Nỗi niềm của lá cờ

Andre Menras Hồ Cương Quyết

Ở trường học, khi dùng lăng kính để phân tích ánh sáng trắng của mặt trời, hay khi cho quay đĩa màu trước những con mắt ngạc nhiên của học sinh, các em mới khám phá ra rằng màu trắng của ánh sáng là tập hợp chồng chặp của những màu sắc theo trình tự bất di bất dịch của cầu vồng. Một bên là họ nhà xanh: tím, chàm, xanh, lá mạ. Ở giữa là vàng. Rồi đến họ nhà đỏ: cam, vàng, tím. Hai họ xanh đỏ bao quanh màu vàng, giao phối với nhau mà thành ánh sáng. Kì diệu biết bao!

Trên tấm hình ngả vàng theo thời gian, lá cờ bừng sáng, đẹp như non sông đất nước. Biết bao bàn tay đã nắm chặt lấy nó, nâng niu nó. Giữa rừng núi. Nơi trường đại học. Trong ngục tối. Xanh và đỏ ngang bằng, chính giữa là vàng.

Thời ấy, màu đỏ tươi rói, huy hoàng, sắc nét. Bắt mắt, nó lôi cuốn những trái tim tuổi trẻ phản kháng, nó làm tan biến nỗi mỏi mệt nơi những chiến sĩ già nua. Nhà tù và những chấn song sắt càng làm tăng vẻ đẹp của khoảng trời xanh mênh mang vô tận. Màu xanh là màu của vượt ngục, của tự do, của không gian vô cùng và trong suốt, của cõi mơ. Và nó kề bên màu đỏ của lửa giận, của máu đổ, của sức mạnh kháng chiến hùng tráng. Xanh, đỏ, không nửa vời. Đỏ như sức mạnh, nhưng sự giản đơn. Nhưng tim tôi ngả về màu xanh, màu xanh không một gợn mây, gần gũi, êm ả, dịu dàng, hiền hòa, một chút lãng mạng, thành thực, mở rộng ra mọi hướng tương lai…

Hòa bình đã về như một ngày hội cho lá cờ anh dũng ấy. Nó rực rỡ ba màu trên khắp phố phường, nhà cửa. Ánh sáng của niềm vui chói lòa. Nhưng rồi ngọn gió bấc thốc tới: «Đơn sắc là đặc trưng của sức mạnh». Thế là, không kèn không trống, màu đỏ đã xóa sạch màu xanh. Nó đã chiếm lĩnh toàn bộ không gian. Như thể, bỗng chốc, trời không còn, biển không có. Như thể trời biển chưa hề hiện hữu. Dường như màu xanh, sắc màu thứ ba của ánh sáng giải phóng đã phạm trọng tội là không đủ sáng láng, không xứng đáng, không trung kiên, không xả thân như màu vàng của sự chiếm đóng, của sự tuẫn tiết… Vậy đó. Làm sao màu xanh có thể cưỡng lại được với anh cả đỏ? Mà nó có muốn cưỡng lại không chứ? Nó có lựa chọn nào khác không nữa? Thế là lá cờ chuyển sang tuyền một màu: đỏ, và đỏ.

Và, theo quy luật vật lí bất di bất dịch của màu sắc, ánh sáng chỉ còn lại màu đỏ bao quanh sao vàng đã đánh mất sắc thái huy hoàng rực rỡ. Nó phải pha loãng để phủ khắp lá cờ quá khổ. Cái đặc sắc nguyên khôi của nó đã mai một, bản sắc của nó phai mờ.

Trong cơn bĩ cực, nó đi cầu cứu lân bang, vay mượn thêm những pixel nơi hàng xóm chuyên sản xuất màu đỏ, người hành xóm mà nó đã quen vay mượn trước kia. Nhưng màu đỏ vay mượn kia thuộc loại kém chất lượng. Cũ mèm, đỏ dỏm, mà giá cả lại cắt cổ. Nhất là, nó lại ẩn chứa những ánh đen, hại mắt, như trong những thời kì đen tối của Lịch sử.

Thế là lá cờ đỏ phất phơ trước cơn gió phũ phàng thổi tới từ bốn phương, cứ phai dần phai mòn, chỉ còn ngôi sao vàng vẫn rực rỡ, lấp lánh hi vọng vào ngay mai ngời sáng.

Trong cơn bĩ cực, mất đi màu xanh, không còn màu đỏ cường tráng, liệu ngôi sao đơn độc có thoát khỏi số phận trở thành một tiểu tinh trên lá cờ có truyền thống thôn tính và đồng hóa kia không?

Dưới đáy ngăn kéo, trên những tấm hình cũ kỹ, lá cờ ủ rũ sầu muộn. Dường như nó lẩm bẩm: «Hãy trả lại cho tôi màu xanh, hãy trả lại rực rỡ cho màu đỏ: hãy bảo vệ ngôi sao vàng!».

Mọi sự trùng hợp với hiện thực chỉ là một sự ngẫu nhiên

A.M H.C.Q

Nguyễn Ngọc Giao dịch

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

-------------------------------------------------------

Le blues du drapeau

Andre Menras Hồ Cương Quyết

Quand, à l’école, on décompose la lumière blanche du soleil à travers un prisme, ou quand on fait tourner le cercle chromatique devant les yeux émerveillés des enfants, ils découvrent que le blanc de la lumière n’est autre qu’un ensemble de couleurs juxtaposées dans un ordre immuable : celui de l’arc en ciel. D’un côté on voit la famille du bleu : violet, indigo, bleu, vert. Le jaune est au milieu. Puis viennent les amis du rouge : orangé, rouge et violet. Ainsi, deux familles, celle du bleu et celle du rouge  se rangent autour du jaune et, en se mariant à ses côtés, sont génératrices de lumière. Magique !

Sur une vieille photo jaunie, un drapeau de lumière, beau comme un pays. Multitudes de mains l’ont étreint. En plein cœur de la jungle. A l’université. Dans le noir des prisons. Le bleu et le rouge y étaient à égalité autour du jaune or.

En ce temps là, le rouge était vif, rutilant, tranchant. Il captivait les yeux. Il séduisait les jeunes cœurs révoltés et ôtait la fatigue des plus vieux combattants. La prison et ses barreaux soulignaient la beauté bleue du ciel immense. Il était évasion, liberté, espace infini et limpidité, espace de rêve. Il côtoyait alors le rouge des colères, du sang versé, force impétueuse de résistance .Sans demi-teintes. Rouge admirable de force et de simplicité. Mais mon cœur allait plutôt au bleu sans nuage, beaucoup plus accessible, reposant, rassurant, paisible, un peu romantique dans sa sincérité, entièrement ouvert à tous les avenirs...

La paix est arrivée comme une fête pour ce drapeau héros. Il pavoisa fièrement de ses trois couleurs dans toutes les rues, au front de toutes les demeures. Lumière aveuglante de joie.

Mais, du Nord, le vent souffla : « Monochromie sera gage de force ! ».Alors, sans crier gare, le rouge a effacé le bleu. Il a envahi la totalité de l’espace. Comme si, d’un coup, le ciel et la mer n’existaient plus. Comme s’ils n’avaient jamais existé. Comme si le bleu, troisième composante de la lumière libératrice était coupable de n’avoir pas assez d’éclat, de n’avoir pas été digne, fidèle, dévoué, près du jaune occupé, martyrisé… Soit. Le bleu pouvait-il résister à son frère le rouge? En avait-il l’envie? Avait-il le choix? Et le drapeau entra dans sa longue période unicolore: hors du rouge, point de salut !

Alors, loi intangible de la physique chromatique, la lumière perdit de son éclat car le rouge était seul près du jaune inchangé. Inexorablement il dut se délayer dans le drapeau immense qu’il ne put recouvrir malgré ses prétentions. Il y perdit sa densité originelle. Son identité s’affadit pitoyablement.

En désespoir de cause, il alla chercher secours et s’approvisionner en pixels chez le producteur de rouge voisin qu’il connaissait très bien pour lui avoir déjà beaucoup emprunté. Mais ce rouge importé était de piètre qualité. Trop bon marché car déjà bien usé et produit de malfaçons, il fut pourtant vendu au prix fort. Et, surtout, comme dans les sombres périodes de l’Histoire, il portait en son sein cette lumière noire qui vous détruit les yeux.

Alors le pauvre drapeau rouge, battu aux quatre vents, s’est fané peu à peu, ne gardant d’éclatant que son étoile jaune toujours pleine d’espoir en l’heureuse clarté.

Acharnement du sort et comble de misère, dépossédée du bleu, sans rouge protecteur, l’étoile solitaire sera-t-elle annexée par le drapeau voisin pilleur par tradition d’étoiles esseulées?

Du fond de son tiroir, sur les vieilles photos, le drapeau a le blues. Il semble répéter : « Qu’on me rende mon bleu et ravive le rouge : il faut sauver l’étoile ! »

Toute ressemblance avec la réalité ne saurait être que fortuite.

A.M H.C.Q

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn