Tiêu sản và tài sản

Kỹ sư Dzoãn Mạnh Dũng

Một gia đình nghèo khi có chút tiền tích lũy hay vay được, họ nghĩ ngay dùng tiền đó để mua thứ gì đó nhằm đẻ ra tiền. Thứ đó gọi là tài sản. Nhưng nếu họ mua một thứ không đẻ ra tiền thì đó là tiêu sản. Một dân tộc đang nghèo mà đòi ngân sách tập trung vào sự hưởng thụ cao cấp như đường sắt Cao tốc Bắc Nam với vốn 55 tỷ USD từ TP HCM đi Hà Nội dành cho hành khách mất 5 giờ 38 phút, chỉ giúp dân tộc đó thêm kiệt quệ. Vì vậy đường sắt Cao tốc Bắc Nam là loại tiêu sản. Vận tải hành khách Bắc Nam là loại vận tải mang tính tiêu xài cho con người trong nội địa.. Vậy  tại sao phải tập trung đầu tư lớn?

Cái đang cần là tập trung vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa Bắc Nam. Thực tế hàng triệu người  đang nghèo khổ từ miền Bắc phải vào Nam kiếm sống. Họ rời miền Bắc để thoát khỏi nghèo đói, nên cần chi sự sang trọng  đi lại bằng đường sắt Cao tốc Bắc Nam như các thương gia hay các quan chức. Nhân dân chỉ mơ ước đường sắt đôi và  khổ rộng để trong ngày đi từ TP HCM đến được Hà Nội là hạnh phúc lắm rồi. Có nghĩa là, chúng ta chỉ nên chọn đường sắt đôi, khổ rộng 1435 mm với tốc độ  khoảng 100 km/h, từ TP HCM đến Hà nội chỉ 16 -17  giờ là đủ thuận lợi với tình hình kinh tế của nhân dân Việt Nam trong 100 năm tới. Thừa tiền nên đầu tư vào trường học, y tế và các ngành kỹ thuật cao cấp. Ngành Giao thông Việt Nam chỉ mới biết lắp ráp xe Hon da, xe ô tô, lắp ráp tàu biển  mà cứ tưởng tượng mình đã sản xuất được xe Hon da, xe ô tô và  tàu biển là sự ngộ nhận và dối lừa nhau.Tại sao chúng ta không tập trung các nguồn lực để có thể thành công trong các lĩnh vực sản xuất có nguồn chất xám nhiều hơn mà tập trung vào các nguồn lực cho tiêu xài.

Nếu quả thật dự án đường sắt Cao tốc Bắc Nam là hiệu quả thì Chính phủ hãy chấp nhận cho doanh nghiệp Nhật nào đó đầu tư theo nguyên tắc BOT, tự chịu rủi ro. Trên thế giới, xưa nay “đối ngoại phục vụ đối nội”. Các nhà doanh nghiệp Nhật họ muốn bán công nghệ và vật tư cho Việt Nam để làm giàu cho chính mình, nước mình. Còn các ông nghị Việt Nam biết rõ dân Việt đang quá nghèo nhưng chính sách của họ là “đối nội phục vụ cho đối ngoại” hy sinh lợi  ích  của Việt Nam vì lợi ích nước ngoài. Nhớ  đầu thập niên 1990, các chuyên gia JICA  giúp Việt Nam quy hoạch  hệ thống cảng biển. Lúc đó tôi thấy họ đưa ra mô hình Việt Nam có rất nhiều cảng  biển từ Bắc đến Nam nhưng không có cảng nào là cảng nước sâu cho tương lai để có thể cạnh tranh với Hồng Kong và Singapore. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đề xuất cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong. Sự đề xuất trên là ngược với các chuyên gia Nhật, nhưng cuối cùng cũng được sự đồng tình của nhân dân cả nước. Chính phủ nên hãy tự tin và lắng nghe người Việt Nam. Chỗ dựa  tốt nhất của Chính phủ  chính là lòng dân và trí tuệ của dân Việt Nam. Ý kiến của các chuyên gia nước ngoài là cần được trân trọng và chọn lọc. Không phải cái gì họ nói đều đúng cả.   

Quốc hội Việt Nam từng sai lầm khi giơ tay biểu quyết dự án Cảng và Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ông Võ Văn Kiệt đã phải đắng cay nhận sai lầm trước khi nhắm mắt về Dự án Dung Quất. Xin Quốc hội hôm nay hãy cẩn trọng trước khi biểu quyết chấp nhận đường sắt Cao tốc Bắc Nam.

DMD

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn