Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng thiên tài

Nguyễn Trọng Vĩnh

Được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, tôi bàng hoàng, thẫn thờ giây lâu, vô cùng đau xót.

Thế là:

Một ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam đã tắt!

Một người học trò xuất sắc của Bác Hồ đã ra đi!

Một danh tướng trong mười danh tướng thế giới không còn nữa!

Tổ quốc mất một nhân tài kiệt xuất!

Miên man chuyện lễ tang tướng Giáp

Võ Văn Tạo

Gần 24 giờ sau khi đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Quân y viện 108 (18h09 ngày 4-10-2013, theo Võ Hồng Nam - con trai út ông), rất nhiều lão thành cách mạng, cựu chiến binh, trí thức và người dân rốt cuộc cũng nhẹ nhõm. Cuối chiều 5-10, một số báo điện tử nhà nước đưa tin: Văn phòng TW ĐCSVN vừa ra thông báo, sẽ tổ chức theo nghi thức quốc tang trong 2 ngày 12&13-10.

Trừ những người có quan hệ thân thiết với gia đình và thư ký tướng Giáp, phần lớn người biết sớm tin ông từ trần nhờ các hãng thông tấn nước ngoài kịp thời đăng tải. Các báo quốc doanh, phần sợ bị “trên” quở phạt, buộc “bóc” xuống như vụ cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần (!), phần bị chỉ đạo chờ “nhạc trưởng” TTXVN (!) “vung đũa”, ít nhiều đều có phần chậm trễ. (Trừ Tuổi TrẻThanh Niên là 2 tờ báo “quốc doanh” đã nhạy bén đưa tin ngay chiều muộn 4/6 – BVN)

Hai bài viết ngắn về Võ Nguyên Giáp

Lê Mai

Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng

Khuôn mặt ngời sáng tinh anh, đôi mắt lá trúc quân tử tuyệt đẹp, phong thái ung dung, tự tại cộng với tài năng quá thể đã tạo nên một Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng – đối với bất cứ địch thủ nào, dù là công khai hay âm thầm trong bóng tối.

Lẽ dĩ nhiên, giữa địch thủ công khai và kẻ thù giấu mặt thì kẻ thù giấu mặt bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Đừng tưởng: “Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không còn ai xấu nữa. Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ yêu thương”.

Hậu quả của việc không thừa nhận các hội, đoàn, đảng phái trong xã hội

Hà Huy Sơn

Tôi cho rằng sự bộc bạch của mỗi cá nhân trước các vấn đề của xã hội, dù nhận được ý kiến đồng thuận hay phản biện, đều giúp ích cho việc nâng cao nhận thức chung. Với suy nghĩ đó tôi xin nêu ra một vấn đề xã hội dưới góc nhìn cá nhân. Bất cứ sự so sánh nào cũng đều khập khiễng và tôi trong bài viết này hoàn toàn không có dụng ý hạ thấp, phỉ báng đối tượng nào.

Đó là việc xây dựng một xã hội dân chủ, được Đảng CSVN, Nhà nước Việt Nam coi là mục tiêu hướng tới. Đây cũng là xu hướng tất yếu, là quy luật. Một xã hội dân chủ là một xã hội mà ở đó các hội, đoàn, đảng phải phải được thừa nhận, hoạt động công khai, bình đẳng trước pháp luật. Việc sinh ra nhiều hội, đoàn, đảng phái là một nhu cầu tất yếu của xã hội.Trước đây đã có nhiều hội, đoàn, đảng phái được thành lập, hoạt động và hiện nay cũng vậy chỉ có khác là hiện nay nhà nước không thừa nhận mà thôi. Thực tế đó, có thể ví như hoạt động mại dâm mà hiện nay nhà nước đang coi là tệ nạn. Nhưng gần đây nhận thức của chính phủ và quốc hội đã chuyển biến và đề cập đến vấn đề này một cách nghiêm túc.

“Diễn đàn xã hội dân sự”, bước phát triển tất yếu hợp quy luật

(Tháng 10 thao thức…)

Nguyễn Thượng Long

Có thể nói, kể cả xã hội hoàn hảo nhất… vẫn không thể phủ nhận được những biểu hiện mang hơi thở của đời sống dân sự. Nếu xã hội Việt Nam những năm tháng qua có được một hình thức nào đó tương tự như “Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự”, mà các vị Nhân sĩ Trí thức hàng đầu của đất nước đang chủ trương, thì trí tuệ dân tộc được giải phóng, nhờ đó chính quyền có thêm kênh thông tin để điều chỉnh đường lối, hoàn thiện được chủ trương chính sách cho phù hợp với thực tiễn phát triể Nội lực dân tộc sẽ dồi dào, cũng nhờ thế mà người láng giềng Phương Bắc bớt đi được cái mộng bá quyền thâm căn cố đế của họ. Đời sống xã hội Việt Nam sẽ bớt những căng thẳng không cần thiết như những hình ảnh này:

Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV?

TS Nguyễn Thị Từ Huy

Vẫn biết rằng những gì nói ra ở đây có thể chẳng ai nghe, có thể chẳng nhận được sự hồi đáp nào, mà có khi lại tự gây nguy hiểm cho bản thân, chuốc lấy sự thù ghét của đồng nghiệp. Nhưng đã cầm bút thì không làm khác được.

Mặt tích cực của vụ đàn áp luận văn về Mở Miệng là gì? Là người ta đã tìm thấy cái gì đó để đàn áp. Nghĩa là Đỗ Thị Thoan và Khoa Ngữ Văn ĐHSPHN đã làm ra và thông qua một sản phẩm khoa học khiến cho phái thủ cựu phải nổi giận. Hãy hình dung nếu cả một nền nghiên cứu mà chỉ có các sản phẩm làm hài lòng phái thủ cựu thì khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam sẽ bi đát đến mức nào.

Việt Nam cần đột phá đổi mới để tiếp thu có kết quả sự giúp đỡ của thế giới văn minh

Vũ Duy Phú

Chúng ta đang chứng kiến một số hiện tượng “diễn biến” đến bất ngờ. Trên thế giới thì Trung Quốc tiến vọt về kinh tế do từ bỏ CN Mác Lê, mở cửa hội nhập với phương Tây, nhưng không thực hiên Tự do Dân chủ Nhân quyền, Đa nguyên, từ đó chủ nghĩa phong kiến bành trướng bá quyền Đại Hán được dịp khôi phục. Đó là một điều bất ngờ đối với thế giới văn minh và đối với cả ngay nhân dân Trung Quốc. Thế giới Tư bản, đứng đầu là Mỹ, sau gần hai thế kỷ tiến bộ vượt bực cả về chính trị lẫn kinh tế, xã hội, KHKT, v.v. nhưng, ngoài những khuyết tật bản chất của CNTB còn rơi rớt lại, do quá chủ quan, kiêu ngạo và thiếu tầm nhìn xa . . . (một “đẳng cấp” cao hơn của những khuyết tật xã hội) nên đã sa lầy vào cuộc khủng hoảng chưa từng có về cơ cấu tài chính, phân phối thu nhập, sản xuất, tiêu dùng, hưởng thụ trên mức tự làm ra quá nhiều lần.

Mấy lời gửi ông Khổng Minh Trí về “thế lực thù địch” và những “đòi” của “thế lực thù địch”

Đào Tiến Thi

“Ông Đào Tiến Thi đã có một bài viết với các luận điểm rõ ràng, chính xác phản bác lại bài viết đầy tính hàm hồ, hô khẩu hiệu của Khổng Minh Trí.

Rất mong xã hội Việt Nam chúng ta càng ngày càng có nhiều tờ báo tự do công khai minh bạch, để các luồng ý kiến, tư duy lành mạnh, tiến bộ được lưu truyền trong đại chúng.

Không có tự do ngôn luận, xã hội mãi bị dồn ép trong chốn ao tù tư duy “ai thắng ai” Mác Lê Mao lỗi thời, “xã hội chủ nghĩa” ảo tưởng mà thực chất là mồi ngon béo bở cho một thiểu số lưu manh chuyên cướp hết tài nguyên của đất nước, tiền của của nhân dân về cho bè cánh, gia đình họ.

Việt Nam: Người thắng trận Điện Biên Phủ và thắng cả quân Mỹ, người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập của đất nước.

Con người huyền thoại tầm cỡ hành tinh, đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn nữa.

André Menras – Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Con người được rất đông quần chúng biết đến nhất, con người được tôn kính nhất, được yêu mến nhất của Việt Nam sau chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa mới giã biệt sau hơn một trăm năm phong ba bão tố và chiến trận.

Ra đời năm 1911 trong một xóm nhỏ tỉnh Quảng Bình (Bắc Trung Bộ Việt Nam), ông vừa trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện 108 Hà Nội, nơi mấy tháng qua ông được theo chế độ chăm sóc đặc biệt. Là Tổng tư lệnh đàu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tên tuổi ông từ nhiều thập kỷ nay đã khắc sâu như một huyền thoại vào lịch sử những cuộc đấu tranh vẻ vang giải phỏng các dân tộc. Cho tới hơi thở cuối cùng, ông vẫn nguyên vẹn là một nhà yêu nước và một chiến sĩ.

Anh Võ

Võ, tên ông, nghĩa là đấu tranh. Cuộc đấu tranh có thể nói là ông đã sa chân vào kể từ khi còn rất nhỏ. Ông ngoại của ông chỉ huy một nhóm quân «nổi loạn» chống lại người Pháp. Mỗi khi đám lính tráng thuộc địa kéo đến gần làng, bà ngoại ông cho cả nhà sơ tán vội vã, cậu bé Giáp ngồi trong chiếc thúng ở một bên quang gánh trên vai bà.

VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HỘI TAM ĐIỂM

TS Trần Thu Dung

Theo một vài dư luận, Võ Nguyên Giáp (VNG) cũng là thành viên hội Tam Điểm thời Đông Dương, một tổ chức tiến bộ của Pháp. Tổ chức này có mặt ở Đông Dương vào cuối thể kỷ 19, khi Pháp chính thức chiếm được toàn bộ Việt Nam để hợp lý hóa cho các thành viên Tam Điểm Pháp có mặt tại Đông Dương sinh hoạt. Hội Tam Điểm đã quy tụ các thành phần ưu tú trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, nên nhiều nhà chức trách Đông Dương đều là thành viên Tam Điểm như như Paul Doumer (1857-1932), thành viên Tam Điểm chi nhánh “Liên hiệp Huynh đệ” (L'Union Fraternelle), Doumergue Gaston (1863-1937), thành viên hội “Tiếng Vang” (L'Écho) thuộc Đại Đông Pháp ở Nîmes, Faure Félix (1841-1899), nhiệm kỳ 1895 - 1899 thuộc chi nhánh “Sự nhã nhặn hoàn hảo” (La Parfaite Aménité) ở Havre. Mittérand (1981-1995) cũng là thành viên của Tam Điểm, Jacques Chirac (1995-2007) thuộc hội Suisse Alpina và nhiều nhà văn, nhà khoa học chính trị lỗi lạc như Napoléon, Đại tướng La Fayette, Talleyrand, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint Just, Danton, Marat, Linh mục Grégoire, La Rochefoucauld, Voltaire, Montesquieu... Tại Đông Dương, một số thành phần ưu tú Việt Nam cũng tham gia như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Minh Giám, Cao Triều Phát, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Lai... Hồ Chí Minh cũng từng là thành viên của hội này khi ông sống và làm việc bên Pháp.

Làm khó Trung ương

Đồng Phụng Việt

05-10-2013

42,4% không biết gì về Hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp.

Trong 57,6% còn lại (những người biết hiến pháp là gì hoặc đã từng nghe nói tới Hiến pháp) thì có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Tóm lại là có tới 65.4% không biết và hoàn toàn không “dính líu” vào việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành.

Đây là kết quả cuộc khảo sát để thực hiện “Bộ Chỉ số Công lý 2012” do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, phối hợp thực hiện trên toàn Việt Nam và mới được công bố hôm 3 tháng 10 (1).

Kết quả này rõ ràng là “làm khó Trung ương” khi sắp phải lên tiếng về dự thảo Hiến pháp!

“Chiếc lá nho” cuối cùng…?

Hạ Đình Nguyên

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần 1 của Quốc hội đã gây nhiều bàn cãi trong dư luận. Người dân không tán thành về trật tự của từ ngữ, ở mục nói về sự trung thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân”, vì rằng không thể đặt Đảng lên trước Tổ quốc được. Bản dự thảo lần sau có khác một chút, hoán đổi vị trí, thàmh “…Tổ quốc, Đảng và Nhân dân”. Dân vẫn ở dưới Đảng. Người chịu trách nhiệm bản dự thảo ấy là ông Phan Trung Lý. Người ta không biết đích thực ai đứng đằng sau ông Phan Trung Lý về tư tưởng cốt lõi này? Nhưng nay đã rõ!

Ngày 28/9, tại Thủ đô Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với cử tri, sau đó các phương tiện truyền thông đã loan tải khắp nơi: Hiến pháp là “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất, sau Cương lĩnh của Đảng”.

Ở thời đại này ít ai có đủ dũng cảm để đưa ra công khai một lời tuyên bố như trên. Nhưng ông Tổng Bí thư thì làm được.

Cuộc chiến 100 năm không thể nào quên

clip_image002

Nguyễn Giang

BBCVietnamese.com

Năm sau châu Âu mới kỷ niệm Đại chiến Thế giới thứ nhất nhưng từ mấy tuần qua, các biên tập viên BBC như chúng tôi đã bắt đầu họp bàn về các chương trình đặc biệt đánh dấu 100 năm cuộc chiến làm biến đổi diện mạo thế giới.

clip_image004

Châu Âu bắt đầu chuẩn bị kỷ niệm cuộc chiến 1914-1918

Vài suy nghĩ về án tù của Lê Quốc Quân

Blogger Người Buôn Gió

Với mức án 30 tháng tù giam, cộng 600 triệu tiền truy thu và 1,2 tỷ tiền phạt. Mức án cao nhất so với khung mà viện kiểm sát đưa ra với Lê Quốc Quân với tội danh ''trốn thuế''. Cùng với những diễn biến xảy ra từ khi điều tra vụ án này, đến hoạt động của nhân dân, an ninh, cảnh sát bên ngoài phiên tòa và cả đài truyền hình Việt Nam cất công đưa tin về vụ án trốn thuế mấy trăm triệu. Tất cả đều cho thấy đây là một vụ án nằm ngoài khuôn khổ của một vụ trốn thuế bình thường. Chắc khỏi cần đi sâu phân tích những khuất tất, mờ ám của vụ án này. Một khi tòa án đã bất chấp mọi thông lệ bình thường để kết án tù bằng được Lê Quốc Quân, thì ai cũng biết phiên tòa được quyết định bởi một thế lực còn cao hơn cả luật pháp. Điều gì dẫn tới sự can thiệp này từ phía thế lực cao hơn cả tòa án đó? Cái thế lực huy động nguồn nhân lực đồ sộ, kinh phí đến hàng tỷ, suốt mấy năm trời ròng rã từ Nam ra Bắc bắt cả  phụ nữ mang bầu, chỉ để kết án bằng được Lê Quốc Quân trốn thuế vài trăm triệu. Hẳn nhiên mục đích của thế lực ấy phải nằm ngoài chuyện Lê Quốc Quân ''trốn thuế'' vài trăm triệu. Đến giờ thì cũng chẳng cần nhắc đến tiểu sử của Lê Quốc Quân, vì ngày hôm nay thế giới đã nhắc quá nhiều về anh, thông tin của anh tràn ngập trên mọi phương tiện truyền thông.

“Những thế lực thù địch”- Ta đã biết ngươi là ai!

Đức Thành

Đã từ rất lâu rồi, khi đứng trước một vấn đề gì đó của đất nước, của dân tộc, Đảng cầm quyền đã không đủ tâm, đủ tầm, đủ tài, đủ đức để giải quyết vấn đề một cách căn bản khiến sự việc càng trở nên bùng nhùng rối bời suốt từ nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác. Khiến nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nhân sĩ, trí thức và các cán bộ cốt cán đã nhiều lần lên tiếng công khai kiến nghị, góp ý cho Đảng. Nhưng tiếc thay, thay vì Đảng phải cám ơn những lời góp ý chân thành chí tình chí nghĩa đó thì Đảng lại công khai chỉ trích lên án họ, vu cho họ là các thế lực thù địch kích động tuyên truyền thù hằn phá hoại khối đại đoàn kết rồi chống phá Đảng.

Các thế lực ấy là ai?- Đảng chẳng dám chỉ mặt đặt tên một cách cụ thể! Đảng chỉ ra đấy nhưng cũng không chịu đi tìm, điều tra, triệt phá cho được cái lực lượng thù địch mà Đảng bảo là nó đã và đang phá hoại Đảng, chống phá nhà nước của Đảng. Đảng cũng chẳng chịu suy nghĩ nghiên cứu thấu đáo rằng mình đã điều hành đất nước dân tộc như thế nào và vì sao “các thế lực thù địch” ấy nó lại càng ngày càng phản đối la ó chỉ chích những chính sách về đường lối phát triển đất nước của đảng mình đến vậy?!

TÌM HIỂU VĂN HỌC YÊU NƯỚC THẾ KỶ XV QUA TRƯỚC TÁC CỦA NGUYỄN HUỆ CHI VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CHO ĐỜI NAY

Vũ Ngọc Tiến

Được tin GS Nguyễn Huệ Chi vừa được Hội nhà văn Hà Nội xét tặng giải thưởng 2013 cho công trình nghiên cứu Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, nhà văn Vũ Ngọc Tiến gửi đến BVN bài viết sau đây, vốn đã đăng trên Viet-studies mà tác giả có hiệu chỉnh ít nhiều. Xin đăng lên để bạn đọc cùng thưởng lãm.

Bauxite Việt Nam

Hội Nhà văn Hà Nội vinh danh thể loại phi hư cấu

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 3/10, Hội Nhà văn Hà Nội họp và công bố các giải thưởng năm 2013 của hội. Giải sẽ được trao vào ngày 10/10.

Năm nay, giải thưởng trao cho những cái tên danh tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, dịch giả Phạm Vĩnh Cư, nhà văn Nguyễn Huệ Chi hay con trai nhà báo Phan Khôi.

clip_image002

Bìa cuốn Nắng được thì cứ nắng của Phan An Sa

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

VNG

19 gờ 30’ ngày 4-10-2013 nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa tạ thế. Điện thoại reo liên tiếp không ngừng từ người này đến người kia, nhà này sang   nhà nọ, như một hồi chuông rung lên trong cả nước. Một làn sóng ngầm đang lan đi, cuộn xoáy trong lòng mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Với 103 tuổi đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chứng nhân của lịch sử,  cũng là người làm nên lịch sử. Cuộc đời Ông đi cùng đất nước vắt qua hai thế kỷ. Ông như tấm gương soi cho những bước thăng trầm của đất nước.

Thiep DT gui nhan sinh nhat cua Ong

Xuất thân là một trí thức, Võ Nguyên Giáp tự nguyện đem tài trí của mình đáp ứng đòi hỏi của non sông đất nước khi giờ khắc lịch sử đã điểm. Và Ông đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao phó, làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng. Nói trí thức là nguyên khí quốc gia thì ở thời đại hôm nay, ông chính là biểu tượng hàng đầu.

Hiện thân của một người có cốt cách và bản lĩnh, nhiều việc Ông làm thể hiện rất cao trách nhiệm cá nhân, quyết bảo vệ đến cùng chân lý của mình khi đã tin mình đúng. Cách xử sự đó cấp cho thế hệ trí thức nhiều lứa tuổi bài học về vai trò cá nhân trong lịch sử mà một thời dường như bị chủ nghĩa tập thể tầm thường lấn át.

images-1

Tầm nhìn của Võ Nguyên Giáp là tầm nhìn chiến lược. Nước cờ Ông đánh không phải là chuyện được mất trong một phạm vi nhỏ và trong một giai đoạn ngắn của lịch sử. Ông đối đầu với những vị tướng mang tầm chiến lược của thế giới, cả Pháp và Mỹ, và họ đã thua Ông không phải trong một trận đánh, trong một chiến dịch, mà trong cả một xu hướng mang tính nhân loại về việc bảo vệ hạnh phúc và quyền sống của con người, gắn liền cụ thể với độc lập và tự do của một dân tộc suốt gần một trăm năm mất quyền độc lập tự do. Vì thế những vị tướng tài ba khi thua Ông đều đem lòng kính trọng Ông, nhìn thấy rõ vẻ đẹp nhân ái lộng lẫy trong Ông.

Cũng như lịch sử Việt Nam, cuộc đời Võ Nguyên Giáp không hề suôn sẻ. Có những thời đoạn đầy trắc trở khó khăn. Nhưng Ông đã giữ được một sự chủ động, thung dung, biết cách hóa giải khó khăn để tạo được niềm vui sống, đứng vững trên tư thế người làm chủ chính mình.

Ông giẻo dai đến cùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ những hướng đi đúng cho đất nước. Vào năm 2009, Ông còn viết liên tiếp ba bản kiến nghị yêu cầu dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Với việc làm đó Ông đã quan tâm đến đất nước ở một tầm bao quát rộng lớn, trong đó các nhân tố quyết đinh sự tồn vong của đất nước quyện chặt với nhau, từ an ninh, kinh tế, văn hóa, môi trường xã hội, và cao hơn hết là thể chế chính trị đang điều hành đất nước với những bất cập không thể không lên tiếng cảnh báo, ôn hòa nhưng không “dĩ hòa vi quý”.

Võ Nguyên Giáp có cái may mắn là người sống lâu nhất trong thế hệ của Ông. Cho nên, bất chấp mọi phong ba bão tố, Ông vẫn nói được tiếng nói sau cùng để dân chúng có điều kiện hiểu những gì Ông đã làm cũng như suốt đời ôm ấp. Lịch sử đã mỉm cười với ông để ông không bị khuất lấp mà ngày càng sáng rỡ, hiện diện dúng tầm vóc như Ông từng có.

b-dai-tuong-vo-nguyen-giap-11

Ông mất đi là một sự mất mát quá lớn, nhất là trong tình thế đất nước đang ngổn ngang trăm mối, kinh tế đang nằm gần dưới đáy, chính trị đang đòi hỏi một bước ngoặt chuyển đổi sang con đường dân chủ hóa để nhân dân giành được quyền làm người, quyền tự do cho mỗi con người.

Trang Bauxite Việt Nam ra đời lấy cảm hứng từ biểu tượng Võ Nguyên Giáp người không ngừng dấn thân vì đất nước dù khi ấy Ông đã gần tròn bách tuế. Vẫn biết không phải Ông mất đi là dân tộc không còn ai đủ trí và tài thay thế, nhưng khoảng trống Ông để lại vẫn là một cái gánh rất nặng, Nó đòi hỏi cả mấy thế hệ người Việt, trong cũng như ngoài nước, cùng phải chung tay để bước tới, bằng ý chí kiên định và tinh thần hòa bình, thân ái, quyết đẩy lùi cái ác, cái tàn bạo, đang diễn ra như cơm bữa hàng ngày, làm cho một xã hội công dân trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng đất Việt. Đó là cách trả ơn thiết thực với người đã khuất, cũng là cách thay thế một người ra đi bằng hàng triệu con người.

Bauxite Việt Nam xin thành kính chia buồn cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bày tỏ nỗi tiếc thương không gì khỏa lấp và cầu mong hương hồn Đại tướng thảnh thơi nơi Cực Lạc.

Bauxite Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp như tôi đã biết

Lê Phú Khải

clip_image002Tác giả phỏng vấn Đại Tướng tại nhà riêng của ông tại 30 Hoàng Diệu Hà Nội (2004)

Đầu năm 1994, tôi đang làm giảng viên cho một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của Đài Phát thanh tỉnh Sóc Trăng thì Tuất Việt TBT báo SGGP nhắn tôi cố về sớm để giúp anh đi Điện Biên, chuẩn bị bài vở nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ( 1954-1994).

TS Cù Huy Hà Vũ góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Vào hồi 08g23’ hôm nay, ngày 4/10/2013, Ts Luật Cù Huy Hà Vũ đã gọi điện thoại về nhà thông báo cho vợ là Ls Nguyễn Thị Dương Hà biết: Thực hiện chủ trương của Quốc Hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hưởng ứng phong trào Lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Trại giam số 5 Bộ Công an – Yên Định – Thanh Hóa, ngày 30/9/2013, TS Cù Huy Hà Vũ đã gửi bài góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 tới Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 qua đường Bưu điện của Trại giam số 5 Bộ Công an.

Bài góp ý của TS Vũ gồm 20 trang A4 viết tay chữ nhỏ, dày kín, nội dung gồm 7 phần lớn. Vì thời gian gọi điện thoại cho gia đình chỉ có 5 phút nên TS Vũ chỉ nói được bảy mục chính của bài góp ý như dưới đây.

I- Bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, thực hiện Chế độ Đa Đảng.

II- Bỏ Chủ nghĩa xã hội, lấy “Việt Nam” làm Quốc hiệu, thiết lập chức vụ Tổng thống.

Nước Pháp của chúng ta và nước Việt Nam của chúng ta

André Menras, Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Sau chuyến viếng thăm chớp nhoáng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris, tôi nhận được từ một «ông bạn» ở Việt Nam mà tôi sẽ không cho biết tên ông ta ra đây, một bức điện thư gửi tới các thành viên ủy ban toàn quốc của một hiệp hội xưa nay vẫn đoàn kết gắn bó với Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập … và tự do. Vì đây là chuyện công khai, nên tôi tự cho mình cái quyền dẫn ra đây một đoạn trong lá thư đó:

Thắt chặt quan hệ với ai, cho ai?

« …Tôi lợi dụng bức điện thư này để gửi đính kèm tới ông văn bản tôi đã viết ra với tư cách Cố vấn Danh dự Khu vực tham gia vào nhiều cấp khác nhau trong việc hợp tác với Việt Nam. Văn bản này đã công bố trong một diễn đàn tự do của báo "L'Humanité", rồi được dịch và chuyển qua giới truyền thông Việt Nam thông qua Thông tấn xã Việt Nam. Cùng với bài của Philippe Delalande trên tờ Le Monde, chúng tôi cùng quy tụ vào vấn đề nước Pháp phải thắt chặt các mối dây liên hệ với Việt Nam.

BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN

cho ông Lê Quốc Quân bị truy tố “Tội trốn thuế” theo k 3 đ 161, BLHS tại phiên tòa HSST ngày 02/10/2013, tại TAND TP Hà Nội

Lập luận của luật sư Hà Huy Sơn rất vững chắc, dựa vào chính cái luật pháp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban bố, nhưng ai cũng hiểu rằng cho dẫu chánh án Lê Thị Hợp có nhận ra điều đó chăng nữa, thì bà cũng chỉ có thể tuyên một bản án đã được soạn sẵn do chỉ thị từ bên trên. Chẳng phải ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, rồi sau đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai tuyên bố không chấp nhận tam quyền phân lập, thậm chí tam quyền phân lập còn bị lên án là “đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc “, là “âm mưu diễn biến hoà bình” đó sao?

Nhân loại đã tiến bộ đến mức kẻ dã man phải nấp sau bộ mặt tử tế. Trong chế độ toàn trị này, nhà cầm quyền cố tạo ra thế chính đáng cho mình bằng luật pháp. Nhưng ngay cái luật pháp đó, nếu cần, thì người ta không ngần ngại ngang nhiên vứt bỏ, vì xét cho cùng, nhại câu nói của Louis XIV, “Luật pháp chính là Đảng”. GS Cao Huy Thuần viết có lý: “Kẻ độc tài nào cũng bắt buộc phải tạo chính đáng cho mình bằng cách chính đáng hóa quyền lực. Nhưng bản tâm đã độc tài thì cái gì nhắm đến cũng chỉ là quyền lực mà thôi, càng chính đáng hóa càng lộ ra tính bất chính, thủ thuật.” Cho nên, rốt cuộc, vẫn lòi ra bản chất dã man. Đó chính là cái luẩn quẩn không giải quyết được mang tính hệ thống và của hệ thống. Bản án của luật sư Lê Quốc Quân một lần nữa cho thấy sự khốn cùng của nền chính trị Việt Nam và thêm một cái đinh đóng vào quan tài “lý luận xã hội chủ nghĩa”!

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn