Xử lý bùn đỏ tại Hungary vẫn ‘chưa an toàn’

clip_image001

Hòa Bình Xanh nói nước thải từ hồ chứa bùn đỏ vẫn còn nhiều độc tố.

Greenpeace, hay còn gọi là Hòa Bình Xanh, tổ chức bảo vệ môi trường thế giới kêu gọi khối EU gây sức ép với chính phủ Hungary để ngăn chặn "ô nhiễm" ngay lập tức.

Tháng 10 năm ngoái, mười người thiệt mạng khi bùn đỏ tràn từ hồ chứa sang ngôi làng gần kề.

Tổ chức tranh đấu cho môi trường nói họ vẫn chưa nhận được phản ứng của chính phủ Hungary đối với các mẫu thử nước sông mới nhất.

Greenpeace lấy sáu mẫu thử dọc theo con rạch dẫn nước thải. Rạch này chảy vào con sông có tên Torna. Sông Torna thuộc hệ thống các nhánh sông Danube.

Ngôi làng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, làng Kolontar chỉ cách sông Danube 45 cây số.

'Đe dọa cuộc sống'

Balazs Tomori, một trong các nhà hoạt động người Hungary của tổ chức Greenpeace nói, mẫu nước thải lấy ngày 26/1 được gửi đến hai phòng phân tích độc lập. Đó là Balint Analitika ở Budapest và cơ quan Bảo vệ Môi trường ở Vienna, nước Áo.

Ủy hội Âu châu cần can thiệp với chính phủ Hungary nhằm chặn đứng đe dọa với con người, vật nuôi và thiên nhiên

Balazs Tomori

Ông Tomori nói nước thải được lấy từ hồ chứa số 10, hồ bị bể năm ngoái, và hồ 10a, một hồ nhỏ hơn, được dùng để chứa bớt bùn đỏ sau khi tai nạn xảy ra.

"Ủy hội Âu châu cần can thiệp với chính phủ Hungary nhằm chặn đứng đe dọa với con người, vật nuôi và thiên nhiên," ông Tomori nói.

Công ty sản xuất nhôm MAL AG bác trách nhiệm gây ra vụ tràn bùn đỏ tại nhà máy Ajka. Sau giai đoạn tràn bùn, công ty vẫn hoạt động bình thường.

Phái viên BBC Nick Thorpe, người có mặt tại khu vực nhiễm bùn năm ngoái cho hay chính phủ Hungary không muốn đóng của nhà máy luyện nhôm. "Họ không muốn cho 1.300 công nhân của Ajka nghỉ việc," anh nói.

Cạnh đó phái viên BBC nói thêm chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ trích cách xử lý môi trường của công ty MAL AG.

Vụ dọn bùn tràn được dư luận cho là tương đối thành công, những người bỏ đi lánh nạn nay đã trở về làng, phái viên BBC nói.

Tuy nhiên mẫu thử tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường ở Vienna cho thấy mỗi lít nước thải có tới 1.300 microgram thạch tín. Độ an toàn cho phép tại Áo là 100 microgram.

Nồng độ nhôm là 200.000 microgram/lít nước – tính ra 100 lần cao hơn mức độ cho phép, tổ chức Greenpeace nói.

Tỷ lệ các chất carbon không hòa tan cũng cao hơn độ cho phép nhiều lần.

Nguồn: BBC

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn