Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề vì ‘được bổ nhiệm’ vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Du Miên

Các đại biểu tham dự khai mạc phiên họp chính hàng năm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 24/2/2020 tại Geneva. - (Fabrice Coffrini / AFP qua Getty Images)

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được chỉ định tham gia vào một ủy ban trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ), chuyên trách việc chọn các nhà điều tra nhân quyền của hội đồng, bất chấp hàng loạt thông tin về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các nhóm tôn giáo, những người bất đồng chính kiến ​​và dân tộc thiểu số của ĐCSTQ.

Jiang Duan, đặc sứ phụ trách nhiệm vụ của Trung Quốc đối với LHQ tại Geneva, được bổ nhiệm vào ngày 01/4 để trở thành đại diện Châu Á-Thái Bình Dương của nhóm tư vấn bao gồm 5 thành viên của Hội đồng.
Nhóm này sẽ đề cử các ứng cử viên cho vai trò các chuyên gia độc lập, với nhiệm vụ điều tra và báo cáo về các tình huống nhân quyền ở các quốc gia cụ thể, hoặc về các vấn đề như tự do tôn giáo hoặc tự do ngôn luận.
Tổ chức UN Watch (có trụ sở tại Geneva) - một nhóm vận động nhân quyền chuyên giám sát các hoạt động và biểu quyết của LHQ, đã chỉ trích việc quyết định bổ nhiệm này là “vô lý và vô đạo đức”.
Trong một tuyên bố vào ngày 02/4, giám đốc điều hành UN Watch, ông Hill Neuer đã phát biểu: “Việc cho phép một chế độ áp bức và vô nhân đạo như ĐCSTQ có quyền lựa chọn các nhà điều tra thế giới về quyền tự do ngôn luận, lạm quyền tùy tiện giam giữ và cưỡng chế mất tích, cũng giống như việc để một người mắc chứng ‘cuồng phóng hỏa’ vào ban chỉ huy toàn đội chữa cháy vậy”.
ĐCSTQ thường xuyên được Hoa Kỳ và các cơ quan đấu tranh vì nhân quyền gọi là “một trong những chính quyền lạm dụng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo hàng đầu thế giới”. Cùng với việc đàn áp các nhóm tín ngưỡng như các học viên Pháp Luân Công, Cơ Đốc giáo, Phật giáo Tây Tạng và Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), chính quyền này cũng đàn áp những người chỉ trích ĐCSTQ hoặc lên tiếng về các vấn đề nhạy cảm của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) mới khởi phát tại Vũ Hán, ĐCSTQ đã bịt miệng những bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về loại virus Corona Vũ Hán (còn gọi là virus ĐCSTQ) này, và khiển trách họ vì “lan truyền tin đồn”.
The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán, căn nguyên của căn bệnh COVID-19, là “virus Đảng Cộng sản Trung Quốc” hay “virus ĐCSTQ” vì ĐCSTQ đã che đậy và quản lý sai lầm, khiến đại dịch bùng phát, lây lan khắp Trung Quốc và gây ra đại dịch toàn cầu.
Ông Neuer đã nêu rõ vấn đề: “Khi mà thế giới đang phải hứng chịu đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn lây lan và gây chết người với tốc độ chóng mặt ở Vũ Hán, thì ĐCSTQ lại “bịt miệng” các bác sĩ, nhà báo và các công dân khác, những người đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo. Vậy vì lẽ gì mà chính quyền Bắc Kinh có thể tham gia vào việc lựa chọn giám sát viên toàn cầu về quyền sức khỏe tiếp theo của LHQ?”
Tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia đã thu hút sự quan tâm trong nhiều năm qua. Hoa Kỳ đã rút khỏi tổ chức này vào năm 2018, tiếp sau đó là LHQ. Đại sứ Nikki Haley của Hoa Kỳ đã gọi tổ chức này là “người bảo vệ cho các vi phạm nhân quyền và là ‘vũng bùn’ của sự thiên vị chính trị”.
Ở thời điểm đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có nhận xét: “Hội đồng Nhân quyền đã trở thành nơi tập trung những kẻ đạo đức giả đến không biết xấu hổ, với hàng loạt vụ việc lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới hoàn toàn bị phớt lờ và một số người phạm tội nghiêm trọng nhất thế giới lại đang đường hoàng ngồi trong chính hội đồng đó”.
Ông nêu đích danh Trung Quốc, Cuba và Venezuela là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất đang giữ vị trí trong hội đồng này.

Du Miên

Nguồn: https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tq-bi-chi-trich-nang-ne-vi-duoc-bo-nhiem-vao-hoi-dong-nhan-quyen-cua-lhq-27629.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn