Thấy gì từ hội thảo Bãi Tư Chính ở Hà Nội?

Thường Sơn

Người ta có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy những gương mặt khách mời chính thức của hội thảo này...

Cuộc hội thảo khoa học về vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế do Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển tổ chức tại Hà Nội vào ngày 6/10/2019.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjg5yKlc2rKjqdjmsKIqoHCocDscDsictEjOeQTSye-Tk-_Nc-D2olXupP3TynjVX52ad14xNZ7E9vcVMq6GRTNQhnf2cJqesVkwjP-3OH29dkZ4wO5VQM5RgR-UXamVL__B7gZoiuNsQ/s640/toadambiendong2019aaa_960.jpeg

Hội thảo trên đã bị đảng chỉ đạo hoãn lại khi định tổ chức vào ngày 22/9/2019, với một lý do rất vớ vẩn như ‘để có thời gian chuẩn bị chu đáo hơn’. Nhưng đó lại là thời điểm gần sát ngày quốc khánh Trung Quốc - sự kiện mà toàn thể Bộ Chính trị Việt Nam, trong lúc tuyệt đối ‘câm như hến’ về Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc, vẫn mở miệng chúc tụng Bắc Kinh.

Rõ ràng, chủ đề hội thảo và thành phần tham dự hội thảo trên - điều mà trước đây chưa bao giờ được diễn ra và cũng chưa bao giờ có dấu hiệu được chấp thuận bởi bất kỳ cơ quan đảng hay chính quyền nào - là quá nhạy cảm và thách thức đối với chính thể độc tài ở Việt Nam.

Vậy tại sao hội thảo về Bãi Tư Chính, với thành phần nhiều trí thức đã bị đảng xem là ‘phản động’, lại diễn ra êm thắm vào ngày 6/10 tại Hà Nội?

Phải chăng đảng áp dụng chiến thuật ‘xả xu páp’ trước phản ứng của nhân dân đối với Trung Quốc và với cả sự im lặng đớn hèn của đảng, nên cho tổ chức hội thảo theo cách mị dân và tỏ ra một chút dân chủ?

Nhưng khả năng trên là rất khó xảy ra. Trước đây, thỉnh thoảng cũng diễn ra một cuộc hội thảo, tọa đàm về xã hội dân sự, nhưng nội dung chỉ rất chung chung và thành phần tham dự hầu như không có mặt ‘phản động’. Bởi thế, nếu cho tổ chức hội thảo Bãi Tư Chính chỉ để mị dân, người ta sẽ chỉ nhận ra toàn ‘quân ta’ mà khó lòng lọt vào phòng họp một gương mặt ‘phản động’ nào.

Hay phải chăng đảng cầm quyền đã ‘hồi tâm’ và muốn lắng nghe tiếng nói phản biện của trí thức nên mới cho  hội thảo này diễn ra suôn sẻ?

Nhưng lại có một dấu hỏi phản biện khác: nếu đảng có một chút hồi tâm thì tại sao lại không cử một hay một nhúm quan chức ‘có thẩm quyền’ nào tham dự hội thảo này để ghi nhận ý kiến?

Cái cách giới quan chức trốn biệt như thế là sự phản ánh rất đời thường về não trạng ‘cái gì cũng sợ, chỉ ăn là không’ của tầng lớp quan lại Việt Nam.

Nhưng khác với trước đây quan chức vừa trốn vừa không cho hội thảo, giờ đây tình thế đã khác hẳn: cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính đã khiến phân hóa và chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng CSNV, thể hiện ít nhất với sự hình thành hai phe - phe ‘kiện Trung Quốc’ với phe ‘không kiện Trung Quốc’.

Và cả mâu thuẫn ngày càng khó thỏa hiệp giữa hai luồng quan điểm: ‘dựa Mỹ’ hay tiếp tục ‘đu dây’.

Hội thảo về Bãi Tư Chính không chỉ nhạy cảm về tính chủ đề - trong bối cảnh chiến dịch xâm phạm Bãi Tư Chính của Trung Quốc đã kéo dài quá ba tháng và còn chưa có dấu hiệu nào kết thúc, mà còn bởi yếu tố thành phần tham dự hội thảo này.

Người ta có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy những gương mặt khách mời chính thức của hội thảo này như Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Xuân Diện, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào… Đa số những gương mặt này thuộc ‘nhóm 23’, gồm các trí thức và cựu quan chức mang tính phản biện, dù nhiều người trong nhóm này vẫn còn là đảng viên đảng CSVN và vẫn sinh hoạt đảng. Nhưng trong số những gương mặt dự hội thảo Bãi Tư Chính vào ngày 6/10 còn có những người  luôn đòi bỏ điều 4 hiến pháp đảng về tính độc tài cai trị của đảng CSVN, những người mà đã nhiều lần bị giới dư luận viên của đảng miệt thị và xúc phạm không thương tiếc.

T.S.

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn