Mặt thật Tàu Cộng 中共真面目 - Trung Quốc đang mưu tính gì ở Thái Bình Dương?

1. Trung Quốc ấp ủ kế hoạch "hồi sinh" đường băng chiến lược ở Thái Bình Dương

Kiều Anh | 05/05/2021

Trung Quốc đang có kế hoạch nâng cấp 1 đường băng và 1 cây cầu ở một trong những hòn đảo xa xôi của Kiribati, cách Hawaii khoảng 3.000 km về phía Tây Nam trong nỗ lực hồi sinh địa điểm từng là nơi cất cánh của các chiến đấu cơ trong Thế chiến II, các nghị sĩ nước này nhận định với Reuters.

Kế hoạch trên, hiện vẫn chưa công khai, liên quan đến việc xây dựng ở hòn đảo nhỏ Kanton, một rạn san hô vòng chiến lược nằm giữa châu Á và châu Mỹ.

Nghị sĩ đối lập ở Kiribati Tessie Lambourne nhận định với Reuters rằng bà lo ngại về dự án này và muốn biết liệu đây có là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc hay không.

"Chính phủ chưa chia sẻ về chi phí và các thông tin chi tiết khác ngoại trừ một nghiên cứu về tính khả thi của việc phục hồi một đường băng và một cây cầu. Đảng đối lập sẽ khai thác thêm các thông tin từ chính phủ vào thời điểm thích hợp".

Văn phòng Tổng thống Kiribati Taneti Maamau và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều chưa đưa ra phản hồi.

Mặc dù là một quốc gia nhỏ bé với khoảng 120.000 dân nhưng Kiribati lại kiểm soát một trong những vùng đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới, bao phủ hơn 3,5 triệu km vuông ở Thái Bình Dương.

Bất kỳ động thái tăng cường lực lượng nào ở Kanton, nằm cách đảo Hawaii và các căn cứ quân sự của Mỹ 3.000 km về phía Tây Nam, đều sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy ảnh hưởng ở nơi từng hợp tác chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh trong Thế chiến II này.

"Hòn đảo này sẽ trở thành một tàu sân bay cố định", một cố vấn các chính phủ ở Thái Bình Dương nhận định.

"Chim hoàng yến trong mỏ than": Lời từ chối "nhẹ nhàng" khiến ông Tập mất mặt, Vành đai Con đường nứt vỡ

Kanton từng được Mỹ sử dụng cho các chiến dịch theo dõi tên lửa và không gian. Đường băng dài 2km có thể cung cấp đủ điều kiện để các máy bay ném bom tầm xa hoạt động trong suốt thời kỳ chiến tranh,

Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) trong một báo cáo năm ngoái cho biết các cơ sở của Trung Quốc ở Kiribati sẽ là nơi đóng quân dọc các tuyến hàng hải quan trọng giữa Bắc Mỹ, Australia và New Zealand. Bắc Kinh đã gọi tổ chức nghiên cứu trên là "chống Trung Quốc".

Ngoài ý nghĩa về mặt chiến lược, vùng biển quanh Kanton còn có rất nhiều cá, bao gồm cả cá ngừ, mặc dù vậy, việc đánh bắt cá thương mại bị cấm bởi hòn đảo này là một khu vực được bảo vệ./.

K.A.

Nguồn: soha.vn

2. Trung Quốc tính khôi phục đường băng ở một căn cứ quân sự từ thời Thế chiến

Minh Khôi | 06/05/2021

Reuters: Trung Quốc tính khôi phục đường băng ở một căn cứ quân sự từ thời Thế chiến

Hòn đảo này sẽ như một hàng không mẫu hạm cố định, một chuyên gia nhận định về ý định này.

Nguồn tin từ Reuters tiết lộ Trung Quốc đang lên kế hoạch khôi phục lại một đường băng và cầu tại một hòn đảo thuộc quốc đảo Kiribati, nằm cách phía tây nam Hawaii khoảng 3.000 km. Đáng chú ý, khu vực này từng là căn cứ của các máy bay chiến đấu trong giai đoạn Thế chiến 2.

Theo bản kế hoạch chưa được công bố, Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động xây dựng trên Kanton, hòn đảo có vị trí chiến lược nằm giữa châu Á và châu Mỹ.

Chính trị gia đối lập tại Kribati Tessie Lambourne bày tỏ sự lo ngại về dự án của Trung Quốc, đồng thời nói muốn hiểu rõ liệu dự án có nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường hay không.

Bắc Kinh "đỏ mắt" vì kho báu vô giá trên đảo Đài Loan: Ai sở hữu sẽ có sức mạnh kiểm soát toàn cầu

"Ngoài một nghiên cứu khả thi về việc phục hồi, xây dựng đường băng và cầu, hiện chính phủ vẫn chưa công bố chi phí và các chi tiết về dự án. Đảng đối lập sẽ sớm yêu cầu chính phủ giải trình thêm thông tin", ông Lambourne nói.

Hiện văn phòng của Tổng thống Kribati Taneti Maamau cũng như bộ ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa phản hồi về vấn đề này.

Mặc dù chỉ là một quốc đảo nhỏ với khoảng 120.000 dân, Kribati hiện có quyền chủ quyền với một trong những khu vực đặc quyền kinh tế lớn nhất thế giới với hơn 3,5 triệu km2 trên biển Thái Bình Dương.

Bất cứ việc xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo Kanton, nằm cách 3.000km về phía tây nam Hawaii và các căn cứ quân sự của Mỹ tại đây, sẽ giúp Trung Quốc tạo dựng sự hiện diện tại khu vực vốn đã luôn gắn liền với Mỹ và các đồng minh kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.

"Hòn đảo này sẽ như một hàng không mẫu hạm cố định", một chuyên gia nhận định. Kribati trong nhiều năm qua đã luôn ở trung tâm trong nỗ lực tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương.

Vào cuối năm 2019, Kribati đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan trong động thái nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Mỹ (ASPI) trong một nghiên cứu vào năm ngoái khẳng định các cơ sở của Trung Quốc tại Kribati sẽ có tác động lớn tới các tuyến đường biển huyết mạch nằm giữa Bắc Mỹ, Úc và New Zealand.

M.K.

Nguồn:  soha.vn


Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn