Xăng dầu – bài toán không có đáp số

Gia Minh, biên tập viên RFA

Đợt tăng giá xăng dầu đột ngột với mức cao hồi ngày 7 tháng 3 vừa qua; khiến vấn đề điều hành kinh tế của chính phủ tại Việt Nam lại được nêu ra.

clip_image001

Một trạm bán xăng dầu của Petrolimex. RFA

Tăng giá - lúng túng trong điều hành

Không khác mấy những lần tăng giá xăng dầu trước đây. Đó là cơ quan chức năng phụ trách về giá cả của chính phủ khẳng định chưa cho tăng giá trong khi các đầu mối xăng dần trong nước tiếp tục cho rằng với giá như thế họ bị lỗ nặng, và rồi các trạm xăng dầu có hiện tượng găm hàng, cho rằng không còn hàng để bán ra… Nhiều người còn nhớ đến câu nói của ông Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trước đây “Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà hy sinh quyền lợi của 84 triệu người dân Việt Nam".

Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà hy sinh quyền lợi của 84 triệu người dân Việt Nam

Ô.Vương Đình Huệ, BT/Tài Chính

Tuy nhiên cuối cùng thì giá cũng tăng khác với cam kết của chính phủ trước đó.

Lần này cũng thế, mới ngày 6 tháng 3, truyền thông trong nước còn trích dẫn phát biểu của lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định chưa thể tăng giá xăng dầu vào thời điểm này vì sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và gia tăng lạm phát. Thế nhưng sang chiều ngày 7 tháng 3, xăng được tăng thêm 2100 đồng, tức tăng đến 10%.

Nhiều thành phần trong xã hội cho rằng họ ‘sốc’ trước mức giá xăng dầu tăng cao và đột ngột như thế vì nó tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất.

clip_image002

Người dân chờ mua xăng với giá mới. Courtesy 24h.com.vn

Một nông dân bỏ ruộng ra phố làm nghề chạy ‘xe ôm’ ở Hà Nội cho biết tình hình của gia đình khi xăng dầu tăng giá như thế:

Nói chung có ảnh hưởng nhiều. Mức độ làm ra không tăng bao nhiêu, mà giá cả mọi mặt đều tăng vọt từ thuê nhà, ăn uống… tăng gấp mấy lần. Khi tăng rồi thì nằm đó; như thế nông dân và người lao động vẫn khổ.

một nông dân

Nói chung có ảnh hưởng nhiều. Mức độ làm ra không tăng bao nhiêu, mà giá cả mọi mặt đều tăng vọt từ thuê nhà, ăn uống… tăng gấp mấy lần. Khi tăng rồi thì nằm đó; như thế nông dân và người lao động vẫn khổ.

Và chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, vận tải… cũng phải tăng lên vì giá xăng dầu đã tăng thêm 10%. Một viên chức hợp tác xã vận tải ở thành phố Hồ Chí Minh nói về việc giá cước phải tăng theo giá xăng dầu:

Xăng dầu tăng, đương nhiên cước phí tăng. Mọi chi phí đều phụ thuộc vào xăng dầu. Xăng lên là giá cước tăng liền.

Giải thích từ cơ quan chức năng & chuyên gia

Sau khi giá xăng dầu đã được tăng cao đến 10% như thế, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính lên tiếng với báo chí trong nước rằng nếu tính đủ, thì không chỉ tăng 2100 đồng mà phải tăng gần gấp ba lần như thế.

Một trong những lập luận được đưa ra để giải thích cho biện pháp tăng giá xăng dầu trong nước là vì giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn thấp hơn giá ở các nước xung quanh nhiều. Hiện tượng được nêu ra là xăng dầu Việt Nam bị buôn lậu sang các nước láng giềng như Kampuchia.

Xăng dầu tăng, đương nhiên cước phí tăng. Mọi chi phí đều phụ thuộc vào xăng dầu. Xăng lên là giá cước tăng liền.

Viên chức HTX

clip_image003

Nhân viên trạm xăng Petrolimex bơm xăng vào đoàn xe nối đuôi chờ. RFA

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng mức tăng 10% là quá cao, trong khi Bộ Tài chính chưa công khai các phương án tăng giá xăng dầu nên người dân thấy chưa thuyết phục.

Điều này cũng được chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đồng ý:

Việt Nam vừa qua cho tăng giá lên 10%, và đó là mức tăng cao và đã tác động không tốt đến đời sống của người dân cũng như của doanh nghiệp. Tôi nghĩ việc tăng giá xăng là bất khả kháng vì Việt Nam phải nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài. Nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu xuống đến mức 0%. Tức các phương án Nhà nước đứng ra làm để bù cho được đều đã làm hết rồi. Cho nên việc tăng đó là khó tránh khỏi. Tuy vậy, tình hình giá xăng dầu ở Việt Nam không được công khai minh bạch. Đó là điều làm cho người dân chưa lấy làm an tâm lắm. Mặc dù tăng nhiều như thế nhưng những doanh nghiệp xăng dầu nói họ vẫn còn lỗ chưa đáp ứng yêu cầu, nên có thể còn tăng nữa.

Tôi nghĩ việc tăng giá xăng là bất khả kháng vì Việt Nam phải nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài. Nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu xuống đến mức 0%. Tức các phương án Nhà nước đứng ra làm để bù cho được đều đã làm hết rồi. Cho nên việc tăng đó là khó tránh khỏi.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Tôi nghĩ vấn đề phải làm sao để thực hiện công khai minh bạch và kiểm soát hành vi độc quyền của các công ty xăng dầu. Quan ngại của người dân lấy làm lo ngại việc tăng giá xăng không minh bạch lắm, nên hiện đang có phản ứng khác nhau trong người dân về tình hình này.

Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Qua việc tăng giá lần này, nhiều ý kiến cho rằng chính phủ lại phải nhượng bộ các doanh nghiệp xăng dầu, mà nhiều người gọi họ là ‘nhóm lợi ích xăng dầu’. Dù như ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công thương, cho biết nếu tăng giá xăng dầu sẽ có ảnh hưởng đến đời sống người dân và lạm phát nên cần phải có biện pháp sao cho hài hòa được cả hai mặt. Ông này cũng nhắc đến yếu tố thị trường trong tăng giá vì giá xăng dầu thế giới cao nên chính phủ không thể bù lỗ mãi cho giá xăng dầu.

Đó như một vòng lẩn quẩn chưa thể giải quyết được của nền kinh tế Việt Nam. Có những lúc yếu tố thị trường được nêu ra, nhưng trong thực tế vẫn tồn tại biện pháp kiểm soát, can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, và các tập đoàn Nhà Nước vẫn được chính phủ cho là xương sống của nền kinh tế.

Cho đến nay chính phủ luôn nói muốn điều tiết theo giá thị trường; nhưng vấn đề ở đây là thị trường nào? Bởi vì Petrolimex chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường, và quản lý là khép kín từ nhập khẩu đến bán buôn cho đến bán lẻ. Cho nên người ta không biết kiểm soát thế nào trong vấn đề xăng dầu.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Đối với ý kiến nên để thị trường điều tiết, còn vai trò của nhà nước là kiểm soát bằng luật lệ thì, tiến sĩ Lê Đăng Doanh trình bày:

Cho đến nay chính phủ luôn nói muốn điều tiết theo giá thị trường; nhưng vấn đề ở đây là thị trường nào? Bởi vì Petrolimex chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường, và quản lý là khép kín từ nhập khẩu đến bán buôn cho đến bán lẻ. Cho nên người ta không biết kiểm soát thế nào trong vấn đề xăng dầu.

Tôi đã có ý kiến nên tách ra: công ty nhập khẩu riêng, công ty bán buôn riêng, đơn vị bán lẻ riêng. Có lẽ như vậy sẽ hợp lý hơn.

Theo tôi nghĩ việc Nhà nước có sự quản lý theo như thế nào đó là để bảo đảm sự ổn định của thị trường. Điều đó có thể vì lợi ích của người dân. Nhưng điều người dân đang suy nghĩ phải làm sao có sự công khai minh bạn, hạn chế hành vi độc quyền. Hiện các chi phí xăng dầu, lúc nào nâng giá chưa được minh bạch. Đó là điều mà theo tôi nên làm rõ hơn nữa.

Có ý kiến cho rằng chính vì cái đuôi ‘theo định hướng xã hội chũ nghĩa’ đang làm méo mó mọi hoạt động kinh tế tại Việt Nam mà nếu không mạnh dạn cắt đi thì tất cả những bất cập hiện nay sẽ không thể nào được giải quyết rốt ráo.

Người làm công ăn lương, nông dân tiếp tục phải gánh chịu mọi hệ lụy của giá cả leo thang, của lạm phát…; trong khi đó những nhóm lợi ích tiếp tục được hưởng lợi bằng nhiều cách khác nhau. Mọi vấn nạn xã  hội như cách biệt giàu nghèo mỗi lúc một tăng lên.

G. M.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn