nhập cảnh và cư trú, làm việc hợp pháp thì họ tìm những phương thức bất hợp pháp để đạt được mục tiêu. Ở đâu thì di dân bất hợp pháp cũng gây ra nhiều vấn nạn cả về kinh tế lẫn xã hội.

Vụ 39 người chết, Quốc hội im lặng được sao?

Nguyễn Đình Cống

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/1-147.jpg

Các ông, bà nghị đang họp. Nguồn: Quang Phúc/ VnEconomy

Quốc hội im lặng được sao khi biết tin phần lớn hoặc toàn bộ 39 người chết thảm trong toa xe đông lạnh ở Anh là người Việt? Xin Quốc hội hãy tạm ngừng một vài việc để thảo luận chuyện này, nhằm tìm ra nguyên nhân cơ bản của tai họa.

Trong một bài trước, tôi đã phản biện ý kiến của nhiều lãnh đạo, họ cho rằng VN có ổn định, tốt về xã hội và chưa bao giờ đất nước đẹp như bây giờ. Thì đây, đất nước ổn định và tốt đẹp nên rất đông người Việt vì nghèo đói, túng quẫn đến mức bị bọn buôn người lừa đảo, người bị chết, gia đình bị nợ ngập đầu.

Rồi đây công an sẽ điều tra, tìm ra một vài manh mối trong đường dây tội phạm, chúng nó bị xét xử và kết tội, còn công an sẽ được ca ngợi và khen thưởng. Rồi những gia đình nạn nhân được thăm hỏi và giúp đỡ cùng với việc họ bị một số kẻ trách cứ là vì tham lam và ngu muội nên mới để xảy ra việc bị lừa. Rồi mọi việc sẽ qua đi.

Trong lúc đó nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bi thảm là từ thể chế chính trị, từ sự vô trách nhiệm và quá yếu kém trong công tác quản trị xã hội của Đảng và chính quyền. Nguyên nhân này không được các cơ quan tuyên tuyền và lý luận chính thống bàn đến. Chỉ trên các trang mạng có vài tác giả nêu ra và phân tích. Thí dụ bài của các tác giả: Dương Quốc Chính (Tị nạn chính trị và kinh tế), Mai Quốc Ấn (Hạnh phúc đâu xa?), Kông Kông (Điều tra tội phạm buôn người dễ không?), Trương Nhân Tuấn (Chế độ này còn tiếp tục thì sẽ còn những người vượt biên), Đào Tăng Đức (Cô gái Trà My và thân phận con người dưới các chế độ cộng sản) v.v…

Thủy hải sản Việt Nam ‘tuột dốc’ toàn diện

Trúc Giang

Vụ nghi vấn có nhiều người Việt quê ở Hà Tĩnh - nơi có nhà máy thép Formosa xả thải hủy diệt môi sinh - đã tử vong trong container tại Anh quốc, tiếp tục gióng hồi chuông tử thần cảnh báo về nguồn tài nguyên thủy hải sản của biển Việt Nam đang kiệt quệ ngày thêm trầm trọng.

Đáng ngại là góp phần ‘hủy diệt’ nguồn thủy hải sản đó còn đến từ nhà chức trách Việt Nam.

Nếu không có những quan chức ‘chống lưng’…

Vụ nhà máy bột ngọt Vedan (Đài Loan) xả thải khiến sông Thị Vải của Đồng Nai giờ đây chỉ còn để dành khai thác các dịch vụ cảng biển. Những hoạt động của ngư dân về đánh bắt thủy sản, ngư nghiệp ở sông Thị Vải hoàn toàn bị xóa sổ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhVyI2DKz9o7GCVtjPfwKHfNyU2vPlXiBnaNzfB48untGE557zPbvq0X0B5pmYOnqzIjJS7wbb0RJIgYlEFUzaWq-Wva9C2Ry2hnn05fSXBf2DVTMOUmN4rdQ0jVzGWt4cVQyyi2KWvG3I/s640/Schermafbeelding+2019-10-27+om+18.47.37.png

Trong hồ sơ vụ việc Vedan lúc đó, có một cái tên quan chức cấp cao của Đảng - Nhà nước Việt Nam giữ vai trò ‘chống lưng’ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp quốc tịch Đài Loan này: Nguyễn Công Tạn (1935 - 2014).

Năm 1987, ông Nguyễn Công Tạn là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tiên (1995) khi sáp nhập các bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thủy lợi. Năm 1997, ông Nguyễn Công Tạn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đến năm 2002.

Trong những năm từ 1990 - 2000, ông Nguyễn Công Tạn là chủ biên của những chương trình lớn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại; chương trình rau, hoa, quả; chương trình giống quốc gia; chương trình thủy sản; chương trình trồng 5 triệu ha rừng; chương trình thủy lợi và thoát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long; chương trình khuyến nông...

Cái chết đến gần của một Quốc gia

Nhà báo Mạnh Kim

https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2019/10/dianh2.jpg?resize=438%2C438

Mỗi ngày tin tức một loang ra, con em người Việt càng thấy lòng đau nghẹn.

Những tưởng nỗi nhục này sẽ ném lên đầu con sói họ Tập, nào ngờ lại rơi trúng mặt kẻ đồng cấp "môi răng" của Việt Nam.

Cứ tha hồ ăn tiêu xả láng đi! Đưa cho nhiều con cháu vào ngồi trong công sở để tháng tháng lĩnh tiền mà chẳng có việc gì làm ngoài xây tượng đài khủng để thờ lãnh tụ; xây chùa chiền tâm linh to vật để các ngài đến cầu cúng cho chiếc ghế không lung lay; phong đủ loại tướng tá để hộ vệ bộ máy, nhưng hễ nghe tin tàu địch trâng tráo xâm phạm vùng biển chủ quyền là... cụp mặt xuống, hoặc gân cổ lên cãi người khác một cách hùng hồn: Bộ chính trị đã quyết không kiện ra quốc tế làm tình hình thêm phức tạp, quyết thế là bài bản lắm, là sáng suốt lắm trong đường đi nước bước cũng như trong đối sách “ba không!

Ừ thì cứ thế mà làm! Rồi cuối nhiệm kỳ ta lại vác rá đi vay, có ngượng một chút chứ có sao đâu.

Nhưng núi nợ khoác lên cổ dân thì mỗi năm một phình lên, làm lún sụt cả đất nước và đè người dân xuống đáy vực.

Thế thì dám chắc sẽ còn đoàn đoàn lũ lũ bỏ nước ra đi bằng mọi cách, từ mọi nẻo đường khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi, xinh đẹp, là tương lai của đất nước trong mơ ước của tất cả cộng đồng, như cô gái trong tấm hình trên đây.

Và nhất định là sẽ lại có những containers chở đầy xác người Việt khiến cả thế giới kinh hoàng, không còn biết ăn nói ra sao với cái thể chế XHCN đang "tiến nhanh tiến mạnh", GDP “hứa hẹn” tăng đến 7 – 8% này nữa.

Than ôi! CNCS đến lúc tàn sao mà thê thảm làm vậy!

Bauxite Việt Nam

“Có chết cũng đi!” đã trở thành một lời nguyền kinh khủng ám ảnh gần như tất cả người Việt. Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…, vậy mà người ta phải đi, “chết cũng đi”? Đằng sau hình ảnh đất nước “yên bình” này đang nổi lên một nỗi bất an kinh khủng. Nó đến từ nhiều nguyên nhân và điểm quy chiếu cuối cùng, khi xét đến hậu quả, có lẽ chẳng gì khác hơn là sự thất bại toàn diện của một nhà nước!

Ở thời mà đất nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20 đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn. Nếu không kể những người giàu có đi “tỵ nạn” để mong tương lai con cái tốt hơn, và thành phần quan chức tham nhũng cuốn gói trốn chạy, thì nhóm đối tượng với tỷ lệ đáng kể tìm mọi cách để đi khỏi quê hương lại chính là những người nghèo hoặc cực nghèo. Vừa nghèo vừa ít học. Nhiều trường hợp được khảo sát chi tiết cho thấy họ không còn bất kỳ chọn lựa nào khác là phải đi. Đi với hy vọng đổi đời, qua con đường buôn lậu người, với cái giá không hề rẻ.

Chưa có thống kê chính xác số người Việt bị đẩy vào các đường dây buôn người trên con đường di trú bất hợp pháp nhưng ghi nhận mới của Salvation Army, nơi tiếp xúc trực tiếp các nạn nhân, cho thấy rằng, tỷ lệ người Việt được nhắc đến đối với Salvation Army từ tháng 7-2018 đến tháng 7-2019 là nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Trong thời gian nói trên, Salvation Army đã làm việc với 209 người đến từ Việt Nam, tăng 248% so với số nạn nhân trước đó 5 năm. Tổ chức từ thiện ECPAT (End Child Prostitution and Trafficking) cũng cho biết có một sự tăng vọt số nạn nhân người Việt, từ 135 người năm 2012 lên 704 người năm 2018 (The Guardian 25-10-2019).

Việt Nam cũng “duy trì” “vị trí” như một trong những “quốc gia nguồn” về nạn nô lệ thời hiện đại tại Anh. Ít nhất 3.187 nạn nhân Việt Nam đã được ghi nhận tại Anh kể từ năm 2009 đến nay. Khoảng 362 nạn nhân trẻ em Việt Nam (được đưa đến bằng đường dây buôn lậu người) đã được phát hiện tại Anh năm 2017, tăng hơn 1/3 so với năm 2016 (Reuters 6-3-2019). “Nạn nhân trẻ em” – chi tiết này cho thấy có không ít người hoặc đã mang theo cả con mình trên con đường di trú lậu hoặc chấp nhận để con mình ra đi không chỉ để cứu chính nó mà còn mang lại sự sống cho những người còn ở lại quê nhà.

Xin lỗi con, Phạm Thị Trà My!

Nguyễn Thị Hậu

Trong khi Quốc hội đang bàn về “tăng hay giảm giờ làm việc”, về “thế nào là người tài và sử dụng người tài”... thì mấy chục công dân VN chết vì lạnh và vì ngạt thở trong một xe container đông lạnh, trên đường vượt biên vào nước Anh tìm việc làm.

Đây không phải là lần đầu tiên công dân VN gặp tai nạn thê thảm như vậy! Đây chắc chắn chưa phải là lần cuối cùng, người Việt vượt biên hoặc ra đi bất hợp pháp để tìm đường sống.

Có thể trách họ vì sao không lập nghiệp ở quê hương với số tiền vay được đến gần một tỷ đồng, nhưng không thể trách họ ra đi vì hy vọng có việc làm thu nhập tốt để sống và phụ giúp gia đình.

Có thể trách họ còn trẻ tuổi sao không tìm kiếm cơ hội ngay trên quê hương, sao lại ra đi với nhiều khả năng phải làm việc bất hợp pháp, nhưng đời sống công nhân ở các khu công nghiệp trong nước là “tấm gương” đen tối vì liên tục tăng ca, vì lương thấp ăn uống kham khổ, ốm đau không dám đi khám chữa bệnh, vì những cặp vợ chồng công nhân có con phải gửi về quê cho ông bà nuôi hoặc gửi vào những nhà trẻ luôn có nguy cơ con bị bạo hành...

Có thể không tán thành sự liều mạng bất chấp hiểm nguy, chấp nhận phạm pháp để ra đi của họ, nhưng vì sao những người trẻ tuổi phải ra đi như thế, lẽ nào người lớn, bậc cha mẹ, chính quyền các cấp... không có trách nhiệm?!

Vài năm trước dấy lên dư luận chê trách các cô gái miền Tây lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc Các cô gái có lỗi gì khi mà trong gia đình, những người cha người mẹ vẫn đành lòng để cho con em mình nhắm mắt đưa chân theo những người đàn ông coi “vợ” như một món hàng? Nhiều làng xóm ở phía Bắc vắng bóng phụ nữ, chỉ có người già và những người đàn ông quanh quẩn với đám trẻ trong ngôi nhà khá khang trang được xây dựng từ đồng tiền của người vợ đi lao động xuất khẩu hoặc đi làm osin ở xứ người gửi về. Những đồng tiền đẫm nước mắt nhớ thương gia đình, nhục nhằn nơi đất khách. Tất cả họ, những người ra đi dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều nhằm bán sức lao động, với hy vọng bán được giá cao! Thậm chí, công việc càng nguy hiểm càng có khả năng thu nhập cao.

Sức lao động – loại “tài nguyên” luôn được trưng ra để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài – chính là tuổi trẻ của đất nước, nhưng là tuổi trẻ chỉ có sức lực mà thiếu tri thức, kỹ năng, thiếu những hiểu biết cơ bản để có thể chọn lựa cho mình một con đường sống. Và họ đã chọn con đường tưởng như có thể nhiều kiếm tiển nhưng cũng nguy hiểm nhất: ra đi theo những đường dây “buôn người”. Chỉ trong vài tháng gần đây đã xảy ra sự việc 152 "du khách" Việt mất tích ở Đài Loan mà thực chất là một đường dây buôn người qua Đài... Thông tin 9 người mất tích sau khi dễ dàng “đi nhờ” chuyên cơ của bà Chủ tịch Quốc hội làm ta có quyền nghi ngờ đó là một đường dây buôn người chuyên nghiệp qua Hàn... Và nay là sự việc có những người Việt trong số 39 người chết ngạt trong container ở Anh. Chưa kể bao nhiêu người qua Lào, Thái Lan lao động chui, các cô gái qua Singapore, qua Malaisia “làm gái”... đã cho thấy mạng lưới rộng khắp đường dây buôn người có tổ chức, có thâm niên đang hoạt động rất táo bạo và tinh vi trên phạm vi quốc tế... Thực trạng này các địa phương có người ra đi đều biết rõ, các bộ, ngành quản lý liên quan cũng không thể không hay biết. Nhưng dường như tất cả đều vô can!

Nhiều người Việt Nam chết trong chuyến xe định mệnh trốn lậu sang Anh?

J.B Nguyễn Hữu Vinh



Tuy không cùng màu da, không cùng dân tộc, không cùng đất nước nhưng những người cảnh sát đã cúi đầu khi chiếc “quan tài” chung của 39 con người ấy đi qua.


Người dân địa phương đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện cho 39 di dân đã thiệt mạng trong Container lạnh. Họ cầm biểu ngữ “Người di cư và người tị nạn được chào mừng tại đây”.


Báo TheTimes với dòng tít lớn “Con chết vì không thở được. Con xin lỗi mẹ”

Mấy ngày qua, một thông tin chấn động thế giới khi chuyến xe chở container sang đến Anh phát hiện 39 người đã chết. Trong chiếc container đó có 31 đàn ông và 8 phụ nữ được phát hiện chết ngạt và chết cóng trong xe tải ở Essex, cách thủ đô London 30km về phía đông vào thứ tư tuần này.

Chuyện của "Thịnh dồ" và vỡ lẽ khái niệm "an ninh quốc gia"

An Viên

"Thịnh dồ" không có quyền sinh sát trong tay, cái anh có duy nhất là "quyền công dân" mà anh tôn trọng được ghi nhận trong bản Hiến pháp 2013. "Thịnh dồ" bày tỏ rõ quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của mình, nghệ thuật có thể giúp anh cảm nhận về cái "xã hội mà anh đang sống", và hơn ai hết, anh sử dụng cảm nhận đó, kể cả những lời đe dọa đầy bạo lực của anh để "hiểu hơn về xã hội, chế độ".

"Thịnh dồ" bị nhóm an ninh thường phục thuộc Cục An ninh nội địa A02 (Bộ Công an) cưỡng bức về trụ sở làm việc vào trưa ngày 25/10.

"Thịnh dồ" là nghệ sĩ, là thành viên nhóm xã hội dân sự về môi trường - Greentrees.

"Thịnh dồ" bị tịch thu toàn bộ thiết bị điện tử của anh, từ máy tính cá nhân cho đến... hai cái đèn LED.

"Thịnh dồ" là nghệ sĩ, anh là người nghệ sĩ lãng mạn và từng là như thế. Anh rất đời trong những năm gần đây, và dường như cái chất máu xã hội, ưu tư về vận nước nó len lỏi trong từng thớ thịt, dòng máu của anh.

"Chuyện của Thịnh" là góc nhìn bằng video của anh về những thân phận người yêu nước, bất đồng chính kiến, và tù nhân lương tâm.

Facebooker Dominique Khanh nhận xét: anh ta (Thịnh dồ) là một nghệ sỹ chân chính.

"Thịnh dồ" hiểu về luật pháp và luôn sống đúng bản chất của luật pháp. "Thịnh dồ" biết rõ về quy trình khám xét và bắt giữ người, kể cả tịch thu tài sản của công dân. Khi anh lên tiếng phản đối trước sự "sỗ sàng và bạo ngược" từ phía nhóm người "an ninh", thì một công an viên đã khẳng định: Vì an ninh quốc gia, bắt thì khỏi cần nhân chứng luôn, nhá! [1]

Câu nói đó được thốt ra từ nhân viên thuộc lực lượng hành pháp quốc gia, một quốc gia luôn vỗ ngực về cái gọi là “pháp quyền”. Nhưng giờ đây, bằng tuyên bố đó, đã bóc trần sự vô pháp từ bên trong công an viên đó và tổ chức mà công an viên đó đang phục vụ. Chính vì vậy, bỏ qua những quy định luật pháp, nhóm công an viên còn đe dọa "bắt" và "đánh ngay trong đồn".

Tự do hơn và Không cô đơn

Mạc Văn Trang

Hôm nay đúng tròn một năm tôi tuyên bố ra khỏi Đảng CSVN (26/10/2018). Nhiều bạn bè và họ hàng cho đến gần đây vẫn hỏi: Việc ra khỏi Đảng có sao không? Có người còn hỏi có bị cắt lương hưu không? Có bị chính quyền gây khó dễ không? Có bị thiệt hại về kinh tế, chính trị không? Có bị cô lập, cô đơn không? Thậm chí tôi vừa về quê, ông bạn nông dân từ thời chăn trâu với nhau, vội đến dặn dò, phải hết sức cẩn thận, người ta đồn ông “phản động” đấy!...

Qua đó cho thấy, những ám ảnh sợ hãi quy kết về chính trị từ thời xa xưa vẫn hằn sâu trong tâm trí dân ta. Nhân dịp này xin chia sẻ đôi điều để những ai quan tâm đến tôi, biết rõ sự tình và an lòng.

Vào khoảng những năm 1980 về trước, nếu tuyên bố ra Đảng, lại đăng công khai, trả lời phỏng vấn “đài địch” nữa, chắc là khốn đốn to. Nay nhận thức, thái độ từ Đảng CS, Chính quyền và người dân đã “tự diễn biến”, buộc phải có những thay đổi, trước những biến chuyển to lớn trên thế giới và ở trong nước. Việc một đảng viên thấy Đảng chính trị không còn phù hợp với mình, tuyên bố ra khỏi Đảng, cũng trở nên bình thường. Khi Đảng không còn đại diện cho Mục đích, Lý tưởng của mình nữa mà cứ nhũng nhẵng bám lấy Đảng, thực sự là gượng ép, phiền toái, bất lợi cho cả hai phía.

Còn với tôi sau một năm ra khỏi Đảng CSVN thấy thế nào?

Giải nhân quyền Sacharow đươc trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

Vũ Ngọc Yên

Image result for Ilham Tohti

Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharow 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc của ông.

Từ năm 1988 giải nhân quyền Sacharow được Nghị viện Âu châu trao cho các tổ chức hay cá nhân có công tranh đấu cho nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giải mang tên của Nhà vật lý bất đồng chính kiến người Nga Andrei Sakharov và có giá trị 50.000 Euro.

Trong số những người được đề cử cho năm nay ngoài ba người Brazil, chính trị gia Marielle Franco, nhà hoạt động môi trường Claudelice Silva dos Santos và Tù trưởng sắc dân Kayapo, Raoni Metuktire chống nạn đốn cây đốt rừng Amazon, còn có dự án The Restorers, Kenya có công phổ biến thảm trạng hành hạ phụ nữ cũng như can thiệp nhanh chóng giúp đỡ nạn nhân.

Các ứng viên được các Nghị sĩ đề cử và các trưởng khối trong nghị viện Âu châu cuối cùng sẽ thỏa thuận về người trúng cử. Giải thưởng dự kiến được trao vào tháng 12. Tại Strasbourg.

Năm ngoái, nhà làm phim Ukraine Oleh Senyawa đã nhận được tin trúng giải trong lúc đang ở trong nhà tù Nga và được tự do vào ngày 7.9.2019 qua chương trình trao đổi tù nhân.

Trong số những người lãnh giải Sacharow đã có Nhà báo Saudi Arabia Raif Badawi, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Cha đẻ mùa xuân Praha,Tiệp khắc Alexander Dubcek cũng như nhà hoạt động người Jesidin Nadia Murad và Bác sĩ người Congo Denis Mukwege.

Iham Tohti là ai?

Giải thưởng cao quý cho Iham Tohti được công bố vào đúng một ngày trước sinh nhật 50 tuổi của ông.

Tohti sinh ngày 25.10.1969 tại Kizilsu, Tân Cương (Xinjiang). Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Changchun, Mãn Châu, Tohti lên Bắc kinh và trở thành Giáo sư kinh tế tại Đai học của các dân tộc thiểu số.

TS Vũ Ngọc Hoàng: Dân chủ hóa để bảo vệ chủ quyền, đất nước trường tồn

Thụy My

media

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 và tàu hộ vệ ở ngoài khơi Vũng Tàu. Suốt ba tháng qua, các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động giàn khoan này tại bãi Tư Chính. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2019.REUTERS/Maxim Shemetov/File Photo

Chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ mấy tháng nay vẫn ngang dọc trên bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hôm qua 24/10/2019 đã tạm rời đi, nhưng mối đe dọa xâm lấn Biển Đông vẫn luôn đè nặng.

Vừa qua Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11, nguyên Phó ban Khoa giáo Trung ương, đã có hai bài viết đầy tâm huyết về tình hình Biển Đông, gây tác động rộng rãi, đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng. RFI hân hạnh được trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoàng về vấn đề này.

Kính chào tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, trước hết xin rất cảm ơn ông đã vui lòng dành thì giờ cho thính giả RFI hôm nay. Thưa ông, trong bài viết ông đã phản bác lý lẽ nếu kiện Trung Quốc sẽ tạo cớ cho Bắc Kinh gây chiến với Việt Nam…

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/vungochoang_01.jpg

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng (Photo courtesy of Thanh Nien)Thanh Niên

Trước đây trong bài viết đầu tiên tôi cũng đã nói về việc này. Quan điểm của tôi là phải kiện, nhưng cũng có những ý kiến khác. Người ta bảo mình và Trung Quốc đang «hữu nghị» với nhau, kiện là tạo cớ cho Trung Quốc lấn tới. Nhưng tôi phản bác, bây giờ họ chẳng cần hữu nghị gì cả, họ cứ đến lấn chiếm biển rồi xâm phạm liên tục như thế, còn mình cứ lệ thuộc vào «tình hữu nghị», không dám kiện người ta.

Mình càng nhân nhượng họ càng lấn tới! Có thể có những lúc nhân nhượng với nhau việc này việc khác, nhưng không thể vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền. Và việc nhân nhượng cũng phải dựa trên tình hữu nghị thực lòng, chứ không theo cái kiểu để cho một bên cứ lấn tới thì không được. Tôi không đồng ý với quan điểm đó và đã có nêu trong bài viết.

Thưa ông, có nghĩa đây là quyền tự vệ chính đáng của Việt Nam…

Đúng thế, quyền tự vệ chính đáng, chứ đâu ai muốn kiện ai làm gì. Tự vệ thì phải dựa vào luật pháp quốc tế, vào dư luận của cộng đồng quốc tế, có người làm trọng tài một cách khách quan… Chứ chỉ còn giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc với nhau thì không xong.

Họ thì muốn song phương, không muốn đa phương. Nhưng thực tế đã chứng minh là song phương không giải quyết được, mà Trung Quốc thì cứ cưỡng ép. Thế nên phải quốc tế hóa, phải đa phương, chứ song phương không giải quyết được gì.

Bàn về nhân tài

Nguyễn Đình Cống

Quốc hội hết việc rồi hay sao? đó là đầu đề bài báo của Nguyễn Như Phong (Báo Tiếng Dân, ngày 25/10/2019). Bài báo viết: “Có lẽ Quốc hội không còn việc gì để làm nữa hay sao mà lại định bàn thảo, đưa ra “tiêu chí” về “thế nào là người Tài”.

Phê phán QH là đúng, nhưng việc này có liên quan đến Quy hoạch cán bộ của ĐCS và chiến lược quốc gia về thu hút trọng dụng nhân tài” (gọi tắt là “Chiến lược nhân tài”).

Ngày 5/6/2019, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 470/QĐ-BNV 2019 về “Chiến lược nhân tài”

Ngày 17/7- tổ chức Hội thảo khoa học về “Chiến lươc nhân tài”, công bố thành lập Ban chỉ đạo, gồm 12 thành viên do Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân làm trưởng ban. Dự kiến tháng 10/2019 sẽ trình dự thảo lên Thủ tướng. Kế hoạch thực hiện từ năm 2020 đến 2025.

Tôi theo dõi hội thảo và cuộc thảo luận tại QH qua VTV, ghi nhận ý kiến các vị như Lê Vĩnh Tân, Nguyễn Trọng Thừa, Lê Minh Hương, Dương Quang Tung, Phạm Hồng Thái, Lê Minh Thông, Tăng Thị Ngọc Mai, Tô Văn Tám, Nguyễn Quang Tuấn, trong đó ý kiến có vẻ được nhiều người tán đồng là “Ở VN không có người tài vì không có môi trường phát triển tài năng”. Ý kiến này không sai, nhưng chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ, nhận thức như vậy dễ dẫn đến lệch lạc

Người tài trước hết phải được cha mẹ sinh ra nhờ hấp thụ khí thiêng sông núi và được di truyền, đó là phần Tiên Thiên, rồi phải gặp được môi trường phù hợp để phát triển, đó là phần Hậu Thiên. Trong phần Hậu Thiên có giáo dục gia đình và nhà trường, có môi trường xã hội và chính trị, có điều kiện về kinh tế, khoa học v.v… Có người tài là một chuyện, có dùng được người tài hay không lại là chuyện khác, nó phụ thuộc vào tiêu chuẩn, cách tuyển dụng và cách đối xử. Người tài có phát huy được năng lực hay không lại là chuyện khác nữa.

Lại thêm một ngày mất tự do của một kiếp nô lệ Cộng sản

Phạm Đình Trọng

Sau một đêm mùa thu dịu dàng, trong sự thanh thản, phấn chấn muốn được làm việc, hoạt động cho một ngày mới được thể hiện mình, được xác nhận sự có mặt của mình trong cuộc đời, tôi xuống tầng hầm lấy xe máy đi sinh hoạt định kì câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

Vừa đụng đến chiếc xe máy, hai người trẻ quen mặt là an ninh nhà nước cộng sản xuất hiện, ngăn không cho tôi lấy xe đi. Đã nhiều năm nay nhà nước vẫn xưng xưng là nhà nước pháp quyền thường xuyên hành xử phi pháp, cho công cụ bạo lực nhà nước ngang ngược tước đoạt quyền tự do đi lại là quyền con người cơ bản của tôi. Hai khuôn mặt trẻ, ngoài hai mươi tuổi, tuổi của cái đẹp, tuổi làm chủ kỉ nguyên văn minh tin học nhưng hai an ninh trẻ vẻ mặt cơng cơng thách thức, nói năng xấc xược của một tâm hồn không được đánh thức để hướng tới những giá trị thẩm mĩ. Ở hai an ninh trẻ chỉ thấy sự u mê, tăm tối, không thấy bóng dáng của giáo dục văn hóa, không thấy dấu ấn của sự hiểu biết mà văn minh tin học mang lại.

Anh sinh viên trẻ Lê Hiếu Đằng đã một thời lầm tưởng rằng những người cộng sản là yêu nước, lầm tưởng rằng cuộc nội chiến người Việt giết người Việt do những người cộng sản phát động là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Sinh viên yêu nước Lê Hiếu Đằng đã tổ chức những cuộc xuống đường của tuổi trẻ Sài Gòn chống nhà nước hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa. Tuổi trẻ Lê Hiếu Đằng đã rời bỏ học đường, rời bỏ trường đại học Luật Sài Gòn, vào rừng tham gia tổ chức cộng sản có tên Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Lê Hiếu Đằng đã phải nhận bản án tử hình vắng mặt của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa.

VTV - quảng cáo bịp và đấu tố chính trị

Nguyễn Khắc Mai

Tôi viết như thế vì tôi ngờ rằng có sự tương đồng nào đó giữa hai câu chuyện.

Cứ 19 giờ thế nào tôi cũng mở đài xem chương trình thời sự trên VTV1. Sau đó về phòng riêng xem vài đoạn phim Ấn Độ rồi đi ngủ.

Khi xem thời sự, tôi chú ý đến màn đấu tố chính trị mang tên “Bệnh công thần”. Tôi gọi là đấu tố chính trị, vì người biên tập, dẫn chương trình không hiểu thế nào là bệnh công thần. Anh ta so sánh hành vi của một ông tướng nào đó mắng mỏ cảnh sát giao thông, với thái độ lên án Trung cộng xâm chiếm biển đảo, gây hấn ở Bãi Tư Chính của giáo sư Chu Hảo và tướng Lê Mã Lương trong cuộc tọa đàm khoa học: Bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc Tế, vừa được tổ chức hôm 6-10-2019 tại Hà nội.. Chẳng những anh ta đưa thông tin sai, gây hiểu không đúng về bệnh công thần, anh ta lại mời đến trường quay những người đã già nua lại không có mặt ở cuộc tọa đàm để lên lớp về bệnh công thần không hề liên quan gì đến hành vi của hai ông Hảo và Lương ở cuộc tọa đàm. Tôi là người có mặt ở cuộc tọa đàm từ đầu đến cuối. Ý kiến đáng chú ý nhất của anh Hảo là, một vài người bạn Mỹ mà anh gặp nói rõ Mỹ rất muốn ủng hộ Việt Nam, nhưng cũng muốn VN phải tỏ rõ thái độ của mình. Tôi cho rằng, đó là những thông tin rất quý mà ngay cả những nhà tình báo chiến lược cũng mong có được, để tâu cho lãnh đạo biết mà suy lường. Tôi là một người dân thường có ý thức về Quyền Dân tức là quyền làm chủ Đất nước, tôi đánh giá cao cái thông tin đó của anh Hảo. Nếu tôi là Trọng, Phúc hay Minh, tôi sẽ mời Hảo đến, trước hết là cảm ơn, sau đó lắng nghe kỹ về những thông tin về Mỹ mà anh Hảo có được. Việc phê phán vô trách nhiệm của VTV1 trong bản tin ấy là đã nối giáo cho giặc khi dội gáo nước lạnh vào tinh thần yêu nước đang cần được đánh thức. Còn về ý kiến của tướng Lương, thì sốc nhất là thông tin, nhiều tướng lĩnh  kém về năng lực quân sự, có người không biết đọc bản đồ, có người không biết bắn súng, họ chỉ có nhiều tiền. Việc họ có nhiều tiền thì không cãi được. Riêng chuyện hai ông gì đó kém kỹ năng quân sự nào đó, thì họ phải lên tiếng, chứng minh cải chính được thì tướng Lương phải xin lỗi, mắc mớ gì khi đương sự chưa có ý gì, mà nhà đài đã đem ra phê phán lại còn gán ghép tội lỗi chẳng khác gì đấu tố cải cách ruộng đất. Trong một nhà nước pháp quyền dẫu là pháp quyền tưởng tượng XHCN, mọi cơ quan thông tin phải biết đặt mình trong pháp luật và đạo đức. Tôi tin rằng xã hội Việt Nam ngày nay không ai cho phép bất cứ một ai được tùy tiện phê phán đấu tố như trước đây. Mà cũng đúng thật, họ mời tới trường quay những người chỉ nghe hơi nồi chõ, chẳng có mặt ở cuộc tọa đàm. Thật là xấu hổ khi tôi thấy có người tôi đã từng quen biết.

Ân xá Quốc tế Na Uy kêu gọi VN hủy án tử hình với Hồ Duy Hải

RFA

Chuyện của Thịnh: Tử tù

Tử tù Đặng Văn Hiến

Câu chuyện của anh Đặng Văn Hiến bắt nguồn từ mối mâu thuẫn như bao mâu thuẫn đang xảy ra hàng ngày ở những vùng quê nghèo. Giữa người dân canh tác và doanh nghiệp nhiều tiền. Tuy nhiên, sự tranh chấp này xảy ra không hề có giám sát của chính quyền địa phương trong rất nhiều năm. Với việc thờ ơ và vô trách nhiệm đó, có thể là nguyên nhân khiến người nông dân Đặng Văn Hiến gây nên một vụ xả súng giết chết nhiều người.

Hiến có tội! và cần chịu tội. Nhưng toà án Tỉnh Đắk Nông xử Hiến tử hình thì lại là một bản án vô trách nhiệm đến tột cùng.

Ông Đặng Văn Lợi, cha anh Hiến. Ông muốn nói suy nghĩ của mình

<

Người đàn bà hoá cọp

Chứng kiến bà Loan những năm gần đây. Tôi bất ngờ nhận ra những thay đổi lớn trong cảm xúc của bà.

Nhìn bà biến hoá từ một người phụ nữ Miền Tây hiền lành trở thành một người khác dữ dằn hơn. Mở miệng ra là gầm gừ muốn ăn tươi nuốt sống.

Bất lực nhìn bà thay đổi theo chiều hướng bi quan. Nhưng còn bất lực hơn khi biết rằng, nếu không có sức mạnh này bà sẽ gục ngã trước số phận.

Cái gì đang dồn ép những con người thấp cổ bé họng này vào đường cùng?

Hồ Duy Hải con bà 35 tuổi. Trong suốt 12 năm trong bóng đêm của phòng biệt giam. Mỗi tháng, Hải có một lần duy nhất bấu vào vạt áo mẹ để... Hi vọng! Để nghe kể về bên ngoài.

Bà Loan lấy sức mạnh đó để cố chạy khắp nơi bám víu vào một cánh tay giúp đỡ, nhưng chạy mãi cũng chỉ là màn sương mờ dày đặc. Cũng có những cánh tay cố giúp đỡ bà, nhưng dưới hệ thống luật pháp này dường như cũng bấp bênh như cánh lục bình.

Ánh mắt và những câu nói của bà Loan trong đoạn video. Sẽ dành riêng cho hệ thống toà án của chúng ta.

Một bản án oan sai, không chỉ gây hậu quả cho một người, mà nó còn đẩy người mẹ, người cha vào đường cùng của sự ám ảnh, cô lập. Xa hơn nữa nó phá nát lương tâm, lương tri của xã hội.

PS: Dành cho Hải. Trong hành trình này, mẹ em thật vĩ đại.

Nguồn: https://www.facebook.com/chuyencuathinh/?eid=ARDO6clCgBobGwrLbnFqIWg13Qq7biwEEN-BeQnedcE2aoxVfkKos_5pCkrlcK_p_8zbFBgAtly403z_

Con gái của tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca gửi thư kêu cứu

RFA

Con gái tù chính trị Huỳnh Trương Ca, có thư gửi đến các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu cứu cho người cha hiện đang phải bị đối xử hà khắc trong nhà tù Xuân Lộc.  RFA Edited

Con gái tù chính trị Huỳnh Trương Ca, cô Huỳnh Thị Thái Ngân, có thư gửi đến các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu cứu cho người cha hiện đang phải bị đối xử hà khắc trong nhà tù Xuân Lộc.

Trong thư kêu cứu, Cô Huỳnh thị Thái Ngân, nêu rằng cha cô chỉ là một người làm vườn có cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác; thế nhưng sau khi chứng kiến, cũng như trải qua quá nhiều bất công trong xã hội, ba cô đã chọn cách không im lặng với những sai trái.

Chỉ vì phản đối luật đặc khu qua các buổi livestream trên Facebook, ông đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp kết tội: “Vu cáo, xuyên tạc đường lối, chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước CHXHCNVN và xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, tạo sự nghi ngờ, bất mãn, tức giận, căm ghét chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCNVN, chống Nhà nước CHXHCNVN…”

Ông bị tòa kết án 5 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘làm, tang trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước’.

Giáo sư gốc Việt đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Úc

Hà Ánh

Chúc mừng Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, niềm vinh dự của người dân Việt khắp bốn phương, người bạn trung thực mà nhiều anh chị em BVN từng có mối thân tình từ nhiều năm nay.

Bauxite Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (65 tuổi) là người gốc Việt đầu tiên trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Úc bởi những đóng góp xuất sắc của ông cho y học, đặc biệt là lĩnh vực loãng xương.

GS Nguyễn Văn Tuấn (trái) /// Trường ĐH Tôn Đức Thắng

GS Nguyễn Văn Tuấn (trái)

Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Thông tin từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Cố vấn cao cấp về khoa học, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo trường ĐH này) vừa được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Úc (Australian Academy of Health and Medical Sciences).

Tại Úc, ông Tuấn là giáo sư Khoa y thuộc ĐH New South Wales, đồng thời là Trưởng phòng Thí nghiệm nghiên cứu loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.

Viện Hàn lâm Y học Úc là viện đa ngành và độc lập, có 375 viện sĩ. Năm nay có 40 nhà khoa học được bầu, trong đó có 19 nhà khoa học nữ. Quá trình tiến cử và bình bầu diễn ra trong một năm với các tiêu chí cao và cạnh tranh để chọn ra những nhà khoa học có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực y học. Tính đến nay, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là người gốc Việt đầu tiên được bầu vào viện này.

Trong gần 30 năm qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có những đóng góp lớn cho chuyên ngành. Những đóng góp của ông gồm đánh giá và chẩn đoán loãng xương, di truyền loãng xương và nghiên cứu về yếu tố dẫn đến loãng xương. Ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học trên các tạp chí ISI uy tín và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Lại bàn về lương hưu

Nguyễn Đình Cống

Nhân Quốc hội thảo luận về lao động và nghỉ hưu, tôi lại bàn một chút về lương hưu. Lại bàn, vì vào tháng 10 năm 2014 tôi đã viết thư gửi Quộc hội về việc này.

Lương hưu gồm 2 phần. Phần chính A là do người lao động đã đóng góp, được tích lũy, nay nhận lại. Phần phụ B thuộc an sinh xã hội, hỗ trợ người già. Hình như tại nhiều nước, người ta nhận lương hưu cho đến lúc chết. Với các nước việc này có lẽ bình thường, nhưng ở Việt Nam nó tạo ra bất công cho một số người.

Xét 2 trường hợp, bà Mai, trung tá quân đội và ông Hiền, giáo sư. Cả hai bắt đầu đóng bảo hiểm vào năm 23 tuổi. Bà Mai, vì ưu tiên này nọ, nghỉ hưu năm 46 tuổi, chết năm 98 tuổi, đóng bảo hiểm 23 năm, lĩnh lương hưu 52 năm. Ông Hiền cũng vì ưu tiên, nghỉ hưu năm 68 tuổi và chết năm 70 tuổi, đóng bảo hiểm 45 năm, lĩnh lương hưu 2 năm. Hai trường hợp tương đối đặc biệt nhưng không phải quá cá biệt, thể hiện sự bất công rất rõ ràng.

Trong lương hưu phần chính A nên tỷ lệ với tổng số đã đóng bảo hiểm và phần phụ B nên căn cứ vào tính trạng thực tế. Tôi đề nghị thời gian trả lương hưu không phải đến lúc chết mà tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm. Sau đó, khi còn sống, người hưu trí được nhận trợ cấp.

Nguyễn Văn Thanh - nạn nhân của màn kịch bẩn thỉu cũ rích

JB. Nguyễn Hữu Vinh

https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2019/10/nguyenvanthanh1.jpg?resize=438%2C438

Ngày 10/10/2019, Nguyễn Văn Thanh, một thanh niên ở Cồn Sẻ, 29 tuổi, trú tại xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình bị mất tích khi đi làm ăn, gia đình, họ hàng giáo xứ đã phải lên mạng xã hội thông báo tìm kiếm, làm đơn đến các cơ quan chức năng thông báo về việc mất tích.

Nhiều ý kiến đã chỉ rõ ra rằng Nguyễn Văn Thanh đã bị bắt theo một kịch bản khủng bố, bẩn thỉu nào đó là hoàn toàn có cơ sở. Nhiều người dân cùng Quảng Lộc, Thị xã Ba Đồn… đã kêu gọi xuống đường đòi người tại các cơ quan chính quyền Quảng Bình.

Vì sao cộng đồng quan tâm?

Sở dĩ Nguyễn Văn Thanh được sự quan tâm, lo lắng của mọi người trong làng xã, trong giáo xứ và của các linh mục, chỉ vì anh là một người đã từng dấn thân cho những công việc chung của cộng đồng, có nhận thức về những trách nhiệm chung của người dân.

Trước hiểm họa xâm lược của Trung Cộng, anh đã cùng những người dân xuống đường biểu tình phản đối luật đặc khu. Trước đó, anh đã cùng những người dân giáo xứ Cồn Sẻ phản đối Formosa gây thảm họa biển Miền Trung. Trong đời sống hàng ngày, anh là người đã tham gia những công việc cộng đồng hết sức nhiệt tình và hiệu quả, bỏ công việc cũng như những hy sinh cá nhân để chống lại hiện tượng “Cát tặc” hủy hoại môi trường sống của người dân…

Và hẳn nhiên, những việc mà người dân có quyền làm, dám đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền được bảo vệ môi trường sống cũng như quyền quan tâm đến vận mệnh đất nước đã không làm cho nhà cầm quyền độc tài Cộng sản hài lòng.

Vì sao nông sản VN nhận 'quả đắng' từ thị trường TQ?

Các thương lái hoa quả tại chợ đầu mối ở Hà Nội

Các thương lái hoa quả tại chợ đầu mối ở Hà Nội

"Khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam" là một trong những đề nghị của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với lãnh đạo Tỉnh uỷ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) hôm 23/10 trong lần gặp gỡ tại Văn phòng Chính phủ.

Đáp lại, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hùng Ba, nói rằng lời đề nghị này là 'bất ngờ đối với phía Trung Quốc', theo baochinhphu.vn.

Nhưng hẳn phải có lý do để Chính phủ Việt Nam phải trực tiếp đưa ra lời đề nghị này?

Nông sản Việt Nam nhận 'quả đắng'

Nông dân ở Bắc Giang chờ đến lượt bán vải thiểu ở cửa khẩu

Nông dân ở Bắc Giang chờ đến lượt bán vải thiểu ở cửa khẩu

Sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, mức xuất khẩu của nông sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 lại tiếp tục giảm 10,5%, theo VNEconomy.vn.

Bộ Công thương Việt Nam cho rằng thị trường trong nước đã có "năm nhận thức sai lầm" khiến hàng nông sản Việt Nam nhận "quả đắng".

Trong số "năm nhận thức sai lầm", có việc coi Trung Quốc là thị trường 'dễ tính', cộng với thói quen xuất qua đường tiểu ngạch là chủ yếu nên phía Việt Nam nhiều năm nay không quan tâm đến quy định, tiêu chuẩn, xuất xứ, chất lượng hàng; lại thêm thích gì thì nuôi trồng ào ại cái đó mà không xem nhu cầu thị trường ra sao.

Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước

Lê Viết Thọ

Đập thủy điện Aa Xayaburi trên sông Mekong

Đập thủy điện Aa Xayaburi trên sông Mekong

Ý kiến nói rằng, tương lai ảm đạm của Mekong vì các dự án thủy điện thượng nguồn, trong khi cơ chế tham vấn quốc tế không còn hiệu quả.

Hôm 8/10, Liên minh Cứu sông Mekong kêu gọi hủy bỏ đập Luang Prabang và các đập dòng chính được lên kế hoạch khác.

Thông cáo được liên minh này đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn với dự án đập Luang Prabang.

Nhưng không phải đến lúc này, số phận dòng sông này mới được quan tâm, mà tác động của các dự án đập thượng nguồn lâu nay đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.

Đặc biệt, những ngày gần đây, báo chí quốc tế liên tục đề cập đến tác động của các dự án đập trên thượng nguồn sông Mekong đến vùng hạ lưu, cũng như vấn đề chính trị nguồn nước trong mối quan hệ giữa các quốc gia nằm ven dòng sông này.

Mối nguy hại từ thủy điện thượng nguồn

Trao đổi về những tác động cụ thể của các dự án thủy điện Trung Quốc và Lào trên sông Lan Thương ở thượng nguồn Mekong đến vùng hạ lưu, Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt Nam (Viet Ecology Foundation), một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Hoa Kỳ, nêu lên vài dẫn chứng cụ thể.

Theo đó, trước khi hoạt động, ngay từ đầu các đập hiện hữu Trung Quốc cần 42 tỉ m3 và Lào 33 tỉ m3 nước phải tích lũy cho các hồ chứa. Lượng này đã chiếm tới 55% và 20% lượng nước hàng năm của lưu vực của hai nước này. Kế đến, khi vận hành các hồ thủy điện này, chúng đã làm biến đổi quy trình tự nhiên của dòng chảy.

Kỹ sư Long dẫn số liệu của Tiến sĩ Timo A. Rasanen và các cộng sự phân tích từ dữ liệu hàng chục năm từ các trạm quan trắc, và xác định rằng, chế độ thủy văn của lưu vực thực sự đã bị biến đổi chính là vì những dự án từ thượng nguồn Trung Quốc.

KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG QUYỀN LỢI HỢP PHÁP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Cập nhật đợt 17: với 10 tổ chức, 1207 cá nhân đã ký

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:

Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, chính quyền Việt Nam vẫn tự hạn chế trong những phản ứng yếu ớt không xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ yếu. Thái độ ấy của chính quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

Một sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam. Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước khác trong khu vực.

Nhà nước Việt Nam phải chủ động bắt tay với các nước có cùng quyền lợi hợp pháp trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài, cũng là bảo vệ hoà bình và quyền tự do hàng hải trên vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đã đến lúc không thể nhân nhượng để cầu mong yên bình trước sự thách thức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ, văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:

1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực.

2. Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển Đông.

Đây là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.   

Ngày 10  tháng 9 năm 2019

Việt Nam bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?

21/10/2019

Phạm Chí Dũng

Vỡ nợ? Có gì mà sợ! Vỡ Đảng mới sợ!”

Vũ Thư Hiên

Những ai có theo dõi tin tức thời sự trong nhiệm kỳ đảng 12 này thì sẽ không lấy làm ngạc nhiên. Sau khi hạ bệ xong ông 3X, bộ sậu mới bước lên ngai vàng, đã thấy nơi này nơi khác công khai thông báo về tình trạng kiệt tiền; có văn phòng đảng ủy một tỉnh nào đấy chỉ còn đâu chừng mấy chục triệu. Thế rồi mọi việc bỗng im ắng, tưởng như tình thế bi đát đã vượt được qua. Có hay đâu mọi sự đâu vẫn còn đó. Và giờ đây, sau ba năm ăn tiêu xả láng, sắp tới lúc hạ màn một nhiệm kỳ Đại hội 12 “thành công tốt đẹp” thì cái tổ chuồn chuồn mới thò ra. Vâng, thì ta lại… vác rá đi vay vậy - mà lần này là vay với khoản lãi không còn ưu đãi - để rồi một núi nợ mới khủng khiếp lại sẽ khoác tiếp lên cổ thằng dân thôi. Trong khi nào Đảng nào Chính phủ nào Quốc hội người nào người ấy mắt nhìn ra Biển Đông hấp ha hấp háy (hay nói cho đúng ra là lấm lét) và lưỡi thì cứ líu lại. Có ai sốt ruột lên tiếng, cũng gọi là nói mấy câu cho bõ tức, thì lập tức ngài Tổng tịch lại còn lên giọng gay gắt hơn: làm như Tổng bí thư Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội không yêu nước à? Vâng, thì xin mời các ngài cứ yêu nước. Tha hồ! Nhưng yêu vừa thôi cụ Tổng tịch ơi. Yêu dữ quá thì sang năm lại còn khoác tiếp lên cổ dân một núi nợ khác dễ phải to đùng bằng mấy quả núi hôm nay, e dân chết không kịp ngáp, còn có nhân lực đâu mà chèo thuyền đánh cá ra ngăn cản lũ “anh em đồng chí” của cụ nghênh ngáo đưa tàu vào sát tận bờ biển nước mình? Cụ có nghe Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói gì không? Xem chừng cụ ấy đã 104 tuổi rồi mà còn minh mẫn hơn cụ nhiều đấy.

Bauxite Việt Nam 

Trong bối cảnh chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp nối đà say men thắng lợi với những con số tăng trưởng GDP lên đến 7% nhưng lại bị nghi ngờ lớn về ‘ma số liệu’, còn ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vẫn mê man về ‘đất nước ta chưa bao giờ ổn định như thế này!’ và ‘triển vọng phát triển còn tốt lắm’, vào ngày 10/10/2019 hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín của quốc tế là Moody's đã bất ngờ thông báo đang xem xét hạ mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống từ mức Ba3 hiện tại, đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam, vì một lý do hiếm khi được công bố: Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn.

‘Rủi ro tín dụng đáng kể’ và núi nợ xấu ngân hàng

Thang xếp hạng của Moody's được cấu tạo từ Aa đến Caa với ký hiệu các con số 1, 2 và 3; con số càng thấp thì xếp hạng càng cao. Mức từ Aa đến Aa3 có chất lượng cao nhất và rủi ro tín dụng thấp nhất; từ A1 đến A3 có chất lượng trên trung bình và mức rủi ro thấp; từ Ba1 đến Ba3 có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể; còn các mức xếp dưới nữa lần lượt có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao; và chất lượng thấp và rủi ro tín dụng rất cao.

Hiện thời, mức Ba3 mà Moody's xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam là có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể.

Mức xếp hạng trên là phù hợp với thực tế về tình trạng tăng trưởng nóng về tín dụng (đẩy vốn ra thị trường) của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt vốn tín dụng được bơm vào hai kênh đầu cơ chủ yếu là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Hậu quả của chính sách tăng trưởng tín dụng nóng và sử dụng đòn bẩy cao (margin) từ những năm 2006, 2007 đến nay là một núi nợ xấu ngân hàng, trong đó nợ không thể đòi (những khoản vay mất khả năng thanh toán) có thể chiếm đến 50% tổng nợ xấu.

Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn cao ngất, có thể lên đến 900.000 - 1 triệu tỷ đồng hoặc hơn, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vẫn luôn công bố là đã ‘khuôn’ nợ xấu dưới mức 3%. Cho tới nay và sau 5 năm Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) ra đời, hoạt động ‘xử lý nợ xấu’ vẫn chỉ chủ yếu… trên giấy.

Và núi nợ nước ngoài

Từ trước tới nay chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam vẫn luôn công bố rằng họ luôn trả nợ nước ngoài đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, họ lại chưa bao giờ công bố chi tiết về các khoản nợ nước ngoài, bao gồm nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, và nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng động thái xem xét hạ mức tín nhiệm Việt Nam của Moody's đã cho thấy tình trạng chậm thanh toán nợ tới hạn đang ở mức báo động, điều mà có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và do đó dẫn tới hậu quả cuối cùng là vỡ nợ quốc gia. Khi đưa ra những đánh giá về mức xếp hạng như thế, điều hiển nhiên là Moody's đã phải có trong tay những cơ sở thông tin tài chính và kinh tế chắc chắn, thu thập từ chính các chủ nợ của lớn nhất chính phủ Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản…

Cho tới nay, con số chung nhất được chính phủ Việt Nam công bố là chính phủ này nợ nước ngoài hơn 100 tỷ USD.

Nhưng ngoài con số trên, còn có hơn 100 tỷ USD khác là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để cộng chung lại số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện thời là hơn 200 tỷ USD, gần bằng toàn bộ GDP một năm của đất nước này.

Nhưng đó mới chỉ là nợ nước ngoài, chưa kể một núi nợ khác - nợ trong nước bằng tiền đồng Việt Nam, tương đương hơn 200 tỷ USD nợ của chính phủ và của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, số nợ nước ngoài hơn 200 tỷ USD chỉ là nợ được thống kê chính thức, trong khi vẫn có thể phát sinh những khoản nợ nước ngoài lớn từ các doanh nghiệp. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng cục Thống kê Việt Nam thình lình công bố phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp mà trước đó không nằm trong sổ sách của cơ quan này - mà động cơ phía sau công bố này là nhằm ‘hô biến’ GDP tăng thêm để lấy ‘thành tích đại hội 13’ cho Thủ tướng Phúc. Nhưng cũng chính công bố phát sinh này - chiếm đến hơn 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam - chắc chắn sẽ kéo theo nhiều khoản vay nước ngoài mà trước đây không được thống kê bởi Bộ Tài chính.

“Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”.

Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, với tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Thậm chí một số doanh nghiệp còn có sẵn sàng “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn