Thư giãn Chủ nhật: Máy bay năng lượng mặt trời lần đầu tiên cất cánh

Phan Anh (Theo BBC)

“Lần đầu tiên”
Lâu nay, người ta quá lạm dụng cụm từ “lần đầu tiên”. Đặc biệt lạm dụng là ở các vùng lãnh thổ sống ngắc ngoài nhờ nghề tuyên truyền.
Thế nào là “lần đầu tiên”? Lần đầu tiên phải mang hai yếu tố: một là, việc mình làm chưa ai từng làm, và hai là, cách làm của mình tuy là lần đầu tiên nhưng đã để lại một công nghệ có thể được người khác làm lại các lần sau. Yếu tố thứ hai này rất quan trọng, vì không có người thứ hai tiếp nối, thì sao có thể nói mình là người thứ một?
Trong lịch sử, có ông Hái Lúa bên Tây bỏ quên bột mì bên cạnh lò sưởi đã vô tình có được men nở làm bánh mì; nhưng không ai nhớ tên “người đầu tiên” ấy, chỉ vì một lẽ đồng chí ấy không để lại một công nghệ làm bột nở cho mọi người làm theo. Ông Hai Lúa bên ta nhặt nhạnh của các bà đồng nát làm được máy bay lên thẳng; nhưng đó không phải là một công nghệ, vì có công nhận ông là “lần đầu tiên” thì cũng chẳng ai bắt chước làm theo cách làm của ông! Ông nhà quê “tìm ra” bột nở, và ông Hai Lúa “làm ra” cái máy bay trực thăng đều thành kẻ vô danh
Louis Pasteur đi nghỉ hè và để hỏng một mẻ vi khuẩn nuôi dở dang; nhưng từ đó ông hoàn thiện được công nghệ tạo ra vi khuẩn đã suy yếu để có công nghệ làm ra vaccine cho đời sau lặp lại. Einstein không nhìn thấy hết những kết quả mình đã tính toán trước, chẳng hạn như độ sai lệch của ánh sáng; nhưng vài chục năm sau khi ông qua đời, lớp khoa học gia thế hệ sau vẫn đo được độ sai lệch đó, để không chỉ xác nhận Einstein đúng, mà còn xác nhận rằng họ đã thao tác về kỹ thuật và công nghệ hệt như Einstein sẽ làm nếu ông thầy này còn sống.
Bây giờ ta có cái máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời. Về phương diện là cái vật để chuyên chở, thì nó xếp hàng thứ bao nhiêu chẳng biết. Nhưng về phương diện “sức kéo” thì nó là lần đầu tiên. Vì sau đây, con người sẽ lặp lại công nghệ của nó để có những máy bay khác cũng chạy bằng năng lượng sạch sẽ như thế. Hai năm nữa thôi, sẽ có máy bay năng lượng mặt trời vượt Đại Tây Dương. Và không xa sẽ có máy bay năng lượng mặt trời bay quanh thế giới, vì bên trên những tầng mây u ám kia, bao giờ cũng rực rỡ ánh mặt trời, nguồn năng lượng bất tận.
Nói mấy lời quấy quá vậy, là vì chợt nghĩ đến những lời lẽ cò mồi rẻ tiền, bạ đâu cũng lần đầu tiên, bạ cái gì to to một tí cũng là kỷ lục! Cò mồi bây giờ đông lắm và thiện nghệ lắm. Nhưng một khi ta làm việc gì cũng có tiêu chuẩn rõ ràng cho từng việc, ta sẽ có điều kiện cư xử đúng khái niệm, và khi ấy cò mồi sẽ hết đất sống.
Bà con khó tính sẽ bảo: nhà bác này đang tàu bay lại sang cò mồi! Nhưng ai tinh ý thì sẽ thấy mối liên hệ rất chặt giữa hai chuyện. Nói thật đấy. Và đó hoàn toàn không phải là lời của cò mồi.
Phạm Toàn


Chiếc máy bay mẫu chạy bằng năng lượng mặt trời hôm qua đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và đang tiến gần đến mục tiêu dùng năng lượng mặt trời để bay vòng quanh thế giới.

Chiếc Solar Impulse được đưa ra trường bay.
Chiếc Solar Impulse được đưa ra trường bay.
Solar Impulse, với sải cánh tương tự như một chiếc máy bay phản lực cỡ lớn nhưng chỉ  nặng bằng một chiếc xe ô tô, đã cất cánh từ một sân bay của Thụy Sỹ.
Các cánh của nó được phủ những tấm pin mặt trời, cung cấp năng lượng cho 4 động cơ điện của máy bay.
Phi hành đoàn chụp ảnh cùng những người đến chứng kiến buổi cất cánh đầu tiên của máy bay.
Phi hành đoàn chụp ảnh cùng những người đến chứng kiến buổi cất cánh đầu tiên của máy bay.
Những nhà thiết kế Solar Impulse hi vọng một mẫu máy bay lớn hơn mẫu thử nghiệm này một chút sẽ thực hiện chuyến đi vòng quanh trái đất trong vòng 2 năm.
Chuyến bay thử nghiệm lần này là nhằm khẳng định mục tiêu đó.
Bertrand Piccard (phải), phi công, kiêm chủ tịch của Solar Impulse cùng Andre Borschberg (trái), CEO kiêm phi công, chúc mừng phi công bay thử nghiệm người Đức Markus Scherdel sau chuyến bay thử nghiệm thành công.
Bertrand Piccard (phải), phi công, kiêm chủ tịch của Solar Impulse cùng Andre Borschberg (trái), CEO kiêm phi công, chúc mừng phi công bay thử nghiệm người Đức Markus Scherdel sau chuyến bay thử nghiệm thành công.
“Do chiếc máy bay nhẹ và lớn như thế này chưa từng bao giờ cất cánh trước đây, nên “cách cư xử” của nó rất khó đoán”, đội bay cho biết.
Nhà khinh khí cầu Bertrand Piccard, người từng đi vòng quanh thế giới, đã dẫn đầu dự án xây dựng máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời này và ông dự định sẽ điều khiển chiếc máy bay cùng với người đồng sáng lập Andre Borschberg trong chuyến bay vòng quanh thế giới.
Chiếc máy bay đã cất cánh và hạ cánh suôn sẻ.
Chiếc máy bay đã cất cánh và hạ cánh suôn sẻ.
“Đây là giây phút rất quan trọng sau 7 năm làm việc”, Borschberg cho biết trước khi cất cánh.
Theo những người chứng kiến, cả lần cất cánh và hạ cánh thử nghiệm đều có vẻ diễn ra suôn sẻ.
Cánh máy bay được gắn pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho 4 động cơ.
Cánh máy bay được gắn pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho 4 động cơ.
Sau chuyến bay này, một chuyến bay thử nghiệm vào ban đêm dự định được tiến hành vào cuối năm nay và sau đó một chiếc máy bay mới sẽ được phát triển dựa trên các kết quả thử nghiệm này.
Đây là chiếc máy bay lớn nhưng tương đối nhẹ.
Đây là chiếc máy bay lớn nhưng tương đối nhẹ.
“Mẻ” cất cánh lớn được dự định vào năm 2012. Khi đó 2 phi công sẽ cố gắng thực hiện chuyến bay xuyên Đại Tây Dương trước khi bay vòng quanh thế giới.
Xin mời bấm vào đây xem tàu bày chạy bằng “sức mặt trời” biểu diễn cất cánh hạ cánh:
http://www.youtube.com/watch?v=ztFru5Cijx0&feature=player_embedded
PA
Nguồn: http://dantri.com.vn/c36/s36-389287/may-bay-nang-luong-mat-troi-lan-dau-cat-canh.htm

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn