TẢN MẠN MÙA ĐÔNG 2015

Tô Văn Trường

Năm nay, thời tiết bất thường, miền Bắc như không còn mùa thu, trời như mùa hè. Sắp đến ngày Noel mà rét cũng chỉ “chấm phẩy” cho lòng người đỡ nhớ. Đồng bằng sông Cửu Long cũng mất mùa nước nổi. Phải chăng trời đất cũng trở nên “đỏng đảnh” như chính trị kinh tế và xã hội của nước nhà trước thềm Đại hội Đảng khóa 12?

Kỳ họp Quốc hội khóa 13

Phiên họp thường kỳ khóa 13 của Quốc hội vừa mới bế mạc với lời phát biểu tổng kết khá ấn tượng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Bức tranh kinh tế xã hội của đất nước dưới sự điều hành của Chính phủ đã được Quốc hội đánh giá công khai các mặt được và chưa được trên diễn đàn Quốc hội.

Lần đầu tiên Quốc hội đổi mới hoạt động chất vấn không chọn một số Bộ trưởng như các kỳ trước. Ba Phó Thủ tướng đã tham gia trả lời chất vấn thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của mình cùng với các thành viên Chính phủ. Tiếc rằng, có 2 lĩnh vực được cử tri cũng rất quan tâm là Quốc phòng và An ninh, có lẽ vì “tế nhị” nên vắng bóng các câu chất vấn ở nghị trường hay các vị không quen chất vấn ngành công an?

Ánh sáng, Máy ghi hình và Công lý

Jeff Kukucka, PGS Tâm lý học, Đại học Towson, http://www.huffingtonpost.com/jeff-kukucka/lights-camera-justice-the_b_5404579.html

Nguyễn Hoài An (lược dịch)

clip_image001

Năm 1989, năm thiếu niên tại thành phố New York bị buộc tội tấn công và cưỡng bức một phụ nữ đi bộ ở công viên trung tâm Central Park. Phán quyết của tòa án chỉ dựa trên những cuộn băng ghi cảnh họ khai nhận tội. Tuy nhiên, dù khá chi tiết và thuyết phục, thì ra đây là những lời khai nhận bừa của năm thiếu niên. 13 năm sau, năm 2002, kẻ thủ ác thật sự – một kẻ hiếp dâm hàng loạt mới bị bắt giữ – thú tội, kiểm tra ADN cho thấy người này có ADN trùng khớp với mẫu ADN tìm thấy trên người nạn nhân năm đó. (Trước thập niên 80, các phương pháp thực chứng khoa học như kiểm tra ADN vẫn còn mới mẻ và chưa được áp dụng trong thủ tục điều tra án hình sự tại Hoa Kỳ. Vì vậy, quá trình chứng minh tội phạm chủ yếu tập trung vào các chứng cứ hiện vật, nhân chứng, yếu tố ngoại phạm, lời khai của bị hại và lời thú tội của nạn nhân – ND)

Một ngư dân bị bắn chết ở Trường Sa

Tử Trực

Trong lúc đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, một ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu lạ bắn chết.

Ngày 29-11, ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) - cho biết tàu cá của ông Bùi Văn Cu, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, đang trên đường về đất liền sau khi xảy ra trường hợp một thuyền viên của tàu bị bắn chết ở Trường Sa.

clip_image006

Ảnh năm 2014: Một ngư dân của Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu bị thương sau khi bị Trung Quốc đánh ở Hoàng Sa trong năm 2014.

BẢN LÊN TIẾNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CHÍNH TRỊ VN VỀ VỤ ÁN VÀ PHIÊN TÒA XỬ EM NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN NGÀY 24-11-2015 TẠI THẠNH HÓA, LONG AN

clip_image002

          Kính gởi

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

- Giới dân oan tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Các chính phủ dân chủ năm châu và các cơ quan nhân quyền quốc tế

          Dư luận quốc dân và quốc tế chưa hết phẫn nộ về phiên sơ thẩm bất công và man rợ tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An kết án 12 dân oan vào các tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” hôm 15-16/09/2015 với mức tổng án 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo, thì ngày 24-11-2015, tòa án cộng sản tại huyện này lại kết án Em Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30-3-2000) 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây thương tích” và phải bồi thường cho “bị hại” 42,600,000 VND.

          Trước vụ án và phiên tòa này, các tổ chức xã hội và chính trị ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố

          1- Đây là sự kéo dài một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi giá thị trường là 22.000.000 VNĐ), khiến họ chẳng còn có thể kiếm lại chỗ trú thân sinh sống. Hành xử bất công và phi pháp này của nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm quyền có nhà ở của công dân theo Khoản 1, Điều 17, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Khoản 1, Điều 11, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.

Thần Công lý ở Việt Nam ốm yếu?

Nguyễn An Dân

Gửi tới BBC từ TPHCM

clip_image002

Tòa Long An đã xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi

Vừa qua, có một sự kiện là Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn, một thiếu niên, còn đi học ở tuổi 15, một bản án 54 tháng tù giam cho tội danh “cố ý gây thương tích”.

Trong bài viết này, tôi không đi vào các chi tiết về việc em Tuấn có tội hay vô tội, hay án nặng án nhẹ, vì đó là chuyên môn của các luật sư, và cũng đã có ý kiến của vị luật sư bào chữa cho em Tuấn trên trang tin tiếng Việt của cơ quan truyền thông BBC.

Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

clip_image002

Thác Bản Giốc nay do cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc khai thác du lịch

Việt Nam và Trung Quốc vừa chính thức ký Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Ka Long (Bắc Luân).

Bản lên tiếng của các tổ chức xã hội chính trị VN về vụ án và phiên tòa xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày 24-11-2015 tại Thạnh Hóa, Long An

clip_image002

          Kính gởi

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

- Giới dân oan tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Các chính phủ dân chủ năm châu và các cơ quan nhân quyền quốc tế

          Dư luận quốc dân và quốc tế chưa hết phẫn nộ về phiên sơ thẩm bất công và man rợ tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An kết án 12 dân oan vào các tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” hôm 15-16/09/2015 với mức tổng án 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo, thì ngày 24-11-2015, tòa án cộng sản tại huyện này lại kết án Em Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30-3-2000) 4 năm 6 tháng tù vì tội “cố ý gây thương tích” và phải bồi thường cho “bị hại” 42,600,000 VND.

          Trước vụ án và phiên tòa này, các tổ chức xã hội và chính trị ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố

          1- Đây là sự kéo dài một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi giá thị trường là 22.000.000 VNĐ), khiến họ chẳng còn có thể kiếm lại chỗ trú thân sinh sống. Hành xử bất công và phi pháp này của nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm quyền có nhà ở của công dân theo Khoản 1, Điều 17, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng như Khoản 1, Điều 11, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.

Việt Nam – Tính tự trọng đang bị mai một!

Thiện Tùng

Năm 1950, khi còn ngồi ghế nhà trường, môn Công Dân Giáo dục, thầy Thuận giảng dạy chúng tôi: Tự trọng không phải tự tôn mình mà trước tiên phải biết tôn trọng người khác. Nếu khinh người sẽ bị người khinh, và ngược lại - gieo nhân nào gặt quả ấy…

Tự trọng phải được xem là nếp sống văn hóa. Tính tự trọng ngày bị mai một, nhất là trong giới chức lãnh đạo. Dường như tự cao, tự đại, tự kiêu, tự mãn là căn bịnh mãn tính theo tỷ lệ thuận cấp chức cao thấp trong Đảng và Chính quyền. Và, không phải dường như mà đích thực, quan chức Đảng và Nhà nước thích khen, dị ứng chê. Vì thiếu tính tự trọng nên ngày một khan hiếm sự tôn trọng lẫn nhau.

Ông Bí thư và Chủ tịch tỉnh tôi, khi còn đương nhiệm hai ông “kênh kiệu” hết chỗ nói, xem những người dưới quyền là thuộc hạ, dân chúng là thảo dân, khạt ra lửa, ai cũng “nễ sợ” trước uy vũ của hai ông. Khi hai ông về hưu, người ta xem thường, xa lánh, bỏ “ruồi bu kiến đậu”. Một hôm dự giỗ, bàn hai ông ngồi không ai chịu vào, bàn chúng tôi ngồi người ta cứ xen ghế vào đông nghẹt. Chủ đám rỉ nhỏ vào tai tôi: “Phiền anh chịu khó qua bàn 2 ông ấy cho ấm cúng một chút…”. Vị lòng chủ đám, tôi sang xởi lởi với hai ông vài câu, ăn “miếng mồi”, cầm ly rượu “cưa” ba với hai ông ấy rồi cáo lui vì sức khỏe.

NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Trần Quí Cao

Trần Trung Đạo là tác giả đã nêu lên và thảo luận nhiều đề tài sâu sắc. Trong bài viết mới có tựa là một câu hỏi: “Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?” (http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/nhin-sang-mien-ien-nhin-lai-viet-nam.html), ông trả lời trực tiếp: “Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà Nhân dân

Câu trả lời như trên của tác giả gợi trong tôi nhiều suy nghĩ.

TÔI HIỂU NHÂN DÂN NHƯ THẾ NÀO?

Tôi hiểu rằng Nhân Dân là một tập hợp bao gồm tất cả những người sống trong một quốc gia và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý để chính thức là công dân của quốc gia đó. Trong Nhân Dân có những người cao thượng và những người ích kỷ, những người gan dạ và những người nhút nhát. Người thẩm phán với tù nhân có thể có lý lịch tư pháp khác nhau, nhưng đều cùng là hai thành viên của Nhân Dân.

Nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

Hạ Mai

Từ sau Đại hội XI (2011) của Đảng CSVN, thuật ngữ “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” bắt đầu được sử dụng và cũng từ đó thuật ngữ này được sử dụng khá thường xuyên. Nếu như ở trên thế giới, đa phần “nhóm lợi ích” được hiểu theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực, thì ở Việt Nam, đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) Đảng CSVN “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thuật ngữ này hầu như được nhận thức theo nghĩa tiêu cực. Dư luận xã hội chủ yếu tập trung vào các nhóm lợi ích hoạt động ngầm trong lĩnh vực kinh tế, cấu kết với những “nhân vật” có thẩm quyền ra quyết định hoặc có khả năng tác động đến chính sách vì lợi ích riêng, làm tổn hại đến lợi ích của các nhóm khác, lợi ích của số đông và đặc biệt là lợi ích quốc gia. TS. Lê Đăng Doanh đã nhận diện nhóm lợi ích hiện nay ở Việt Nam như sau: “Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v. Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v.” .

Tận dụng FTA và FDI để hiện đại hóa

Đặng Đình Cung (*)

(TBKTSG) - Một nền kinh tế rộng mở ra thế giới và học hỏi từ nước khác sẽ giúp chúng ta không rơi vào cái bẫy một quốc gia có thu nhập trung bình.

Tại sao cần ký FTA (những hiệp định mậu dịch tự do) với các nước khác? Vì chúng ta cần gia tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chúng ta sản xuất. Cần gia tăng xuất khẩu vì chúng ta cần thu nhiều ngoại tệ. Cần có ngoại tệ để nhập từ nước ngoài những sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta không sản xuất trong nước. Cần nhập những thứ đó để thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân. Phải thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân để họ có một đời sống ấm no hạnh phúc.

Áp dụng phương pháp “hỏi tại sao năm lần” của GS. Kaoru Ishikawa như vậy thì dẫn tới trách nhiệm của một chính phủ là mang lại cho người dân một đời sống ấm no hạnh phúc. Tăng trưởng xuất khẩu của ngành này hay ngành nọ, ký TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) hay các FTA khác chỉ là những giải pháp trong muôn vàn các giải pháp để chính phủ làm tròn sứ mệnh của mình.

Không có “mạt sử” – chỉ thiếu cách làm

Phạm Toàn

(Nhóm Cánh Buồm)

Năm 1989, nhà văn Anh Justin Wintle là cây bút đầu tiên người nước ngoài được đến thăm Việt Nam.

Nói ông “được đến thăm” là một cách “chép Sử” thời đương đại khá trung thực, nếu ta biết rằng Việt Nam mình thời đó vừa thoát ra khỏi cuộc chiến, và những thói quen thời chiến vẫn còn sâu đậm; – trong tâm lý người bình thường, bất cứ người nước ngoài nào nếu không là “ông bà Liên Xô” thì đều có thể bị coi là “gián điệp”; – cũng tình trạng đó trong tâm lý những người trên mức bình thường không thể không dẫn đến tình trạng một đất nước bế quan tỏa cảng; với những ai năm nay ở tuổi 70 đến 90, điều đó chẳng lạ!

Justin Wintle đã thăm Việt Nam, đã gặp gỡ rất nhiều người từ người bình thường đến những người trên mức bình thường, và năm 1991, ông xuất bản tập sách nhan đề Romancing Vietnam (Pantheon xuất bản lần đầu tháng 1 năm 1991) – dịch là “Tiểu thuyết hóa nước Việt Nam” chắc là được nhỉ? Trong cuốn sách của ông có một chi tiết liên quan đến chủ đề “nóng bỏng” mấy bữa nay kể từ cuộc “Hội thảo Diên Hồng” về môn học Lịch sử, như nhiều tờ báo chạy tít. Chi tiết đó như sau. Tác giả gặp một nhà Sử học Việt Nam, chính xác là giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư than phiền nỗi Việt Nam thiếu tự do. Justin Wintle đã phản biện lại theo cách rất Ăng-lê, “Ông nói không có tự do, nhưng ông có Viện Khảo cổ học đấy thôi?”

Môn sử cần được “phục sinh” vì bao nhiêu năm qua – cũng như môn văn – đã bị chính trị hóa đến tê liệt

Thứ nhất, đấu tranh cho môn lịch sử tiếp tục có vị trí độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông không có nghĩa là duy trì thực trạng môn học đã bị chính trị hóa đến tê liệt trong nhiều chục năm qua, khiến người dạy loay hoay mãi không thể dạy hay được, người học thì chán ngán. Đã đến lúc phải thay đổi căn bản đối với môn học này, từ nội dung đến phương pháp, chứ không chỉ sửa chữa.

Thứ hai, rất cần thiết phải công bố một cách ngắn ngọn, hàm súc cho xã hội hiểu và phân biệt rõ ba khái niệm: Lịch sử, sử học và dạy - học lịch sử, cũng như mối quan hệ giữa ba điều ấy. Việc này không thừa, bởi ngay trong ngành sử không phải ai cũng đã tỏ, còn trong xã hội thì số người hiểu cực ít. Khi giới lãnh đạo chính trị không hiểu thì sẽ xem nhẹ môn lịch sử và khó có thể giải thích, thuyết phục được.

Thứ ba, lịch sử thì khách quan, nhưng sử học và dạy học lịch sử thì không phải như vậy. Trong sử học, nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật, nhưng điều này thường bị vi phạm. Khi sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc trên sẽ bị vi phạm, bởi nó buộc sử học phải quỳ gối phục vụ cho mục đích của chính trị mà có trường hợp dẫn đến xuyên tạc sự thật.

Tàu chiến Trung Quốc chĩa súng vào tàu tiếp tế Việt Nam

26/11/2015 17:21 GMT+7

Viến Sự

TTO - "Tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết.

clip_image002

Tàu chiến 995 của Trung Quốc đang đe dọa tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp

Biển Đông : Manila phản bác quy chế đảo của nhiều thực thể địa lý

Trọng Nghĩa

clip_image002

Tàu tuần duyên của Trung Quốc chặn một tàu tiếp liệu của Philippines trên Biển Đông ngày 29/03/ 2014. REUTERS/Erik De Castro/Files

Trong ngày điều trần thứ hai hôm qua, 25/11/2015, trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye, đại diện Philippines đã lần lượt bác bỏ quy chế hải đảo mà Trung Quốc áp dụng cho các thực thể địa lý mà họ chiếm đóng và bồi đắp tại Biển Đông.

Bất ổn của nhà nước vắng công dân

Phạm Kỳ Đăng

Người Việt ra năm châu lo sợ khá nhiều thứ. Lo sợ về thân thế: trong một đoàn khách quốc tế nhập cảnh sang Singapore, sang Mỹ, sang Anh, hay sang các nước châu Âu, thế nào người Việt, kể cả những thương gia hay quan chức giàu có, cũng bị soi xét kỹ lưỡng hơn. Nếu căng hơn, bị đưa vào phòng kiểm soát, chắc hẳn người mình bị lục vấn bằng những câu hỏi khó nghe hơn so với chuẩn mực giao tiếp văn minh phổ quát. Cái tiếng xấu của ăn cắp, rửa tiền, đưa người, mại dâm, trồng cỏ, được tung lên TV, báo chí ở một số nước châu Á – chính truyền thông nhà nước chẳng buồn gột rửa mà còn đưa tin lại khá rõ – tại một số nước châu Âu cũng tới tai nhà chức trách bằng những thông báo nội bộ hay hướng dẫn thi hành.

Có hẳn là lúc nào người dân Việt cũng phải so đầu rụt cổ kém cạnh nhà người ta không? Trong một trường hợp tôi nghĩ rằng không. Giả tưởng rằng sắp tới đây xảy ra một vụ bắt cóc do nhà nước khủng bố tiến hành, lọt vào trong đám con tin có cả người Việt mang hộ chiếu công vụ hay du lịch, người đồng bào nhà mình, so với các công dân Anh, Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha v.v. thế mà lại có cơ may được thả ngay tức thì, ít ra sớm nhất. Các chiến binh bịt mặt nạ đen hung ác sẽ rất thất vọng vì bắt nhầm vào đó người Việt Nam. Hay là vui vẻ cũng nên. Nếu rảnh rỗi phiên gác có lẽ chúng còn mời người Việt „kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ“ nán lại, hút shisha, chén chú chén anh, chúc tụng và tuyên dương chiến tích anh hùng thắng đế quốc nữa cũng nên. Nếu quả có thế, hồn thơ của nhà thơ tuyên giáo Tố Hữu đang mơ ngủ ở thế giới bên kia, có thể mãn nguyện ngẩng cao đầu thêm vài lần nữa.

Người Trung Quốc cắm chốt ở Bình Thuận: Ai đã rước giặc vào nhà?

Bài và ảnh: Lê Anh Hùng

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là trung tâm nhiệt điện đốt than lớn nhất cả nước. Trung tâm nằm ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện. Tổng diện tích toàn bộ trung tâm là hơn 100 ha, với chiều dài hơn 1 km dọc theo quốc lộ 1A và chiều rộng khoảng 1 km tính từ quốc lộ ra tới biển.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được đầu  tư  theo hình thức  xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn; 5% vốn còn lại là của Tổng Cty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Sau khoảng 4 năm xây dựng, chủ đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi chuyển giao cho phía Việt Nam. Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế - Mua sắm - Xây dựng (EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện Nghiên cứu Thiết kế Quảng Đông và Công ty Xây dựng Nhiệt điện Quảng Đông. Nhà máy được khởi công từ ngày 18/7/2015.

Nói thật không sợ mất lòng – Kỳ 9

Thi Giang

TRỜI ĐẤT VIỆT MÀU GÌ?

Người ta hỏi nhau như vậy khi ngồi hàn huyên với nhau bên bàn trà hoặc bàn nhậu. Câu hỏi với hàm ý muốn biết về thực trạng xác thực của đất nước, với cái nhìn khách quan từ thế giới nhìn vào, chứ không phải chỉ nghe “mẹ hát”.

Người ta muốn biết so với các nước khác thì Việt Nam tốt hơn hay xấu hơn, sướng hơn hay khổ hơn, có thật là một trong những nơi hạnh phúc nhất không, và đang đứng ở thứ bậc nào? Trên các trang mạng toàn cầu có các bảng xếp hạng về trình độ phát triển của các nước, tìm mỏi mắt ở các tốp trên chả thấy Việt Nam đâu cả! Hóa ra là Việt Nam được xếp đứng ở bậc gần cuối.

Khi đi du lịch sang các nước thì luôn phải trả lời các câu hỏi “Nước mày được Liên Hiệp Quốc xếp vào loại gì về mức tăng trưởng kinh tế? Về trình độ khoa học - công nghệ? Về mức sống của người dân? Về dân chủ và nhân quyền? Về đời sống văn hóa? Về an sinh xã hội ?”... Tuy dân mình ở trong chăn nên biết rõ chăn có rận hay không, nhưng nghe đài và báo thì lại khác, thậm chí rất khác, nên người dân có sự băn khoăn, nghi ngờ, thậm chí hoang mang, cũng là điều dễ hiểu.

MỘT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỬA QUYỀN, HÀ HIẾP DÂN

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Người này nhận xét mặt người kia kênh kiệu là một nhận xét nhẹ nhàng, một sự việc quá bình thường và nhỏ nhặt. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta còn bảo nhau một cách giận dữ hoặc thân ái, bỡn cợt là mặt mo, mặt thớt, mặt giặc, mặt chó, mặt l., những thứ mặt gớm ghiếc, thô tục và xấu xa hơn mặt kênh kiệu nhiều. Nhưng không ai kiện ai, không việc gì phải theo dõi, điều tra, xử lí một nhận xét về nhau như vậy. Không có luật nào đưa nhận xét nhẹ nhàng vô hại đó vào hành vị tội phạm. Cũng không có qui định hành chính nào cấm công dân nhận xét xấu về nhau, cấm công chức nhận xét không tốt về cán bộ.

Người Dân bảo mặt quan là kênh kiệu lại càng bình thường. Vì bộ máy công quyền chỉ là công bộc của Dân. Một xã hội lành mạnh, tử tế, một bộ máy công quyền biết thân biết phận thì phải biết rằng ngôi thứ cao nhất trong xã hội thuộc về Nhân Dân, quyền lực cao nhất trong xã hội cũng thuộc về Nhân Dân. Người Dân là chủ đích thực của đất nước, của xã hội. Những quan chức chỉ là những công bộc của Dân, những người làm thuê cho Dân. Chủ bảo công bộc là kênh kiệu thì công bộc phải giật mình lo lắng xin gặp chủ hỏi cho biết vì sao chủ lại có nhận xét như vậy để sửa mình.

Việt Nam 'chuyển sang đánh võ mồm'

clip_image002

GS Nguyễn Mạnh Hùng tin rằng Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Vũng Tàu (23-24/11/2015) là một thành công của Việt Nam.

Việt Nam không 'đánh võ' được trên thực tế, nên đã chuyển sang 'đánh võ mồm' để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và cuộc hội thảo quốc tế mới tổ chức ở Vũng Tàu là một 'thành công', theo một học giả của Mỹ từ Singapore có tham luận tại Hội thảo.

Han Dongfang: “TPP chưa hẳn đã tốt cho quyền lao động ở Việt Nam nếu…”

Nguyễn Anh Tuấn, viết từ Seoul
2015-11-23

clip_image002

Han Dongfang, người đã lập ra công đoàn độc lập đầu tiên ở Trung Quốc đại lục trong biến cố Thiên An Môn lịch sử. AFP photo

Mang một dáng vẻ nghệ sĩ với mái tóc bồng bềnh, không ai nghĩ Han là người đã lập ra công đoàn độc lập đầu tiên ở Trung Quốc đại lục trong biến cố Thiên An Môn lịch sử.

Chính phủ VN thích ra luật để 'làm giá'?

clip_image002

Trả lời trước Quốc hội vào ngày 18/11/2015, Thủ tướng Dũng mô tả điều ông gọi là “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đề cập toàn diện trong Cương lĩnh, Hiến pháp, nhiều Nghị quyết của Đảng và trong dự thảo Báo cáo Chính trị, Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội XII của Đảng.

ĐỈNH CAO BẤT NHÂN

Huỳnh Ngọc Chênh

Đến dự phiên toà xét xử Nguyễn Mai Trung Tuấn có thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 9 là năm học cuối cùng của cuộc đời học sinh của em.

Thầy cho biết liên tục từ lớp 6 đến lớp 9 em là học sinh ngoan luôn luôn đạt hạnh kiểm tốt. Mẹ em, bị cáo của phiên toà trước, cũng xuất hiện trước toà cho biết em là đứa con ngoan hiền trong gia đình, tuy còn nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ cha mẹ và lo lắng cho em.

Điều gì đã đẩy một cậu bé ngoan hiền như em vào con đường chống lại cả một hệ thống cơ quan quyền lực?

Phát biểu tại toà, ông Nguyễn Trung Cang, cha em đã nói nếu chính quyền địa phương vận dụng quyết định 3047 và 2282 (?) thay vì các quyết định 3629 và 2772 liên quan đến đền bù giải toả thì đã không đẩy gia đình ông vào bước đường cùng như hôm nay: mất đất, tan nhà, hai vợ chồng vào tù và đứa con 15 tuổi bé bỏng của ông cũng đối diện với phiên toà.

Tường thuật phiên toà xét xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn tại Long An

clip_image002

Cảnh chốt chặn bên ngoài đường dẫn vào toà án nhân dân huyện Thanh Hoá. Tất cả các xe đều không được vào và không ai được vào. Ảnh: CTV #‎Danlambao

12:30' TAND huyện Thạnh Hoá, Long An tuyên án Em Nguyễn Mai Trung Tuấn (sinh ngày 30/3/2000) 4 năm 6 tháng tù. Bồi thường cho bị hại 42,600,000VND.
CTV Danlambao - Sáng nay, 24/11/2015, nhà cầm quyền CSVN mở phiên toà kết án em Nguyễn Mai Trung Tuấn - một thiếu niên 15 tuổi đã cùng gia đình tham gia cuộc phản kháng chống cướp đất hồi tháng 4/2015.

Tại Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc bị chỉ trích về Biển Đông

Anh Vũ

clip_image002Thủ tướng Shinzo Abe, Tổng thống Park Geun Hye và Thủ tướng Lý Khắc Cường tại thượng đỉnh ASEAN + 3 (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc).AFP PHOTO / MOHD RASFAN

Theo trang mạng báo Japan News hôm nay 24/11/2015, tại Thượng đỉnh Đông Á vừa diễn ra Kuala Lumpur ngày 22/11, nhiều nước trên quan điểm bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải đã lên tiếng chỉ trích gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông.

Đảng Cộng sản Việt Nam Không thuần chất Cộng sản

Thiện Tùng

Đúng là có chuyện cũng khá phổ biến, lớp trẻ sinh sau 1975 thắc mắc đại khái: Sao lại có không ít người theo Đảng trong kháng chiến, đang hay từng là đảng viên, giờ đây họ ra mặt chống lại đảng của mình? Có phải họ là những người phản bội không?”

Không hiểu, hỏi cho biết đó là sự cầu thị phải được tôn trọng và khuyến khích. Chính từ những câu hỏi có phần hơi ngây ngô ấy, chúng tỏ các em bị bỏ “đói” về lịch sử và thông tin xác thực. Trách nhiệm ấy thuộc ngành, người nào hay tự biết lấy.

Hôm 16/11/2015 trên trang Bauxite Việt Nam có đăng bài “Những ai phản bội ông cha” của tác giả Nguyễn Đình Cống. Chuyện bể dâu, thăng trầm, phức tạp suốt chặng đường dài lịch sử, với bài viết ngắn, ông Cống cố gãi nhưng xem mòi chưa đã ngứa lắm với lớp trẻ. Bài viết này, với những thông tin xác thực, tôi cũng chỉ mong góp phần nào đó với ông Cống gãi cho lớp trẻ đỡ ngứa hơn.

Mệnh Trời?

Phùng Nguyễn

clip_image003

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Chủ nhật 22 tháng 11 là ngày phát tang nhà văn Phùng Nguyễn. Nhân dịp này VOA Tiếng  Việt xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một di cảo của nhà văn vừa tạ thế như một lời vĩnh biệt của ông với bạn đọc, bằng hữu cùng những người ngưỡng mộ ông. Đây là blog cuối cùng của ông, nhưng chúng tôi tin rằng những lý tưởng và giá trị nhân bản mà ông và các thi văn hữu của ông bảo vệ và cổ xúy qua cột blog do ông chủ xướng sẽ không bao giờ bị mai một, cho dù “Mệnh Trời” có như thế nào đi nữa.

ASEAN thành lập cộng đồng có hơn 600 triệu dân

Steve Herman

clip_image001

Các lãnh đạo ASEAN trong lễ ký kết thành lập Cộng đồng ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 22/11/2015.

Các nhà lãnh đạo của khối ASEAN gồm 10 nước thành viên hôm Chủ nhật đã ký một tuyên bố để thành lập một cộng đồng kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa xã hội. Từ Kuala Lumpur, nơi văn kiện lịch sử này được ký kết, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật.

LHQ đả kích Thái Lan và Việt Nam về vụ trục xuất người tị nạn về TQ

clip_image001

Bà Ravina Shamsadani- người phát ngôn của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp Quốc cảnh cáo rằng Thái Lan và Việt Nam có thể vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, sau khi Thái Lan trục xuất hai người tị nạn Trung Quốc, và Việt Nam chuyển giao 9 công dân Bắc Triều Tiên cho nước này, theo tin của Pháp Tấn xã.

Hai nhà hoạt động cho quyền công nhân bị công an bắt giữ, đánh đập

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

clip_image002

Công an đã đánh cô Minh Hạnh và anh Minh Đức dã man, cô Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe. Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh

Hai nhà hoạt động vì quyền lợi công nhân Việt Nam- cô Đỗ thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, hôm qua 22 tháng 11 bị công an bắt, hành hung và đưa về giam giữ tại đồn Công an phường Long Bình, Đồng Nai.

KỂ CHUYỆN ĐI GIẢI CỨU MINH HẠNH VÀ TRƯƠNG MINH ĐỨC

Huỳnh Ngọc Chênh

Do nhà xưởng bị cháy, hàng ngàn công nhân công ty Yupoong bị mất việc làm phát sinh khiếu kiện. Một nhóm công nhân đã thuê luật sư tư vấn pháp lý.

Sáng ngày 22/11/2015 luật sư và trợ lý đã đến khu nhà trọ công nhân ở phường Long Bình thành phố Biên Hoà làm việc với nhóm công nhân về thủ tục khiếu kiện. Nghe được tin nầy, nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh cùng nhà báo độc lập Trương Minh Đức đã đến tham dự, cung cấp thêm bằng chứng vi phạm của công ty Yupoong cho luật sư đồng thời cung cấp tài liệu cho công nhân để hiểu biết về quyền lợi lao động của mình.Ngay sau đó, lực lượng công an mặc sắc phục và thường phục xông vào trấn áp Minh Hạnh và Minh Đức lên hai xe riêng để chở đi. Cả hai phản ứng quyết liệt trước việc bắt bớ phi pháp nầy nên bị hành hung tàn nhẫn. Những nhân viên an ninh đã lột trần Minh Hạnh trước đông đảo mọi người, sau đó khiêng lên xe rồi chở đến chỗ vắng xúm vào đánh đập Minh Hạnh gây thương tích ở vùng đầu, mặt và các nơi khác trên thân thể. Về đến đồn công an, cả hai bị ném xuống sàn nhà và sau đó kiệt sức vì thương tích.

Sợ nguy hiểm đến tính mạng của hai nạn nhân, công an phường đã gọi xe cấp cứu đưa hai nạn nhân đến bệnh viện cứu chữa. Đến trưa, nghe tin báo của chị Thanh vợ anh Đức về chuyện bắt giữ người trái phép, anh Trần Bang, chị Nguyệt, Việt Quân và hai bạn trẻ khác đã tháp tùng cùng chị Thanh thuê xe chạy xuống Biên Hoà đòi người.

clip_image002

Chồng tôi có phạm tội không?

Lê Thị Minh Hà

Chính phủ Việt Nam đã huy động hacker tấn công trang mạng Anh Ba Sàm, vì nó không được Nhà nước cho phép, nghĩa là bị xem là bất hợp pháp. Ngay từ năm 2007, trang mạng này đã liên tục bị đánh phá và làm tê liệt bằng những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Từ năm 2010 đến năm 2013, nó bị tin tặc cướp ba lần và đã có lúc chủ nhân của nó bị mất quyền sở hữu. Trong thời gian này, 6 trang mạng và trang blog sao chép lại nội dung của Anh Ba Sàm cũng bị tin tặc cướp và xóa.

Bảy năm qua, trong quá trình điều hành trang mạng Anh Ba Sàm, chồng tôi cũng đã nhiều lần bị cơ quan an ninh nhắc nhở, đe dọa, ép buộc ông phải chấm dứt hoạt động làm blog, nhưng ông đều khéo léo và kiên quyết từ chối. Luôn chọn cách tiếp cận mềm dẻo, ôn hòa, ông chưa bao giờ tự coi mình là kẻ thù của chế độ, càng không chủ trương chống chính quyền bằng bạo lực – cho dù chỉ bằng ngôn từ. Tuy rất kiên trì trong mục đích cho người dân được tiếp cận rộng rãi với các nguồn thông tin khác nhau, nhưng ông không chọn cách đối đầu trực tiếp với các cơ quan chính quyền.

LẠI CHẾT KHI BỊ TẠM GIAM!!!

Thiếu niên chết bất thường khi bị tạm giam tại công an huyện

TPO - Sáng ngày 23/11, thượng úy Nguyễn Hữu Tuấn (trực ban Công an huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), cho biết vụ thiếu niên Trịnh Xuân Quyền (16 tuổi) tử vong sau khi bị tam giam tại cơ quan này đang được Văn phòng cảnh sát điều tra Công an tỉnh điều tra làm rõ.

clip_image001

Di ảnh của nạn nhân.

TỔ QUỐC VÀ CHẾ ĐỘ

Kim Ngọc Cương

Ai cũng hiểu Tổ Quốc và Chế độ là hai khái niệm khác nhau. Tổ Quốc là giang sơn đất liền, biển đảo, vùng trời cùng với toàn bộ người dân (gồm nhiều sắc tộc) đã, đang, sẽ làm ăn sinh sống trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời có chủ quyền của quốc gia. Còn Chế độ là thể chế chính trị trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

Tổ quốc Việt nam có Lịch sử dựng nước và giữ nước hơn 4000 năm. Trong hơn 4000 năm ấy đã trải qua nhiều Chế độ xã hội từ Chế độ bộ lạc, nông nô, rồi Chế độ phong kiến, đến Chế độ phong kiến thuộc địa (của Trung quốc, Pháp, Nhật), sau đó là Chế độ Cộng hòa Nghị viện (ở cả hai miền trong thời kỳ đất nươc chưa thống nhất) và 40 năm nay là Chế độ xã hội chủ nghĩa (mới là danh chưa thực, hiểu theo câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa").

Mỗi Chế độ đều có những quan hệ đối nội và đối ngoại khác nhau. Nhưng Dân tộc Việt Nam không bao giờ vì Chế độ mà để mất Tổ Quốc. Lịch sử 4000 năm của Dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó bằng núi xương, sông máu của Dân tộc. Không một thế lực nào có thể xóa được Lịch sử đau thương mà kiêu hãnh của Dân tộc Việt Nam.

Ý kiến về vụ “nói xấu trên Facebook”

BBC Tiếng Việt

clip_image002

Việc xử lý phạt vì lời comment trên Facebook tại Việt Nam đang gây tranh cãi vì yếu tố pháp lý mơ hồ

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng tiếp tục xôn xao chuyện một cô giáo ở TP Long Xuyên bị phạt 5 triệu đồng vì bình luận "nhìn cái mặt kênh kiệu" trong một đoạn đăng trên mạng xã hội có hình chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh.

Đồng Nai: Công an hành hung, bắt giam 2 thành viên Lao Động Việt

clip_image002

Anh em Sài Gòn cùng vợ ký giả Trương Minh Đức trên đường đi đòi người. Ảnh FB Nguyễn Hoàng Vi

CTV Danlambao - Vào lúc 11:30’, ngày 22/11/2015, khoảng 20 công an thường phục và sắc phục đã ập vào khống chế, đánh đập và bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức khi cả hai đang hỗ trợ pháp lý cho người lao động tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Quan chức hàng đầu Thượng Hải bị điều tra vì nghi ngờ có quan hệ mật thiết với gia đình Giang Trạch Dân

Tác giả: Matthew Robertson, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính

22 Tháng Mười Một , 2015

clip_image002

Một phụ nữ trong nhóm biểu tình đang giương cao một biểu ngữ nhằm phản đối những hành vi sai trái cũng như việc nợ lương của chính quyền địa phương, bên ngoài Tòa án Lang Phường vào ngày 10 tháng 12 năm 2014 (Fred Dufour / AFP / Getty Images)

Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Lào với Cam Bốt và Việt Nam về các đập thủy điện trên sông Mekong

Phạm Phan Long

Viet Ecology Foundation

20-11- 2015

Dẫn nhập

Các nghiên cứu khoa học của ICEM 2010, MRC 2013 và gần đây 2015 của DHI đều đã tiên đoán 11 dự án thủy điện trên sông Mekong (LMB) sẽ có nhiều tác động nguy hại đáng kể và nghiêm trọng xuống Biển Hồ Tonle Sap, cánh đồng vùng lụt Cam Bốt, và châu thổ Nam Việt Nam. Lào đã không đạt được thỏa hiệp nào tại Ủy Ban Liên Hợp Mekong (MRJC) vì đại diện Cam Bốt và Việt Nam đã phản đối; nhưng Lào vẫn ngang nhiên tiến hành hai dự án Xayaburi và Don Sahong và còn dự trù 7 dự án thủy điện khác nữa theo kế hoạch đã có. Bài này trình bày các cơ sở pháp lý của Hiệp Định Mekong 1995 và các Công ước Quốc tế mà Cam Bốt và Việt Nam có thể phản đối Lào đã vi phạm khi họ vẫn tiến hành các dự án thủy điện Mekong này.

Công thức giữ đảng

Phạm Đình Trọng

1. NIỀM TIN BẠO LỰC

Tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ đảng Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm tròn 20 năm hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ, cũng là 20 năm sau cuộc cúi mặt, lén lút đi đêm của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đến Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tàu Cộng.

Hệ thống cộng sản quốc tế một thời hùng mạnh, làm giông bão sấm sét dìm một phần hành tinh, một phần loài người vào biển máu, biển lửa cách mạng, dìm hơn tỉ người vào bóng đêm nô lệ cộng sản nay bỗng chốc chỉ trong khoảnh khắc sụp đổ tan tành là nỗi lo canh cánh của vị Tổng bí thư thừa giáo điều mà quá thiếu hụt thực tế cuộc sống của dân, của nước nên xơ cứng, vôi hóa động mạch cảm xúc!

Lo từ khi chưa chính thức ngồi vào ghế Tổng bí thư.

“Cấm báo chí tư nhân” là chính sách đi ngược chiều tiến hóa của văn minh

Trần Quí Cao

Ngày 17/11/2015, trang điện tử báo Giáo dục Việt Nam đăng bài “Nên hay không báo chí tư nhân, và hiểu thế nào cho đúng” giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Mạnh Hà, một người hành nghề luật. Ý chính của bài ông Hà có thể tóm tắt như sau:

Điều này đòi hỏi nhà báo phải là những người có tư cách đạo đức chuẩn mực, có kiến thức sâu rộng, nghiệp vụ lí luận vững vàng. Đó cũng là đồng nghĩa với việc phải có cơ quan báo chí chuyên ngành đạt tiêu chuẩn quốc gia, có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước”.

Và ông kết luận: “Không nên cho hoạt động báo chí tư nhân, vì tư nhân không thể đảm bảo được năng lực định hướng cho dư luận của báo chí”.

Lời giới thiệu cho tập ảnh“10 phát ngôn gây ấn tượng tại Quốc hội”

Hà Sĩ Phu

Xem “10 phát ngôn gây ấn tượng tại Quốc hội” dưới đây, chắc nhiều người có thái độ như tôi, lúc đầu xem lướt qua, khẽ nhếch mép cười rồi giở sang trang khác. Vì “biết rồi khổ lắm, nói mãi”, nước Việt mình bây giờ nó thế, Quốc hội này nó thế… có gì mà lạ?

Nhưng rồi một lúc khác, vô tình giở ra xem lại, tự nhiên thấy những tấm hình cười vui không mấy… mặn mà này lại như nói thầm vào tai mình nhiều điều, những điều miên man không dứt.

- Ừ, cũng ngạc nhiên chứ. Nghị sĩ của mình xưa nay dân toàn bảo nhau là… “gật sĩ”, Quốc hội là… “có mâm có bát”, có góp ý thì toàn đi vào những dấu chấm dấu phẩy, những chuyện lặt vặt, chỉ là chỗ đóng dấu cho những quyết định của Đảng hay của Chính phủ để nó có cái nhãn hợp lệ trước khi ban hành. Nhưng lần này xem ra có khá hơn, một vài câu cũng hơi “phạm” một chút, thôi thì được thế cũng hơn trước rồi. Họ cũng bắt đầu phơi và tự phơi ra đấy. Chuyển biến gì chăng? Có lẽ?

Anh hùng rơm, tư duy “trẻ trâu” và sự chuyển… trách nhiệm

Kỳ Duyên

Trên bảo dưới không nghe?

Không ngờ Thủ tướng mới viết một bài về internet(1) với một ý kiến đáng chú ý. Trong bài viết, ông kêu gọi công dân nên sử dụng internet một cách có trách nhiệm bằng cách đưa thông tin, hình ảnh, dữ liệu có trách nhiệm cao. Ông còn kêu gọi cư dân mạng "hãy cùng nhau đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp để thiết lập, duy trì và phát triển môi trường Internet văn minh ở Việt Nam". Nghe thật hay. Thế nhưng những gì xảy ra trong thực tế ở An Giang và vài nơi khác thì lại không theo những lời khuyên của ngài Thủ tướng. Giống như tình trạng "trên bảo dưới không nghe".

Câu chuyện ở An Giang thì chắc các bạn đã biết rồi. Cô giáo Thuỳ Trang chỉ vì chia sẻ một bản tin về vụ ông Chủ tịch tỉnh bị kiểm điểm và kèm theo lời nhận xét "kênh kiệu" mà bị phạt 5 triệu đồng. Càng vô lí hơn khi người ta vào đó nhấn nút "Like" mà cũng bị phạt! Nói theo cách viết của ngài Thủ tướng, cô Thuỳ Trang chỉ "đưa thông tin" và có trách nhiệm công dân là đưa ra nhận xét. Ấy vậy mà cô ấy bị phạt.

Về các tổ chức phi chính phủ của Đảng

Huỳnh Thục Vy Gửi cho BBC từ Buôn Hồ, Việt Nam

clip_image002

Huỳnh Thục Vy cho rằng cần thực hiện nhiều phương cách đấu tranh khác nhau cùng lúc

Ngày nào các tổ chức xã hội dân sự giả hiệu còn chiếm thế độc tôn, ngày đó sức mạnh của người dân còn rã rời và nguyện vọng của họ tiếp tục bị phớt lờ.

Nhân ngày Nhà giáo nghĩ về việc dạy môn học Lịch sử hiện nay

Hà Sĩ Phu

Xuất thân là một thày giáo phổ thông, rồi giảng viên đại học, rồi viết về những vấn đề chính trị xã hội, tôi rất quan tâm đến cuộc tranh luận quyết liệt về xử lý môn học Lịch sử hiện nay.

Phía cơ quan chủ quản tức Bộ Giáo dục thì bảo vệ cho quan điểm cần “tích hợp” môn Lịch sử chung với 2 môn khác thành môn học “Công dân và Tổ quốc”, trong khi hầu hết các trí thức trong nước, ngoài bộ phận chủ quản nói trên, đều nói rằng làm như vậy thì "Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", đây “là một việc làm không đúng, cần phải kiên quyết loại bỏ. Phải nghiên cứu lại một cách nghiêm túc với sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học”, “chương trình này sẽ dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất nước như ngày hôm nay”…(1)

NÓI VỀ ĐẠO ĐỨC CHÍNH TRỊ (phần 2)

VÕ HƯNG THANH

30) Chính trị nhất thiết phải là đạo đức, không thể nào ngược lại.

Đạo đức không phải chỉ là phẩm chất tốt đẹp nơi mỗi cá nhân, nó còn là phạm trù phổ quát của xã hội. Tuy nhiên mọi người sinh ra trong xã hội đều nhất thiết có phẩm hạnh như nhau, có trí thông minh như nhau, có đầu óc xã hội hoặc vị tha như nhau, có khuynh hướng lý trí như nhau, có sự cao quý như nhau, có lòng quả cảm như nhau, có cá tính như nhau, hay có điều kiện xã hội và hoàn cảnh sống như nhau. Các ý nghĩa đó muốn hòa hợp nhau, muốn đạt kết quả tốt đẹp chung nhất trong toàn xã hội, tất yếu phải dựa trên khoa học, khai thác chức năng của khoa học, từ đó có những kỹ thuật mang tính khoa học để giải quyết hàng loạt những vấn đề không ngừng xảy ra, được đặt ra một cách mới mẻ không bao giờ chỉ giải quyết một lần là được cả. Có nghĩa khoa học luôn luôn phát triển mà không bao giờ dừng, và các kỹ thuật áp dụng tốt đẹp cho xã hội do từ nghiên cứu khoa học về xã hội mà ra luôn luôn cũng thế. Điều đó nói lên khoa kinh tế học, khoa chính trị học, cũng đều là những bộ phận của khoa học về xã hội, chịu sự chi phối hay dùng khoa học về xã hội làm nền tảng mà không thể nào khác. Bởi vậy mọi ý thức hệ đã có đều luôn luôn ngưng đọng, nó được một hay vài người sáng tạo ra ở đó tùy theo sự hiểu biết, trình độ nhận thức của mình, tùy theo điều kiện hoàn cảnh thời đại của mình, và nó cứ vẫn luôn như thế, được hoàn tất một lần và không bao giờ được thay đổi.

Việt Nam: Số người bị bắt vì An ninh Quốc gia lan rộng Bất chấp những cam kết theo TPP, các điều luật hà khắc mới được đề xuất

(New York, ngày 20 tháng Mười một năm 2015) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam đang sử dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến và bắt giữ những người phê bình chính quyền. Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên khác của Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần gây sức ép để Việt Nam không thông qua các điều luật dự thảo có nội dung gia tăng các chế tài mang tính vi phạm nhân quyền để sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự vốn đã hà khắc.

Tháng Mười một năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang báo cáo với Quốc hội rằng từ tháng Sáu năm 2012 đến tháng Mười một năm 2015, “ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia”. Tướng Quang cho biết rằng, “Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành”.

Con đường ấy chiều nay không “có bụi”

1. Đường đến Petrotimes không có bụi

Trương Duy Nhất

“Con đường đến trụ sở toà soạn Petrotimes chiều nay không có “bụi”. Bất ngờ thú vị khi đọc được câu này từ Luật sư Trần Thu Nam.

Vâng, chiều nay, đường đến toà soạn Petrotimes không có bụi như “bụi” Chương Mỹ khiến Luật sư Nam và đồng nghiệp Lê Văn Luân bị hành hung đến gãy mũi bầm mặt tứa máu xảy ra hồi đầu tháng.

Không bụi không hẳn vì đường không có bụi. Tôi biết, các anh đã dàn trận kỹ để tránh bụi. Ngay từ trưa, tôi đã liên lạc được với người trong đoàn, nói chuyện trực tiếp với cả Luật sư Trần Vũ Hải và vợ con anh. Nhưng phải chờ đến khi các anh tiếp cận sát nách toà soạn của ngài cựu Đại tá công an Nguyễn Như Phong, chưa đầy 100 m, tin tức mới được tung lên.

Oan khiên Ba Sàm - Không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội

1. An ninh điều tra bế tắc trong vụ án Anh Ba Sàm

Châu Văn Thi

"Theo hướng kỹ thuật vi tính thì việc điều tra vụ án thực sự là bế tắc cho cơ quan điều tra".

Đó là câu trả lời phỏng vấn của luật sư Trần Quốc Thuận, luật sư bào chữa cho Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh với tạp chí Luật Khoa.

clip_image001

Luật sư Trần Quốc Thuận. Nguồn Soha.

Cơ quan an ninh đang cố chứng minh “kỹ thuật vi tính” mà ông Nguyễn Hữu Vinh sử dụng để làm chủ 2 trang web Dân quyềnChép sử Việt bằng việc ông có số điện thoại và email cài mật mã hai lớp để vào được hai trang này.

“Không phải tôi có chìa khóa vào nhà thì có nghĩa là tôi vào nhà. Mà nếu tôi vào nhà thì phải để lại dấu vết, còn không tìm ra dấu vết thì không thể khẳng định được gì”, luật sư Thuận dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết.

Cơ quan an ninh phải nhờ tới FPT và các cơ quan truyền thông của Bộ Thông tin - Truyền thông để làm rõ, tuy nhiên FPT chỉ đưa ra được ngày giờ mà ông Vinh đọc 2 trang này, còn việc có chỉnh sửa các bài viết trên trang web hay không thì FPT không chứng minh được.

Luật sư Thuận nói thêm, “đọc tin mà có tội thì Việt Nam này có tới cả triệu người đi tù rồi!”.

Tính đến thời điểm này đã là 18 tháng kể từ khi bị bắt giữ, cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội vẫn chưa thể đem ông Nguyễn Hữu Vinh ra xét xử hoặc trả tự do cho ông, mặc dù đã quá thời hạn tạm giam 12 tháng đối với nhóm tội nghiêm trọng (Án tù cao nhất 7 năm - điều 258 BLHS).

“Bắt người mà không có chứng cứ, khi không chứng minh được anh Vinh phạm tội mà vẫn giam giữ anh thì vi phạm nhân quyền đó còn lớn hơn là vi phạm quyền tự do ngôn luận", cũng theo luật sư Trần Quốc Thuận.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Ba Sàm, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy (nhân viên kế toán của Công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ V) cùng bị bắt khẩn cấp ngày 5/5/2014 tại nhà riêng ở Hà Nội.

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an buộc tội ông Vinh là chủ sở hữu và điều hành hai trang web có tên “Dân quyền” và “Chép sử Việt”, đăng tải trên đó 24 bài viết “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…”. Tuy nhiên, các kết luận điều tra đều không chứng minh được ông Vinh là chủ sở hữu và điều hành hai trang này.

Theo điều 8: Khái niệm tội phạm của BLHS thì tội phạm nghiêm trọng có mức án cao nhất là 7 năm tù. Theo thông tin trên trang Chính phủ “Hỏi đáp và tư vấn pháp luật” thì giai đoạn điều tra đối với tội phạm nghiêm trọng được giam giữ tối đa 3 tháng, thời hạn giam giữ có thể gia hạn tạm giam 02 lần, lần thứ nhất không quá 02 tháng và lần thứ hai không quá 01 tháng.

Ngày 6/2/2015 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra cáo trạng, sau 4 lần yêu cầu Điều Tra Bổ Sung của VKSNDTC và Tòa án nhân dân thành phố, thì cơ quan điều tra Bộ Công an đã không đưa ra thêm được bằng chứng nào.

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, trả lời phỏng vấn của BBC, bà Hà, vợ của Anh Ba Sàm cho biết Sức khỏe Anh Ba Sàm đáng “lo ngại” và bà không thể gửi thuốc vào cho ông Vinh.

C.V.T.

Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151120/an-ninh-dieu-tra-be-tac-trong-vu-an-anh-ba-sam#sthash.vUvujQJe.dpuf

2. Vụ án Ba Sàm: Xử hay thả?

Nam Nguyên, phóng viên RFA

clip_image002

Blogger "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt ở Hà Nội đã hơn 18 tháng qua, tội danh cáo buộc là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vụ án này được giới luật gia mô tả là vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự. Những khả năng nào sẽ xảy đến cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự của ông.

Sắp hết thời hạn điều tra

Cho tới ngày 18/11/2015 chưa có thông tin khi nào tòa án sẽ xét xử vụ Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự, mặc dù đã hết ba lần gia hạn điều tra mỗi lần 4 tháng. Như vậy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thể đã áp dụng lần gia hạn điều tra cuối cùng thêm 4 tháng nữa với lý do đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp này thì ngày 5/1/2016 sẽ là thời điểm hết hạn điều tra.

Trong trường hợp không điều tra được không kết luận được, các cơ quan điều tra không chứng minh được thì về nguyên tắc đúng ra họ phải đưa điều tra bổ sung, nhưng bây giờ thời hạn điều tra bổ sung theo luật đã hết thì họ sẽ phải đình chỉ vụ án rồi trả tự do - LS Trần Quốc Thuận

Trả lời Nam Nguyên, Luật sư Trần Quốc Thuận thuộc nhóm các Luật sư biện hộ cho blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đề cập tới những khả năng có thể xảy đến với vụ án này:

“Nếu đưa ra xét xử mà có chứng cứ, các cơ quan điều tra chứng minh được là có tội. Nếu những chứng cứ đó hợp pháp và tranh tụng rõ ràng thì họ có quyền kết án và tuyên án. Trong trường hợp không điều tra được không kết luận được, các cơ quan điều tra không chứng minh được thì về nguyên tắc đúng ra họ phải đưa điều tra bổ sung, nhưng bây giờ thời hạn điều tra bổ sung theo luật đã hết thì họ sẽ phải đình chỉ vụ án rồi trả tự do. Còn một phương án nữa là họ tuyên bố không phạm tội, có thể có ba khả năng đó”.

Trò chuyện với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Đăng Quang cán bộ công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội, cũng là một nhà hoạt động có nhiều kiến nghị cải cách, cho rằng chưa có vụ án nào kéo dài như vụ này mà chưa đưa ra xét xử được. Theo lời Đại tá Quang, cơ quan điều tra chưa chứng minh được nghi phạm Nguyễn Hữu Vinh đã vi phạm luật pháp như thế nào, chưa chứng minh được những tội đã vi phạm, cho nên nó đã ảnh hưởng tới thời hạn đưa ra xét xử trước tòa. Bản kết thúc điều tra cũng như cáo trạng không có sức thuyết phục và chưa chứng minh được tội phạm mà nghi can Nguyễn Hữu Vinh đã phạm phải.

clip_image003

Nghị sĩ Sabine Bätzing-Lichtenthäler thuộc Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức gặp gỡ Bà Lê Thị Minh Hà, vợ blogger Anh Ba Sàm (giữa), hôm 31/10/2014 tại Berlin, Đức Quốc trong lúc Bà Hà đi vận động cho chồng.

Đáp câu hỏi là hiện nay Việt Nam đang nỗ lực cải cách pháp luật cho phù hợp với yêu cầu hội nhập, liệu có khả năng Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự được trả tự do, phát xuất từ việc không đủ chứng cớ cũng như vấn đề vi phạm thủ tục tố tụng hình sự. Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, nhận định:

“Điều này nằm ngoài hiểu biết cũng như tưởng tượng của tôi. Trực tiếp cách đây khoảng một tuần, chính bản thân tôi đã gặp cơ quan an ninh, tôi có đề nghị rằng nếu không chứng minh được tội phạm thì tốt nhất là đình chỉ điều tra và trả tự do cho anh Nguyễn Hữu Vinh. Đấy là điều tốt nhất và các bên đều thắng. Nhưng tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng hiện nay không bao giờ có thể dám làm những điều đó, bởi vì quyền lực trong tay có lẽ người ta không chịu thua… rồi thì người ta sẽ đưa ra một cái cớ khác để kéo dài thời gian tạm giam tạm giữ.”

Không thể buộc tội?

Sự kiện Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự bị bắt giữ khẩn cấp ngày 5/5/2014 và truy tố như một vụ án chính trị được dư luận trong ngoài nước đặc biệt chú ý. Ông Nguyễn Hữu Vinh, 59 tuổi có bút danh Ba Sàm, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Vinh từng là sĩ quan công an và có gốc gác lớn, thân phụ là ông Nguyễn Hữu Khiếu từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.

Theo cáo trạng được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gởi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ngày 5/11/2015, thì sau 4 lần điều tra bổ sung, Viện này vẫn giữ nguyên cáo trạng, truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Trực tiếp cách đây khoảng một tuần, chính bản thân tôi đã gặp cơ quan an ninh, tôi có đề nghị rằng nếu không chứng minh được tội phạm thì tốt nhất là đình chỉ điều tra và trả tự do cho anh Nguyễn Hữu Vinh - Đại tá Nguyễn Đăng Quang

Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt vì đã đăng tổng cộng 24 bài viết trên hai trang mạng Dân quyềnChép sử Việt, được cho là thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Vinh. Những bài viết này Công an cho là có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, làm mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước cũng như tổ chức xã hội và công dân vi phạm qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Khung hình phạt của tội danh này là từ 2 năm tới 7 năm tù.

Theo giới luật gia quan tâm tới vụ án, công an đã không thể chứng minh ông Nguyễn Hữu Vinh là người quản lý hai trang mạng Dân quyềnChép sử Việt, dù đã phải mời chuyên gia nhà mạng FPT giúp điều tra chuyên môn. Nếu như ông Nguyễn Hữu Vinh chỉ là người vào xem những bài vở trên hai trang mạng đó, thì không thể buộc tội ông.

Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, tất nhiên Hà Nội thừa nhận pháp luật nhân quyền cơ bản, không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội. Giới chuyên môn đưa ra một thí dụ nổi bật về vấn đề vi phạm tố tụng hình sự trong vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Đó là trong số 24 bài trên trang Dân quyền Chép sử Việt, có bài liên quan tới Trung tướng Huỳnh Kông Tư, giới chức cao cấp của Bộ Công an và chính ông Huỳnh Kông Tư lại đứng ra điều tra vụ án có bài viết liên quan. Đây là vấn đề rất đơn giản gọi là xung đột lợi ích, người có liên quan đến một vụ án không thể tham gia tố tụng.

Hiện nay có 6 Luật sư tham gia biện hộ cho anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, gồm Luật sư Trần Văn Tạo nguyên Phó Giám đốc Công an TP HCM, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội và các Luật sư Trịnh Minh Tân, Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Nguyễn Tiến Dũng.

Tất cả các vị luật sư đã sẵn sàng vào cuộc trong một vụ án điển hình liên quan tới quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận và tự do có chính kiến của người Việt Nam.

N.N.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/criminal-procedure-violated-case-blogger-basam-nn-11192015082514.html

3. Vụ án Ba Sàm thiếu chứng cứ, có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng

Đoan Trang (thực hiện)

“Ban đầu tôi tưởng đâu vụ này sẽ lại lặp lại các vấn đề về dân chủ – nhân quyền như vụ Cù Huy Hà Vũ, nhưng hóa ra lại là một vấn đề khác, còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hơn. Đó là, theo những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký thì: Không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội” – ông Trần Quốc Thuận, một trong 5 Luật sư bảo vệ cho blogger Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh), trao đổi với Luật Khoa.

Bài viết liên quan: Diễn biến vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (liên tục cập nhật)

PV: Ông tiếp nhận hồ sơ vụ án “Anh Ba Sàm” từ khi nào?

LS: Khi anh Vinh bị bắt thì anh có nói qua cô Hà (bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Nguyễn Hữu Vinh – PV) mời tôi làm Luật sư. Nhưng do tôi ở miền Nam nên đã từ chối vì không muốn đi lại nhiều gây tốn kém cho gia đình trong giai đoạn thẩm vấn, chất vấn bị can. Tôi nói lúc nào thích hợp thì tôi sẽ tham gia.

Và khi có kết luận điều tra, anh Vinh lại nhắc lại là mời tôi làm Luật sư. Nên tôi gửi hồ sơ ra, đến ngày 21/3/2015 thì có quyết định của Viện Kiểm sát đồng ý cho tôi làm Luật sư cho anh Vinh, nhưng phải giục nhiều lần thì cuối tháng 4/2015, tôi mới nhận được quyết định đó.

Lần ra nhận quyết định, tôi cũng tranh thủ gặp anh Vinh trong một tiếng đồng hồ, cũng không nói được nhiều. May mà có LS. Hà Huy Sơn tham gia ngay từ đầu, anh ấy có đầy đủ hồ sơ vụ án. Tôi đã nhờ anh ấy chuyển cho tôi để đọc và tiếp cận vụ án. Khi tiếp cận vụ án, thật sự tôi đã đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

PV: Ngạc nhiên sao ạ?

LS: Ban đầu tôi vẫn nghĩ rằng anh Vinh bị bắt vì anh là chủ trang “Anh Ba Sàm” tức trang “Thông Tấn Xã Vỉa Hè”. Nhưng khi tiếp cận hồ sơ thì hóa ra không phải, mà anh ấy bị bắt vì hai trang “Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Rồi lại cũng chẳng phải do hai trang này mà thành ra là vấn đề kỹ thuật vi tính.

Tôi đã chuẩn bị tranh tụng cho vấn đề dân chủ và nhân quyền như Việt Nam đã ký ở các công ước quốc tế liên quan, nhưng cuối cùng thì không phải vậy. Và theo hướng kỹ thuật vi tính thì việc điều tra vụ án thực sự là bế tắc cho cơ quan điều tra.

PV: Ông có thể nói rõ bế tắc như thế nào?

LS: Tức là, cơ quan điều tra khẳng định anh Vinh là chủ của hai trang “Dân quyền” và “Chép sử Việt”, bởi vì họ cho rằng anh ấy có số điện thoại và email cài mật mã hai lớp để vào được hai trang đó.

Anh Vinh nói rằng họ phải chứng minh được anh vào khi nào, bằng cách nào. Lúc này thì cơ quan điều tra thua, họ phải mời tới FPT và các cơ quan truyền thông của Bộ Thông tin - Truyền thông để làm rõ. Bên FPT đưa ra giờ, ngày, tháng… mà anh Vinh có ở trên giao diện của hai trang đó, tức là đang đọc tin trên hai trang đó. Nhưng đọc tin mà có tội thì Việt Nam này có tới cả triệu người đi tù rồi.

Dù vậy, cơ quan điều tra vẫn nói đại rằng anh Vinh chính là quản trị viên của hai trang trên, bởi lẽ anh Vinh có đủ điều kiện để vào được hai trang đó. Anh Vinh vẫn bác lại với lập luận: “Không phải tôi có chìa khóa vào nhà thì có nghĩa là tôi vào nhà. Mà nếu tôi vào nhà thì phải để lại dấu vết, còn không tìm ra dấu vết thì không thể khẳng định được gì”.

Cơ quan điều tra cũng cố làm rõ xem có phải anh Vinh đã can thiệp thay đổi nội dung các bài đăng trong hai trang trên không, vì nếu có thì đúng là anh Vinh vào đó thật. Nhưng anh ấy không nói, mà cơ quan điều tra thì không thể chứng minh được. Lẽ ra, điều tra không được thì phải thả.

Ban đầu tôi tưởng đâu vụ này sẽ lại lặp lại các vấn đề về dân chủ – nhân quyền như vụ Cù Huy Hà Vũ, nhưng hóa ra lại là một vấn đề khác, còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hơn. Đó là, theo những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký thì: Không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội. Và anh Vinh đang rơi vào trường hợp đó.

clip_image005

Luật sư Trần Quốc Thuận. Nguồn ảnh: Tuổi trẻ.

PV: Ông có thể cho biết vắn tắt các vi phạm tố tụng trong vụ án Ba Sàm?

LS: Trong hồ sơ có kết luận điều tra thì thấy nói rằng Tổng cục An ninh (Cục Bảo vệ Chính trị VI – A67) theo dõi và thấy có hai trang mạng “Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Sau đó, họ gửi công văn cho bên FPT… Rồi họ giao cho cơ quan điều tra, cơ quan điều tra mới phối hợp điều tra và xác minh. Và thế là có lệnh bắt khẩn cấp.

Khi đến bắt khẩn cấp thì họ gõ cửa, kêu lâu quá. Anh Vinh bảo: “Đâu phải nhà tôi lúc nào cũng sẵn sàng mở cửa cho các anh đâu”. Lúc họ vào nhà thì anh Vinh đang đau đầu, nằm trên ghế. Họ cứ thế vào bật máy và in ra rất nhiều tài liệu, phòng của cô Thúy họ cũng vào in ra được ba bài. Đem biên bản cho anh Vinh ký thì anh ấy không ký, bảo “với đường truyền tốc độ cao thì các anh muốn in bao nhiêu bài chả được, cứ gì 6 bài”.

Sau đó họ niêm phong cửa phòng lại. Nhưng phòng này lại là phòng có hai cửa, nên về sau anh Vinh nói rằng ai đó khác cũng có thể vào bằng cửa kia và in ra rất nhiều bài.

Trường hợp này cũng không cần phải bắt khẩn cấp, bắt khẩn cấp là lạm quyền. Chưa kể, như bình thường, lệnh bắt khẩn cấp phải được Viện Kiểm sát phê chuẩn trong 24 giờ sau khi bắt, nhưng trong vụ này thì 8 ngày sau Viện Kiểm sát mới phê chuẩn.

Đó là những vấn đề vi phạm tố tụng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong tố tụng hình sự, có quy định rằng những người có liên quan đến vụ án (ví dụ: người bị hại…) thì không được tham gia vào tố tụng.

Vụ án này có liên quan đến ông Hoàng Kông Tư, bởi trong 24 bài mà anh Vinh bị buộc tội đăng tải, có một bài về ông Hoàng Kông Tư, là bài “Ông trời con Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ”. Ấy thế mà ông Hoàng Kông Tư lại đứng ra điều tra về vụ án có bài viết đó.

Như vậy, rất có thể hiểu thành ông Tư trả thù người ta; vì người ta đăng tải bài đó nên ông đứng ra điều tra để trả thù, ông có động cơ trả thù.

Việc đó, về mặt tố tụng, là không được phép. Người bị hại không được phép đứng ra điều tra.

clip_image006

Ông Nguyễn Hữu Vinh.

PV: Ông có biết tại sao anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt? Mà lại bắt vào đúng tháng 5 năm ngoái, thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam. Liệu có phải là một động thái của chính quyền nhằm trấn áp những người chống việc thân Trung Quốc không? Sau đó họ cũng bắt Bọ Lập, GS. Hồng Lê Thọ…

LS: Các blogger viết bài, nhiều khi nhìn vào cách viết thì thấy là họ cũng có thiên kiến, không ủng hộ ông này mà ủng hộ ông kia, giữa những ông có đầy quyền lực. Cho nên bắt bớ kiểu đó cũng là kiểu chặt tay, chặt chân của nhau. Thế gọi là “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”.

Trước những ngưỡng cửa, trước những bước ngoặt thì thường hay có biến cố kiểu đó.

PV: Ông thấy hai vụ – Cù Huy Hà Vũ và Anh Bà Sàm, vụ nào khó cãi hơn?

Bây giờ không khí cởi mở hơn so với năm 2011, tư pháp cũng có nhiều đổi mới hơn. Để cãi thì cũng có nhiều chỗ để mà cãi hơn. Trong bài cãi cho Cù Huy Hà Vũ thì có lý sự, lập luận rõ ràng và có vẻ logic hơn.

Còn trong trường hợp Nguyễn Hữu Vinh, tôi cho rằng câu chuyện là sự vi phạm quy trình tố tụng, bắt người mà không có chứng cứ. Khi không chứng minh được anh Vinh phạm tội mà vẫn giam giữ anh thì vi phạm nhân quyền đó còn lớn hơn là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Vì quyền con người đầu tiên là quyền được sống, được tự do thân thể, không bị giam giữ.

PV: Vậy theo ông thì sắp tới vụ án sẽ diễn biến thế nào ạ?

LS: Thì chính quyền cũng sẽ gặp khó khăn, họ biết vậy. Nhưng giống như vụ Cù Huy Hà Vũ, họ cũng chịu một áp lực là phải xử, phải đem Nguyễn Hữu Vinh ra tòa xét xử. Giờ chúng ta chỉ không biết họ sẽ khép anh Vinh vào tội gì cho đỡ vô lý thôi, không biết có khép tội trốn thuế không nữa (cười).

Vụ án Ba Sàm: Ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Ba Sàm, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy (nhân viên kế toán của Công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ V) cùng bị bắt khẩn cấp ngày 5/5/2014 tại nhà riêng ở Hà Nội. Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an buộc tội ông Vinh là chủ sở hữu và điều hành hai trang web có tên “Dân quyền” và “Chép sử Việt”, đăng tải trên đó 24 bài viết “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…”. Tuy nhiên, các kết luận điều tra đều không chứng minh được ông Vinh là chủ sở hữu và điều hành hai trang này.

Các luật sư nhận bảo vệ cho ông Vinh và bà Thúy, tính đến thời điểm này, gồm: Trần Quốc Thuận, Trần Văn Tạo, Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Trịnh Minh Tân, Nguyễn Tiến Dũng. Trong đó, ông Trần Quốc Thuận (Văn phòng Luật sư Hà Hải & Cộng sự) là nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam và từng là một trong các luật sư biện hộ trong vụ án Cù Huy Hà Vũ.

Đ.T.

Nguồn: http://luatkhoa.org/2015/11/ls-tran-quoc-thuan-vu-an-ba-sam-thieu-chung-cu-co-dau-hieu-vi-pham-to-tung-nghiem-trong/

PHẢI CHĂNG KHÔNG CẦN BÁO CHÍ TƯ NHÂN?

Nguyễn Đình Ấm

Dù mệt và đang có việc phải làm nhưng tôi không thể chậm trễ viết những dòng này.

Số là, vô tình tôi lướt qua báo điện tử : “Giáo dục VN” ngày 17/11/2015 thấy đăng bài: “Nên hay không báo chí tư nhân?” của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, một người hành nghề luật.

Trong bài trên, tác giả NMH viết: “Một xã hội luôn có nhu cầu cần được biết nên đi theo hướng nào giữa muôn vàn ý kiến, tư tưởng trong dư luận. Vì vậy, qua những tổ chức, tổ chức chính trị, xã hộ i(tức các cơ quan của đảng CS) báo chí đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cần được định hướng này. Chính vì thế báo chí có hai chức năng là:Thông tin và tuyên truyền... Báo chí có sức lan tỏa trong xã hội nên tuyên truyền định hướng dư luận mới là nhiệm vụ chính của báo chí hơn cả…Tức là báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho toàn XH đi theo một hướng tích cực nhất định”.Vì vậy từ thực tiễn này rõ ràng đã bác bỏ quan điểm nên cho báo chí tư nhân hoạt động do không thỏa mãn yêu cầu thực tiễn đó”.

NÓI VỀ ĐẠO ĐỨC CHÍNH TRỊ (phần 1)

VÕ HƯNG THANH

Đạo đức chính trị mang ý nghĩa quan trọng nhất bởi vì chính trị làm nền tảng và bao quát nhất toàn bộ lãnh vực xã hội. Tính cách của chính trị quyết định cơ bản mọi tính chất khác của xã hội, do vậy đạo đức chính trị phải là ý nghĩa quan trọng nhất mà mọi người cần xem xét. Thế nhưng trước khi nói đến đạo đức chính trị phải trước hết xác định đạo đức là gì, nó có ý nghĩa và giá trị thật sự hay không trong xã hội, nguồn gốc của nó ở đâu, nền tảng và bản thân nó là gì, cũng như nó nhằm đến cái gì và hữu ích hay cần thiết ra sao, kế đến mới thấy được ý nghĩa hay yêu cầu của đạo đức chính trị là gì, mới là điều thiết thực nhất.

Quả vậy, ý nghĩa đạo đức là ý nghĩa của con người, về mặt cá nhân lẫn xã hội. Không có đạo đức theo nghĩa con người cá nhân cũng không thể có đạo đức về ý nghĩa xã hội hay ngược lại. Nói cách khác, đạo đức là ý nghĩa chung nhất của thế giới loài người, và tất yếu nó bao trùm từng cá thể hay cộng đồng người nói chung, tức cả mặt cá nhân lẫn mặt xã hội, không thể có cái này mà không có cái kia là điều hoàn toàn vô lý. Có nghĩa tính cách hay giá trị của đạo đức là tình cách và giá trị của nhân văn. Đạo đức là kết quả của sự tiến hóa lịch sử mà không là gì khác. Khi con người còn là thế giới loài vật trong giai đoạn sơ khai, tất nhiên không thể có vấn đề hay ý nghĩa đặt ra, tức không có tình chất hay nhu cầu đạo đức. Nhưng khi con người tiến hóa thành người, tạo nên xã hội nhân bản, văn minh, có văn hóa, tất nhiên đạo đức trở thành hiện hữu và không ngừng tiếp tục tiến bộ đi lên.

CHUYỆN LẠ CỦA CHẾ ĐỘ

Nguyễn Đình Cống

Trên đời có nhiều chuyện lạ xẩy ra, theo thời gian một số trong đó trở thành thông thường đến mức không còn lạ nữa. Gần đây tôi biết một chuyện rất lạ, xin kể ra đây để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.

Vừa rồi tôi được đọc một quyển sách, tác giả là Zhelyu Zhelev (Jeliu Jeliev). Ông viết xong năm 1967, lúc đang là đảng viên Đảng Cộng sản Bungaria, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Sophia, nhưng năm 1982 mới được xuất bản lần đầu. Năm 1990 Zhelyu Zhelev được bầu làm Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Cộng hòa Bungaria. Bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Viêm năm 1990, được công bố ở nước ngoài vào năm 1993. Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính. Để thể hiện “chuyện lạ” tôi tạm ẩn một vài từ (được đặt trong ngoặc đơn). Xin các bạn đọc hết mới thấy được chuyện lạ ở chỗ nào. Tạm chưa nêu tên sách. Vì là tóm tắt, chủ yếu bằng cách trích dẫn từng câu của bản dịch nên có chỗ hơi bị lủng củng, mong được thông cảm. Để tránh quá dài, một số đoạn chỉ ghi đề mục.

Chúng ta đang nói về … chúng ta

Xuân Dương

(GDVN) - Chừng nào “chúng ta” chỉ hùng biện về “chúng ta” thì những vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc sẽ vẫn chỉ là những “dự án” chờ phê duyệt kinh phí.

Lo lắng tham nhũng tăng tốc vào lúc "hoàng hôn nhiệm kỳ" Chọn cán bộ không thể "quân xanh quân đỏ", càng không thể "đánh trận giả" Tham nhũng có thể được đẩy lùi nếu...

Báo Người lao động ngày 11/11/2015 viết: “Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cho rằng khoán xe công cần quy chuẩn bởi nếu Thứ trưởng đi xe công, Thứ trưởng đi taxi, xe ôm đến cuộc họp thì trông không được đẹp".

Phát biểu của ông Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển được nhiều tờ báo bình luận, có người xếp phát biểu này vào hàng những “phát ngôn ấn tượng”, giống như “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số”; hoặc “Dân trí còn rất thấp, trưng cầu có khi gây hại"…

Cũng có người cho rằng phát biểu của ông Chủ nhiệm Hiển không phải là “phát ngôn ấn tượng” mà chỉ là lời “nói vội”, giống như Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng lý giải khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về quy hoạch thủy điện chiều 13/11 rằng “chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác”.[1]

Vụ khủng bố ở Pháp: Bí mật trong quyết định sinh tử của Tổng thống

Tuệ Minh lược dịch

Khi âm thanh của quả bom phát nổ trên người một kẻ đánh bom tự sát vang lên bên ngoài sân vận động Stade de France, Tổng thống Pháp Francois Hollande đang có mặt để theo dõi trận đấu giữa đội tuyển quốc gia và đội tuyển Đức.

Chỉ một vài phút sau, lãnh đạo nước Pháp nhận được tin khẩn. Paris đang bị các phiến quân của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tấn công và ông Hollande phải đưa ra quyết định có cho sơ tán hàng nghìn người khỏi sân vận động hay giữ họ lại sẽ an toàn hơn?

Theo các quan chức Pháp, sau khi bàn bạc với hai fan VIP khác là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Pháp Noel le Graet và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bernad Cazeneuve, ông Hollande quyết định vẫn để trận đấu tiếp tục.

Điều đó có nghĩa là hai trung vệ của đội tuyển Pháp là Lassana Diarra và Antoine Griezmann vẫn tiếp tục cống hiến cho trận đấu trong khi phía bên kia của thành phố, những người thân của hai cầu thủ này đang bị các tay súng IS đe dọa mạng sống.

Nhưng ông Hollande cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu để đám đông cổ động viên bóng đá tràn ra đường phố Paris nơi các phiến quân khủng bố có thể đang chờ sẵn. Và quả đúng là như vậy.

Cuộc cờ chống IS thay đổi

Ngô Nhân Dụng

Bốn ngày sau khi quân khủng bố IS tấn công giết 129 người ở Paris, hôm qua Chính phủ Nga lên tiếng công nhận chiếc máy bay Airbus A321 rớt ở bán đảo Sinai trong tháng trước trên đường từ Sharm al-Sheikh bay về St. Petersburg là do bị đặt bom. Ông Vladimir Putin treo giải thưởng 50 triệu Mỹ kim cho ai cung cấp tin tức truy tầm thủ phạm làm chết 224 người, đa số là người Nga.

Vụ đánh bom có quy mô lớn xẩy ra tại Paris tạo cơ hội cho ông Putin và chính quyền Ai Cập chấp nhận chính quân khủng bố IS ở Sinai chủ mưu vụ tấn công máy bay Nga mà không bị mất mặt, sau khi điện Kremlin đã bác bỏ giả thuyết này tới sau khi quân khủng bố IS thừa nhận họ đánh chiếc máy bay và chính phủ Anh cũng đồng ý. Ngay từ đầu Công ty hàng không Metrojet của Nga đã mặc nhiên công nhận chiếc máy bay của họ bị tấn công, khi khẳng định chiếc máy bay đã được bảo trì và kiểm soát hoàn hảo; nhưng ông Putin vẫn muốn bác bỏ vì không muốn dân Nga nhận ra họ đang trở thành mục tiêu bị IS tấn công vì cuộc phiêu lưu của ông ở Syria nhằm bảo vệ chính quyền Bashar Assad. Chính phủ Ai Cập cũng phụ họa với Nga vì không muốn cơ quan an ninh của họ bị mang tiếng không bảo vệ được một khu du lịch quan trọng. Nhưng bây giờ ông Vladimir Putin thấy có thể chấp nhận quân IS đang nhắm vào thường dân Nga, trong khi cả thế giới đang kinh ngạc và đau đớn với cuộc tấn công có kế hoạch và chuẩn bị công phu của quân IS ngay tại thủ đô Pháp. Công bố thủ phạm là quân IS, ông Vladimir Putin ra lệnh Không Quân Nga đánh mạnh hơn vào thành phố Raqqa, được coi là thủ đô của IS, và còn tuyên bố sẽ đánh quân IS “bất chấp các luật lệ và giới hạn.”

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn