Nước Mỹ làm gì để khỏi tụt hậu?

Nguyễn Hoàng Hà

clip_image002  

Nụ cười bên ngoài không giấu nổi sự bực tức bên trong của quan hệ Mỹ Trung.

 

Nhiều người Mỹ và những người yêu nước Mỹ đã không khỏi giật mình khi đọc bài báo của Tạp chí DailyMail phát đi ngày 25 tháng 4 năm 2011 đăng tải với nhan đề: "Thời đại của Mỹ sẽ kết thúc vào 2016".

Theo DailyMail: “Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ấn định 2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, thực sự chấm dứt "Thời đại Mỹ". Điều này có nghĩa là bất cứ ai thắng trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 thì sẽ có "vinh dự" được lãnh đạo nước Mỹ suy sụp.

Đây là lần đầu tiên, IMF đưa ra khung thời gian cho bước tiến không thể tránh khỏi của Trung Quốc và dự đoán này có hàm ý sâu sắc với sự cân bằng quyền lực toàn cầu. IMF dường như rất bối rối khi đưa ra thông báo này, khi mà công bố dự đoán nhưng lại không tuyên truyền mạnh mẽ trên trang web của mình những ngày gần đây.

Sự phân nhánh đối với Mỹ là rất đáng lo

Chưa một nước nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô chỉ sản xuất ra 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ so với Mỹ. Tương tự, vào thời kỳ đỉnh điểm của mình, sản lượng hàng hóa Nhật tạo ra chưa bằng 1/2 sản lượng của Mỹ.

Trung Quốc, mặt khác, lại đang tăng tốc về phía Mỹ với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ 10 năm trước đây, kinh tế Mỹ lớn gấp 3 lần Trung Quốc. Đây là số liệu thống kê gây sửng sốt, thậm chí ngay cả khi đã nhìn nhận được thực tế là kinh tế Mỹ đi xuống còn kinh tế Trung Quốc vọt lên rất nhanh.

Mốc 2016 khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên vì nhiều người vẫn lạc quan tin rằng Mỹ có thể chiếm vị thế số 1 tới cuối những năm 2020. Tuy nhiên, Brett Arends viết trên tờ Wall Street Journal rằng nhiều người đã nhìn vào các tiêu chuẩn sai khi đánh giá triển vọng của hai nước. Theo ông này, các nhà phân tích thường so sánh GDP của Trung Quốc với Mỹ, và sự so sánh này hầu như vô nghĩa trong điều kiện hiện thực. Thay vào đó, các nhà phân tích của IMF lại so sánh sự khác nhau của sức mua - người dân chi tiêu trong thị trường nội địa như thế nào.

Dùng tiêu chuẩn này, qua các con số biết nói, họ thấy rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vọt lên 11,2 nghìn tỷ USD vào 2011 và 19 nghìn tỷ USD vào 2016. Cùng kỳ, kinh tế Mỹ sẽ tăng từ 15,2 nghìn tỷ USD lên 18,8 nghìn tỷ USD. Trung Quốc tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Số trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ đã đạt đến mức 1,16 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 12-2010, nhiều hơn 270 tỉ USD so với ước tính trước đó, theo số liệu mới trong báo cáo thường niên do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 28-2. Theo AFP, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bắc Kinh đã chuyển hầu hết thặng dư thương mại của nước này trong thương mại với Mỹ trong hai thập kỷ qua sang trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán khác. Hiện Trung Quốc nắm giữ 26,1% trong tổng số trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 4,44 nghìn tỉ mà các đối tượng nước ngoài đang nắm giữ, theo thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, hiện Nhật Bản là nước nắm trái phiếu Chính phủ Mỹ nhiều thứ hai, với 882 tỉ USD vào tháng 12-2010. Anh xếp thứ ba với 272,1 tỉ USD.

Richard Gilhooly, một nhà phân tích thuộc Công ty TD Securites, ước tính con số mới cho thấy 42% dự trữ hiện nay của Trung Quốc là dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ, so với 32% ước tính trước đó, theo Financial Times.

Hiện các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ 3,15 nghìn tỉ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tổng số 4,44 nghìn tỉ USD lưu hành ở nước ngoài.

Theo Bloomberg, tổng số nợ liên bang của Mỹ đã vượt con số 14 nghìn tỉ vào cuối năm 2010 và thâm hụt ngân sách đạt mức 1,29 nghìn tỉ USD trong năm tài khóa 2010 kết thúc ngày 30-9 và dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục mới 1,65 nghìn tỉ USD trong năm 2011.

Vậy, bí mật thành công của Trung Quốc là gì?

Trung Quốc thực thi việc kiểm soát giá chặt chẽ và giữ giá trị đồng tiền - Nhân dân tệ ở mức thấp. Điều này mở đường cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở mức giá thấp. Nhãn hiệu "Made in China" là đồng nghĩa với những sản phẩm có giá chấp nhận được, dù chất lượng và các yếu tố khác là điều cần bàn cãi. Và trớ trêu là, một trong những người tiêu dùng sản phẩm Trung Quốc lớn nhất lại là Mỹ. Việc này làm Mỹ suy yếu trong khi nó lại kích thích kinh tế Trung Quốc, và làm chuyển sức mua của nền kinh tế lớn nhất thế giới sang đối thủ chính của mình” (Theo DailyMail).

Sách lược lợi dụng sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ và các nước châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á v.v. họ đã tung những khoản tiền khổng lồ để đầu tư sâu rộng vào các quốc gia này tạo thế chân vạc, nếu thất thu nơi này thì gặt hái ở nơi kia và khi nền kinh tế chính quốc có bị khủng hoảng họ vẫn trông được vào sự hỗ trợ mà họ đã đầu tư ở nước ngoài.

Người ta chưa kể đến con số nợ khổng lồ của Mỹ với Nhật Bản vào khoảng 100 ngàn tỷ và còn vay hơn 500 ngàn tỷ đô la của Ngân hàng Thế giới và các nước khác. Như vậy nước Mỹ khi đã tụt hậu thì khó có thể đứng lại ở vị trí thứ 5 hay thứ 6 mà có thể sẽ ở cuối hàng thứ 10. Cho dù vay với lãi suất thấp ưu đãi nhưng mỗi năm Mỹ phải trả riêng lãi cũng là hơn trăm ngàn tỷ. Khi ăn nên làm ra thì việc trả nợ không có vấn đề gì nhưng hiện nay nền kinh tế Mỹ đã lâm vào phá sản trầm trọng thì gánh nợ này là một điều cực kỳ nguy hiểm với nước Mỹ và nó càng nhấn sâu kinh tế Mỹ vào những vũng lầy khó rút chân ra khỏi. Vì Nhật đang rơi vào tình trạng đất nước bị sóng thần tàn phá và điện hạt nhân hủy hoại nên nền kinh tế thứ 2 thế giới này cũng sẽ phải tụt hạng nhiều bậc. Người ta tạm tính theo các chỉ số hiện nay thì năm 2016 danh sách các quốc gia kinh tế hàng đầu sẽ là:

1, Trung Quốc. 2, Ấn độ. 3, Brazin. 4, Đức. 5, Nga. 6, Nhật. 7, Anh.

8, Mỹ. 9, Venezuela, 10 Pháp……

Sự đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc chính là nhiều nhà tư bản Hoa lại quay về đầu tư vào Trung Quốc trong khi ở Mỹ các nhà tư bản lớn cũng đầu tư vào Trung Quốc và các nước khác nhằm tránh thuế và tận dụng nguồn nhân công rẻ. Vì thế, nếu không có chính sách mới hữu hiệu để các nhà tư bản Mỹ quay về đầu tư vào trong nước thì kinh tế Hoa Kỳ sẽ lao dốc không phanh và đứng sau cả Canada hàng thứ 11. Và khi vị thế yếu, các chủ nợ sẽ đua nhau đến đòi nợ hoặc các công ty hàng đầu của Mỹ sẽ phải rơi vào tay họ. Từ năm nay đến 2016 là khoảng thời gian rất ngắn để các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như các nhà kinh tế Mỹ phải chọn đối sách thật hiệu quả, ngoài việc cắt giảm chi tiêu còn phải tính đến chuyện cắt giảm chi phí quân sự và bỏ tham vọng đưa quân vào các cuộc chiến tranh như vừa qua, nhanh chóng rút quân khỏi các vũng lầy Afganitan, I-rắc và thu hẹp các căn cứ quân sự ở nước ngoài để tập trung cho đầu tư và phát triển kính tế. Nếu không chẳng còn biện pháp nào khác.

Người ta cũng đưa ra phỏng đoán nếu Trung Quốc chỉ cần gặp một rủi ro ví dụ như Nam Bắc Triều Tiên chiến tranh thì Ấn Độ sẽ là quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới. Vì Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu, khoáng sản từ nước ngoài và vấn đề lương thực đáp ứng cho hơn tỷ người, khi có cuộc khủng hoảng về lương thực thì Trung Quốc sẽ gánh hậu quả trước tiên vì quỹ đất trồng trọt đã hết do các công trình xây dựng và sa mạc hóa đang nuốt mất. Hoặc do thảm họa động đất khiến các trạm thủy điện vĩ đại hay các nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá giống như tình trạng ở Nhật sẽ kéo nền kinh tế nước này đi xuống nghiêm trọng. Lúc đó Trung Quốc càng xiết nợ Mỹ và mâu thuẫn hai nước sẽ càng trầm trọng hơn không thể vào thế hòa hoãn như hiện nay.

Các nước lân bang và nước nghèo phải lãnh đủ:

Thời kỳ thượng vàng hạ cám tung ra thị trường cốt sao giá rẻ để thu lợi nhuận đã qua rồi vì mấy lý do sau đây:

Các sản phẩm của Trung Quốc phần nhiều là hàng giả, nhái lại các mẫu mã của các nước tiên tiến, nhất là của châu Âu. Khi kinh tế hưng thịnh các quốc gia này tuy lên án, phản đối nhưng không đến nỗi gay gắt vì còn tính đến quan hệ kinh tế thương mại. Nhưng nay chính hàng hóa của Trung Quốc tràn vào các nước này với giá rẻ đã giết chết nhiều nghành kinh tế truyền thống của họ như dệt, may, đồ tiêu dùng gia đình, giày dép đến các hàng điện tử và cả vũ khí các loại. Đã thế, nhiều mặt hàng còn mang theo hậu quả ghê gớm như gây chất độc hại ung thư, nhiễm trùng máu nhất là đồ ăn mặc, đồ chơi cho trẻ và thực phẩm hoa quả v.v. Vì thế các quốc gia này phải ði ðến kiểm tra kỹ lýỡng chất lýợng sản phẩm trýớc khi cho tiêu thụ trên thị trýờng. Ðiều này ðã khiến cho Trung Quốc buộc phải tính đến chuyện nâng cao phẩm chất hàng hóa của mình. Họ đã thi hành sách lược là chia ra các nhóm nước, các đối tượng để tùy theo đó mà đưa hàng vào tiêu thụ.

Ví dụ họ xếp châu Âu là quốc gia chỉ đưa hàng hóa khi đã kiểm tra đảm bảo chất lượng cao. Sau đó là nhóm nước Nam Mỹ, Canada và Hoa Kỳ, Nga và các nước Đông Âu, sau cùng tạp phế lù là các loại hàng không tiêu thụ được ở các quốc gia, thậm chí ngay ở thị trường trong nước thì họ ấn vào Việt Nam, Lào, Campuchia, châu Phi v.v. Trung Quốc giờ ngoài việc hạ giá thành sản phẩm đang lo tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh trên các thị trường lớn. Và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, các nước châu Phi là những quốc gia phải gánh chịu hậu quả lĩnh đủ các loại hàng tồn ứ kém phẩm chất mà Trung Quốc không bán được trên thị trường khắt khe đòi tiêu chuẩn cao như châu Âu; cũng chính các nước này là nơi để Trung Quốc thử các mặt hàng mới ra đời, lắng nghe ý kiến người tiêu dùng trước khi tung vào thị trường Mỹ và châu Âu để khỏi gây ra tai tiếng mất uy tín. Là những nước càng buôn bán với Trung Quốc càng phải gánh chịu hậu quả thâm thủng mậu dịch nhập siêu quá nặng, cống hiến những khoản tiền khổng lồ làm giàu thêm cho quốc gia khổng lồ này. Việt Nam là một quốc gia lãnh chịu hậu quả nặng nề nhất hiện nay và lại là nước cứu giúp sự khủng hoảng lương thực hiệu quả nhất cho đất nước tỷ dân phương Bắc. Các quốc gia khác muốn cạnh tranh với Trung Quốc vào châu Âu hay Hoa Kỳ buộc phải nâng cao và giữ gìn uy tín chất lượng sản phẩm của mình như giày da, đồ may mặc, hải sản và sản phẩm nông nghiệp khác. Việt Nam là quốc gia chịu sự cạnh tranh khốc liệt nhất của Trung Quốc nhưng vì khéo tay, hàng hóa đẹp về mẫu nên những mặt hàng về giày da, quấn áo, xe đạp, đồ gỗ, sành gốm v.v. đang được khách hàng ưa chuộng và đánh giá tốt, giá cả phải chăng.

Cuối cùng như các Kinh điển không chỉ Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều nói đến Nhân quả và Nghiệp báo, vận nước đi lên hay lụi tàn nhìn ở mọt chiều kích nào đó cũng lại do nghiệp lực này chi phối, không thế phủ nhận hay phủi tay. Các nước cờ tính toán của những cái đầu đầy cơ mưu, thế mà trước tác nhân vô hình đó vẫn đành phải cúi đầu. Mọi người đang hồi hộp chờ đợi cái gì sẽ đến với Hoa Kỳ và nhân loại trong năm năm tới đây? Hãy chờ xem!

Ngày 27 tháng 4 năm 2011.

N.H.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

HC biên tập

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn