Thua lỗ nặng, Vinashin phải tái cơ cấu

http://www.nasico.com.vn/home/images/stories/tintuc/vinashin.gifChỉ vì phải thực hiện hợp đồng “chiến lược” sửa sang phần nội thất cho 4 tàu chiến Hoa Kỳ mà mọi thua lỗ mạt rệp trong 4 năm qua của Vinashin đều được CP bỏ qua? Xem ra ý này xoa dịu được nỗi phẫn uất của dân chúng trước hành động của Trung Quốc trắng trợn xâm lăng vùng biển Việt Nam mà các ngài lãnh đạo phải nín khe, lại còn bênh ông anh “4 tốt” nữa mới phiền chứ.

Quan trọng hơn, khi người ta thấy một Tập đoàn phải đảm nhiệm những việc “đầy triển vọng về việc xích lại gần hơn với siêu cường bậc nhất”, thế thì sẽ tha thứ cho cái tội tầy đình làm ăn thua lỗ của họ mà hẳn chắc mười mươi là do tham nhũng bởi một nhóm lợi ích nào đấy trong vòng tay điều hành của CP.

Có nhìn như thế mới thấy cách giải trình của BBC ngỡ như cung cấp được một thông tin mới mẻ hóa ra lại có chủ ý chính trị rất khéo léo. Câu hỏi BBC tiếng Việt thực chất đã bị ai thao túng từng gây xôn xao dư luận trước đây qua câu chuyện cô Đỗ Ngọc Bích, nay tự nhiên lại trở về ám ảnh tâm trí độc giả.

Bauxite Việt Nam


Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nhận quyết định trở thành Công ty TNHH một thành viên từ ngày 01/07 với số vốn điều lệ 14.655 tỷ đồng.

http://www.nasico.com.vn/home/images/stories/tintuc/vinashin.gif
 Vinashin nay sẽ trở thành công ty TNHH một thành viên
 
Quyết định số 926/QĐ-TTg về tái cơ cấu tập đoàn lớn này cũng yêu cầu chuyển 12 công ty con của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Việc chuyển giao này phải được hoàn tất trong quý ba năm nay.

Cho tới cuối năm 2009, con số các công ty con và công ty liên kết của Vinashin lên tới 200. Vinashin sẽ phải chịu trách nhiệm chuyển nhượng, giảm vốn, thậm chí giải thể các công ty con mà ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không cần thiết.
Vinashin được thành lập năm 2006 theo Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tới nay, Tập đoàn này còn nợ gần 19.900 tỷ đồng, trong đó số nợ quá hạn là 3.900 tỷ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Đại diện Vinashin nói với báo VnExpress, rằng việc tái cơ cấu "thực chất là để Tập đoàn này có thể tập trung vào các ngành nghề kinh doanh mũi nhọn như đóng, sửa chữa tàu thủy, phát triển vật tư thiết bị nhà máy thép và khu công nghiệp quanh các nhà máy đóng tàu". Tuyên bố này gây hoài nghi, vì một nửa trong số các doanh nghiệp sẽ được chuyển đi lại nằm trong lĩnh vực tàu thủy, ngành kinh doanh chính của Vinashin.
Báo Sài Gòn tiếp thị đặt nghi vấn vì "Vinashin thua lỗ, nợ nần chồng chất nên phải chuyển giao bớt tài sản, công nợ để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác ứng cứu; là một thủ thuật “đánh bùn sang ao” để che đậy những khoản thua lỗ lớn".
Hiện Chính phủ đã cho phép lùi cuộc thanh tra toàn bộ Vinashin, đáng lẽ được tiến hành trong tháng 6, tới một thời điểm chưa xác định để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhưng trong cuộc họp về Vinashin mới đây, Chính phủ nhận định nguyên nhân kinh doanh thua lỗ là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, dòng tiền... còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Lãnh đạo Vinashin cũng được yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc… đồng thời “xử lý nghiêm những sai phạm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc để tập đoàn rơi vào tình trạng như hiện nay, báo cáo Thủ tướng”.

Cứu Vinashin

Khi tiếp nhận 12 doanh nghiệp từ Vinashin, PVN và Vinalines cũng phải tiếp nhận, ngoài tài sản và đất đai, nhân sự và cả... công nợ của các công ty này.

Được biết PVN và Vinalines cũng phải hoàn trả cho Vinashin những khoản đầu tư mà công ty mẹ đã từng đầu tư vào các doanh nghiệp này. Các khoản doanh nghiệp còn nợ công ty mẹ cũng phải được cân đối trả.
Khi trở thành Công ty TNHH một thành viên từ 01/07, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ của tập đoàn từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương. Chính phủ còn hứa sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu và cho tập đoàn này vay lại để thực hiện các dự án cấp thiết và cơ cấu lại nợ trong nước đã đến hạn; đồng thời cấp vốn vay hỗ trợ khắc phục khủng hoảng để Vinashin thực hiện nốt một số dự án còn dở dang.
Lỗ nặng như thế, nhưng Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước và các công ty tài chính nhà nước "giãn nợ và khoanh nợ" cho Vinashin. Đối với các hợp đồng đóng tàu còn đang thực hiện, Vinashin cũng sẽ được tiếp tục vay để hoàn thành.

Giới quan sát cho rằng một lý do có thể là vì Tập đoàn này đang thực hiện một số dự án chiến lược tối quan trọng.

Riêng trong năm 2010, Vinashin có kế hoạch sửa chữa 4 tàu của hải quân Hoa Kỳ.

Chiếc đầu tiên, tàu USNS Richard E.Byrd thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, đã được sửa chữa tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa từ tháng 2 tới đầu tháng 3.

Gần 100 công nhân của Công ty đóng tàu Cam Ranh đã tham gia sửa chữa 136 hạng mục của nội thất tàu này.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100701_vinashin_restructuring.shtml

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn