Nhà nước lặn mất tăm, công nhân Việt Nam tại Serbia buông xuôi cho số phận

Anh Quân

26.01.2022

(VNTB) – Sau hơn hai tháng kể từ ngày đình công và được các cơ quan nhân quyền, báo chí quốc tế quan tâm theo dõi, công nhân Việt Nam tại Serbia đã đầu hàng.

26.01.2022 3:37

VNTB – Nhà nước lặn mất tăm, công nhân Việt Nam tại Serbia buông xuôi cho số phận

Việt Nam đang “chủ động”, “tích cực”, “làm việc” với các bên hữu quan để cải thiện tình cảnh khổ sở của các công nhân Việt Nam tại Serbia theo tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng (1). Các công nhân đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của đại sứ quán Việt Nam, theo báo chí lề Đảng (2) … Hai tháng sau, không chịu đựng nổi điều kiện sống và làm việc tại Serbia, một số công nhân đã trở về Việt Nam.

Các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài vẫn tiếp tục lên tiếng. Tờ New York Times, số ra ngày 22 tháng 1 có bài: ‘Khốn Khổ và Nguy hiểm’: Sự Thất Hứa của Trung Quốc ở Serbia (3). Bài báo có đoạn:

Đnh thoát khi cnh nghèo khó cùng cc ti quê nhà Min Bc Vit Nam, mt nông dân 43 tui làm vic nhiu năm ti các công trường xây dng Kuwait và Uzbekistan trước khi được đ ngh mt vé đến nơi mà anh được bo rng s là “min đt ha” – Châu Âu, mt công vic vi mc lương cao.

Tôi mun đi Phương Tây đ đi đi,” người nông dân này, có ba đa con, yêu cu không tiết l danh tính vì s s b ch tr thù, k li trong mt cuc phng vn”.

Cuc sng ca anh y đã thay đi: nó tr lên t hơn nhiu.

Các chuyên gia của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng tuyên bố rằng “cần phải hành động gấp rút để hỗ trợ và bảo vệ khoảng 400 công nhân Việt Nam, những người được cho là bị buôn bán sang Serbia” (4).

Tuyên bố này cũng cho biết có tám công ty, bao gồm cả các hãng tuyển dụng lao động của Việt Nam, các công ty xây dựng Trung Quốc có đăng ký tại Serbia, bị cáo buộc liên quan đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, theo các nguồn tin các chuyên gia nhận được.

Các chuyên gia này cũng cho biết họ đã viết thư cho các doanh nghiệp trên và cũng đã liên lạc với ba quốc gia liên quan: Việt Nam, Trung Quốc, và Serbia.

Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết “họ hết sức lo lắng vì các công nhân này đã bị buôn người cho các hoạt động lao động cưỡng bức, và đã sống và làm việc trong các điều kiện khổ sở kinh khủng ở Serbia, với những rủi ro nghiêm trọng cho tính mạng và sức khỏe của họ”.

Theo một nguồn tin giấu tên tại công trường, một công nhân Trung Quốc đã chết sau khi bị một trụ bê tông đang được cần cẩu di dời va vào đầu. Công nhân này sau đó được đưa đi đâu không rõ. Dù một số tổ chức nhân quyền tại Serbia cố gắng tìm kiếm tung tích của người đàn ông xấu số này tại các bệnh viện, họ không tìm ra được là anh ta đã được chuyển đi đâu. Có người còn nghi ngờ rằng anh ta đã bị chôn cất ở một nơi nào đó trong một khối bê-tông.

Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã nhắc nhở các nhà cầm quyền liên quan về trách nhiệm bảo vệ chống lại các vi phạm nhân quyền trong kinh doanh.

Tưởng cũng cần nói rằng Việt Nam sẽ là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ 2023-2025.

Báo chí Việt Nam, sau khi có một số bài đăng vài ngày sau tuyên bố tích cực, chủ động làm việc của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đến nay hoàn toàn im tiếng. Công cụ tìm kiếm Bing không có một bài nào của báo chí Việt Nam sau ngày 6 tháng 12 năm ngoái (5).

Việc tìm kiếm với từ khóa “công nhân Việt Nam ở serbia, bộ ngoại giao Việt Nam” cho kết quả tương tự.

Tình cảnh của công nhân Việt Nam ở Serbia không phải là trường hợp cá biệt. Chỉ cách nay vài tháng là vụ lạm dụng, đánh đập công nhân Việt Nam tại Arab Saudi, dẫn đến cái chết của H’ Xuân, một cô gái vị thành niên vào thời điểm cô được đưa từ Việt Nam đi xuất khẩu lao động (6). Cách đây khoảng 1 tuần, công nhân Việt Nam tại Rumani cũng biểu tình phản đối. https://www.facebook.com/100009974622165/videos/2751132705191671

Sau hơn hai tháng kể từ ngày đình công và được các cơ quan nhân quyền, báo chí quốc tế quan tâm theo dõi, các công nhân Việt Nam tại Serbia đã đầu hàng. Một số không thể chấp nhận được cuộc sống và điều kiện làm việc tồi tệ ở đây, đã về nước, theo nguồn tin chúng tôi có được tại Serbia.

Số còn lại, chấp nhận ở lại để làm việc. Có lẽ, với họ, đây là lựa chọn tốt hơn việc trở về với cảnh túng quẫn và nợ nần tại quê nhà.

________________

Tài liệu Tham khảo

(1) Cảnh khó khăn của công nhân Việt Nam trong nhà máy Trung Quốc tại Serbia – VietNamNet

(2) EU kêu gọi Serbia điều tra điều kiện lao động ở công ty Trung Quốc – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

(3) ‘Miserable and Dangerous’: A Failed Chinese Promise in Serbia – The New York Times (nytimes.com)

(4) Urgent action needed to protect Vietnamese workers trafficked to Serbia | | UN News

(5) công nhân việt nam ở serbia – Bing

(5) công nhân việt nam ở serbia, bộ ngoại giao việt nam – Bing

(6) https://www.voatiengviet.com/a/vu-h-xuan-siu-thi-hai-da-duoc-chon-o-a-rap-xe-ut-gia-dinh-that-vong-va-tuc-gian/6302515.html

A.Q.

VNTB gửi BVN

Đọc thêm:

LHQ: HÀNG TRĂM CÔNG NHÂN VIỆT NAM BỊ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG CHO CÔNG TY TRUNG QUỐC Ở SERBIA

25/01/2022

VOA Tiếng Việt

Công nhân Việt Nam gần công trường xây dựng của nhà máy Linglong của Trung Quốc ở Zrenjamin ở Serbia. Các chuyên gia nhân quyền LHQ nói các công nhân này bị cưỡng bức lao động ở đây.

Công nhân Việt Nam gần công trường xây dựng của nhà máy Linglong của Trung Quốc ở Zrenjamin ở Serbia. Các chuyên gia nhân quyền LHQ nói các công nhân này bị cưỡng bức lao động ở đây.

Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc quan ngại về các cáo buộc rằng hàng trăm công nhân Việt Nam bị “buôn bán” sang Serbia để làm việc cho các công ty Trung Quốc và kêu gọi các chính phủ liên quan hành động ngay lập tức để bảo vệ những lao động di dân này.

Lời kêu gọi của LHQ được đưa ra vài tháng sau khi truyền thông quốc tế đưa tin về việc hàng trăm công nhân Việt Nam tham gia xây dựng một nhà máy của Trung Quốc ở Serbia đang kêu cứu vì phải sống và làm việc trong các điều kiện tồi tệ.

Trong một tuyên bố mà Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc đưa ra hôm 21/1, các chuyên gia của tố chức liên chính phủ toàn cầu cho biết rằng một nhóm khoảng 400 lao động di dân Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người sang Serbia và bị ép buộc làm việc tại đây.

“Chúng tôi vô cùng quan ngại rằng những lao động di dân này có thể đã bị buôn bán vì mục đích lao động cưỡng bức và đang sống cũng như làm việc trong những điều kiện tồi tệ ở Serbia có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khoẻ của họ,” tám chuyên gia độc lập do Hội đồng Nhân quyền LHQ chỉ định nói trong tuyên bố.

Vào cuối tháng 11 vừa qua, các hãng tin AP, AFP, Euronews và nhiều báo quốc tế cùng đưa tin về việc có khoảng 500 công nhân Việt Nam đang phải sống trong các khu nhà tạm không có máy sưởi và nước ấm, bị đói khát, không có tiền và cũng không được các nhà chức trách địa phương giúp đỡ. Theo các bản tin này, những công nhân Việt Nam tham gia xây dựng một nhà máy lớn của hãng lốp xe Trung Quốc có tên Shandong Linglong Tyre ở thành phố Zrenjamin, miền bắc của Serbia.

Một nhóm bảo vệ nhân quyền ở Serbia lúc đó đưa ra cảnh báo rằng các công nhân Việt Nam có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoặc bóc lột nô lệ.

Các chuyên gia của LHQ hôm 21/1 trích dẫn các thông tin mà họ nhận được cho biết rằng có tám công ty, bao gồm các hãng tuyển dụng lao động của Việt Nam và các công ty xây dựng của Trung Quốc đăng ký tại Serbia, được cho là có dính líu đến các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong việc này. Các chuyên gia không đưa ra tên của các công ty bị cáo buộc nhưng cho biết đã gửi thư tới 8 doanh nghiệp này và nhắc lại nghĩa vụ của họ về trách nhiệm giải trình theo Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Quyền con người.

Những công nhân Việt Nam được AP và AFP phỏng vấn lúc đó nói rằng họ không được trả lương, sống như trong tù và rằng thực tế khác hẳn với những gì họ được hứa hẹn cũng như kêu cứu để được rời khỏi nơi đó.

Hãng lốp Shandong Linglong của Trung Quốc được truyền thông quốc tế trích dẫn nói hồi tháng 11 rằng họ không trực tiếp tuyển dụng các công nhân Việt Nam và đỗ lỗi cho nhà thầu phụ Trung Quốc cũng như công ty tuyển người ở Việt Nam.

“Chúng tôi cũng băn khoăn trước những cáo buộc rằng các tổ chức xã hội dân sự đã không được phép tiếp cận các địa điểm có người lao động để hỗ trợ”, các chuyên gia LHQ nói trong tuyên bố.

Nhóm chuyên gia này kêu gọi chính phủ Việt Nam, Trung Quốc và Serbia phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động dưới quyền của họ và có trụ sở trên lãnh thổ của họ phải tôn trọng quyền con người của tất cả những lao động này.

“Điều này không chỉ bao gồm các danh nghiệp dùng lao động nhập cư mà còn bao gồm các cơ quan tuyển dụng lao động”, các chuyên gia LHQ nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát các cơ quan tuyển dụng lao động nhằm ngăn chặn nạn buôn người vì mục đích cưỡng bức lao động một cách hiệu quả.

Bộ Ngoại giao Việt Nam không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của VOA. Một người phát ngôn của bộ hồi tháng 11 nói rằng các cán bộ phía Việt Nam không được báo cáo gì về “bạo lực và quấy rối” tại nhà máy của Trung Quốc nhưng lúc đó cho biết đang theo dõi tình hình.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic được AP và AFP trích lời nói hồi tháng 11 rằng chính phủ của ông sẽ cố giúp đỡ các công nhân Việt Nam nhưng sẽ không giải tán các nhà đầu tư nước ngoài vì “khó khăn lắm” mới đưa được họ vào Serbia.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn