Làm sao cứ phải SJC?

Nguyễn Hồng Khoái

Sáng 25/11 trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, Nhà nước sẽ độc quyền về sản xuất vàng miếng và trước mắt, SJC sẽ là thương hiệu vàng của ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên vào thời điểm thích hợp thương hiệu SJC sẽ được đổi thành SBV để nhân dân yên tâm.

Ơ hay!

Vàng đã được khám phá cách đây hơn 6000 năm trước Công Nguyên. 3000 năm trước Công Nguyên, trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, đã thấy các Pharaohn và đền thờ của các thầy tu sử dụng vàng làm đồ trang trí. Từ đó đến nay trên cái quả cầu này người ta đã coi vàng là tiền, là hàng hóa đặc biệt đứng ra làm vật ngang giá chung cho các hàng hóa khác. Ngày xưa vàng thường đóng vai trò phương tiện giữ của trong dân là vàng mỹ nghệ trang sức như: khuyên vàng, hoa tai bằng vàng, nhẫn vàng, vòng vàng…); và khi của cải nhiều lên thì vai trò giữ của đó được trao chủ yếu cho vàng miếng. Từ ngày mở cửa chúng ta đã có những thương hiệu vàng nổi tiếng như:

1. Vàng SJC

2. Vàng AJC hay AAA

3. Vàng Rồng Thăng Long

4. Vàng Phượng hoàng PNJ-DAB

5. Vàng ACB

6. Vàng Thần tài Sacombank SBJ

……..

Song hành với các thương hiệu này là các tiệm vàng (doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2005) và (Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ) vốn pháp định kinh doanh vàng miếng là 50 tỷ đồng Việt Nam.

Trong quá trình kinh doanh, để đảm bảo uy tín và thương hiệu các doanh nghiệp có thể thỏa thuận ví như vàng miếng AAA được mua bán tại các cửa hàng SJC với cùng mức giá và ngược lại. Các loại vàng trang sức cũng được xử lý tương tự, như vàng nhãn hiệu Phúc Thành (Nam Định) được được mua bán tại các cửa hàng Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội)… Điều này do các doanh nghiệp có thể thỏa thuận sao cho không vi phạm Luật Cạnh tranh.

Việc độc quyền như Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố là vi phạm điều 5 Luật Doanh nghiệp:

Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp

1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.

Việc làm ấy khác nào:

- Lấy Xi măng Bỉm Sơn làm thương hiệu quốc gia cho các loại xi măng trong cả nước

- Lấy nước mắm Chinsu làm thương hiệu quốc gia cho các loại nước mắm trong cả nước

- Lấy sữa TH làm thương hiệu quốc gia cho các loại sữa trong cả nước

- ………

Không biết bao giờ thì việc này bắt đầu! Chúng ta cùng chờ xem./.

Tháng 08/2012

N. H. K.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn