Việt Nam đã quên cuộc đấu tranh cho tự do?

Tiến sĩ K. R. Bolton/ Foreign Policy Journal

Rice fields in northern Vietnam

Rice fields in northern Vietnam (Tran Thi Hoa / World Bank)

Xung đột về ý thức hệ và đặc biệt là sự bất đồng giữa cánh tả với cánh hữu nói chung phục vụ cho việc: (1) Che giấu các sự kiện và đặc biệt là nguyên nhân các vấn đề bởi vì các giáo điều cố thủ, (2) Làm cho kẻ thù trong nhóm và các cá nhân, những người có nhiều điểm chung hơn là tìm thấy sự bất đồng.

Trường hợp Việt Nam, và đặc biệt là cuộc nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc, sự bất đồng giữa hai phe dĩ nhiên là đang xảy ra. Cánh tả ở phương Tây, và đặc biệt là tại Mỹ, đứng ở vị trí chống lại bất cứ chính sách nào mà Hoa Kỳ theo đuổi, trong khi cánh hữu kiên định ở vị trí là “bất cứ điều gì đất nước tôi làm, tôi đều ủng hộ”. Những ngày này, trong cuộc chiến chống lại “trục ma quỷ”, cánh hữu, ý tôi muốn nói là trong bối cảnh “những người bảo thủ nguyên thủy” của Mỹ, khác với những người có nguồn gốc theo chủ nghĩa Tờ rốt kít, “những người bảo thủ mới”, trở lại vị trí truyền thống “nước Mỹ là trước hết” đã không còn được ưa chuộng trong chính sách của Mỹ kể từ thời điểm ít nhất là thời Tổng thống Woodrow Wilson.

Cuộc đấu tranh trong lịch sử cho tự do Việt Nam

Trường hợp Việt Nam, đã đấu tranh được vài ngàn năm và có dấu hiệu cho thấy cuối cùng họ đầu hàng vì một quyền lực nước ngoài gặm nhấm chủ quyền hơn bất kỳ cường quốc quân sự đế quốc thông thường nào.

Tham vọng đế quốc Trung Quốc đối với Việt Nam ngược trở lại năm 208 TCN, khi một tướng Trung Quốc là Triệu Đà, tự xưng Hoàng đế trên nhiều phần lãnh thổ của Việt Nam. Năm 111 TCN, Việt Nam đã sát nhập vào nhà Hán và trở thành quận Giao Chỉ. Sau nhiều thế kỷ kháng cự, độc lập đã đạt được ở một mức độ nào đó, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục phải cống nạp cho Trung Quốc. Người Mông Cổ đã bị đẩy lùi thành công trong thế kỷ XII và người Việt là giống dân duy nhất làm được điều đó, đủ để chứng minh sự kiên cường của họ. Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam năm 1407, nhưng sau hai thập kỷ chiến đấu, đã được giải phóng hoàn toàn trong năm 1428. Trung Quốc lại tấn công vào năm 1788 nhưng cũng đã bị đẩy lui.

Năm 1909, Trung Quốc cố đòi quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu một loạt các hành động hung hăng kéo dài cho đến nay. Năm 1956, hải quân Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và xâm lấn thêm vào năm 1974. Năm 1984, Trung Quốc thành lập khu hành chính Hải Nam, kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1988, tàu Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ ở đá Gạc Ma và Cô Lin (Johnson Reef). Năm 1992, đã có những cuộc xâm nhập sâu hơn vào Trường Sa.

Trung Quốc đã tham gia hợp đồng với Công ty Năng lượng Crestone Hoa Kỳ năm 1994, thăm dò dầu khí quanh Trường Sa. Năm 2000, Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ. Trong năm 2004, có hơn 1.000 lần Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, với 80 ngư dân Việt Nam bị giam giữ trong tháng 12. Trung Quốc đã khoan dầu ở vùng biển Việt Nam trong năm 2005, và trong năm đó hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân Việt Nam ở vùng biển Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ. Năm 2007, Trung Quốc bắn vào ngư dân Việt Nam ngoài khơi Hoàng Sa. Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trong khu vực. Chính phủ Trung Quốc phê duyệt kế hoạch xây dựng Tam Sa, một thành phố lớn để sáp nhập ba quần đảo, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc [1].

Năm 1979, Việt Nam trở thành nạn nhân của sự đối đầu Trung – Xô, khi Trung Quốc xâm lược như “một hành động của việc bác bỏ Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh, và Tương trợ Trung – Xô, tới kỳ gia hạn”[2]. Khoản 6 của Hiệp ước nói rằng, nếu hai bên không ký thông báo ý định chấm dứt hiệp ước trong năm cuối cùng, liên minh sẽ tự động gia hạn thêm 5 năm nữa [3].

Cái được gọi là Hiệp ước Hữu nghị Trung – Xô không được thiết kế để bảo đảm vị trí siêu cường cho Trung Quốc là do Liên Xô, như ý định của Mao, hoặc không phải là một liên minh hữu nghị giữa hai nước cộng sản được cho là anh em nhưng để duy trì vị trí của sự chinh phục và làm nhục công khai. Trung Quốc xem Hiệp ước này giữ cho Nga "quyền bá chủ". Nó đến từ những ngày khi Stalin áp đặt các điều kiện lên chính quyền Mao, rằng ông không bao giờ được xem là đồng chí [4].

Do đó, Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 với ý định khiêu khích trực tiếp Liên Xô, nước đã ký hiệp ước phòng thủ với Việt Nam năm 1978, chính hiệp ước này nhắm vào Trung Quốc. Liên minh Việt – Xô này đã làm cho Việt Nam “dính chặt vào” “mục đích kiềm chế Trung Quốc” của Liên Xô [5].

Rạn nứt giữa Trung Quốc và Việt Nam càng trở nên rõ hơn khi hàng ngàn người gốc Hoa chạy trốn khỏi Việt Nam trong năm 1978. Tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa và Việt Nam xâm lược Campuchia, đã gia tăng căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung.

Ông Bruce Elleman nói rằng Trung Quốc không đối mặt với thất bại ở Việt Nam do việc rút quân nhanh, bởi vì cuộc xâm lược này nhằm mục đích thách thức Liên Xô, nước đã ký hiệp ước phòng thủ với Việt Nam, cho thấy Nga xuất hiện như cái gọi là “con gấu giấy”; do đó bác bỏ Hiệp ước gọi là Nga – Trung, hiệp ước chẳng là gì cả, chỉ là một sự cản trở và đã tới lúc gia hạn đúng vào thời điểm cuộc tấn công.

Trung Quốc thông báo ý định xâm lược Việt Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1979, là ngày đầu tiên mà họ có thể chấm dứt Hiệp ước Trung – Xô năm 1950 một cách hợp pháp, và họ đã tấn công Việt Nam ba ngày sau đó. Khi Moscow không can thiệp, Bắc Kinh công khai tuyên bố rằng Liên Xô đã thất hứa trong việc hỗ trợ Việt Nam. Sự thất bại của Liên Xô trong việc giúp đỡ Việt Nam làm cho, ngày 3 tháng 4 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có ý định chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và tương trợ Trung – Xô năm 1950.

... Chỉ sau ba tuần giao tranh, Trung Quốc rút lui và tranh chấp biên giới Việt – Trung vẫn chưa được giải quyết. Với đa số những người ngoài, hành động quân sự của Trung Quốc như thế được xem là thất bại. Nhưng nếu mục tiêu thực sự đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là để lộ ra sự bảo đảm hỗ trợ quân sự cho Việt Nam của Liên Xô là dối trá, thì việc Liên Xô từ chối can thiệp một cách hiệu quả đã chấm dứt hiệp ước phòng thủ Việt – Xô. Như vậy, rõ ràng là Bắc Kinh đã đạt được một chiến thắng chiến lược bằng cách phá vỡ sự bao vây của Liên Xô và loại bỏ mối đe dọa của Moscow về một cuộc chiến trên hai mặt trận [6].

Trung Quốc đe dọa gây chiến với Nga nếu Nga viện trợ cho Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc phát triển liên minh với Hoa Kỳ, [điều này] đã đe dọa Liên Xô trên hai mặt trận. 

Nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Liên Xô thay cho Việt Nam, ngày hôm sau Đặng Tiểu Bình đã cảnh cáo Moscow rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị một cuộc chiến toàn diện chống Liên Xô. Để chuẩn bị cho cuộc xung đột này, Trung Quốc đặt tất cả quân đội dọc theo biên giới Trung – Xô, báo động một cuộc chiến khẩn cấp, thiết lập lệnh quân sự mới ở Tân Cương, và thậm chí sơ tán khoảng 300.000 thường dân khỏi biên giới Trung – Xô [7].

Trung Quốc đã chứng kiến sự thiếu ý chí ở Nga, cộng thêm sự thất bại của Bộ Chính trị [LX] về hành động chống lại Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan [8].

Chủ nghĩa thực dân Pháp và Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ

Sau hàng loạt hành động xâm lược quân sự của Pháp giữa 1859 và 1885, Việt Nam trở thành Đông Dương của Pháp. Bắt đầu sự sụp đổ Đông Dương của Pháp, và thực ra của các cường quốc đế quốc châu Âu nói chung, đã được thiết lập trong sự chuyển động của thế chiến thứ II. Năm 1941, Nhật xâm chiếm Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Nhật đã cho Hồ Chí Minh cơ hội giành lấy Hà Nội. Từ 1946-1954 lực lượng của Pháp và ông Hồ đã tham gia với nhau, miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã được thành lập theo Hiệp định Geneva năm 1954, với Pháp đã bị loại ra.

Thật là ngây thơ khi tin rằng Hoa Kỳ theo đuổi thái độ thân thiện với các đồng minh Thế chiến thứ II liên quan đến tương lai của các đế quốc châu Âu sau chiến tranh. Hoa Kỳ chỉ cam kết tiêu diệt các đế quốc châu Âu như Liên Xô [cam kết], khi cả hai tìm cách lấp vào khoảng trống. Đó là điều hiển nhiên từ Hội đồng Đối ngoại (CFR) Hoa Kỳ, ý kiến của sử gia Peter Grosse cho rằng các đầu sỏ chính trị sánh với Liên Xô như những người đỡ đầu chống chủ nghĩa thực dân. Ông Grosse viết:

Đông Dương được xem như là một vấn đề thực dân Pháp; sự đồng thuận về các nghiên cứu thời chiến, đó là Pháp không bao giờ có thể mong đợi việc quay lại thuộc địa Đông Nam Á có hiệu lực, và khu vực này chắc chắn trở thành mối quan tâm về địa chính trị của Hoa Kỳ như là cường quốc Thái Bình Dương đang lên [9].

Ông Grosse nói rằng lãnh tụ cộng sản/ những người nổi dậy theo chủ nghĩa dân tộc chống lại sự cai trị của Pháp ở Đông Dương, ông Hồ Chí Minh đã gặp các thành viên của “Inquiry” [10] trong tư cách là cố vấn Tổng thống Wilson tại Hội nghị Hòa Bình Paris (*) sau Thế chiến thứ I. Ông Grosse viết:

Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hội đồng [Đối ngoại] trở lại thẩm tra nghiêm túc về Đông Dương, nơi mà chế độ thực dân Pháp xung đột với các lực lượng du kích cuộc cách mạng của một người tự mô tả là theo chủ nghĩa Mác, tên là Hồ Chí Minh, người mà các thành viên của Inquiry đã gặp lần đầu với tư cách là một trong những nguyên cáo dân tộc mà ít người biết đến tại Hội nghị Paris hơn ba thập kỷ trước đó [11].

Tháng 11 năm 1953 một nhóm nghiên cứu của Hội đồng Đối ngoại [Hoa Kỳ] cho ra báo cáo đầu tiên về Đông Dương, nói rằng cuộc nổi loạn của Việt minh không đại diện cho mối đe dọa cộng sản. Bản báo cáo nói về cuộc nổi dậy chống Pháp ở Đông Dương như sau:

Chiến tranh “lớn hơn bất cứ điều gì” mà các nhà tư tưởng chính sách cho là như thế.... Thật là sai lầm khi xem lực lượng Việt minh của ông Hồ chỉ đơn giản là bảo vệ sự chuyển tiếp của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, không có gì trong thiết kế của Moscow có thể giải thích quy mô và bạo lực của phiến quân Việt Nam. Chủ nghĩa Mác “ít liên quan tới cuộc cách mạng hiện nay”, thay vào đó là chủ nghĩa dân tộc bị dồn nén, rõ ràng và đơn giản. Với Pháp mất uy tín do quá khứ thuộc địa của mình, cơ hội đã mở ra cho Hoa Kỳ lèo lái những người đi theo ông Hồ ra khỏi điều không liên quan đến chủ nghĩa Mác [12].

Mặc dù ông Grosse không đề nghị bất cứ điều gì về vấn đề này, nhưng có khuynh hướng giả thuyết rằng ông Hồ đã được phát hiện từ năm 1919, trong số những nhà cách mạng thuộc địa khác ở Hội nghị Hòa Bình Paris và được giữ ở đó để dành cho tương lai, theo chiến lược tầm xa biện chứng của các đầu sỏ chính trị [13]. Chiến lược tầm xa biện chứng đó có thể không bao gồm bất cứ điều gì ngoại trừ việc cho phép ông Hồ có được quyền lực trên toàn cõi Việt Nam trong quá trình theo đuổi nhiều thập kỷ về những gì mà nhiều chuyên gia quân sự và bảo thủ thời đó gọi là một cuộc “chiến không giành chiến thắng” tại Việt Nam [14].

Trong khi những người Mỹ bảo thủ như thế xem “cuộc chiến không giành chiến thắng” tại Việt Nam là kết quả sự lật đổ cộng sản của Hoa Kỳ do mục đích phá hoại quân sự, tinh thần và kinh tế của Mỹ. Lập luận của tôi là chính sách “không giành chiến thắng” đã theo đuổi, cho phép những người cộng sản (những người theo chủ nghĩa dân tộc) đưa Việt Nam thành lập một nhà nước thống nhất, một cuộc chiến “không giành chiến thắng” kéo dài như thế làm kiệt quệ đất nước mới [thành lập] để Việt Nam có nghĩa vụ tìm kiếm uy tín và phát triển kinh tế thông qua [các tổ chức] tài chính quốc tế.

Do đó, Việt Nam, giống như hầu hết các chính phủ phi thuộc địa khác: đi từ tình trạng thuộc địa châu Âu tới chủ nghĩa thực dân mới về tài chính quốc tế và các tổng công ty xuyên quốc gia. Nếu thuyết biện chứng này nghe quá cường điệu hay giống như là một "âm mưu", có lẽ là do châu Âu đã mệt mỏi sau cuộc chiến, ảnh hưởng bởi sự giúp đỡ trong Kế hoạch Marshall (**) của Hoa Kỳ, đó là lý do "viện trợ" đã bị khối Xô Viết từ chối; Liên Xô nhìn vấn đề này như là châu Âu bị tư bản toàn cầu có căn cứ ở Hoa Kỳ chinh phục.

Dù các động cơ là gì, kết quả là loại Pháp khỏi Đông Dương, và bất chấp lý luận của Việt minh về cuộc cách mạng, những gì [xảy ra] trong những năm gần đây dường như không lay chuyển Việt Nam gia nhập nền kinh tế thế giới.

Đường đi đến toàn cầu hóa và kinh tế thị trường của Việt Nam

Điều nói trên chỉ là phỏng đoán? Sự việc thật ra là: (1) Việt Nam đã từng là nước chủ yếu nông nghiệp, các cơ sở nông nghiệp bị cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, và (2) Việt Nam đang bị cạn kiệt, đã tìm kiếm trợ giúp trong kinh tế thị trường và tài chính nợ.

Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên rơi vào chiến tranh với lý do chính là áp đặt "nền kinh tế thị trường". Một trong những đòi hỏi quan trọng về hòa bình chống lại Serbia của lực lượng NATO là một “nền kinh tế thị trường” được ban hành thay cho quy hoạch nhà nước, đặc biệt ở khu vực Kosvo giàu khoáng sản. Và dĩ nhiên “các cuộc cách mạng màu” tàn phá khối Xô Viết cũ và những nơi khác trong việc lật đổ chế độ, thực hiện các chính sách hỗ trợ “một xã hội mở” - tức là mở cửa khai thác bằng đồng vốn quốc tế.

Do đó, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 12 năm 1986, các nhà cải cách do ông Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã làm một việc táo bạo và lao vào cải cách thị trường tự do, được gọi là Đổi mới, thiết lập cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [15]. Trong khi điều này có thể được xem như “Chính sách kinh tế mới” của Lenin ở Liên Xô trong thập niên 1920, Liên Xô dễ dàng lao vào chế độ thực dân tài phiệt do Trotsky nắm quyền chứ không phải là Stalin và dĩ nhiên là cuối cùng Liên Xô đã thua.

Có lẽ cách dễ nhất để đánh giá mức độ của một chính phủ lệ thuộc vào đồng vốn quốc tế là xem các báo cáo của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ngân hàng Thế giới nói về Việt Nam như sau:

... Trong thời gian này, quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với Việt Nam cũng đã hoàn thiện và phát triển đáng kể. Chiến lược Đối tác của đất nước hỗ trợ năm tài khóa 2007-2011, hỗ trợ Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ năm 2006-2010, trong đó đưa ra quá trình chuyển đổi, hướng tới nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu là nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 [16].

“Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [tại Việt Nam] được cho là hình thức kinh tế được ưa chuộng nhất. Ngân hàng Thế giới nói rằng:

Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới và đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới .... Tăng trưởng gần đây là do tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực kinh tế tư nhân. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong hoạt động sản xuất đã giảm rõ rệt: từ 52% trong năm 1995 đến dưới 35% trong năm 2006 ... Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ đô la, trong khi tổng số vốn ở thị trường chứng khoán đạt 43% GDP vào cuối năm 2007, so với 1,5% hai năm trước đó. Mức nợ công là 42% GDP là vừa phải và được coi là bền vững. Mức nợ này tương tự như các nước ASEAN. Phân tích về nợ bền vững (DSA) gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phù hợp với đầu tư và triển vọng tăng trưởng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP). Ước tính nợ công và công nợ do chính phủ bảo lãnh tăng từ 44% GDP trong năm 2007 lên khoảng 51% vào năm 2016 và giảm nhẹ sau đó. Việc gia tăng này mặc dù nghiêm trọng, nhưng vẫn được xem nằm trong giới hạn có thể quản lý, đặc biệt là hơn phân nửa số nợ nằm trong điều kiện vay ưu đãi cao [17].

Trong khi cái nhìn tổng quan của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam là tích cực như tư nhân hóa nền kinh tế và gia tăng nợ công đến hơn ½ GDP, nhưng đó là một ví dụ rất chi tiết về một nhà nước xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới như thế nào, sau khi bị tàn phá do “cuộc chiến không giành chiến thắng” trong nhiều thập kỷ.

Ghi chú:

[1] K R Bolton, “Russia and China: an Approaching Conflict?,” The Journal of Social, Political, and Economic Studies, Washington, Summer 2009, Vol. 34, No. 2, 164-165.

[2] Ibid., 162.

[3] Ibid.

[4] K R Bolton, “Sino-Soviet-US Relations and the 1969 Nuclear Threat,” Foreign Policy Journal, May 17, 2010. K R Bolton, op.cit., 2009, 156-158.

[5] Robert A Scalapino., “The Political Influence of the USSR in Asia,” in Donald S. Zagoria, ed., Soviet Policy in East Asia (New Haven, Yale University Press, 1982), 71.

[6] Bruce Elleman, “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict,” 20 April 1996

<http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/elleviet.htm>

Vietnam Center, Texas Tech University, http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/

[7] Elleman, ibid.

[8] Elleman, ibid.

[9] Peter Grosse, “The First Transformation,” Continuing The Inquiry: The Council on Foreign Relations from 1921 to 1996, (New York: Council on Foreign Relations, 2006). The entire book can be read online at: Council on Foreign Relations: http://www.cfr.org/about/history/cfr/index.html

[10] “The Inquiry” was the predecessor of the Council on Foreign Relations, which Grosse refers to as the USA’s “foreign policy establishment.” (sic).

[11] Peter Grosse, op.cit.

[12] Ibid.

[13] K R Bolton, “Socialism, Revolution, and Capitalist Dialectics,” Foreign Policy Journal, May 4, 2010.

[14] For example: Maj. Arch E Roberts, Victory Denied: Why Your Son Faces Death in ‘No-Win Wars’” (Colorado: Committee to Restore the Constitution, 1972).

[15] Geoffrey Murray,  (1997) Vietnam: Dawn of a New Market (New York: St. Martin’s Press, 1979), 24-25.

[16] The World Bank: “Vietnam: Country Brief”, http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIFICEXT/VIETNAMEXTN/0,,contentMDK:20212080~menuPK:387573~pagePK:1497618~piPK:217854~theSitePK:387565,00.html (Accessed 28 February 2010).

[17] Ibid.

(*) Hội nghị Hòa bình Paris 1946 từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 15 tháng 10 năm 1946.

(**) Marshall Plan: là kế hoạch quan trọng của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền tảng vững chắc cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Đệ nhị Thế chiến.

Ngọc Thu lược dịch

Dịch từ: Foreignpolicyjournal

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn