Thư gởi lãnh đạo và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh về ngôi nhà số 98 Nguyễn Thị Minh Khai P.6 Q.3 TP Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2013

Kinh gởi: – Ông Bí thư Thành ủy Đảng CSVN thành phố Hồ Chí Minh

    – Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Đồng kính gởi: – Ông Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa quý ông,

Vừa về lại thành phố sau một thời gian dưỡng bệnh tại quê nhà Tiền Giang, tôi vô cùng kinh ngạc được đọc bản sao THƯ MỜI của SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH thành phố Hồ Chí Minh, đề ngày 12 tháng 3 năm 2013, gởi một số cơ quan công quyền Quận 3 TP HCM, “Mời… tham dự buổi làm việc”… “để giải quyết đề nghị của bà Sử Thị Thanh Xuân và ông Dương Minh Tâm (con trai ông Dương Văn Minh ) về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa đối với nhà số 98 Nguyễn thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3…”. Tôi nhận được tin này là từ bà Nguyễn Xuân Mai, nhũ danh Dương Thị Xuân Mai, trưởng nữ của Đại tướng Dương Văn Minh, báo động về từ Hoa Kỳ.

Thư bạn đọc

GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, GSTS Nguyễn Thế Hùng kính mến,

Tôi là Nguyễn Thị Thủy, doanh nhân VN  làm việc tại châu Âu. Tôi rất tán đồng với  kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992. Sửa để phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc – những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, đồng thời để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước sự bành trướng bá quyền TQ.

Điều tôi băn khoăn là tại sao VN không lấy gương Thụy Sĩ  để làm hướng phát triển. VN không thể đu dây giữa các nước lớn, vả VN không có đồng minh sẽ không thể tự bảo vệ mình nếu không theo cơ chế trung lập giống Thụy Sĩ để buộc thế giới công nhận và can thiệp, bảo vệ, mọi vấn đề  ranh giới chủ qưyền sẽ buộc phải phân định  theo Liên Hợp Quốc mặc dù TQ không muốn, không những ta sẽ đòi được Hoàng Sa mà VN còn có cơ hội phát triển tốc độ nhanh vượt bậc vì không phải lo chiến tranh.

Trao đổi về Quyền Con Người

Hành Nhân

PHẦN 1: NGOÀI CÔNG VIÊN

Sáng CN 05.05, đúng 8h30 tôi có mặt ở công viên 30/4, đối diện dinh Độc Lập. Khi đến đây, tôi gặp một số bạn quen như Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Quốc Anh (August Anh)... Chúng tôi cùng rảo bước một vòng, thấy có một số bạn trẻ ngồi tụm năm tụm ba trò chuyện, xung quanh là đủ các loại lực lượng CSGT, CSCĐ, TNXP, CA, AN chìm nổi... Trong số đó, tôi nhận ra rất nhiều các gương mặt quen thuộc đã từng "làm việc" với tôi hay theo đuôi tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn vui vẻ bước đi, hỏi chuyện một số bạn trẻ về Quyền Con Người. Nếu như ai chưa từng biết hay xem qua Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thì chúng tôi phát cho họ một bản để tham khảo. Có một số anh an ninh mặc thường phục cũng đến hỏi xin một bản để xem...

“Nói với mình và các bạn”: Biểu tình, đình công và tẩy chay

Dưới đây là bài viết thứ bảy trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất tuân dân sự, về kỹ thuật bầu cử và làm thế nào để có bầu cử tự do, công bằng.

Còn mục đích của bài này là nói về một vài hình thức hoạt động chính trị khác: biểu tình, đình công, và một hình thức vẫn còn tương đối xa lạ với người dân Việt Nam, đó là tẩy chay.

Phạm Đoan Trang

Nhà giáo Phạm Toàn: '3 năm nay chúng tôi không có đồng lương nào cả'

Quyên Quyên

(GDVN) -“Ba năm nay tôi và đồng nghiệp không có một đồng lương nào cả. Giời thương tôi cho tôi những bạn trẻ nhiệt huyết, có tâm với giáo dục”, nhà giáo Phạm Toàn cho biết.

· Nhà giáo Phạm Toàn công bố sơ đồ tổ chức lại hệ thống giáo dục

· GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục

· 'Muốn cải cách giáo dục thì phải làm như bộ sách này'!

· Nhà giáo Phạm Toàn: "Sách giáo khoa phải dạy cho trẻ tính trung thực"

Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam

Nguyễn Duy Vinh (TS Cơ khí động học về hưu và đang dạy học tại Châu Phi)

Nhân mấy hốm nay có nhiều bài viết về hiến pháp Việt Nam trên mạng, tôi đọc và sửa lại đôi chút bài viết này để xin phát biểu cái nhìn của mình. Tôi chỉ chú trọng đến những thay đổi cơ bản và đột ngột của các văn bản hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 và tôi sẽ không bàn đến tính cách hợp hiến hay không hợp hiến cũng như giá trị pháp lý của những văn bản nêu trên.

Trước tiên tôi cũng xin được phép nói qua về hai chữ “hiến pháp”. Theo một số các chuyên gia về luật và các nhà soạn thảo hiến pháp, hiến pháp của một quốc gia là một hợp đồng hay có thể gọi nôm na là giao kèo giữa người dân và nhà cầm quyền. Giao kèo này quy định việc gì mỗi bên được làm và không được làm, nhưng quan trọng hơn hết là giao kèo đó giới hạn quyền lực của nhà cầm quyền trong khi quản lý việc nước. Nhìn trên phương diện ba quyền biệt lập (tam quyền phân lập) theo cấu trúc của sự phân chia quyền lực minh bạch ở những nước dân chủ Tây phương (những quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp), quốc hội là cơ quan lập pháp quy tụ toàn thể dân biểu đại diện dân có quyền soạn thảo, sửa đổi và bổ sung hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây phải nói ngay là hiến pháp dù có hay cách mấy mà không được tôn trọng thì tính cách dân chủ hay việc giới hạn quyền lực của nhà nước cũng bị lung lay.

Chết dưới tay Trung Quốc, Phần IV, Chương 15

Peter Navarro và Greg Autry

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Chương 15

CHẾT BỞI KẺ ỦNG HỘ TRUNG QUỐC: FAREED ZAKARIA TAN THEO MÂY KHÓI

Sự tăng trưởng của Trung Quốc mang lại lợi ích rõ ràng và ngạc nhiên đối với thế giới và đặc biệt đối với Hoa Kỳ.

– Fareed Zakaria

Này Fareed, ông có muốn một chút mù tạt cho lời tâng bốc đó thêm hương vị không? Và sau khi ông hết lời khen Trung Quốc, xin ông làm ơn hãy trả lời câu hỏi này:

Đừng kiên định chính sách ngu dân

Đức Thành

Đảng, nhà nước tiếp tục kiên định con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa cho tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng lý luận và là kim chỉ nam cho đường lối phát triển đất nước và tiếp tục áp đặt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội Việt Nam là tiếp tục kiên định một chính sách ngu dân nhất đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.

Ta hãy xem xét dưới các góc độ dưới đây để rõ:

Thứ nhất: Phải làm rõ thế nào là chủ nghĩa xã hội, đâu là thực tế của chủ nghĩa xã hội và xây dựng nó mất thời gian bao lâu. Một vấn đề mở như vậy nhưng chưa thấy ai nhất là những người bảo vệ quan điểm kiên định đường lối xã hội chủ nghĩa định nghĩa được cho nhân dân Việt Nam biết. Nhất là hiện nay toàn thể dân tộc ta đang dốc sức dốc lòng muốn minh định rõ ràng để quy định trong hiến pháp vì cả đất nước đang tập trung để làm ra được một bản hiến pháp tiên tiến, “phù hợp với tình hình thực tiễn” của dân tộc chứ không phải phù hợp với tình hình thực tiễn của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ Công An đòi báo chí tiết lộ nguồn tin

clip_image002

Bộ Công an đang gây áp lực với nhà nước thay đổi luật báo chí

Bộ Công an Việt Nam muốn sửa đổi luật để gây áp lực buộc báo chí tiết lộ nguồn tin, điều có thể gây mâu thuẫn với nguyên tắc tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp báo chí đã được luật pháp Việt Nam lâu nay quy định, theo phản ứng của truyền thông trong nước.

Cho nó làm công an

Người Buôn Gió

Tháng 12 năm 2007.

Mình có mặt ở trước đại sứ quán Trung Quốc khá sớm, đứng ở vườn hoa bên này ngay chính diện đại sứ quán Trung Quốc. Xung quanh chả có ai, ngồi bệt xuống đất châm thuốc hút. Nhìn xa xa thấy một tay kính trắng, comple đang nói với mấy người xung quảnh và chỉ tay về phía mình ngồi. Sau này quen tay ấy, mình mới biết hắn là luật sư Lê Quốc Quân, hai thằng trở thành bạn thân. Nhưng đó là câu chuyện sau này.

Lúc đó mình ngồi hút thuốc, thì có thằng em quen ra ngồi gần hỏi.

- Anh Hiếu ngồi đây làm gì?

Mình nhìn ra thằng em làm cùng ở công ty quảng cáo AT chỗ An Dương năm 2002, lúc đó mình là thợ cả nó là thợ phụ. Hồi 2002 mình cũng chả quan tâm đến biển đảo gì lắm, thú thực sau này có con trai mới để ý đến xã hội chút. Lúc này mình làm phụ trách sản xuất cho một công ty quảng cáo, đại khái là giám đốc sản xuất thi công. Còn nó thì nhìn to cao, béo tốt, khỏe mạnh và sang trọng hơn hồi xưa, nhìn ra thì hai anh em đều có vẻ tiến bộ. Mình hồ hởi bảo nó.

Hòa giải, đồng thuận để đại đoàn kết

Tống Văn Công

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần nói “Ngày 30-4 có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn”. Câu nói phản ánh hoàn cảnh lịch sử khiến cho “đất nước đã thống nhất mà lòng người còn ly tán”. Ba mươi tám năm qua hố ngăn cách đã hẹp lại theo chiều rộng, nhưng vẫn còn đôi chỗ hun hút sâu, có thể thấy ở hai thành phố Hoa Kỳ (Garden Grove và Orange County) nơi có đông người Việt nhất, đã ra nghị quyết không hoan nghênh quan chức Việt Nam đến thăm, vì e có “rủi ro về an toàn” và “phải trả dịch vụ cảnh sát cần thiết”. Ở trong nước, cũng dễ thấy không ít biểu hiện thiếu đồng thuận. Đó là điều cần phải mau chóng khắc phục, bằng cách mở nhiều kênh hòa giải, tìm sự đồng thuận, để đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sinh viên Việt Nam 'mù tịt' về tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc?!

Quyên Quyên - Xuân Trung

Sinh viên Việt Nam không biết gì và không quan tâm gì đến tình hình Hoàng-Trường Sa, trong khi đó là những điểm nóng về tình hình an nguy của biên cương Tổ quốc. Thực trạng đau đớn này đến nay không còn lạ, cũng như có đến 1000 bài thi bị điểm zero về môn Sử vậy thôi. Chỉ có hai điều này “hơi lạ”:

- Để trả lời thảm trạng này vì đâu, ai phải chịu trách nhiệm, thì ngay những người rất quan tâm cũng quy kết sai. Có người bảo tại nhà trường, tại ngành giáo dục, tại thầy cô, tại ngành tuyên truyền, tại bản thân sinh viên...? Hãy hỏi: Tình trạng này đâu chỉ ở trong sinh viên, nếu khảo sát trong toàn dân chắc cũng không khá hơn. Chính những người lãnh đạo cả nước này còn coi Trung Quốc là “bạn vàng 16 chữ”, là quan hệ Việt Trung chưa bao giờ tốt như bây giờ, là tình hình Biển Đông không có gì mới, rằng quan hệ Việt Trung là tài sản quý báu của nhân dân hai nước cần phải giữ gìn… thì tất cả những thái độ thờ ơ của mọi người mọi ngành chẳng qua là do rất thấm nhuần và thực hiện xuất sắc những lời dạy quý báu ấy mà thôi.

- Tại sao điều tra ở các em tiểu học thì lại khá hơn? Quá dễ hiểu, vì các em nhỏ chưa bị đầu độc bởi các chương trình vui chơi nhăng nhít, vong bản, mà nhiều nhà văn hóa đã ví như phong trào “Ducouroy” mà Thực dân Pháp đã bày đặt để thanh niên ta quên cái nhục mất nước!

Xin thẳng thắn tỏ bày để cùng nhau suy nghĩ xem sao?

Bauxite Việt Nam

Đất, khát vọng và nghịch lý *

Tương Lai

Khát vọng của ai? Khát vọng của người nông dân, và vì vậy cũng là khát vọng của cả dân tộc từng dựng nước, mở nước trên một bán đảo của miền nhiệt đới gió mùa với nghề trồng lúa. “Cấy cày vốn nghiệp nông gia” (ca dao), những người “côi cút làm ăn toan lo nghèo khó... Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ. (Nguyễn Đình Chiểu – “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc”). Nông gia, nông dân cũng là dân tộc đấy thôi. Liệu có người Việt nào không có gốc gác từ làng quê hoặc có mối liên hệ dây mơ rễ má với cái lũy tre làng quen thuộc? “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu / Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” là hình ảnh tiêu biểu của khung cảnh xã hội Việt Nam trong hệ văn minh lúa nước vùng nhiệt đới.

Tự bao đời “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó, việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm” (Nguyễn Đình Chiểu), người nông dân gắn bó với đất, cái quý nhất đối với họ và cũng là khát vọng bao đời của họ. Cho dù chính “cái nghiệp nông gia” gắn với đất, tư liệu sản xuất cơ bản nhất ấy cùng với lối tư duy tiểu nông “con trâu đi trước, cái cày theo sau” ấy là nguồn cơn của sự lạc hậu triền miên như bước chân trâu ì ạch trên ruộng bùn, nền sản xuất xã hội không sao chuyển nổi sang kinh tế hàng hóa. Nhưng cũng vì thế, mảnh đất ấy là vốn quý, đời cha để lại cho đời con, đời cháu. Con cháu đẻ thêm ra ngày một nhiều nhưng đất thì không sinh sôi nảy nở! “Tấc đất tấc vàng” là bảo vật cha truyền con nối.

Chiến thắng của Dân tộc là chiến thắng của những rô bốt?

Đức Thành

Ngày 30/4/2013 vừa qua chương trình thời sự 19h VTV dẫn lời và hình của thiếu tướng Phan Kỳ cho rằng nếu phi chính trị hóa quân đội thì “quân đội ta là đội quân của những người máy”, như thế thì không thể chiến thắng vẻ vang được. Tại buổi toạ đàm góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 13/3/2013 do báo Quân đội Nhân dân tổ chức cũng với nội dung trên, thiếu tướng cho rằng “phi chính trị hóa quân đội sẽ trở thành đội quân rô bốt vũ lực”. Qua đó ông nhấn mạnh quân đội cần thiết phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kháng chiến chống quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh… làm gì có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, làm gì có Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác giúp đỡ. Vậy mà dân tộc ta vẫn thắng lợi vẻ vang. Trong những nhà nước phong kiến của Việt Nam ấy cái hệ chính trị tư tưởng nào đã thống soái để làm kim chỉ nam cho các chiến thắng vĩ đại ấy của đân tộc? Tư tưởng yêu nước hay tư tưởng Cộng sản đã làm nên kỳ tích của ông cha chúng ta?

Nhân 30 tháng 4, tôi tuyên bố

Nhạc sĩ Tô Hải

...Cứ đến ngày 30 tháng 4 đến họ lại không ngớt dùng bộ máy khổng lồ tuyên truyền của họ cao giọng huênh hoang, tăng cường chửi Mỹ, chửi “ngụy”. Dù có đôi chút hạn chế hơn trước (tỉ như thỉnh thoảng có nhắc tới cái tên Việt Nam Cộng hòa, “ông” này, “ông” kia… chứ không xách mé, hỗn xược, khinh người như trước) nhưng vẫn không ngớt phịa ra các thứ chiến công tưởng tượng như “giải phóng Trường Sa”, như “tiến đánh dinh Độc Lập”, kể cả “địa đạo trại Davis”, những chuyện chẳng ai biết, chẳng ai làm chứng những ngày 30 tháng Tư trước bao giờ!… Cứ như đánh đâu thắng đấy nhưng sự thật thì như mình đã viết: Đây là một cuộc đá bóng mà một bên đã ra khỏi bãi vì không đá nữa! Vậy có có đá với ai đâu mà “đá thắng” cơ chứ!?

Tô Hải

Công an Việt Nam đã cùng quẫn tới mức thế này sao???

Nguyễn Tường Thụy

Trong chương trình đến thăm Phạm Văn Trội (xã Chương Dương huyện Thường Tín Tp Hà Nội) có tôi, mọi người đã bố trí sẵn người đưa đón. Tuy nhiên, kế hoạch của tôi hôm nay được ấn định từ trước đó nên tôi không đến cùng mọi người được.

Lúc 13 h 30, Phạm Văn Trội gọi điện báo tin, công an đã bắt hết những người đến thăm Trội về trụ sở. Tôi vừa tạt xe vào vỉa hè đưa tin, vừa tiếc mình không đi cùng mọi người. Nếu biết trước, cuộc đến thăm Phạm Văn Trội bị như thế, chắc chắn tôi sẽ hoãn việc kia lại.

Tốt nhất là để cho người trong cuộc kể.

Đây, cái gọi là "không có rào cản" của ông Phan Trung Lý

Đặng Đăng Phước

April 25

Sáng nay HT nhà trường mời mình lên đưa cái giấy mời của phòng PA25 - CA tỉnh Dak Lak, trong giấy mời không thấy ghi lý do mời làm việc.

Mình định gọi cho chú CA tên Lương để hỏi lý do và nội dung. Nếu CA không nói rõ lý do làm việc thì có nhất thiết phải đi hay không? Nhờ anh chị em ai biết tư vấn giúp! Thanks!

clip_image001

Quyền lập hiến và Trưng cầu dân ý

Mai Thái Lĩnh

Ba năm trước đây, ông Nguyễn Văn An – nguyên ủy viên Bộ Chính trị (hai khóa 8 và 9), cựu Chủ tịch Quốc hội (2001-2006) – đã lên tiếng đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam cho “Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp để đúng nghĩa là người chủ đất nước”. Ý kiến này đã dấy lên cả một làn sóng tuyên truyền trong giới trí thức để đòi thực hiện “quyền phúc quyết”. Tin tức mới nhất trong những ngày gần đây cho thấy Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến tán thành đề nghị này.[1]

Câu hỏi đặt ra là: nếu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng chính thức tán thành đề nghị của Chính phủ thì dấu hiệu đó có mở đường cho một chế độ dân chủ thật sự tại Việt Nam như mong ước của rất nhiều người hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét lại vấn đề từ cội rễ: quyền phúc quyết có phải là cốt tủy của quyền lập hiến hay không?

“Chính trị hóa” làm tê liệt xã hội

BS. Nguyễn Quang Bình Tuy

Nhân việc bàn về “phi chính trị hóa quân đội”, cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại hàng loạt vấn đề của xã hội hôm nay như đạo đức suy đồi, quá tải bệnh viện, giáo dục xuống cấp, thanh niên không có tay nghề lẫn kỹ năng làm việc, không thể tuyển người giỏi vô làm công chức… Có thể khẳng định, đó là do chúng ta “chính trị hóa” mọi mặt của đời sống xã hội. Chính trị hóa len lỏi tới mọi ngành nghề, mọi giới và mọi nơi. Chính trị hóa đã làm xơ cứng xã hội, làm tê liệt xã hội, khiến không ai dám nói thật vì sợ “phản động”, không ai dám làm vì sợ “làm trái ý lãnh đạo”, không ai dám sáng tạo vì sợ “lãnh đạo biết mình giỏi hơn”… Suy cho cùng, ai cũng phải căng thẳng, vắt óc suy nghĩ để nói gì và làm gì sao cho đẹp lòng lãnh đạo để mà sống vì miếng cơm manh áo. “Nói thật thì sợ mất lòng” nên đành phải… nói dối. Mà nói dối lâu ngày thành thói quen và trở thành bản chất của mình lúc nào không hay. Hậu quả là mọi người chỉ nói theo những gì lãnh đạo (cơ quan, tổ chức…) đã nói và muốn nghe. Những ai tồn tại và được thăng tiến được trong môi trường đó thì gần như chắc chắn cũng thuộc hàng “nịnh hót” và “miệng lưỡi đỡ tay chân” mà thôi. Mà người giỏi, người tài thì không ai thích làm chuyện đó cả, mà họ cần một lãnh đạo anh minh, biết tạo đất để họ dụng võ, phát huy hết khả năng của mình. Thế thì làm sao chúng ta có được người giỏi người tài, khi mà hiện nay tiêu chí xét thăng chức quản lý từ cấp thấp nhất là phó phòng, phó khoa của một bệnh viện bắt buộc phải là… đảng viên Đảng Cộng sản bất kể chuyên môn “có vấn đề”!

Tượng đài của chủ nghĩa xã hội

Đức Thành

Đảng, nhà nước luôn tuyên truyền kiên định cho đường lối xã hội chủ nghĩa của mình. Nhất là những ngày trong lễ kỷ niệm này các phương tiện truyền thông lại ra rả như quốc kêu về vai trò lãnh đạo của Đảng, về lý tưởng cộng sản, và về chủ nghĩa xã hội.

Ở tuổi trẻ con, tôi bị bố mẹ cấm đoán chơi với lũ trẻ con khác vì chúng quậy phá nhất làng. Chúng ghét ai thì dù ruộng phần trăm hay ruộng cá thể và dù lúa đã chín chúng vẫn dùng ngọn tre khô cào tơi bời cho thóc rụng xuống, chủ nhân của những đám ruộng ấy chỉ còn nước khóc… kêu trời. Tôi thấy chúng cứ vô tư chơi vô tư đùa mà cầm đầu lại là con ông bí thư đảng ủy kiêm trưởng công an xã. Lúc ấy bắt được một người nào ăn cắp ngô, khoai hay ăn cắp con gà… đều bị bố nó trói giật cánh khuỷu và trước ngực người đó được treo thêm tang vật là ngô, là koai, là gà… hay bất cứ thứ gì ăn cắp được. Các công an viên dẫn giải đi khắp các đường làng ngõ xóm (có người vì một phút nông cạn đã vướng vào việc trộm cắp vặt này nhưng không chịu được nhục do bị bêu riếu khắp làng kiểu như vậy nên đã phải thắt cổ tự vẫn). Trong những lần như thế thằng con ông bí thư xã kiêm trưởng công an vui nhất. Nó là kẻ đầu têu chuyên nghĩ ra các trò tai quái như đi đằng sau ném gạch ném đất đá vào lưng người bị trói hay đi ngang hàng tìm cách ngáng chân để họ ngã ra đường… Không ai dám can hắn vì hắn là con út của người nắm vận mệnh của toàn thể nhân dân trong xã tôi. Vô phúc mà bị hắn lu loa vu vạ cho ai thì không những người đó mà còn cả nhà họ phải liên lụy. Nó với tôi học cùng lớp cấp một.

Ghi chép về một buổi họp mặt quanh bàn ăn trưa ngày 29.4.2013

Hạ Đình Nguyên

30-4 là ngày kỷ niệm lớn của người Việt Nam, với nhiều ý nghĩa khác nhau và tên gọi khác nhau. Nhưng có lẽ vào ngày này, nên nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát...Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vế thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.

Vậy đó là ngày gì, có thể chỉ dùng một từ ngữ được không? Có người cho rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc gần 40 năm, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến. Đó là cuộc chiến không có tiếng súng vẫn tiếp diễn, với những hệ lụy của lòng thù hận chua cay và mâu thuẫn chất chồng, kéo rê qua từng thế hệ và không ngừng những phát sinh mới trong tình thế mới, trong từng thớ thịt của nhân dân. Vì thế mà “Thế lực thù địch” lại có nhiều cách hiểu không giống nhau. Có lẽ không có từ ngữ nào ổn hơn để gọi ngày 30-4: là ngày hòa bình của đất nước, ngày chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài trên toàn cõi Việt Nam.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn