Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam (cập nhật bản tiếng Anh)

A statement of support for the civil disobedience campaign conducted by the students and people of Hong Kong.

To the people of Hong Kong and the people of Vietnam everywhere,

clip_image002In the past two weeks, the peaceful protest against the Chinese government for denying Hong Kong the right to autonomy have sent a shock wave around the world and have attracted mostly support and admiration. This is the peak of a long struggle since Hong Kong was returned to China in 1997, and since 2012 when Beijing gradually going back on the promise to allow Hong Kong a high degree of autonomy with real democracy within 50 years. Apart from widening the gap between rich and poor which makes life difficult for the people of Hong Kong, the Chinese government also wants to take away the people’s right to nominate and to vote for their representatives, and to poison the youth with a brain-washing education.

In accord with many people and organisations in many countries and in Vietnam who are showing their support in many forms to the Hong Kong people, the following civil society organisations hereby declare:

Yêu cầu trả tự do ngay cho anh Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) (cập nhật danh sách đợt 2)

Kính gửi: Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công An


clip_image002Anh Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), sinh ngày 15-9-1956, đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công An bắt khẩn cấp (cùng với Nguyễn Thị Minh Thúy) ngày 5-5-2014 (3 ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam) vì bị cho là đã vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình sự (tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”).

Gia đình anh Vinh đã hai lần khiếu nại, ngày 5-6-2014 và 21-8-2014, về việc chính Cơ quan điều tra đã vi phạm trắng trợn: 1) Điều 81 của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) về bắt người trong trường hợp khẩn cấp và 2) các quy định về khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản nêu tại Chương XII của BLTTHS. Tuy vậy cho đến nay gia đình cho biết vẫn chưa hề có sự hồi âm nào.

CUỘC PHẢN KHÁNG của Hồng Kông và VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG Việt Nam có nắm thời cơ?

Trần Quí Cao

Những ngày này, tin về việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đem lại nhiều chú ý. Nhiều người hoan nghênh. Nhiều người hi vọng sự kiện này mở đường cho các sự kiện lớn và tích cực tiếp theo.

A) HOÀN CẢNH THẾ GIỚI CỦA SỰ KIỆN

Sự việc xảy ra trong hoàn cảnh thế giới có các chuyển biến như sau:

1) Phong trào phản kháng đòi thực quyền tự do ứng cử, bầu cử của dân chúng đang làm rung chuyển Hồng Kông. Phong trào này đang gây khó khăn thực sự cho chính quyền Trung Hoa và cho đảng Cộng Sản Trung Quốc:

a. Nó sẽ tạo luồng sinh khí mới cho phong trào đòi tự do dân chủ trên toàn đại lục, nhất là tại các thành phố lớn. Nó cũng kích thích đòi hỏi nhiều quyền tự trị hơn của các cộng đồng sắc tộc đã bị sáp nhập vào Trung Hoa,

Chiến lược xoay trục và sự thoái bộ dân chủ tại Đông Nam Á

Phải chăng chiến lược xoay trục hướng về Châu Á có khả năng khuyến khích các chế độ độc tài trong khu vực?

Joshua Kurlantzick, The Diplomat 4/10/2014

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002

Những thách thức nghiêm trọng đối với thể chế dân chủ tại Indonesia trong tuần qua, tiếp theo sau cuộc bầu cử tổng thống thành công vào tháng Bảy, chắc hẳn nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù khu vực này có những tiến bộ chính trị to lớn từ thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nhưng thể chế dân chủ vẫn chưa bén rễ vững chắc tại Đông Nam Á. Những thế lực phản dân chủ, như liên minh các chính trị gia thuộc phe của Prabowo Subianto tại Indonesia, vẫn tiếp tục cản trở các cải tổ dân chủ. Tại một số quốc gia Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, các thế lực phản dân chủ đã thành công cao độ trong nỗ lực đảo ngược các tiến bộ hướng tới dân chủ hóa đất nước. Malaysia đã đi thụt lùi từ cao điểm dân chủ hóa trở về lại một nhà nước đàn áp hơn trước và là một nhà nước trong đó các tiểu vương Hồi giáo không do dân bầu lên và nhiều ông hoàn toàn không xứng đáng ở vai trò lãnh đạo; những nhân vật này một lần nữa đang nắm quyền lực chính trị quan trọng. Thái Lan, một nước vào thập niên 1990 được coi là một trong những gương thành công về dân chủ hóa trong thế giới đang phát triển, hiện nay đang được lèo lái bởi một chính phủ dựng lên từ cuộc đảo chánh, một chính phủ đang xây dựng sự sùng bái cá nhân xung quanh thủ lĩnh đảo chánh Prayuth Chan-ocha và đang thực thi những luật lệ khắt khe không khác gì các luật lệ dưới các chế độ tàn bạo tại Thái Lan trong thập niên 1950 và những năm đầu của thập niên 1960. (Tyrell Haberkorn thuộc Đại học Quốc gia Australia đã viết một cách sâu sắc về việc ban lãnh đạo quân sự hiện nay tại Thái Lan đã sao chép nhiều phương cách và luật lệ của các ban lãnh đạo quân sự thuộc thời đại của các thập niên 1950 và 1960.) Myanmar đã đi thụt lùi từ các cải tổ của những năm 2012 và 2013, trong khi đó Việt Nam vẫn thẳng tay tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến, tiếp theo sau bốn năm liền đàn áp gay gắt. Trong tuần này tại Hồng Kông, nơi mà gần như tất cả các cuộc biểu tình công khai qua hàng thập niên nay đã diễn ra một cách êm thấm, các lực lượng an ninh đã vung tay đàn áp thô bạo các nhà hoạt động dân chủ.

Tiếp quản Thủ Đô 10-10-1954 và lời hứa của Hồ Chí Minh.

Nguyễn Khắc Mai.

Sau khi có Hiệp Định Geneve, tháng bảy năm 1954, từ Việt Bắc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thư gởi đồng bào, mục đích là để chuẩn bị tinh thần cho đồng bào, để tuyên truyền về những chính sách của Việt Minh (HCM Toàn tập-NXB ST 1987.T7 tr4).

Trong bức thư ấy có câu: ”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.” (mấy chữ thực hiện dân chủ thật sự trong sách còn được in nghiêng!)

Sau đó đã có những cuộc cải cách gì, đời sống nhân dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không.

Trộm thiết bị phóng xạ và điện hạt nhân Việt Nam

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Ngày 12 tháng Chín 2014, hai thanh niên đột nhập vào kho của Công ty APAVE ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, lấy đi một máy chụp ảnh bằng tia X. Đây là một thiết bị trắc nghiệm không phá hủy (NDT, Non‒Destuctive Testing) chứa một nguồn phóng xạ, thường là đồng vị iridium Ir‒192, cobalt Co‒60 hay là cesium Cs‒137. Đồng vị đó phát ra một tia X có thể chiếu qua một mỏ hàn hay một vật gì đó bằng kim loại để xem cấu trúc ở bên trong có khuyết tật nào không. Ở bệnh viện, người ta cũng dùng phương pháp này để rà xét nội thân của bệnh nhân. Nguồn phóng xạ này có một lớp phòng hộ, chủ yếu bằng chì, ngăn cản tia X chiếu ra ngoài. Nhờ lớp phòng hộ đó mà chuyên gia trắc nghiệm có thể an toàn mang thiết bị đến công trường kiếm tra chất lượng những mỏ hàn, vỏ ống dẫn dầu khí hay, nói chung, tất cả các kết cấu bằng thép,...

TS Trần Đình Bá: Đề xuất đường bay song song là "sáng kiến" đi lùi

Nguyên Thảo

clip_image001

TS Trần Đình Bá

(GDVN) - Theo TS Trần Đình Bá, việc Cục Hàng không đề xuất thêm 2 đường bay thẳng một chiều cho chặng Hà Nội – TP.HCM và ngược lại là “sáng kiến” đi lùi.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về đường bay thẳng Hà Nội – TP.HCM sử dụng vùng trời Lào và Campuchia, trong đó kiến nghị cho phép triển khai xây dựng và khai thác đường bay thẳng song song một chiều Nội Bài – Tân Sơn Nhất và Tân Sơn Nhất - Nội Bài.

Theo Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh, sự khác biệt cơ bản nhất của đường bay đề xuất so với đường hiện tại là tạo ra một phân cách ngang để tách thành hai đường bay một chiều song song, khép kín. Trong khi đường bay hiện tại là đường hai chiều với phân cách dọc.

Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam

clip_image002

Kính gởi toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.

Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.

Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:

Dân chủ là điều bất khả diệt và bất khả kháng

Tô Văn Trường

Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng, có cơ sở đặt trên khát vọng tự nhiên của con người bất kể họ thuộc văn hóa phương Đông hay phương Tây. Mọi luận điệu bôi nhọ phong trào sinh viên và người dân đòi dân chủ ở Hồng Kông cho rằng đây là bị phương Tây lôi kéo, giật dây... đều chỉ là vu cáo trơ trẽn.

Cách đây gần 150 năm, nhà triết học và kinh tế học nổi tiếng người Anh John Stuart Mill đã viết trong cuốn sách “On Liberty” (Bàn về tự do): “Con người phải được tự do hình thành ý kiến và trình bày quan điểm của mình. Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát triển và bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người mà còn vì lợi ích lâu dài và phát triển bền vững toàn xã hội. Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được thống nhất với nhân dân, quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia.

Điểm sáng Hồng Kông và cục diện Dân chủ

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu

TQT: Thưa TS Hà Sĩ Phu, tại Hồng Kông sinh viên đang có cuộc biểu tình rất rộng lớn và mạnh mẽ, không chỉ một hai ngày mà đã kéo đến tuần thứ hai biểu thị tinh thần kiên trì đấu tranh cho tự do dân chủ của Hồng Kông được phát triển, không bị chính quyền Bắc Kinh tước đoạt. Ông có ý kiến bình luận gì vê cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông không, thưa ông?

HSP: Cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên Hồng Kông được cả thế giới chăm chú theo rõi và ủng hộ nên đã có nhiều bài bình luận, trong đó nhiều bài có giá trị, xin không lặp lại. Tôi chỉ bổ sung một ý kiến bình luận, hỏi rằng trong cuộc đọ sức giữa một Hồng Kông dân chủ nhỏ bé so với toàn Hoa lục Cộng sản vô cùng rộng lớn thì cuối cùng “Ai sợ ai, ai thắng ai, ai sẽ đào mồ chôn ai?”.

Các đại học Mỹ đang đối diện tình trạng nan giải của các Viện Khổng Tử

Các đại học Mỹ phải đánh giá thế nào về các Viện Khổng Tử nằm trên khuôn viên của mình?

Robert Farley, The Diplomat 3/10/2014

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001

Viện Khổng Tử có tiềm năng đặt ra một nan đề cho nhiều đại học Mỹ. Vì tài trợ của các bang ngày càng suy giảm, nhiều cơ sở giáo dục đã chụp lấy hậu thuẫn từ bên ngoài vào để duy trì các sinh hoạt song hành với chương trình học [co-curricular], và (trong một số trường hợp) cả chương trình chính qui [core curriculum]. Sự hỗ trợ của các Viện Khổng Tử đã trở nên cần thiết trong việc giúp nhiều đại học, lớn cũng như nhỏ, duy trì các chương trình vững mạnh tại một trong những nước quan trọng nhất thế giới. Các Viện Khổng Tử này đã ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh sinh hoạt trong khu đại học, từ sinh viên đến ban điều hành và ban giảng huấn trong các chương trình đa diện của chúng.

Tại Đại học Kentucky (nhiệm sở của tôi), Viện Khổng Tử làm đúng chức năng mà nó phải làm. Viện này tạo điều kiện để sinh viên và giáo sư thăm viếng Trung Quốc, giúp cải thiện việc triển khai chương trình ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khuôn viên đại học, tổ chức đều đặn các sinh hoạt song song với chương trình học (như gần đây Viện Khổng Tử đã tổ chức một lễ hội gọi là “Năm Trung Quốc” [Year of China] trên khu đại học, và nói chung đóng vai trò của một trung tâm phối hợp cho việc nghiên cứu Trung Quốc trên toàn bang Kentucky. Theo quan điểm của ban giáo sư và nhân viên quản trị, không có gì sai quấy với những sinh hoạt này; Viện Khổng Tử đã mang lại tiền bạc, chuyên môn, và lợi ích.

Đồi Cù Đà Lạt

Mai Thái Lĩnh

Đây chỉ là câu chuyện của một thành phố nhỏ trên cao nguyên. Nhưng cũng như việc tìm hiểu một tế bào hay một bộ phận có thể giúp ta hiểu được tình trạng chung của một cơ thể, câu chuyện này có thể giúp độc giả hình dung được diện mạo của cái gọi là “chủ nghĩa xã hội” trên đất nước ta trong gần ba thập kỷ vừa qua, nghĩa là trong giai đoạn được mệnh danh “đổi mới”.

Sân golf Đà Lạt trong các đồ án thời Pháp thuộc:

Mặc dù người Pháp đã có ý định xây dựng một sân golf tại Đà Lạt từ rất sớm, mãi đến đầu thập niên 1920 công việc này vẫn chưa được tiến hành. Trong đồ án đầu tiên của Đà Lạt do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế vào năm 1923, địa điểm xây dựng sân golf nằm ở phía đông-bắc của hồ nước lớn nhất (tức hồ Xuân Hương ngày nay). Địa điểm này không nằm sát bờ hồ, như chúng ta thấy trong hình sau đây:

Chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền là điều kiện để Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi đường link bài sau đây cho chúng tôi, trong đó nêu ý kiến vì lý do quân sự và chính trị, Mỹ chỉ nên bán máy bay săn tàu ngầm P-3 Orion cho Việt Nam chừng nào chính quyền Việt Nam “chấm dứt đàn áp nhân quyền”.

Ý kiến của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nhanh chóng lạc hậu: vừa có tin Mỹ sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mà một trong những thương vụ đầu tiên rất có thể chính là máy bay săn tàu ngầm P-3 Orion. Việt Nam đã “chấm dứt đàn áp nhân quyền” hay ít ra đã có tiến bộ rõ rệt về mặt này rồi ư? Thực tế khiến cho không ai tin điều đó, kể cả Mỹ. Hay là vị thế địa chính trị của Việt Nam quan trọng đến mức Mỹ không thể không giúp Việt Nam như dựng một con đê ngăn sóng đỏ Trung Cộng ở vùng Đông Nam Á, bất chấp thành tích nhân quyền tệ hại của chính quyền Việt Nam? Trên bàn cờ chính trị hiện nay, mọi thứ đều có thể.

Bauxite Việt Nam

Đại học thứ hai của Mỹ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử của Trung Quốc

Sharon Bernstein

Trần Ngọc Cư dịch từ news.yahoo.com

(Reuters) – Trong vòng một tuần lễ, một đại học lớn thứ hai của Mỹ tuyên bố sẽ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử được Chính phủ Trung Quốc tài trợ, một cơ sở mà các nhà phê bình gọi là cánh tay tuyên truyền đội lốt văn hóa và giáo dục ngôn ngữ.

Đại học Pennsylvania State vào hôm thứ Tư thông báo sẽ chấm dứt mối quan hệ 5 năm với Viện Khổng Tử vào cuối năm nay, nêu ra những bất đồng quan điểm với cơ quan chính phủ của Trung Quốc hiện kiểm soát và tài trợ các viện này.

“Nhiều mục tiêu của chúng tôi không đi đôi với các mục tiêu của Văn phòng Hội đổng Trung văn Quốc tế, được mệnh danh là Hán ban, một cơ quan của chính phủ Trung Quốc tài trợ các Viện Khổng Tử khắp thế giới,” Susan Welch, Khoa trưởng Văn khoa tại Đại học Pennsylvania State, đã tuyên bố bằng email như thế.

Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn!

Bùi Hoàng Tám

(Dân trí) - Họ làm ăn, quản lý kém cỏi, tham ô, tham nhũng… thì họ phải chịu chứ sao lại kêu gọi người dân “đóng góp” trả nợ thay cho họ? Bác có muốn “học tập Hàn Quốc” thì học tập chứ em thì không, bác Lý ạ.

clip_image001

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Quả báo “lạm phát đối tác chiến lược”: Đến người Mỹ cũng phải mỉa mai

Viết Lê Quân

clip_image001

Tuần trước, phản hồi trước dư luận về khả năng “cuối năm Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định các cuộc đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam đang tiếp diễn, chưa có quyết định chung cuộc.

Song bình luận thật sự chua chát và đáng thất vọng hơn của Đô đốc Locklear là “việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”.

Kết quả hơn 10 năm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng hàng chục đối tác chiến lược của quốc gia này đã chỉ được đúc rút thành lời mỉa mai không thèm che đậy của chính giới quốc tế.

CUỘC PHẢN KHÁNG CỦA HỒNG KÔNG VÀ TƯƠNG LAI VIỆT NAM

Trần Quí Cao

Bauxite Việt Nam hoan nghênh ông Trần Quí Cao từ sự kiện Hồng Kông đang nổi bão liên tiếp mấy hôm nay đưa ra dự đoán về ván cờ Trung Quốc liên quan mật thiết đến tương lai Việt Nam. Vâng, một cơ thể ốm yếu như cái thể chế chúng ta đương còng lưng gánh, nhìn về phương diện nào cũng đã đến lúc cùng mạt, vậy mà lại khư khư ôm chân cộng sản Tàu trong mọi đường đi nước bước thì một phong trào dân chủ ngay tại chính quốc có khả năng làm lung lay tận gốc chính sách độc tài cộng sản khét lẹt mùi Đại Hán hẳn là cơ hội ngàn vàng để con dân nước Việt thoát cái ách Trung Cộng (ách Trung và ách Cộng) không gì quý giá cho bằng. Nhưng xét cho cùng, dân Việt vốn không tự mình khoác lấy ách ấy mà chính là mấy vị tổ cộng sản rước nó về cho dân, thì trách nhiệm của thế hệ cộng sản đang cai trị đất nước hôm nay phải tự mình thoát trước và giúp dân cùng thoát, đó chính là lẽ công bằng. Tiếng nói của 61 đảng viên vừa qua cho thấy thực tế đã chín muồi một yêu cầu sống còn như vậy.

Tất nhiên, kêu gọi một đảng cộng sản “thoát Cộng”, về một phương diện nào đấy e cũng vẫn là chuyện nực cười, huống chi với những vị đang sống chết với chiếc ghế mà nếu không có hai chữ “cộng sản” thì nằm mơ cũng chẳng thấy, thì chẳng phải là phản động đứt đuôi rồi sao. Kêu gọi một đảng đang một mình một cỗ ngất ngưởng trên chiếu rượu chót vót mà phía dưới là ngót 90 triệu con người đang è cổ ra đỡ cho chiếc chiếu ấy, từ bỏ vị thế độc tài trở về trong lòng dân tộc, về một phương diện nào đấy e vẫn là một cách nói quá lạc quan mà những ai có chút suy nghĩ có lẽ cũng chẳng dám tin. Nhưng thôi, hãy cứ lạc quan để mà vỡ mộng thì cũng còn hơn là bi quan để không còn tìm thấy một con đường nào cho dân tộc ngoài con đường làm cho đảng cộng sản trở lại trong sạch “như nước suối ban mai” để “tiếp tục lãnh đạo nhân dân”, giữa lúc phong trào dân sự chưa bao giờ hưng phấn như hiện nay. Đó là hai điểm lưu ý của chúng tôi khi chia sẻ bài viết tâm huyết này. Rất mong được bạn đọc cùng quan tâm trao đổi.

Bauxite Việt Nam

Hồng Kông – một lần tôi đã gặp

Lê Phú Khải

clip_image002

Tác giả ở Hồng Kông tháng 2-1997

 
Đầu năm 1997 tôi quyết định đi Hồng Kông vì hai lý do. Một là, đến cuối năm, Hồng Kông sẽ được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc – đó là một sự kiện thu hút giới truyền thông thế giới. Sài Gòn, nơi được xem là có mật độ báo chí lớn nhất nước và thị trường báo chí sôi động nhất cả nước rất cần tin tức, bài vở, hình ảnh về sự kiện này. Tôi phải đi Hồng Kông một chuyến để “phục vụ” cho nhu cầu đó của báo giới TP HCM. Hai là, tôi muốn làm một cuộc thử nghiệm về tiền nhuận bút của báo chí Việt Nam. Xem thử, bỏ tiền túi ra đi theo một tour du lịch, liệu về viết báo, nói nôm na là bán hình ảnh, tin tức, bài viết về Hồng Kông nhân sự kiện này, sẽ “hoà vốn” hay lỗ, hoặc lời?

Hồng Kông là một trung tâm giao dịch tài chính thương mại lớn của thế giới thì ai cũng biết rồi. Nhưng thu hoạch lớn nhất của tôi trong chuyến đi đầu năm 1997 đến Hồng Kông là, đây là một thị trường tin tức lớn nhất thế giới. Ngày đầu đặt chân đến Hồng Kông tôi đã rất thú vị. Buổi sáng, mở cửa phòng ra, đã thấy người ta để cho khách cả một đống báo chí, tiếng Nga, tiếng Anh… ở trước cửa phòng. Còn gì thú vị hơn với một nhà báo là có được tin tức, sự kiện ở nơi sở tại trong khi mình có mặt ở đó. Tiếng Hoa ư? Tiếng Anh ư? Nhằm nhò gì “ba cái lẻ tẻ” đó! Tôi có cả một rừng bạn bè ở TP HCM, cứ khuân các tờ báo, tạp chí này về, sẽ có người giúp tôi dịch để khai thác tài liệu. Lại còn hình ảnh trong báo, tạp chí nữa, phong phú vô cùng.

Biểu tình ở Hồng Kông – lời tường thuật và kêu gọi của một người trong cuộc

Hôm nay là ngày 28 tháng 9 năm 2014. Bây giờ đã gần 10 giờ đêm và chúng tôi đang ở khu vực Wanchai của Hồng Kông. Sáng sớm hôm nay, những người biểu tình chúng tôi ngồi ôn hòa trước Trụ sở Trung tâm của Chính phủ. Mọi người chỉ ngồi yên và không làm gì cả. Đột nhiên, phía chính quyền bắt đầu xịt hơi cay vào từng người biểu tình ngồi hàng đầu khiến mọi người bắt đầu chạy và la lớn. Hiện nay, chúng tôi đang ở Wanchai, sau khi đã di chuyển từ Admiralty đến Central và bây giờ là Wanchai. Khắp nơi là cảnh sát và người biểu tình. Những người biểu tình đang cố bảo vệ những người đang ở trong khu vực Trụ sở Trung tâm của Chính phủ. Chúng tôi chỉ đòi hỏi quyền đầu phiếu phổ thông mà thôi, không gì hơn nữa và chúng tôi rất ôn hòa. Tuy nhiên, phía chính quyền đã không ngần ngại sử dụng hơi cay và cả những vũ khi có thể gây thương tích để đàn áp nhũng người biểu tình ôn hòa.

Lời kêu gọi

Thứ Tư, ngày 01 tháng 10 năm 2014

Kính thưa đồng bào cả nước!

Kính thưa toàn thể bà con dân oan!

Kính thưa các bạn học sinh, sinh viên và những bạn trẻ yêu tổ quốc Việt Nam!

clip_image001

Tôi vô cùng phẫn uất trước sự việc chính quyền Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa khắp nơi nhân ngày kỷ niệm 10/10 giải phóng thủ đô trong dịp này. Là một người đi theo cách mạng từ lúc còn tuổi trăng tròn, đến nay tuổi đã quá bát thập, tôi không có mong muốn gì hơn là đất nước ta được ấm no, nhân dân ta được giàu mạnh. Ngày xưa khi đất nước còn nằm trong tay thực dân Pháp, Việt Minh đã hiệu triệu lòng dân, trong đó có tôi, bằng khẩu hiệu vô cùng đẹp đẽ: NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG... Dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu và của cải để đi theo Việt Minh chỉ vì khẩu hiệu đó. Vậy mà đến nay, chúng ta đã phải chứng kiến bao cảnh trái ngang cơ cực trên khắp đất nước này, đặc biệt là bà con dân oan. Ruộng đất của nông dân bị cướp hết để làm dự án, công nhân nghèo đói quá đi bán dâm, sinh viên ra trường thất nghiệp, tiểu thương bị cướp chợ, doanh nghiệp chịu đủ thứ sưu cao thuế nặng, trí thức thì ngủ quên, hoặc nếu nhỡ có thức thì lại đi tù... Trong cảnh nhân dân lầm than như vậy, tôi tự hỏi chính quyền vui sướng gì để lại đốt bao nhiêu tiền, mà đó chính là tiền thuế của chúng ta vào một cuộc vui lúc này. Thủ đô giải phóng ư? Đất nước độc lập ư? Những điều đó còn có ý nghĩa gì khi chúng ta không có tự do, không có hạnh phúc.

Tôi, công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức chính thức kêu gọi toàn thể nhân dân xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa này. Đến đúng ngày 10/10/2014, nếu chính quyền Hà Nội không huỷ bỏ ngay việc bắn pháo hoa vô cùng tốn kém, chúng ta hãy cùng nhau xuống đường diễu hành vòng quanh Bờ Hồ để phản đối việc này.

Nếu tôi gục ngã xuống, xin các bạn cứ tiến lên!

Lê Hiền Đức

Nguồn: http://lehienduc2013.blogspot.com/2014/10/loi-keu-goi.html

Doanh nhân Nhật ‘nhận tội hối lộ Việt Nam’

clip_image002

Cựu chủ tịch công ty tư vấn ở Tokyo và hai người khác nhận tội hối lộ quan chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan tại phiên tòa hôm 1/10, theo truyền thông Nhật.

Ông Tamio Kakinuma, 65 tuổi, là cựu chủ tịch công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC).

Cùng ra tòa với ông có cựu giám đốc Tatsuro Wada, 67 tuổi, và cố vấn Koji Ikeda, 58 tuổi.

Suy ngẫm về phát biểu của Thủ tướng

Tô Văn Trường

Lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao tỏ lòng “mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ người Việt Nam chúng ta, đồng chí đồng bào đã hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì chủ quyền của Hoàng Sa […]”, nghĩa là vinh danh những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm lược của Trung Cộng. Đây là một bước tiến quan trọng, ít ra là trên lời nói, trong chiều hướng hòa hợp hòa giải dân tộc. Tuy thế, cũng cần tỉnh táo mà thấy rằng lãnh đạo Việt Nam thường không thiếu những lời tốt đẹp. Điều mà người dân chờ đợi là những hành động thực tiễn thể hiện lòng biết ơn đó, để hòa hợp hòa giải không phải là lời nói suông.

Bauxite Việt Nam

Vài ý kiến nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hàn Quốc

Nguyễn Đình Cống

Tại Đại hội Mặt trận Tố quốc Việt Nam vừa qua, Tổng Bí thư có kêu gọi mọi người góp ý kiến và phản biện. Nhân dịp ông cầm đầu một phái đoàn sang Hàn Quốc tôi xin góp một vài ý kiến.

Về việc góp ý (cao hơn là bày mưu) cho người khác, cách đây trên 2000 năm, Hàn Phi có viết trong “Thuyết nan” một đoạn đại ý như sau: “Cái khó nhất của các thuyết khách góp ý cho các bậc vua chúa không phải là ở chỗ nêu ra các việc hay, đúng, cần và có thể làm được, mà là ở chỗ đoán và nói đúng được mong ước và những suy nghĩ thầm kín của họ”. Dẫn chứng rõ ràng nhất cho ý này là việc vua Tần ban chiếu thiết tha cầu người hiền tài, thế mà Vệ Ưởng hai lần đến gặp vua trình bày sách lược chấn hưng đất nước đều bị đuổi về. Nguyên nhân là ông trình bày về “đế đạo” và “vương đạo” là hai đường lối rất hay nhưng không hợp với ý muốn của vua là “bá đạo”. Chỉ đến lần thứ ba, sau khi đã đoán được, Vệ Ưởng trình bày cách thực hành bá đạo thì mới được hoan nghênh và trọng dụng.

Hoàn cảnhThu Tứ

Nam Dao

Anh Huệ Chi thân,

Mấy hôm nay tôi có mấy việc bận dồn dập, nên chưa trả lời anh về việc thừa kế gia tài văn chương của Võ Phiến. Việc này đã được chị Võ Phiến giải quyết cách đây một tuần, là đến văn phòng luật sư yêu cầu hủy hồ sơ trao quyền quản lý văn sản của anh Võ Phiến cho Thu Tứ đã làm trước đây. Người con lớn của anh chị Võ Phiến (một bác sĩ tại Mỹ) được trao vai trò này, thay Thu Tứ.

Như vậy từ nay Thu Tứ không còn quyền hành gì về tác phẩm của Võ Phiến nữa.

Tôi nghĩ bây giờ không cần đăng những bài bình luận về bài của Thu Tứ nữa (làm thế chỉ tổ tuyên truyền cho luận điệu Thu Tứ thôi), mà cần phổ biến càng nhiều càng tốt các tác phẩm của Võ Phiến, bản gốc, không bị thêm bớt sửa chữa.

Trích thư của Phạm Phú Minh

Đất nước những năm tháng thật buồn

Vương Trí Dũng

Khi viết dòng tiêu đề đầu tiên, nước mắt tôi chan chứa không thể nào kìm được. Người đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời, trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ, sống sót qua khói bom lửa đạn, mà có thể mềm lòng đến thế này ư?

Không, không chỉ riêng mình tôi, chắc chắn có hàng vạn người đàn ông đã mềm lòng như thế. Đất nước những năm tháng thật buồn.

Giả dối lộng hành

Sẽ có người nói là quá quắt. Chỉ nhìn thấy mảng đen. Không đó là sự thật.

Nghĩ về Joshua Wong và tuổi trẻ Việt Nam

Nguyệt Quỳnh

Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Hồng Kông. Lời nhắn gởi của lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong khi anh bị cảnh sát lôi kéo đi đã làm rung động trái tim người Hồng Kông và thế giới. Những thanh niên sinh viên khác đã cùng hát to, hô vang những khẩu hiệu và cố giành giật để cứu anh thoát khỏi tay cảnh sát nhưng vô hiệu.

Tôi tin nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã xúc động khi đọc lời nhắn gởi của Joshua Wong:

"Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn".

Chiếc dù và người biểu tình Hong Kong

Samanthi Dissanayake

BBC News

Khi các bình khí cay được mở và khói bốc ra, những người biểu tình Hong Kong chỉ có những chiếc dù để tự vệ. Người ta mang dù theo ban đầu chỉ bởi cái nóng quá gay gắt những ngày qua.

Nhưng sau đó, hình ảnh những chiếc dù đã được đăng lên như biểu tượng của sự đoàn kết. "Cách mạng dù" đã trở thành hiện tượng nghệ thuật trên mạng của phong trào biểu tình.

Cùng với dải nơ vàng, hình ảnh chiếc dù đã trở thành biểu tượng không chính thức của các cuộc biểu tình đường phố tại Hong Kong.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn