Mất 9 tỷ USD dự trữ ngoại tệ do nhập lậu vàng

Minh Giang

clip_image001(Tamnhin.net) - Năm 2009 chúng ta mất trên 9 tỷ USD dữ trữ ngoại tệ, 2010 chúng ta mất 3 tỷ USD dự trữ ngoại tệ chủ yếu do một khối lượng rất lớn nhập lậu vàng vào Việt Nam.

TS Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch UB Giám sát Tài chính Quốc gia đã nhấn mạnh điều này khi dự báo năm nay cán cân thanh toán sẽ dương khoảng 1 tỷ USD và sai sót là rất thấp.

TS Lê Xuân Nghĩa nêu rõ năm nay hy vọng cán cân thanh toán quốc tế dương trở lại như những năm trước khủng hoảng tài chính. Như vậy, sức ép của cán cân thanh toán quốc tế đối với tỷ giá không còn lớn.

Năm 2009 chúng ta mất trên 9 tỷ USD dữ trữ ngoại tệ, 2010 chúng ta mất 3 tỷ USD dự trữ ngoại tệ chủ yếu do lỗi sai sót này. Năm nay, dự đoán chúng ta có sai sót rất thấp và cán cân thanh toán sẽ dương (+). Còn theo UB Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo năm nay là +1 tỷ USD.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa có lỗi sai sót này là do nhập lậu vàng vào Việt Nam một khối lượng rất lớn. Hiện nay, giá vàng trong và ngoài nước đã gần tương đương nên năm nay không có chuyện nhập lậu vàng.

Như vậy sức ép của cán cân thanh toán đối với tỷ giá hối đoái khá nhỏ nhưng nguy cơ thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng lên do kiều hối giảm, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tăng không đáng kể.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng năm nay tỷ giá hối đoái chỉ biến động một vài % và đó là không đáng kể và thời gian biến động phải từ quý 4 trở đi nhưng lo ngại cung ảo về ngoại tệ.

TS Lê Xuân Nghĩa giải thích,  về tỷ giá hối đoái khá ổn định vì đồng tiền Việt Nam trở nên khan hiếm hơn do chúng ta không in ra, không phát hành. Thứ hai là do cung ảo về ngoại tệ đang tăng lên, các doanh nghiệp vay ngoại tệ bán và thu về tiền đồng ( vì tiền đồng khan hiếm) nhưng đến cuối năm phải thanh toán các khoản nợ NH thì cung ảo này trở thành cầu thật và đó là điều chúng ta phải cảnh giác.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, tỷ giá hối đoái tham dự vào khoảng 35% - 40% tăng hoặc giảm của chỉ số chứng khoán. Nếu theo dõi trong vòng 9 năm thì tỷ lệ mà tỷ giá hối đoái quyết định chiều hướng biến động của chỉ số chứng khoán lên tới 35%.

Từ nay đến cuối năm cần cảnh giác các điểm, thứ nhất rất có thể cung ảo trở thành cầu thực khi doanh nghiệp mua USD trả nợ NH. Vấn đề thứ hai, khan hiếm tiền đồng duy trì bao lâu nhưng nếu nới lỏng quá mức cũng có thể làm tỷ giá hối đoái biến động đi lên.

TS Lê Xuân Nghĩa nêu rõ, các công cụ chống lạm phát sẽ có tác dụng từ tháng thứ 4 và 5 trở đi, do đó lạm phát tháng 6 sẽ giảm có thể chỉ bằng1/2 tháng 5. Lãi suất (LS) huy động và cho vay sẽ giảm mạnh trong một vài tháng tới tuy nhiên hiện các ngân hàng (NH) đang còn chờ nhau “xuống thang” vì sợ mất khách.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng đưa ra cảnh báo nếu nới lỏng tiền tệ quá mức không khéo toàn bộ công lao thắt chặt 5 tháng vừa rồi sẽ xuống sông xuống biển.

Trong khi đó, lãi suất quá cao 23-25% khiến các doanh nghiệp không vay, NH huy động rồi để đấy và hoặc cho vay thì nhiều NH hết room tín dụng do đó vừa qua các NHTM đã mua hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) 12,6% rồi chiết khấu tại thị trường mở 14-15% cho đỡ lỗ.

Ngoài ra, đường cong lãi suất chuẩn của thị trường tài chính (lãi suất trái phiếu Chính phủ), đường cong đó có chỉ báo rất rõ ràng đó là vào khoảng 12-13%.

Chúng ta hy vọng LS huy động trong vòng vài tháng tới có thể xuống mức 14%, LS cho vay có thể xuống 17-18% và tiếp tục giảm. Trong khi lãi suất thị trường liên NH giảm rất sâu xuống tới 11%, đó cũng là lý do khiến lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa ảnh hưởng của việc thắt chặt cung tiền quá mức làm cho doanh nghiệp không vay không đầu tư tức là sản lượng đi xuống, GDP giảm vì vậy phải tạo ra một mức tối ưu giữa việc duy trì tốc độ cung tiền hàng quý tương thích chu kỳ kinh doanh và nuôi dưỡng các doanh nghiệp cho đến khi nào LS giảm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng hoạt động trở lại được.

M. G.

Nguồn: Tamnhin.net

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn