Nghĩ về chữ “Đại” trong quốc hiệu nước ta qua các thời kỳ

Nguyễn Hữu Quý

imageNgày nay, khi mà ngoài Biển Đông, người TQ đang “làm mưa làm gió”, họ thích bắt ngư dân ta lúc nào là tùy ý, người VN hiện nay như những kẻ yếu hèn, bạc nhược; hình ảnh ngư dân phải giơ tay như đầu hàng khi bọn cướp dưới sắc phục quân đội TQ, chúng ta cảm thấy nhục nhã; người VN ta khí tiết là thế, anh dũng là thế, yêu nước là thế, có lịch sử oai hùng là thế... mà phải im lặng.

Thôi thì ta còn yếu về súng đạn, điều kiện chưa cho phép để “nhìn thẳng quân thù mà bắn”, nhưng đến báo, đài cũng không được quyền nói, có nghĩa là, chúng ta, dân tộc ta đã không còn là ta nữa rồi; ta đã mất cả tự tin (tự đánh mất mình), đánh mất đi chính cái mà hàng ngàn năm nay dân tộc ta đã tạo nên “thương hiệu”... Ôi, chả biết rồi từ nay về sau dân tộc ta sẽ trôi dạt theo hướng nào nữa!

Trên cái “nền” suy nghĩ ấy, với kiến thức lịch sử của một người có nghề nghiệp chính thuộc lĩch vực khoa học kỹ thuật, nhưng yêu lịch sử nước nhà, tôi nghĩ đến chữ “Đại” trong Quốc hiệu nước ta, tại sao ông cha ta lại dùng chữ Đại để đặt tên cho Quốc gia của mình?

Ta có thể tóm tắt lịch sử nước nhà như sau:

- Thời tiền sử

- Kỷ Hồng Bàng

- An Dương Vương

- Bắc thuộc lần I (207TCN-40), gồm nhà Triệu 207-211TCN và Hai Bà Trưng 40-43;

- Bắc thuộc lần II (43 - 541), giai đoạn này có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602);

- Bắc thuộc lần III (602 - 905) Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng;

- Thời kỳ phong kiến độc lập:

Năm 905 Khúc Thừa Dụ đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập, năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt, Đại Cồ Việt trải qua các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và 40 năm đầu của nhà Lý. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt, Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ XI, XII), nhà Trần (thế kỷ XIII, XIV), nhà Hồ (đầu thế kỷ XV), nhà Hậu Lê (thế kỷ XV, XVI, XVII, XVIII), Nhà Mạc (thế kỷ XVI), nhà Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII).

Như vậy, ngay sau khi giành được độc lập, ông cha ta đã đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt; và chữ “Đại” đi liền từ đó cho đến năm 1804 (Triều Gia Long), tổng cộng là: 1804-968=836 năm (cần nhớ là, khi mới độc lập vào năm 968, diện tích nước ta còn rất nhỏ, chỉ từ Đèo Ngang - Hà Tĩnh trở ra).

Sau này, đến triều vua Minh Mạng (tên thật của ông là Nguyễn Phúc Đảm), ông thấy rằng nước nhà đã mở cõi về Nam (như ngày nay), ông lại đặt Quốc hiệu là Đại Nam (1820-1841).

Rõ ràng là: mặc dù diện tích nước ta nhỏ, ngay cả trong thời kỳ phong kiến độc lập cũng luôn bị “Thiên triều” quấy phá, phải triều cống..., nhưng trong tư duy nước lớn, ông cha không kém cạnh với ngay cả với Trung Hoa.

Nghĩ như vậy để ta thấy rằng:

- Thế hệ chúng ta ngày nay có điều kiện để phát triển đất nước, nhưng ngay trong tư duy nước lớn, thế hệ chúng ta còn thua ông cha ta cách đây hơn 1.000 năm (ngày mới giành độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc).

- Mình không muốn lớn, có nghĩa là dân tộc ta nhỏ lại, chấp nhận là kẻ “nhược tiểu”, đây là tư tưởng hủ bại; sống bên cạnh một nước lớn hung hăng, có lịch sử xâm lăng tàn bạo, dân tộc Trung Hoa đã và luôn có những bạo chúa khát máu và hiện nay vẫn còn những bạo chúa mặc áo cổ cồn, bắt tay, vỗ vai, tỏ ra thân thiện nhưng vô cùng thâm hiểm... nếu dân tộc ta không có tư duy nước lớn như ông cha ta đã từng làm thì sớm muộn cũng chỉ là nô lệ, mất dần đất đai, biển cả...

Vài điều trăn trở nêu trên để cùng với bạn đọc chúng ta cùng suy ngẫm!

18.5.2010

NHQ

Nguồn: trannhuong.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn