THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 12 năm 2013

      Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo, TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng Đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh.

Hiến pháp mới: Cơ hội cuối không thể cứu vãn!

Phạm Chí Dũng

Hãy mở tiệc ăn mừng!

Không thể tôn bật cho cơ hội cuối cho một triều đại, bản Hiến pháp mới 2013 lại tôn tạo cơ hội duy nhất còn lại cho các nhóm lợi ích kinh tế để tiếp tục trục lợi trên đầu người dân.

Tạm gác lại sự bất hòa khôn tả giữa giới bất đồng chính kiến và đảng về điều 4 hiến pháp hay những chủ đề cực kỳ nhạy cảm về chính trị, đã không một nội dung sống còn nào với xã hội và dân sinh được thay đổi trong hiến pháp mới so với hiến pháp 1992. Ít nhất, “kinh tế quốc doanh chủ đạo” và “thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội” vẫn tượng trưng cho tiêu điểm của một não trạng bảo thủ đến mức cực đoan dành cho những người đã bầu ra Quốc hội.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Nguyễn Tường Thụy

.

Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.

Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Alan Phan: “Cứ đuổi 80% quan huyện, xã…”

Thanh Thu

clip_image002

(vietQ.vn) – TS. Alan Phan đã có nhiều nhận định về tình hình của Việt Nam, các “bệnh” mà người Việt Nam đang mắc phải cũng như con đường cần thiết để “chữa” dần các “căn bệnh” ấy.

(GNA: Bài tường thuật của VietQ.vn về cuộc nói chuyện của T/S Alan Phan vào tháng 6 năm 2013 cho các sinh viên vẫn còn ứng dụng. Cám ơn tác giả Thanh Thu và xin đăng tải lại đây cho các BCA)

TS Alan Phan vạch ra khá nhiều “căn bệnh” mà người Việt Nam mắc phải: lười biếng, ỷ lại, dễ bỏ cuộc

“Nhất quan hệ nhì tiền tệ”

Luật gia Lê Hiếu Đằng trò truyện với Bauxite Việt Nam về quyết định ra khỏi Đảng Cộng sản.

Sáng hôm nay, 5/12/2013, chúng tôi đến thăm Anh Lê Hiếu Đằng tại bệnh viện 115. Theo nguyện vọng của Anh, BVN có cuộc trò chuyện thân tình mặc dù Anh đang trở bệnh. Sau đây là bản ghi âm cuộc trò chuyện ấy do chúng tôi văn bản hóa gần như nguyên vẹn nhằm gửi đến bạn đọc xa gần.

Bauxite Việt Nam

Tâm thư từ bỏ đảng

Phạm Chí Dũng

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013

Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:

Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng, cùng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.

Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo toàn diện” trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm.

Người tượng

Dạ Ngân

Được gặp Kiến Giang không nhiều. Đôi ba lần ở những cuộc họp và một lần ở nhà riêng của ông. Không gặp nhiều nhưng biết nhiều. Ai không biết Kiến Giang, hẳn người đó không quan tâm gì đến chiều sâu Hà Nội.

Chao ơi, một gương mặt kỳ lạ. Ấn tượng một lần cho mãi mãi. Không có nhận xét khác. Chữ kỳ lạ được hiểu với góc độ điêu khắc. Chữ kỳ lạ chỉ muốn dành cho riêng ông. Chữ kỳ lạ là chính xác nhất, với những gì ông đã vượt qua, trở thành và nung nấu nên.

Nhớ mãi một cuộc họp (duy không nhớ là họp gì, ở Hà Nội người ta sống bằng họp). Nhớ vì hôm ấy Kiến Giang được mời, khi ông có mặt thì mới biết ông cũng được mời. Cái cách ông lặng lẽ bước vào, cách ông tìm một chỗ ít được chú ý để ngồi xuống và cái cách ông thẳng lưng trước những ánh mắt dành cho mình, những ánh mắt đủ thứ hạng: ngạc nhiên, tò mò, ngưỡng mộ, khâm phục… Tôi không chú ý gì đến họp vì sự thực, cung cách của Kiến Giang đã thu hút tôi. Thế thôi.

TUYÊN BỐ

Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỌNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.

Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.

Ngày 04.12.2013

Lê hiếu Đằng

(chữ ký)

Trong cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc, người dân không được phép tham dự

Shannon Tiezzi, The Diplomat, 28 tháng Mười Một 2013

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001Cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc đang dần dần tăng tốc, nhưng điều này không có nghĩa là người dân được phép thổi còi tố giác các sai phạm.

Cơ quan điều tra tham nhũng quốc gia của Trung Quốc vừa bắt thêm một con ruồi (hay một con hổ?) bị sa vào lưới của nó. Tờ South China Morning Post tường trình rằng Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc, Guo Youming [Quách Hữu Minh], đang bị điều tra nội bộ vì “vi phạm kỷ luật đảng”. Một cáo buộc như thế gần như luôn luôn là một cách nói được mã hóa về tội tham nhũng hay hối lộ.

Guo Youming chắc chắn không phải là quan chức đầu tiên bị sa lưới do các nỗ lực chống tham nhũng được nhấn mạnh trở lại. Tập Cận Bình đã biến việc chống tham nhũng thành mục tiêu quan trọng của chính quyền ông. Vụ xử tham nhũng nổi tiếng nhất đương nhiên là vụ Bạc Hi Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Mặc dù vụ xử Bạc mới diễn ra vào tháng Chín năm nay, nhưng việc trục xuất ông ra khỏi đảng vì những “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” năm 2012 đã dọn đường cho việc trừng trị tham nhũng hiện đang diễn ra.

Với Hiến pháp mới, Việt Nam ít hy vọng thay đổi

Đỗ Kim Thêm – Asia Sentinel

Bản dịch từ tiếng Anh của BVN

Quốc hội Việt Nam tuần qua đã phê chuẩn một Hiến pháp mới, nhưng có ít lý do để ăn mừng vì hệ thống chính trị cho phép những sự lạm dụng về lập hiến vẫn không thay đổi.

Đó là một thất vọng. Chính quyền mời công chúng góp ý, nghe đồn rằng đã có hằng triệu phản hồi đòi thay đổi. Các nhà làm luật đã làm ngơ một kiến nghị từ 72 học giả và trí thức gửi đến Ban Soạn thảo Hiến pháp sửa đổi, vẫn để nguyên vị các doanh nghiệp nhà nước héo hắt, mưng tấy và không đem lại lợi ích, và làm ngơ những lời kêu gọi tự do hoá cho phép đầu tư nước ngoài đem đến tính hợp lý cho nền kinh tế. Thay vì thế, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn giữ nguyên vị trí.

Vĩnh biệt người con yêu của dòng sông Kiến Giang

Nguyễn Thị Khánh Trâm

Tên ông là Nguyễn Kiến Giang, tên một con sông của đất Quảng Bình và con sông ấy lại chảy ngang chính ngôi làng nơi ông sinh ra nhưng tôi lại gọi ông là chú Kiên Giang giống như cách gọi của bố chồng mình. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại gọi như vậy nhưng tôi đoán rằng chữ “Kiên” là kiên cường và chữ “Giang” có nghĩa là con sông, dòng sông. Và, theo cách hiểu của tôi thì chú là một dòng sông kiên cường đúng như tính cách con người chú. Sáng nay ngày 2/12/2013 chú đã về nơi chín suối và đầu giờ chiều tôi mới biết tin-một cái tin không ai muốn nhận dẫu vẫn biết rằng sự sống thì vĩnh hằng còn đời người thì hữu hạn.

Tiễn chú Kiến Giang

Phạm Thị Hoài

clip_image002Những năm ấy, từ giữa tám mươi đến giữa chín mươi, nhiều khi cứ vài ngày tôi lại ghé nhà ông Kiến Giang. Ông thường say sưa nói về những đề tài đang nghiền ngẫm. Tôi thường ngồi đó, chia với ông những điếu thuốc quá đắt so với thu nhập của chúng tôi và thỉnh thoảng đưa ra một ý kiến có phần cực đoan. Tôi biết rằng ông biết tôi thích khiêu khích và cho tôi cơ hội ấy. Chúng tôi cùng biết điểm cọ xát: ông là một nhà cách mạng lão thành, đã “thể nghiệm chủ nghĩa cộng sản bằng trí tuệ và hành động” và đang vật lộn với niềm tin phải trả bằng một cái giá rất đắt của mình; tôi thì ưa tấn công niềm tin ấy, với tất cả ưu thế mà tôi tưởng mình có của một kẻ trẻ tuổi đứng ngoài. Tôi chờ đợi ở ông một cuộc vượt thoát, tốt nhất là ngay sáng hôm sau, không một lần tự hỏi mình có gì để đòi hỏi như thế. Nhưng ông không khước từ. Đôi khi tôi vốn không có khiếu mùi mẫn phải se lòng vì chú Kiến Giang, người cùng lứa với cha tôi, phải tìm lời dường như xin được cảm thông rằng thế hệ ông không thể lột xác qua một đêm ngủ dậy. Sau này, khi dùng lại khái niệm “phò chính thống” của ông trong một bài nói chuyện về trí thức Việt Nam, rồi khi tập hợp nhiều bài viết của ông để đăng trên trang talawas, tôi thấy mình một lần nữa leo lên căn phòng tối tăm bé xíu ở phố Tuệ Tĩnh của gia đình ông, hay sau này lách xe qua những hàng gồng gánh, những bếp than, ghế nhựa, trẻ con lê la và đường cống nham nhở trong Ngõ Lương Sử, để tới ngồi với chú Kiến Giang, trò chuyện đến mệt nhừ.

Người chống “độc quyền chân lý”

Nguyễn Hoàng Linh – Hoàng Hoa Khôi

1.(...) Vị trí của Đảng trong xã hội (...) là vấn đề gốc, không giải quyết đúng vấn đề này thì không thể nói tới bất cứ một sự cải thiện đáng kể nào trong quan hệ của Đảng và nhân dân, cũng như không thể nói một cách nghiêm túc tới vấn đề chỉnh đốn bản thân Đảng. (...) Để bảo đảm cho nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (sự độc quyền lãnh đạo của Đảng xét về mặt khách quan), thì không có gì hay hơn bằng việc thủ tiêu càng sớm càng tốt, càng triệt để càng tốt những đặc quyền của Đảng đối với xã hội. Và một lần nữa, không chỉ thủ tiêu những đặc quyền vật chất, mà quan trọng hơn cả, là thủ tiêu đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý. Từ những phân tích trên đây, xin có mấy kiến nghị cụ thể: - Xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp qui định về mặt pháp lý vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, để cho các tổ chức Đảng và đảng viên không thể dựa vào ưu thế pháp lý của mình trong sự lãnh đạo, và sự lãnh đạo của Đảng chỉ dựa vào phương pháp thuyết phục.

GS Võ Tòng Xuân: Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam

GS Võ Tòng Xuân nói thẳng: “[…] nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.” Như thế đủ để Bộ Công An vào cuộc để đưa “nhiều quan chức” này ra ánh sáng chưa, thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Hay chuyện tiếp tay phá hoại nông nghiệp Việt Nam tuy khó chịu nhưng chỉ là như “ngứa ghẻ”, buộc “hệ thống chính trị” phải động tay, không đáng? Hay là đằng sau nhóm lợi ích này còn có nhóm lợi ích khác to hơn, huy động công an, không tiện? Hay là chuyện này “nhạy cảm” vì động đến ông bạn 4 tốt, 16 chữ vàng, không dám?

Bauxite Việt Nam

Cải tổ Kinh tế tại Trung Quốc: Biết dễ làm khó

Ngô Nhân Dụng

Vào năm 2009, trong số 10 công ty giá cao nhất thế giới (tính theo tổng số giá các cổ phần), đứng đầu là PetroChina (lúc đó trị giá hơn 340 tỷ), thứ nhì là Exxon Mobil, một công ty Mỹ đã làm nghề khai thác dầu khí hơn 100 năm. Trong mười công ty lớn nhất này, Trung Quốc chiếm bốn chỗ; Ngân hàng Công thương (ICBC), đứng hạng ba, Ngân hàng Kiến thiết (CCB) đứng hạng 8 và Công ty viễn thông China Mobile đứng hạng 6. Công ty dầu khí Petrobas, của nước Brazil đứng hạng 9 cũng là một xí nghiệp quốc doanh. Sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008, kinh tế các nước Âu Mỹ bị đình trệ, trong mấy năm liền Mô hình Kinh tế Trung Quốc được nhiều người khâm phục, muốn bắt chước. Trong thời gian đó, các công ty quốc doanh khắp thế giới đều lên giá. Trong đám mười công ty lớn nhất vào năm 2009, nước Mỹ chỉ góp mặt với ba công ty, Exxon, Walmart, và Microsoft.

GIẤC MƠ TRUNG QUỐC, THỰC TẾ TRUNG QUỐC

Kai Strittmatter / Süddeutsche Zeitung 23. 11.2013

Trần Huê lược dịch

LGT DC&PT: Nhật báo Süddeutsche Zeitung là một cơ quan ngôn luận có uy tín cao ở Đức. Kí giả Kai Strittmatter từ nhiều năm phụ trách vấn đề Trung quốc của nhật báo này.

Chủ tịch Ðảng Tập Cận Bình ngợi ca „Kỷ nguyên Phục Hưng vĩ đại của Ðại Hán.“ Ngay cả nhiều người trong nước cũng tỏ ra dè dặt về các dự tính cải cách kinh tế và chính trị được loan báo. Điều rõ ràng là: Không có gì thay đổi ở sự độc quyền cai trị của Ðảng CS.

Bắc Kinh/ Trung quốc (TQ) vừa hồi phục lại 65,3 % hào quang và tầm vóc của ngày xưa. Kết quả mới nhất được đưa ra ngày thứ năm tuần này. GS Yang Yiyong thuộc Ủy ban phát triển và cải cách, cơ quan qui hoạch kinh tế tối cao của TQ, đã tính toán tỉ mỉ trong giờ nhàn rỗi của ông „Chỉ số Ðại phục hưng của Ðại Hán“, theo đúng cả con số sau dấu phẩy. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng mơ đến sự phục hưng của TQ như „giấc mơ Ðại Hán“. Một bó gồm các cải cách mà Tập Cận Bình và hơn 300 viên chức cao cấp của ÐCS TQ đã nhất trí quyết định nhằm góp phần và dọn đường để đi đến mục tiêu lớn này.

Quốc hội đã tự kết tội trước dân tộc

Vương Trí Dũng

Ngày 28-11-2013 với 486/488 phiếu thuận, 2/488 phiếu trắng, Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi 2013. Ông Chủ tịch Quốc hội gọi đó là “Thời khắc lịch sử”. Ông Phó chủ tịch Quốc hội tán dương là “Ý đảng lòng dân”. Trên thực tế, đó là cú đánh thập tử nhất sinh lên vận mệnh dân tộc, mang lại những tổn thất nặng nề cho các thế hệ con cháu.

Nút bấm ngàn cân

Một thực tế là, nhiều vị đại biểu Quốc hội, trong đó có cả những người nắm quyền hàm bộ trưởng trở lên, đều biết rằng vấn đề là không chỉ sửa đổi mà phải xóa bỏ và viết lại Hiến pháp mới. Nhưng vì động chạm đến quyền lợi và vì cả số phận chính trị cá nhân, nên họ đành phải biểu quyết trái với suy nghĩ của mình. Họ đã không đủ dũng cảm để làm theo tiếng gọi của lương tâm và lẽ phải. Đối với nhiều người trong số họ, có thể nói đó là “Nút bấm ngàn cân”.

Thành kính phân ưu cùng gia đình nhà văn hóa tài danh Nguyễn Kiến Giang

Được tin học giả NGUYỄN KIẾN GIANG vừa tạ thế sáng 2-12-2013, thọ 83 tuổi, hết thảy trí thức ưu tư trước thời cuộc khắp từ Bắc đến Nam đều choáng váng, đau buồn.

Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật, trải qua một khóa học cao cấp không trọn vẹn ở Liên Xô, Ông Nguyễn Kiến Giang có trong mình một học vấn toàn diện, cả triết học phương Tây lẫn triết học Mác xít, lại được thụ hưởng từ trong gia đình cũng như trong nhà trường Pháp Việt vốn liếng thâm hậu của cả hai nền văn hóa Tây và Đông. Nhưng cũng như một số ít con người thuộc tầng lớp tinh hoa thức thời đi theo cách mạng từ sớm và về sau đã phản tỉnh, bấy nhiêu kiến thức trang bị hệ thống đó lọc qua đầu óc tư duy sắc bén của Ông đã giúp Ông phân tích thực tế thời cuộc nhanh nhạy và có tầm nhìn vượt lên trước rất xa, từ gần năm thập niên trước đã đoạn tuyệt với học thuyết CNXH giáo điều, đề xuất những kiến giải sáng suốt về một con đường xã hội dân chủ như là cái đích phải tới của những người mác xít chân chính.

Vĩnh biệt anh NGUYỄN KIẾN GIANG, người trí thức yêu nước chính trực và cao thượng, nhà lý luận tiên phong của thời “Thoát Cộng”

Hoàng Hưng

Tin anh qua đời sớm nay, ngày 02/12/2013 đến với tôi không bất ngờ. Từ nhiều năm nay, anh đã phải nằm một chỗ chống chọi với nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Mỗi lần đến thăm anh, tôi lại đau lòng chứng kiến sự sống từ từ bỏ anh ra đi không cách nào cưỡng nổi. Lần cuối cùng, chỉ một tháng trước, đến thăm anh ở nhà con gái anh là KTS Nguyễn Thị Thục, anh phải ngồi xe lăn và đã không nhận ra người em tinh thần, người bạn vong niên hết sức thân thiết của mình.

Anh Kiến Giang ơi! Anh ra đi nhưng sự nghiệp của anh còn để lại muôn đời.

Đó là tấm gương của một con người, một trí thức yêu nước uyên bác, chính trực, tự trọng và cao thượng, dám “sống thật” với mình và với lý tưởng của mình. Nếu trước đây anh trung thành với lý tưởng xây dựng một thứ Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ tức là một CNXH “thật”, dám công khai bảo vệ lý tưởng ấy trước một quyền lực chính thống lên án nó là “Xét lại”, thì sau này anh trung thực thừa nhận sai lầm của nửa đời người đi theo Cộng sản, và thật lòng đi tìm “lối ra” cho cuộc khủng hoảng toàn diện của chế độ. Oái oăm sao, cả hai lần anh đều bị những người mang danh “Cộng sản” kết án, tù ngồi và tù treo!

NGUYỄN KIẾN GIANG – Hạt giống đỏ Mác-xít trở thành nhà lý luận Dân chủ tiên phong

clip_image001

Lê Phú Khải

Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22-1-1931 ở làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình Nho học. Kiến Giang là tên con sông chảy qua làng ông. Kiến Giang học đến deuxième année tức năm thứ hai trung học đệ nhất cấp. 14 tuổi ông đã hoạt động trong hàng ngũ Việt Minh. 17 tuổi đã là huyện ủy viên rồi tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình. Năm 1956 ra Hà Nội giữ chức Phó Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật. Tác phẩm Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám của ông được Trường Chinh đánh giá rất cao. Ông kể: Viết xong 400 trang sách tôi gửi cho ông Trường Chinh. Ông gọi lên nói: Rất tốt! Ông Trường Chinh chỉ sửa có một chữ và sách được in năm 1961.

clip_image003

Nguyễn Kiến Giang và tác giả.

Một vài suy nghĩ về học thuyết Mác-Lênin

Phan Thành Đạt

Le marxisme n'est pas mort, il continuera à exister (…) ce n'est pas une science mais une croyance .

(Chủ nghĩa Mác không chết, học thuyết này tiếp tục tồn tại, đó không phải là một môn khoa học mà là đức tin.)

Verdès-Leroux, Đức tin của những người thất bại, La foi des vaincus

Hiến pháp mới sửa đổi khẳng định Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng cho chế độ chính trị hiện nay, phải chăng đây là lựa chọn đúng đắn? Lựa chọn này của riêng đảng hay của nhân dân Việt Nam? Hiến pháp năm 1992 đánh dấu thời kì đổi mới vì hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không còn tồn tại. Chỉ còn lại 4 nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, mỗi nước áp dụng mô hình này theo hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên một số nguyên tắc chung dễ nhận thấy ở tất cả các nước này là: Lấy hệ tư tưởng Mác-LêNin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một chính đảng duy nhất (Trung Quốc lấy chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Mao cùng thuyết ba đại diện của Đặng Tiểu Bình, Cuba theo chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng José Martín, riêng Bắc Triều Tiên trong đợt sửa đổi Hiến pháp năm 2010, đã bỏ tư tưởng Mác-LêNin lấy thuyết Juche của Kim Nhật Thành làm nền tảng, nhưng vẫn công nhận trong Hiến pháp là Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Điều kì lạ là các đảng cộng sản đều có quan điểm vô thần, nhưng hệ tư tưởng ở các nước này khiến người ta liên hệ đến một thứ tôn giáo chính trị có 3 ngôi, được khẳng định trong Hiến pháp.

Giới thiệu sách Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, NGUYỄN HUỆ CHI

Đào Hùng

Xưa & Nay

nhc NGUYỄN HUỆ CHI, Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội 2013, 1200 tr.

Cuốn sách tuyển chọn các công trình của GS Nguyễn Huệ Chi, phản ánh một cách đọc, hiểu và cảm của một người nghiên cứu chuyên sâu văn học cổ cận đại dân tộc trong 50 năm, nhằm giới thiệu với những người nghiên cứu văn học công trình của một tác giả, có thể làm mẫu mực cho những sinh viên khi chọn con đường nghiên cứu văn học. Sách được sắp xếp thành bốn phần, phát triển theo hệ thống tư duy khoa học của tác giả.

Hai phần đầu dành cho sự Tiếp cận các hiện tượng văn học, mà trước hết là truy tìm các “mã nghệ thuật” như những chìa khóa và xoay quanh các thủ pháp diễn ngôn của từng nhà thơ nhà văn, để cố gắng nắm bắt đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của các kiểu loại sáng tác và tư tưởng thẩm mỹ của chủ thể nghệ thuật như những cá tính sáng tạo không lặp lại, cũng không tách rời khát vọng tự do của những cái “tôi” cá thể cá nhân. Ta có thể thấy qua các tác phẩm như: Cáo tật thị chúng, Phò giá về Kinh, Lĩnh Nam chích quái, Quân trung từ mệnh tập, Phú tụng Tây Hồ, các bài thơ Thăng Long của Nguyễn Du, Truyện Kiều, Giai nhân kỳ ngộ diễn ca…Tiếp đến phác họa gương mặt một số văn gia, thi gia trải dài mười thế kỷ: từ Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trương Hán Siêu, Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Giai, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, đến Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền...

Một thắt, một mở – con đường vẫn thênh thang!

Hạ Đình Nguyên

Một thắt, hay là sự đắp chiếu

Ngày 28-11-2013, là ngày mà Đảng Cộng sản Việt Nam ghi thêm một dấu chấm khá đậm nét vào lịch sử của mình, vì đã lãnh đạo Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua thành công một “Hiến pháp” mới sửa. Cái mới lớn nhất của Hiến pháp ấy, là sự công khai xác định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rằng Hiến pháp là văn bản hạng hai sau Cương lĩnh của Đảng Cộng sản, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò “thế thiên hành đạo” của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhân dân Việt Nam vô thời hạn qua Điều 4. Từ hai tiền đề này xác định rằng Hiến pháp là của Đảng, không phải là của dân, vì không do dân, nên cũng không vì dân.

Có thể nói đó là “Hiến pháp của ý thức hệ” của Đảng Cộng sản Việt Nam, nó không phải là Hiến pháp của một quốc gia theo ý nghĩa phổ quát nhất. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cùng toàn dân đánh đổ hệ thống chính trị dựa trên giá trị thần quyền của thời phong kiến, thì nay lại xây dựng cho mình một mô hình “thần quyền” trá hình trong vỏ bọc của chủ nghĩa vô thần, và Đảng là trên hết, thay cho khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” của một thời đã ghi dấu trên nửa đất nước Việt Nam.

Sự khác biệt giữa hai văn bản hiến pháp Việt Nam 1992 và 2013

Nguyễn Duy Vinh (cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn)

Vào tháng 05 năm 2013, tôi có viết và đăng một bài có tựa đề “Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam” (xem ở đây), trong đó tôi có tiên đoán như sau:

…Và nếu chúng ta đọc kỹ bài phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (TBT NPT), đọc trước hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 02 tháng 05 năm 2013 tại Hà Nội, chúng ta có thể tiên đoán rằng những thay đổi sắp đến của Hiến pháp 1992, nếu có, như nhà nước vẫn đang kêu gọi dân chúng đóng góp vào Dự Thảo sửa đổi hiến pháp 1992, sẽ chỉ đi vào những chi tiết nhỏ thôi. Phần quan trọng nhất mà đa số các nhà trí thức trong và ngoài nước kêu gọi (tỉ dụ Kiến Nghị 72), cũng như đa số các hội đoàn tôn giáo đạo Ky Tô và đạo Phật trong và ngoài nước kêu gọi, sẽ không được nhà nước coi trọng và bàn đến. Tôi xin chép lại một phần của bài phát biểu của ông TBT NPT dưới đây để chứng minh cho điều tôi vừa viết:

“Ý đảng lòng dân” thời hiện tại

Đức Thành

Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua hiến pháp với tỷ lệ tán thành cao ngất ngưởng, vị đứng đầu đảng và Quốc hội thỏa mãn ra mặt, mặc dù trước đó vẫn còn thừa nhận “còn những ý kiến khác nhau” trong quốc hội.

Điều này chứng tỏ hoặc là có chỉ thị ngầm nào đó chỉ thị cho các đảng viên là đại biểu Quốc hội, hoặc là có sự o ép nào đó, hoặc cũng rất có thể tỷ lệ ấn nút tán thành bị chỉnh sửa…

Tóm lại đó là con số hoài nghi, vì chính người đứng đầu Quốc hội đã thừa nhận trong quá trình họp là “còn rất nhiều ý kiến khác nhau”. Bởi khi đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau mà lại đem biểu quyết (ấn nút) một cách vội vã như vậy, rồi lại công bố có sự đồng thuận cao thì họa là những ông bà nghị đã ấn nút tán thành đó trong đầu chẳng có tý nếp nhăn nào. Giả sử có nếp nhăn trong đầu đi nữa thì một bên là “cây gậy” và một bên là “củ cà rốt” khiến những con thỏ nghị trường phải bảo toàn cái dạ dày là điều dễ hiểu.

Nền Tư pháp tàn bạo?

Vũ Lịch Nguyên

Đúng là bản chất

Dù từ sau thập kỷ 30 (thế kỷ trước) ở Liên Xô không còn Đại Thanh Trừng nữa; sau 1955 ở Việt Nam không còn Cải cách ruộng đất và sau 1970 ở Trung Quốc không còn thảm cảnh do "cách mạng Văn Hoá" nữa..., nhưng do vẫn áp dụng chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, nên án oan còn đầy rẫy.

Đọc bài KINH HÃI NỀN TƯ PHÁP TÀN BẠO tôi nhận ra vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp rất "thống nhất" cả 3 khâu: điều tra, lập toà, kiểm sát. Nghiệp vụ điều tra quả là cao ngất ngưởng.

Dẫu là uỷ viên Bộ Chính trị ở Liên Xô, Trung Quốc, và ở VN... kể cả bác đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng CA (giả sử thế) nếu mà sa vào tay mấy vị điều tra viên, đều sẽ nhận tội ráo. Cưỡng sao nổi "nghiệp vụ" điều tra của công an, dù chỉ là công an cấp tỉnh (theo ông dân biểu Trần Văn Hằng, là giỏi nhất thế giới)???

Thư kêu cứu khẩn cấp của gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định

Tp HCM, ngày 30/11/2013

Kính gửi:

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước;

- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước có lương tri;

- Các nhân sĩ, trí thức, các tín đồ, tôn giáo và mọi tầng lớpnhân dân yêu chuộng Sự thật – Công lý – Hòa bình;

- Các tổ chức trong và ngoài nước.

Tôi là Đặng Thị Dinh, thường trú tại 214, khối 4, thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk’R Lấp, tỉnh Đắk Nông. Cùng các con là Đinh Phương Thảo, Đinh Thúy An, Đinh Thúy Nga xin gửi đến quý vị lời kêu cứu khẩn cấp sau đây:

Kinh hãi nền tư pháp tàn bạo

Đỗ Thúy Hường

Tôi viết bài này dĩ nhiên muốn nhiều người đọc, nhưng trước hết tôi mong mỏi 3 triệu đảng viên của đảng CSVN - gồm cả công an - sẽ đọc. Tôi biết ơn, nếu ai đọc xong lại giới thiệu cho những đảng viên quen biết cùng đọc

CÔNG AN BẮT NGƯỜI VÔ CỚ VÀ ĐÁNH ĐẬP NGƯỜI DÂN TÀN NHẪN NGAY SAU KHI TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC

Trần Quốc Sơn

Ngày 13/11/2013 Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đây là điều mà người dân mong mỏi bấy lâu. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công (một môn tu luyện cả tâm lẫn thân - tốt cho sức khỏe và tinh thần) thực hành theo nguyên lý vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn lại liên tục bị Công an phường 5 Q8, TP HCM liên tục sách nhiễu, bắt bớ và đánh đập không lý do. Đặc biệt nghiêm trọng là sự việc diễn ra vào ngày 25/11/2013:

Khoảng 6h chiều ngày 25/11/2013 các học viên Pháp Luân Công ra công viên luyện công như thường ngày thì nhìn thấy xung quanh khoảng 40-50 người gồm công an mặc thường phục và dân phòng đuổi toàn bộ người dân tập thể dục ra khỏi công viên, sau đó họ vây quanh chúng tôi và cưỡng ép lên hai chiếc xe ô tô chở về công an P5, Q8, TP HCM. Tại đây họ đóng cổng hàng rào không cho bất kỳ ai ra vào. Sau đó, họ ép mỗi người (khoảng 10 học viên) vào từng phòng và ép cung. Cụ thể như sau:

VẪN CÒN MỘT CỐT CÁCH THƠ

Nguyễn Thanh Giang

Kính gửi quý Ban Biên tập,

Sau một quá trình cậy cục vất vả, khổ tủi, tập thơ mang tên một tác giả “có vấn đề” như tôi đã được NXB Hội Nhà Văn nhận cho ấn hành rất hy hữu. Tất nhiên, đã phải đẽo gọt nhẵn nhụi hết những gì có hơi hướng chính luận.

Vì không biết còn tồn tại trên cõi đời này được bao lăm nữa nên tôi đành “cố đấm ăn xôi” để được ký thác vào công chúng một mảng sức lao động của mình đã bỏ ra, ngõ hầu được ghi nhận như một mảnh tâm tư cỏn con trong đời sống nhân loại.

Tập thơ đã được xét duyệt, được in, song làm thế nào để đến được tay bạn đọc?

Người và đất

Tô Văn Trường

TuanVN-VNN đã đăng bài “Quy trình đúng sao thảm họa vẫn ập xuống”.  Bài này được biên tập  từ bản gốc bài viết “Vì sao lũ kép thiên tai và nhân tai ở miền Trung”  đã được  gửi trước đó đến Phó Thủ tướng  Hoàng Trung Hải và nhiều vị lãnh đạo có trách  nhiệm về công tác phòng chống lũ ở miền Trung.

Trí thức, báo chí và công luận là 3 bộ phận hợp thành hữu cơ và quý báu của nhân dân, ở trong nhân dân, đặc biệt là công tác phản biện xã hội . Theo tôi được biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mới chỉ thị cho cơ quan hữu trách tính lại bài toán quy trình vận hành xả lũ miền Trung với dung tích phòng lũ cho cả mùa lũ. Đồng thời dựa trên khung chung, các ban phòng chống lụt bão địa phương phải chỉ huy chung về việc điều hành xả lũ.     

Trong  bài viết nói trên, tôi chỉ đề nghị để dung tích phòng lũ cho thời đoạn 1 tháng của lũ chính vụ. Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng còn mạnh mẽ hơn cả mong đợi. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu suất của hồ chứa việc cần nhất là nâng cao chất lượng công tác dự báo để việc sử dụng  các nhà máy thủy điện đạt hiệu quả đa mục  tiêu cả phòng lũ,  phát điện và điều tiết nước cho mùa khô.

Sáng ngày 29/11 các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỉ lệ 89,96%. Có 20 đại biểu không tán thành và 5 đại biểu không biểu quyết. Luật đất đai sửa đổi gồm 14 chương, 212 điều, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.

Luật đất đai vẫn còn nhiều bất cập là điều dễ hiểu, vì từ rất lâu rồi, trên thế giới, người ta coi vấn đề đất đai là loại vấn đề phức tạp nhất, tranh chấp nhất, thiết cốt nhất. Đó là thành tố rất quan trọ̣ng của hai lần bộ ba sự sống: Trời, Đất, Người và  Cá nhân, Xã hội, Thiên nhiên.

Nhân đây, xin chuyển bài viết “Người và đất” để anh chị và các bạn tham khảo.

Tô Văn Trường

Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?

Lê Chân Nhân

(Dân trí) - Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.

clip_image001

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn