Lại 30/04. LÀM gì ?

Thục Quyên

30/04/1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Dân tộc Việt oai hùng, như vẫn tự nhận, lại không có đủ khôn ngoan để ngày này trở thành "ngày chiến tranh chấm dứt", một cơ hội để anh em cùng dòng máu Việt  tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước. Tiếc thay, và đau thay, chiến tranh súng đạn tuy có chấm dứt nhưng hình thức chiến tranh đã trở nên vi tế hơn, phe thắng thế có thể mặc sức bạo tàn trước phe yếu thế không còn sức tự vệ. Khiến mối quan tâm hàng đầu cho tới ngày nay khi nhắc tới 30/04 vẫn xoay quanh vấn đề kẻ Thua người Thắng.

Nhưng thời gian là thay đổi.

Có bao nhiêu người dân Việt đang sống trên đất Việt  (nghĩa là vận mạng của họ còn dính liền với sự mất còn của đất nước) đang mang trong tim trong óc họ mối quan tâm về ngày 30/04?

So sánh với 1975 dân số Việt Nam nay đã nhân đôi, và nếu nhìn độ tuổi trung vị của Việt Nam (31 tuổi / một nửa dân số trẻ hơn và một nửa già hơn độ tuổi này), thì con số những người ra đời sau 1975 là đa số. Cũng dễ hiểu là trong cuộc sống hàng ngày, đa số này không lưu tâm tới một chuyện đã xảy ra trước khi có mặt họ trên cõi đời này, cho dù những gì đang xảy ra luôn luôn có liên quan nhiều ít đến những gì đã xảy ra trong dĩ vãng. Vậy họ lưu tâm đến những gì?

Niềm mong mỏi dân chủ của người Việt Nam và chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng sắp tới

Trần Đình Thu

Điều ta có thể khẳng định là hiện nay, Trung Cộng bị Mỹ ra đòn tơi tả đang xính vính về kinh tế và chính trị, không dám thị uy bắt nạt các nước yếu!

Đây chính là lúc phải chọn lựa để thoát gọng kèm! Cơ hội trăm năm là đây! Không làm gì mới đáng ngạc nhiên. Bất cứ ai trong tay nắm quyền là phải tìm cách di chuyển chút đỉnh chính sách. Đây là điều tất yếu phải chờ đợi!

Vấn đề là chiến lược liên minh căn bản có di chuyển không, có xoay trục dứt khoát không? Tôi không dám kỳ vọng nhiều theo hướng này, tuy rất mong ước!

Mà thay đổi chiến lược là thay đổi cách quản trị đất đất nước, tôn trọng dân quyền, khuyến khích xã hội dân sự hoạt động, thay đổi thể chế, cách duy nhất để xoá bỏ tận gốc tham nhũng!

Không coi tham nhũng là ghẻ ngứa mà là ung thư di căn, phải thay đổi hệ điều hành... Bắt đầu bằng chính sách nhân sự... Chia quyền với người dân, mở rộng chính quyền cho hiền tài trong nhân dân, bãi bỏ thói cơ cấu gà nòi vô tích sự, tham quyền hám lợi, không có trình độ và đạo đức...

Làm thế nào luật pháp được nghiêm minh từ trong ra ngoài, không có thói đối xử bất bình đẳng như hiện nay.

Cái này không tuỳ thuộc ở Mỹ, nó trong tay đảng cầm quyền, nhất là người đứng đầu đảng và nhà nước!

Nguyễn Đăng Hưng

Như vậy với việc công bố ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang ông Lê Đức Anh vào ngày mùng 3 tới đây, tôi không cần phải nói thêm gì về bệnh tật của ông Trọng nữa. Dĩ nhiên vẫn sẽ có những ý kiến đại loại như phải chờ đến lúc đó ông Trọng có xuất hiện trong lễ tang hay không mới tin, nhưng đó là những ý kiến của những người bảo thủ. Tôi hoàn toàn thông cảm về sự bức xúc của mọi người nhưng bức xúc là một chuyện, còn những gì đang diễn ra thì dù chúng ta có ghét thì nó vẫn diễn ra.

Tôn giáo và sự suy thoái đạo đức xã hội

Chu Mộng Long

Có thể điều Marx và các tiền bối của Marx đưa ra không còn đúng với phương Tây hiện đại sau mấy trăm năm đế chế Rome sụp đổ và sau những cuộc cải cách tôn giáo, nhưng lại rất đúng với thực tại Việt Nam. Tôi không cực đoan công kích tôn giáo, bởi tôi thừa hiểu rằng, tôn giáo góp một phần rất lớn vào nền tảng đạo đức xã hội. Nếu đạo đức xác lập trật tự và áp đặt vào đời sống một cách giáo điều thì tôn giáo còn tạo thêm đức tin cho đạo đức. Đức tin làm cho con người tự giác hướng thiện. Nhờ đức tin tôn giáo mà nhân loại thoát khỏi những cuộc tương tàn hoang dã dưới thời thống trị của những thầy mo thời đại đa thần giáo.

Với vai trò đó, khi tôn giáo suy thoái, ắt toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội bị sụp đổ trong sự thối nát không thể cứu chữa.

C.M.L.

Mệnh đề "Tôn giáo là thuốc phiện" (Sie ist das Opium) nằm trong cả một hệ thống triết học phê phán Đức. Bắt đầu từ Nam tước Holbach trong "Đạo Ki tô bị vạch trần", năm 1761, đã định nghĩa tôn giáo là nghệ thuật đầu độc nhân dân. Tiếp sau đó Sylvan Maréchal trong "Từ điển các nhà vô thần cổ và hiện đại", năm 1800, đã dùng rõ ràng từ "thuốc phiện" khi nói về tôn giáo. Đến lượt Friedrich W.Hegel rồi Heinrich Heine, L.Feurbach trong các công trình triết học gần như nhất loạt xem "Tôn giáo là thuốc phiện". Nguyên văn Bruno Bauer trong "Nhà nước Thiên Chúa giáo và thời đại chúng ta": "Die Religion ist Opium fur das Volk" (Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân), Karl Marx chỉnh sửa thành: “Sie ist das Opium des Volkes” (Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân).

Phải! Phải! Phải!

Lưu Trọng Văn

Sau chuyến đi của Nguyễn Văn Bình nhà hoạch định kinh tế VN qua Mỹ, giờ tới trùm an ninh Tô Lâm qua Mỹ.

Tất cả để chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng gặp Trump tại Nhà Trắng sắp tới. Rõ ràng ngài Chủ tịch nước gã sẽ bàn thảo với Trump vấn đề kinh tế và an ninh, trong đó có an ninh Biển Đông.

Còn 27.4 tại Bắc Kinh, Nguyễn Xuân Phúc tuyến bố mạch lạc về Một vành đai - Một con đường:

"Quan điểm của các quốc gia dù lớn dù nhỏ đều phải được tôn trọng, lắng nghe và các khác biệt được giải quyết bằng tham vấn, đối thoại; quan hệ hợp tác cần bình đẳng, minh bạch, cởi mở, chân thành, cùng có lợi, đồng thời tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp quốc tế. Đây chính là những nền tảng cho kết nối và phát triển bền vững thành công''.

Gã thấy nên mạnh mẽ hơn. Khi thế và lực trong lòng Dân đã chuyển thì thay vì chữ "nên "chữ "cần", Thủ tướng nhấn mạnh chữ "phải".

"Quan hệ hợp tác phải bình đẳng, minh bạch, cởi mở, chân thành... đồng thời phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...".

Nên, cần - tâm thức cầu cạnh.

Phải - tâm thức đàng hoàng sòng phẳng.

Đã đến lúc đất nước phải chuyển từ cái thế "nên" "cần "qua thế "phải " trong quan hệ với Trung Quốc.

Vì đó thực sự là thế của Dân tộc này.

Vì đó là thế của cha ông, tổ tiên Dân Đại Việt mấy ngàn năm nay.

Phải ngẩng đầu lên! Phải ! Phải ! Phải!

L.T.V.

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn

Xung quanh câu chuyện tăng giá điện

1. Nguyễn Thị Kim Ngân ngụy biện cho giá xăng, điện ‘bóp cổ’ dân Việt

Minh Quân

Sai rồi chị Ngân ơi

Chu Mộng Long

"Trả lời cử tri, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết giá xăng giá điện của chúng ta mặc dù trong điều kiện vận hành nền kinh tế thị trường nhưng giá vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và các nước lân cận.

Theo quy định của Luật Giá và sự điều hành của Chính phủ thì giá xăng, giá điện sẽ được điều hành theo quy luật thị trường nhưng mà phải công khai cho biết tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu..."

“Nhưng mà vì sao giảm ít, tăng nhiều vì giá của chúng ta vẫn thấp, giá của chúng ta chưa tiếp cận thị trường nên giảm ít hơn tăng là để dần dần tiếp cận thị trường”.

(Hết trích)

Nếu nói kinh tế thị trường thì phải nói đầy đủ thành một hệ thống nhất quán thế này:

1) Về cơ sở hạ tầng, kinh tế thị trường phải đảm bảo cạnh tranh tự do. Trong khi ngành điện và một số ngành vẫn độc quyền, độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền giá cả, lấy việc tăng giá nhu yếu phẩm áp đặt lên thị trường tiêu thụ làm chết dân nghèo, biến dân nghèo thành vô sản. Lenin cho đó là kinh tế của chủ nghĩa đế quốc, sự độc quyền sản xuất và độc quyền giá cả sinh ra những ông vua tư bản. Đó là những ông vua đặt lợi nhuận lên trên số phận dân đen, bóp hầu bóp cổ dân đen để hưởng lạc.

Giá cả của kinh tế thị trường đúng nghĩa là giá cả được điều chỉnh qua tương tác cạnh tranh bình đẳng dựa trên sự lựa chọn của người tiêu dùng chứ không phải áp đặt từ nhà sản xuất.

Thị trường thì có thị trường nội quốc và thị trường quốc tế. Không thể lấy thị trường nội quốc so với quốc tế khi thu nhập của người dân ta cách xa với thế giới một trời một vực.

2) Tương ứng với cơ sở hạ tầng là kiến trúc thượng tầng, quyền lực cũng phải được đảm bảo cạnh tranh tự do. Trong cuộc cạnh tranh đó, những cá nhân hoặc nhóm người có năng lực được nhân dân lựa chọn bằng phổ thông đầu phiếu để điều hành đất nước, trong đó có điều hành kinh tế. Trong khi kiến trúc thượng tầng của chúng ta đang là... không cần nói thêm dễ bị chụp mũ!

Nguyên tắc về sự thích hợp giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là do ông Marx, ông Lenin nói ra thành học thuyết chứ không phải bọn thù địch, phản động bịa. Những người chỉ cần trình độ chính trị sơ cấp cũng hiểu cái nguyên tắc sơ giản này!

Nếu chị đã hiểu thì hãy đề nghị Quốc hội ra quyết nghị yêu cầu nhà nước thực hiện đúng kinh tế thị trường đã rồi cho phép tăng giá hay giảm giá vô tư, không ai cãi làm gì! Chỉ nói ngắn gọn thế này: Ở nền kinh tế thị trường tự do, nhà sản xuất nào tăng giá tùy tiện là tự sát!

Đó là đặt giả thiết chị và những người cùng ý chí đã "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" bằng cách vứt bỏ hẳn mục tiêu "định hướng XHCN" để biện luận cho việc tăng giá. Trong khi lý luận chính thống về "kinh tế thị trường định hướng XHCN" hoàn toàn không đồng nghĩa với chiếm đoạt tài sản XHCN để làm giàu cho tư bản một cách ngược ngạo. Sự định hướng vào mục tiêu XHCN chỉ cho phép sử dụng kinh tế thị trường như một phương tiện để vươn đến các mục tiêu xã hội, tức lợi nhuận tư bản phải phục vụ cho dân sinh bằng sự điều tiết giá cả theo nhu cầu và lợi ích tầng lớp nghèo khổ.

C.M.L.

FB Chu Mộng Long

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Ba câu hỏi cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Trong vài tháng gần đây, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đưa ra một số thông tin về triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (ĐCTBN), gây xôn xao trong dư luận. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng, bày tỏ sự quan ngại từ các góc độ khác nhau quanh dự án này. Tôi cũng xin chia sẻ những suy nghĩ và mối lo của tôi trên các mặt sau đây.

Về chủ trương đầu tư xây dựng ĐCTBN, không ai phủ nhận tầm quan trọng của việc hình thành một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, kết nối các vùng khác nhau của đất nước, để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là trong giai đoạn tới, khi chúng ta rất cần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững hơn.

Xây dựng một tuyến ĐCTBN chạy suốt dọc chiều dài của đất nước chắc chắn là cần thiết. Việc xây dựng tuyến đường đó hẳn phải nằm trong chiến lược tổng thể về phát triển hệ thống hạ tầng giao thông ở nước ta với tầm nhìn dài hạn, để phân định rõ vai trò của các loại hình giao thông khác nhau (như đường bộ, đường sắt, đường thủy trên sông, ven biển và biển, đường hàng không), để phân kỳ đầu tư giữa các loại hình giao thông và trong từng loại hình theo các giai đoạn khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực hiện.

Riêng tuyến cao tốc Bắc - Nam, chắc cũng phải có chiến lược hay quy hoạch cho toàn bộ con đường dài trên 1.800km, được hoạch định tương đối chi tiết, dựa trên những nghiên cứu, tính toán, đánh giá tác động cẩn trọng, để từ đó mới phân đoạn, phân kỳ và tiến hành theo từng đoạn, từng thời kỳ.

Vấn đề là, tháng 11.2017 khi Quốc hội thông qua dự án ĐCTBN, các căn cứ chiến lược như trên không được trình bày rõ ràng để người dân - những người chi trả cho con đường và hưởng thụ nó - được biết và được bàn về dự án này. Vì vậy, hàng loạt câu hỏi đã nảy sinh khi Bộ GTVT công bố tiến hành xây dựng dự án, với chiều dài 654km và tổng chi phí trên 118.000 tỷ đồng, chia làm 11 dự án thành phần, trong thời gian 2017- 2020.

Câu hỏi đầu tiên: Tại sao tiến hành xây dựng ĐCTBN lúc này?

Tại sao tiến hành xây dựng ĐCTBN khi: (a) ngân sách của nhà nước còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu đầu tư cho nhiều mặt phát triển KTXH rất lớn và mức huy động sức dân đã rất cao; (b) đường bộ đã được đầu tư rất nhiều, đã chiếm tới 79% tổng đầu tư cho lĩnh vực giao thông, trong khi các lĩnh vực giao thông khác có nhu cầu lớn không kém như đường thủy, đường sắt lại ít được đầu tư; (c) riêng đường bộ trục Bắc - Nam, đã có hai hệ thống đang hoạt động là quốc lộ 1 và “đường Trường Sơn công nghiệp hóa”, vậy ĐCTBN có cần làm ngay không và làm như thế nào trong tương quan và phối hợp với hai con đường kia để tránh lãng phí; và (d) ta đang lập kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vậy hai tuyến đường cao tốc này sẽ được phối hợp thiết kế, xây dựng, kết nối như thế nào cho hiệu quả nhất?

Chiến lược bí mật của Trung Cộng để thay thế Mỹ trong vai trò Siêu Cường lãnh đạo thế giới

(The Hundred -Year Marathon: China's secret Strategy to Replace America as the Global Superpower)

Michael  Pillsbury
Lê Quốc

***

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộọng đã âm ỉ từ lâu trong não trạng của các lãnh tụ CS Trung Cộng, khởi sự từ Mao Trạch Đông và bùng nổ đời thứ V của vương triều đỏ: Tập Cận Bình.

Phía Trung Cộng: Lợi dụng chánh sách sai lầm của nhiều trào Tổng thống Hoa Kỳ, Trung Cộng đã cài một mạng lưới gián điệp khắp các cơ quan trọng yếu của Mỹ: Từ Ngũ Giác Đài, các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế đến các cơ quan hành pháp, lập pháp, cả đến cơ quan tối cao về chiến lược CSIS (Center for strategic and International studies) hoặc NSA (National Strategic Agency) của Hoa Kỳ.

Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo: Nguy cơ gián điệp TQ trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ - từ lãnh vực nông nghiệp, đến lãnh vực công nghiệp cao, tạo ra mối đe dọa lớn nhứt cho Hoa Kỳ (Báo Business Insider).

Phía Hoa Kỳ: Áp dụng một chánh sách sai lầm là nuôi dưỡng Trung Cộng cho giàu mạnh lên, với hy vọng là khi dân chúng có đời sống khá giả hơn sẽ áp lực làm thay đổi thể chế CS thành chế độ Tự Do Dân Chủ, gia nhập Cộng đồng thế giới. Và TQ sẽ là một thị trường lớn lao 1 tỷ 4 trăm triệu người cho Hoa Kỳ. Nhưng kết quả ngày nay chứng minh Hoa Kỳ đã sai lầm. Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương đã không hiều tường tận người CS - nhứt là Cộng sản Tàu, Cộng sản Á Châu.

Nhân vật khám phá ra đường đi nước bước, chiến lược bí mật kéo dài cả trăm năm của Trung Cộng chính là Tiến sĩ Michael Pillsbury - Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hudson Institute -  cũng là tác giả quyển sách nổi tiếng "The Hundred - Year  Marathon" do Nhà xuất bản Henry Holt and Co. phát hành năm 2015.

Chiến tranh Mỹ - Trung  đã phát khởi từ não  trạng các lãnh tụ cộng sản

Bản chất của dân du mục Hán tộc là bành trướng lãnh thổ, xâm chiếm nước người. Bản chất  này lại nẩy mầm, sinh sôi nẩy nở trên đất CS, sẽ là một cái họa lớn cho nhân loại. Đức Đạt Lại Lạt Ma nhận xét: "Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời".

Người Việt sẽ sớm trả giá nếu Chính phủ chỉ lo tăng trưởng

An Viên lược dịch

Tăng trưởng không bền vững về môi trường sẽ khiến người Việt chết sớm vì ô nhiễm.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7ObsgqrL8KkXdKDDRG6BpyXCLK3DJ_ypJw2bapgQWI0QyOFqRqZf_vuctWrzxcKkRW65HM9mWjzMclPrT1iuG9vOLBaL4CquvEf9dYOwk38wD6wdNSimiFj-Cl3O8VJxurKzgSkgW3Vo/s640/1551175116-bui-mni.jpg

Giao thông: một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Internet.

Tăng trưởng GDP dự kiến năm 2019 là 6,8 %, Việt Nam hiện đang đấu tranh để giảm thiểu một trong những nhược điểm lớn của sự phát triển nhanh chóng: ô nhiễm môi trường. Cùng với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á, theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới mới nhất của AirVisual. Mặc dù không có câu trả lời dễ dàng, làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm theo hướng tăng trưởng này là một trong những chủ đề được thảo luận tại một diễn đàn về môi trường được tổ chức vào thứ Tư tại TP HCM.

Đây là một trong một loạt các cuộc thảo luận nhằm giúp nuôi dưỡng nhận thức về môi trường của người Việt Nam - nỗ lực của Trung tâm Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Là một nền kinh tế mới nổi, việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đắt đỏ ở Việt Nam thường bị bỏ qua và người dân thường không nhận thức được toàn bộ các mối nguy môi trường mà họ gặp phải. Quá nhiều người Việt tiếp tục xả rác công cộng và lãng phí điện, mặc dù hầu hết họ đều đeo khẩu trang khi đi xe máy và một số công ty bắt đầu sản xuất ống hút từ các vật liệu hữu cơ như tre.

Tác hại của bụi mịn 2.5 (PM2.5), một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất được đề cập. Bụi mịn xuất phát từ xe cơ giới và hoạt động công nghiệp, kích thước nhỏ của bụi mịn PM2,5 (nhỏ hơn đường kính của tóc người) có thể bị mắc kẹt trong phổi và gây ra một số bệnh về đường hô hấp, kể cả ung thư phổi. Theo báo cáo chất lượng không khí thế giới 2018 của Thụy Sĩ - IQAir AirVisual năm 2018 thì mức độ ô nhiễm không khí ở TP Hồ Chí Minh năm ngoái là 135,8 microgam/ m3 không khí).

“Hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình”: cả Bộ Chính trị Đảng vi hiến!

An Viên
Chia sẻ về lời “hứa với Bộ Chính trị” của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng cho thấy một điều rõ ràng, sẽ chẳng có một Luật Biểu tình nào ra đời, ít nhất là trước khi ĐH Đảng tiếp theo được diễn ra.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjdJvqcRX47DDWHqKeIpvmlr-Z2DGGEbliJ868Tm9Nzh-7wfSwrotdbHaWf3bDIZF6DEmiyNei7NFXmyFW6RIPxh8tDs9cZPQex-1W5aND6WsVZ0dtlKNpv7jvDhq5tZ-M6kZbir2fJcpQ/s640/Unknown.jpeg

Hiến pháp để "làm kiểng"?!
Bài viết trên báo Thanh Niên với tiêu đề “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình” đã bị gỡ.
Nội dung hứa bao gồm “TP.HCM sẽ có những biện pháp chống biểu tình và đã hứa với Bộ Chính trị, Chính phủ không để biểu tình diễn ra ở TP.HCM”.
Và nhằm “chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về TP.HCM biểu tình… bằng cách có phương án sẵn sàng ứng phó, truyền thông tiếp cận tuyên truyền người dân không tham gia biểu tình, tách những người dẫn dắt biểu tình và biện pháp xử lý”.
Và từ đó, thành quả mà chính quyền TP. HCM nhận được chính là “từ tháng 6.2018 đến nay ở TP.HCM không có biểu tình”.
Nhưng nội dung bài viết “chống biểu tình” sau đó được thay thế bằng nội dung “để không có những vụ tụ tập đông người, phải lo cho dân, an dân, làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng”.
Có sự luân chuyển “biểu tình” từ Hà Nội vào Tp. HCM, và tại thủ đô của của VNCH, đã xảy ra hai điểm nhấn biểu tình lớn. Biểu tình chống ô nhiễm môi trường vào tháng Năm, 2016 và chống Dự luật Đặc khu, tháng Sáu, 2018.
Nhưng đúng như ông Nhân “thật thà chia sẻ”, thì sau cuộc biểu tình lớn vào ngày 10 tháng Sáu, 2018 thì phía chính quyền đã siết chặt ngăn chặn biểu tình bằng cách bóc tách từng thành viên biểu tình và đẩy nhanh tiến độ giám sát chặt chẽ những nghi cơ biểu tình bằng tuyên truyền. Thậm chí, có thể hiểu cả việc “trường học đấu tố vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng” cũng nằm trong đề án “chống biểu tình” đó.

Bốn mươi bốn năm trước ở Sài Gòn cứ vài hôm là có xuống đường…

Trúc Giang
“Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình” là tít của bài viết đăng trên báo Thanh Niên điện tử phát hành vào cuối giờ chiều ngày 26-4-2019, và chỉ non tiếng đồng hồ, tít tựa này được thay đổi là “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nỗ lực làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng”.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEif_oCxjLojrT6OWXl_h2zpoCWll7dD673WG5gGGSnXGjPbAkWrqZN-Uwk_z6Rd-4iYK8heXXJgdJU-gnrGL_OYRnSdHiBwmdu3EhaY8_UmhUbUnKAKFVErUGkoOqfpFjNF3eDGezTmWAA/s640/Bi+thu+Nguyen+Thien+Nhan.png
Câu trích được chọn trình bày là điểm nhấn: “Chúng ta cần phải làm vì TP.HCM có biểu tình thì ảnh hưởng đến cả nước”, sau đó cũng được bài viết trên báo Thanh Niên ‘tháo bỏ’.

Sơ sẩy của biên tập viên báo Thanh Niên, hay là…?

Đoạn tường thuật sau đây cũng bị rút lại: “Từ đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Thành ủy, UBND TP.HCM yêu cầu Công an TP.HCM phối hợp với Bộ Tư lệnh TP.HCM xây dựng phương án chống biểu tình, trong đó có phương án chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về TP.HCM biểu tình...
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân để biểu tình không thể diễn ra, thì chính quyền cần có phương án sẵn sàng ứng phó, truyền thông tiếp cận tuyên truyền người dân không tham gia biểu tình, tách những người dẫn dắt biểu tình và biện pháp xử lý...”. (Hãng Thông tấn của Nga Sputnik, phiên bản Việt ngữ, đã kịp lấy lại toàn văn bản tin trên báo Thanh Niên vụ ‘sẽ không có biểu tình’ đó https://vn.sputniknews.com/politics/201904267434753-bi-thu-nguyen-thien-nhan-tphcm-hua-voi-bo-chinh-tri-se-khong-co-bieu-tinh/).
Lời hứa “sẽ không có biểu tình” này được ông Nhân nói với lãnh đạo Quân khu 7 cùng hơn 70 vị tướng đại diện cho 112 vị tướng nghỉ hưu và đang sinh sống ở TP.HCM trong họp mặt vào chiều ngày 26-4-2019 trong chuỗi sự kiện được gọi là ‘mừng chiến thắng 30 tháng Tư’.
Cam kết nói trên cho thấy đã ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, cụ thể ở Điều 25. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Ở vế “pháp luật quy định” của Điều 25 nói trên, thì “tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” được thể hiện tại Điều 167 của Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 167 quy định: Người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân (nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều khác của bộ luật này) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; Trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm; người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.

Chính trị hóa

FB Nguyễn Công Vượng

Đã từ lâu ở nước ta việc Chính trị hoá mọi sự vật hiện tượng hay bất cứ câu chuyện gì đã như một bức tường thành ngăn cản cho sự minh bạch, ngăn cản sự phát triển tiến bộ và thượng tôn pháp luật của Thời đại 4.0.

Từ những vụ việc mang tính pháp luật - hình sự rõ rệt như ấu dâm hay quấy rối tình dục hay gian lận thi cử cũng bị bức tường mang tên Chính trị ngăn cản lại. Bất cứ ai đưa ra những ý kiến hay phản biện lại những điều đó đều bị hai chữ Chính trị chặn ngay lại, và bằng cách nào đó với hệ thống ngầm rải rác khắp nơi để đưa câu chuyện về tính chất Chính trị để nhiều người ngại và nản với bức tường vô hình mà buông phím dừng lời.

Tôi là người chưa am hiểu về Chính trị và nói thật là không bận tâm về Chính trị. Những điều tôi viết tôi nói đơn giản là cảm nhận của một công dân được sống bằng những đồng lương từ mồ hôi nước mắt của nhiều người mà thành. Việc trách nhiệm với xã hội là một phần tất yếu không chỉ riêng tôi mà ngay cả các bạn nữa. Bức tường Chính trị bao phủ mọi sự thật và rõ ràng và với Chính trị thì sự minh bạch là một điều gì đó không tưởng.

Xăng lên - nếu bạn phản đối bạn sẽ bị quy là phản động bởi đó là Chính trị!?

Điện lên - nếu bạn phản đối, bạn là ba que, là phản động.

Xuống đường biểu tình ấu dâm - bạn theo nhóm phản động.

Than tự múc ra bán mà lỗ hàng chục nghìn hàng trăm tỷ - đừng nói! Đó là Chính trị nói là phản động đó!

Vài suy nghĩ về tiến trình dân chủ hóa

Phạm Phú Khải

Một cuộc tuần hành của người Việt hải ngoại cho tự do dân chủ Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

Một cuộc tuần hành của người Việt hải ngoại cho tự do dân chủ Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

Dân chủ, cho đến nay, vẫn chỉ là giấc mơ đối với người Việt Nam. Nhưng nó có thể trở thành hiện thực cho mọi dân tộc biết mơ lớn. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện mục tiêu này trong tình trạng vô cùng thiếu thốn mọi phương tiện, thiếu đoàn kết, và nhất là thiếu các gương mặt lãnh đạo sáng giá hiện nay để quy mọi người về chung một khối?

Trong trường hợp Việt Nam, mặc dầu Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang chia rẽ, mất chính nghĩa và mất lòng dân, họ vẫn còn rất mạnh, ít nhất là so với lực lượng dân chủ, về rất nhiều mặt. Coi thường họ là điều chớ nên. Họ có rất nhiều phương tiện và thủ đoạn để gây phân hóa và vô hiệu hóa các hoạt động đấu tranh. Chửi họ, chống họ, kể cả Nghị quyết 36, dù có hiệu quả mấy, vẫn chỉ là chống đỡ. Chống đỡ, tốt nhất, chỉ giữ được mặt trận của mình, trong một thời gian nào đó, chứ không thay đổi được cuộc diện. Tấn công mới là kế sách, nhưng làm sao?

Trong mọi cuộc đấu tranh, ba yếu tố căn bản và cần thiết để có thể tạo ra những chuyển đổi từ nhỏ sang lớn trong thời gian tới là nguồn lực, chiến lược và lãnh đạo.

Nguồn lực đến từ đâu?

Từ người dân trong và ngoài nước. Từ các nguồn tài chánh tại hải ngoại. Từ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng chuyên môn dồi dào trong mọi lĩnh vực, đặc biệt tại hải ngoại.

Mỗi năm người Việt gửi tiền về Việt Nam chục tỷ đô la Mỹ. Theo Vietnam Briefing thì năm 2017 lên đến gần 14 tỷ đô la. Tôi không rõ hiện nay có quỹ nào yểm trợ cho hoạt động dân chủ tại Việt Nam được trên một triệu đô la không? Và nếu có thì có bao nhiêu quỹ như thế hiện hữu? Tài chánh là nguồn lực thiết yếu để có phương tiện, để vận động, yểm trợ, và nhất là để làm sao có người hoạt động toàn thời và chuyên môn. Không thể đấu tranh chuyên nghiệp với thời gian hiếm hoi còn lại trong ngày trong cuộc sống ngày càng bận rộn và đầy áp lực ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Tôi biết có người bỏ ra hàng chục ngàn đô la để bảo lãnh cho bạn bè từ Việt Nam sang du lịch nước ngoài, nhưng khi được yêu cầu ủng hộ cho phong trào dân chủ thì chỉ ủng hộ vài trăm. Có thể vì không thấy được sự đóng góp của họ mang lại ích lợi gì ngay lập tức, nhất là cho chính họ, và không biết khi nào mới nhìn thấy được kết quả. Cũng khó nói là họ bi quan hay thực tế? Tâm lý chung là muốn thấy sự đóng góp của mình có kết quả liền, chứ không phải là một sự đầu tư lâu dài không biết đến khi nào mới có kết quả. Tôi cho rằng đây cũng là lý do mà đại đa số người Việt chọn cách gửi tiền về giúp cho thân nhân, bạn bè, giúp cho các công việc từ thiện, tôn giáo, v.v…, nhưng không quan tâm nhiều đến hoạt động chính trị hay vận động dân chủ. Điều đáng tiếc là họ cũng không hề nghĩ đến việc thuyết phục những người nhận tiền là đây chỉ là tạm thời, vấn đề lâu dài là mọi người cần phải nỗ lực đấu tranh để tự cải thiện cuộc sống, để giành lấy quyền sống của mình, để canh tân môi trường giáo dục và nâng cấp mọi lĩnh vực khác lên v.v…

Thói quen, từ tư duy đến cung cách hành xử này, có lẽ nằm trong văn hóa, điển hình là qua cách dạy con của người Việt Nam. Phần lớn người Việt không ý thức rằng nguyên tắc dạy con quan trọng trên hết là để cho chúng học cách tự chủ cuộc sống của mình: biết tự lập, tự suy nghĩ, tự quyết định, và có trách nhiệm với mọi suy nghĩ và hành động của mình, thay vì phụ thuộc hay lệ thuộc vào cha mẹ hay người khác.

Những người có nhiều khả năng, trí tuệ, kinh nghiệm, thì lại ngại làm việc với những người Việt khác. Ngại đụng chạm, có lẽ vì đã đụng chạm quá nhiều trước đây. Họ ngại đứng trong một tổ chức. Tinh thần làm việc đồng đội, nghĩa là phải thể hiện tinh thần dân chủ qua thảo luận, tranh luận, lấy quyết định, tham khảo ý kiến v.v… là mất thời gian và vô hiệu quả đối với họ. Đó là lý do mà, ngoại trừ một vài tổ chức đếm trên đầu ngón tay, đại đa số người Việt khắp nơi chưa hình thành được các tổ chức có đủ tầm vóc, có đủ tính chuyên môn, hay nói chung là có đủ các đặc tính định chế để có thể đứng vững qua thời gian. Ngay cả trong lãnh vực học thuật nghiên cứu thì vẫn chưa có tổ chức người Việt nào có khả năng đưa ra những cái nhìn và đánh giá có giá trị chuyên môn lâu dài cho Việt Nam, đứng trên mọi định kiến hay xu hướng chính trị.

Cái sợ, cái ngại, nghi ngờ, và tâm lý muốn thấy kết quả liền thay vì đầu tư lâu dài, vân vân… đã không giúp ích gì cho cuộc vận động dân chủ. Khi chưa vận dụng được nguồn lực của chính mình thì chưa thể tạo được sự thay đổi sâu sắc gì cả.

Tóm lại, các phong trào vận động dân chủ vẫn chưa đụng được đến một phần trăm nguồn lực có thể vận dụng được. Do đó thế cân bằng quyền lực hiện nay giữa ĐCSVN và phong trào dân chủ nghiên hẳn một bên.

Phản kháng phi bạo lực (Phần 8 - kỳ cuối)

Phạm Đoan Trang

Chương VII PHI BẠO LỰC, PHI BẠO LỰC, PHI BẠO LỰC...

Hãy cố chống lại cám dỗ bạo lực. Bởi vì phi bạo lực dễ thu hút người hơn và có hiệu quả hơn.

*

Ở Việt Nam lâu nay, chúng ta vẫn quen gọi đấu tranh, phản kháng phi bạo lực là “đấu tranh bất bạo động”, theo cụm từ tiếng Anh “non-violent resistance”. Tuy nhiên, thiết nghĩ cách dịch đúng phải là “phản kháng phi bạo lực”, bởi vì từ “violent” có nghĩa là bạo lực và “non-violent” nghĩa là phi bạo lực.

Còn “bạo động” (uprising hay insurrection) là một khái niệm khác; đó là một cuộc nổi dậy, hay là khởi nghĩa, của quần chúng có thể có vũ trang và dĩ nhiên là phải có bạo lực đi kèm, nhằm lật đổ chính quyền. Nhưng phản kháng phi bạo lực thì không phải lúc nào cũng là cuộc nổi dậy lật đổ. Như các bạn đã thấy qua các chương trên, phản kháng phi bạo lực có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, trong bất cứ vấn đề gì xuất hiện sự sai trái của nhà cầm quyền.

Do vậy, chúng ta nên thống nhất gọi sự việc bằng đúng tên gọi của nó. Và điều quan trọng nhất là phải trung thành với tính chất “phi bạo lực”.

“Ông Tổng không tiền, ông tổng tễnh” (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 65)

Tương Lai

Mấy ngày rồi trời nóng quá, người cứ rã rời không viết được dòng nào. Đành nằm mở tivi xem có gì mới không. Đúng vào lúc nhiều vị đang cao đàm khoát luận về “nở rộ” xâm hại tình dục trẻ em, rồi tệ “ấu dâm”. Nói chung, các ngài rất chi là phẫn nộ! Nhưng xem ra, hình như hơi bị muộn thì phải, khi mà chuyện đã lan rộng ra trong cả nước và cả ngoài nước và không phải chỉ bây giờ mà đã lâu, rất lâu rồi.

Gần đây, BBC thống kê: Có ít nhất 8 vụ ấu dâm chấn động Việt Nam trong tháng 4/2019. Còn theo báo cáo của EIU công bố hồi tháng 1/2019, Việt Nam chỉ 42,9 điểm trên 100, đứng thứ 37 trên 40 nước về chống xâm hại tình dục trẻ em, thua cả Campuchia (thứ 23), Philippines (thứ 16) và Trung Quốc (thứ 36).

Sau những con số nhục nhã được bên ngoài gợi lên đó, chỉ riêng trong ngày 24/4/2019, các báo “lề phải” theo nhau đưa tin về hàng loạt vụ ấu dâm, khơi ra sự đồi bại của các thủ phạm đủ loại, từ thầy giáo, đến viện phó Viện Kiểm Sát Đà Nẵng - thành phố đáng sống - dùng mọi thủ đoạn đồi bại để xâm hại, cưỡng bức các bé gái đáng tuổi con cháu mình. Như lão già 75 tuổi dùng băng keo bịt miệng bé gái 11 tuổi rồi cưỡng hiếp, “yêu râu xanh” ở Nha Trang cưỡng bức học sinh tiểu học, rồi vụ hai bé gái bị cưỡng hiếp trong công viên ở TP HCM… Và rồi cũng không kém rùng rợn khi Vietnamnet ngày 24/4/2019 đưa tin: “Hơn 300 thai nhi bị bỏ theo lượng rác thải tập kết về nhà máy xử lý rác thải ở Cà Mau”.

Sức khoẻ lãnh đạo – chuyện tư hay chuyện công?

Võ Văn Quản

Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang - hai chủ tịch nước liên tiếp bị đồn lâm bệnh nặng. Ảnh: Đất Việt.

“… khi Tổng thống không còn đủ khả năng thực thi quyền lực và nghĩa vụ của mình, Phó Tổng thống sẽ tiếp quản thẩm quyền này với danh nghĩa Quyền Tổng thống…”

(Tu chính án thứ 25 – Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ)

Nhìn sâu để hiểu (hay lại tản mạn thêm về hai chữ… tham nhũng)

Nguyễn Duy Vinh

(hiện đang làm việc ở Phi Châu)

Trong đạo Phật tôi thường đọc đến hai chữ quán chiếu (dịch sang tiếng Anh có chữ “reflect” hay “deep looking”). Chữ “deep looking” hay hơn, có nghĩa là nhìn sâu. Nhìn sâu để hiểu. Và có nhìn sâu mới tìm ra được những nguyên nhân của vấn đề mình đang quan tâm. Vấn đề này có thể là một công án thiền và cũng có thể là một hay những khổ đau mình đang gánh chịu.

Đức Phật đi tu vì Ngài đã chạm trán và quan tâm đến khổ đau. Có người còn mạnh dạn nói: “lấy khổ đau đi thì đạo Phật sẽ không còn”. Và chính vì sự quan tâm rất lớn này mà đức Phật đã đi tìm, đã bôn ba lặn lội vào cuộc đời, tầm sư học đạo và chính Ngài cuối cùng đã tìm được câu trả lời, từ lúc nhận diện được sự có mặt của khổ đau cho đến lúc tìm ra đâu là nguyên nhân của khổ đau. Đến khi nhận thức được hạnh phúc là điều có thật khi khổ đau vắng mặt, Ngài đã tìm ra con đường đưa đến sự vắng mặt của khổ đau tức là tám con đường của sự hành trì chân chính (hay nói văn hoa mỹ tự hơn theo chữ nôm là Bát Chánh Đạo). Và từ đó đạo Phật ra đời, không ngoài mục đích giúp con người, giúp những ai muốn hành trì theo lời dạy của đức Phật, sống bớt khổ và yên vui hạnh phúc hơn.

Nhiều người sẽ nói đó là chuyện tâm linh quá cao siêu không nhằm nhò gì đến đời sống thường nhật của tôi, vì chúng tôi là phàm phu tục tử chỉ biết sống theo những gì văn hóa và truyền thống đã an bài thôi. Theo tôi, đây là nói cố, vì nếu đó là văn hóa Việt Nam thì đạo Bụt cũng như đạo thờ ông bà đã có và đã ăn nhập vào đời sống dân gian ta từ ngót gần hai nghìn năm. Và ở đây tôi cũng xin đóng thêm một ngoặc đơn nữa cho nó đầy đủ hơn là cái gọi là văn hóa Việt Nam đó sau này cũng đã được tưới tẩm thêm bởi các đạo khác như đạo Khổng, đạo Lão và ở thế kỷ 19 với sự du nhập của đạo Chúa vào Việt Nam.

Thư giãn Chủ nhật: Không nên gọi 30 tháng Tư là ngày Quốc hận! (chuyện cười lý luận)

Hà Sĩ Phu

Ngày 30 tháng Tư năm ngoái hộp thư tôi nhận được một bài viết, phân tích ngày 30 tháng Tư chính là ngày Quốc hận vì đánh dấu ngày đem chủ nghĩa CS ảo tưởng tràn vào miền Nam làm cho xã hội miền Nam bỗng nhiên bị phân ly, thù hận, kém dân chủ, kém phát triển và văn hóa suy đồi. Tôi chỉ trả lời bằng mấy chữ ngắn gọn:

- Không nên gọi đó là Quốc hậnchưa chính xác!

Lập tức tôi nhận được hồi âm:

- Chúng tôi vẫn tưởng HSP là người kịch liệt phê phán chủ nghĩa CS từ 30 năm trước, vậy mà bây giờ ông đổi giọng khác thường như vậy là duyên cớ gì?

Câu đối viếng “Quốc tang” Lê Đức Anh

Hà Sĩ Phu

Câu đối 1:

* CHỮ TÂM kia rỉ máu đồng bào, đáng ghi một Quốc tang vào Lịch sử?

* CHIẾN CÔNG ấy buốt xương chiến sĩ, vẫn còn bao Nghi vấn để Nghìn thu!

(Ghi chú: Nhà ông Lê Đức Anh có treo một chữ TÂM to tướng. Chiến công lừng lẫy của chủ nhân chữ TÂM ấy là góp công thiết kế cuộc đầu hàng Thành Đô và ra lệnh cấm nổ súng để thảm sát các chiến sĩ ta ở đảo Gạc-Ma. Thử hỏi ngày thảm sát Gạc-Ma 14/3/1988 ấy và ngày Lê Đức Anh chết, ngày nào mới đáng ghi là ngày Quốc tang? Cuộc đời gọi là Cách mạng của LĐA còn lưu nhiều nghi vấn khác nữa).

Câu đối 2:

* “Thảm sát Gạc-Ma”, cấm nổ súng: ô danh cho một kiếp!

* “Thành Đô mãi quốc”, cuộc đầu hàng: đắc tội đến nghìn thu!

Câu đối 3:

* Trắng đen tráo trở, ôi là… “tướng”!

* Công tội xoay tròn, thực những… “quân”!

Câu đôi nôm na (tưởng như văn xuôi) của Lý Toét:

* Mấy chục năm kiếp sống một ANH cai đồn điền, giả danh đạo ĐỨC!

* Xin một lễ CHIÊU hồn cho truyền THỐNG vua ái quốc, đích thực nhà !

H.S.P.

Tác giả gửi BVN

Phản kháng phi bạo lực (Phần 7)

Phạm Đoan Trang

Chương VII

CẦN CẢ CHIẾN LƯỢC LẪN CHIẾN THUẬT

Chúng ta cần một chiến lược tổng thể hay đại chiến lược, một chiến lược nhỏ hơn, và các chiến thuật để thực thi chúng.

*

Nếu bạn có xem bóng đá thì chắc chắn bạn còn hiểu biết hơn người viết về khái niệm chiến lược và chiến thuật. Ta có thể hình dung sơ bộ rằng chiến lược là sự cụ thể hóa tầm nhìn (mà bạn đã xác định được, và chúng ta đã bàn tới ở Chương III), còn chiến thuật là những kỹ thuật cụ thể hơn nữa, được áp dụng trên con đường thực hiện chiến lược. Nói cách khác, như trong bóng đá, chiến lược là đường lối, chiến thuật là kỹ thuật, mưu mẹo, tiểu xảo...

Nhưng nói như vậy thì vẫn trừu tượng, nhất là với những người không ham bóng đá (như người viết cuốn sách này). Để thật sự hiểu về chiến lược, kế hoạch, chiến thuật, chúng ta hãy nghe câu chuyện mà chuyên gia về đấu tranh phi bạo lực - Đại tá Bob Helvey - kể về cuộc chiến đấu của người Miến Điện chống ách độc tài quân sự.

Các anh chị thực tế một chút đi!

Chuyện xảy ra vào những năm 1990-2000, khi Bob Helvey gặp những thanh niên Myanmar đang ẩn mình trong rừng để làm chiến tranh du kích. Họ trẻ, rất dũng cảm, và cũng có vũ khí. Đối với họ, chiến thắng có nghĩa là đánh được một đồn giặc hoặc giật sập một tháp phát sóng truyền thanh.

Bob Helvey hỏi họ có bao nhiêu quân? Câu trả lời là hơn 200 nghìn người. Câu hỏi tiếp theo là bao nhiêu người trong số đó thực sự cầm súng chiến đấu? Trả lời: Chính xác là một phần mười của con số 200 nghìn. Và bây giờ đến câu hỏi thứ ba, mang tính quyết định: Dân số Myanmar lúc đó là bao nhiêu? Câu trả lời là hơn 48 triệu.

Đó là những câu hỏi đầu tiên phải đặt ra cho bất kỳ đội quân chiến đấu nào, hay nói như Bob Helvey, đó là bài học đầu tiên, nói về việc phải kiểm tra và biết rõ nguồn lực của mình.

Như vậy là “có 40 triệu đàn ông, đàn bà cần được huy động. Họ có thể được tổ chức lại để chiến đấu chống bọn độc tài quân sự, ngay trong những vườn rau, quầy hàng ở chợ, ghế ngồi trên xe buýt. Nếu lực lượng đối lập không tận dụng được nguồn lực khổng lồ này, nếu luôn luôn bị giới hạn ở con số 20.000 tay súng AK-47 nhễ nhại mồ hôi, lẩn quất trong rừng, thì chắc chắn lực lượng đối lập sẽ thua”.

Cả nhóm du kích nghe Bob Helvey nói thì đều thấy thuyết phục. Và họ nhanh chóng đi đến câu hỏi, vậy thì làm thế nào huy động người? Bob Helvey trả lời bằng cách hỏi ngược lại họ: Nếu muốn lôi kéo quần chúng tham gia, thì các anh chị hình dung sự tham gia đó sẽ như thế nào, dưới hình thức gì?

Các du kích ngay lập tức bàn tán sôi nổi về những cuộc biểu tình đông đảo với hàng nghìn người tham dự. Nhưng rồi họ cũng nhanh chóng thừa nhận rằng quân đội của chính quyền chắc chắn sẽ đàn áp và dập tắt ngay mọi sự thể hiện quyền tự do biểu đạt. Vậy là không khí chùng xuống một lát, ai nấy bớt phấn khích.

Tuy thế, cuối cùng đã có một tia sáng lóe lên dưới đường hầm, khi một người chợt nghĩ ra rằng nếu có các vị tăng, ni dẫn đoàn thì có thể quân đội sẽ không dám nổ súng. Còn nếu chúng vẫn bắn thì hậu quả sẽ kinh khủng ngay cả với nhà cầm quyền độc tài.

Do vậy, bước đầu tiên cần tiến hành là huy động các nhà sư. Sau đấy thì các ông già, bà già có thể tổ chức những cuộc phản kháng nho nhỏ ở trước cổng nhà mình, còn bọn trẻ đi học ở trường thì cũng có thể bắt đầu tập hợp nhau lại để phản đối chính quyền. Bob Helvey nhấn mạnh với các du kích rằng đấu tranh phi bạo lực thật ra mạnh hơn đấu tranh bạo lực nhiều, ở chỗ nó cho phép tất cả mọi người, dù nghèo khổ hay yếu đuối đến đâu, cũng đều có thể tham gia phản kháng. Nhóm du kích đã trông chờ vào 20.000 tay súng để chiến đấu chống độc tài quân sự, mà họ quên hẳn 48 triệu người dân Miến Điện - những người hoàn toàn có thể được khuyến khích để phản kháng độc tài ở bất kỳ nơi nào có mặt họ, thế mà sức mạnh ấy lại chưa từng được tận dụng, phát huy.

Bài học rút ra là...

Từ câu chuyện của Bob Helvey mà Srdja Popovic kể lại, ta có thể rút ra những điều sau:

Đồng Tâm: Người dân lại tuyên bố quyết đổ máu giữ đất sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận đất quốc phòng

Hòa Ái, RFA
Thanh tra Chính phủ, vào ngày 25/04/19 công bố khu đất 59 héc-ta đất tại đồng Sênh thuộc Quốc phòng.

Thanh tra Chính phủ, vào ngày 25/04/19 công bố khu đất 59 héc-ta đất tại đồng Sênh thuộc Quốc phòng. RFA

Kết luận thanh tra là chính xác

Người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, hôm 25/4 bày tỏ bức xúc trước kết luận mới của Thanh tra Chính phủ xác nhận kết luận trước đó của Thanh tra Hà Nội, khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là thuộc đất quốc phòng.
Ông Lê Đình Công, người dân Đông Tâm, nói với Đài Á Châu Tự Do vào tối ngày 25/4 qua điện thoại:
Thực tế Thanh tra Chính phủ cưỡi ngựa xem hoa, không về thực địa, không cùng nguyên đơn để kiểm tra và đối thoại về tất cả các văn bản giấy tờ. Chúng tôi sẽ kiện ra Tòa Tối cao, nếu Tòa Tối cao vẫn xử thế này thì chúng tôi sẽ kiện ra Tòa Quốc tế”.
Tại buổi công bố kết luận rà soát thanh tra đất đai Đồng Tâm vào chiều ngày 25/4 ở Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổ trưởng Tổ rà soát, thuộc Thanh tra Chính phủ nói rằng Kết luận Thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm của Thanh tra Hà Nội công bố hồi tháng 7 năm 2017 là chính xác; đồng thời xác định khiếu nại của ông Lê Đình Kình cùng người dân Đồng Tâm liên quan diện tích đất nông nghiệp 59 héc-ta ở đồng Sênh là không đúng.
Thanh tra Hà Nội vào hôm 25/07/17 chính thức công bố xác định toàn bộ diện tích hơn 239 héc-ta ở sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức từ năm 1981 đến này do các đơn vị Quốc phòng quản lý và sử dụng nhưng đã bộc lộ buông lỏng quản lý trong thời gian dài qua việc tiếp tục để người dân canh tác nông nghiệp vào khi hợp đồng hết hạn hồi năm 2012, đồng thời các đơn vị Quốc phòng chưa di dời các hộ dân sinh sống tại khu vực này trước năm 1980 để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép…
Vụ việc “Khủng hoảng Đồng Tâm” nổ ra vào ngày 15 tháng 4 năm 2017 khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế, theo thông báo mảnh đất hơn 100 héc-ta tại đồng Sênh, ở thôn Hoành là đất quốc phòng và thu hồi để giao lại cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Người dân xã Đồng Tâm lên tiếng rằng trong đó có 59 héc-ta là đất canh tác nông nghiệp của họ bao đời nay. Chính quyền địa phương bắt giữ 4 người dân với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” liên quan việc giải tỏa đất ở xã Đồng Tâm, khi họ phản đối chính quyền cắm mốc sai ranh giới. Lập tức người dân Đồng Tâm đã phản kháng lại lực lượng chức năng qua việc bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. 7 ngày sau đó, toàn bộ con tin được thả khi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đích thân đối thoại với người dân Đồng Tâm.
Ông Nguyễn Đức Chung, trong buổi tiếp xúc với người dân Đồng Tâm vào ngày 22/04/2017, đã gọi vụ việc xảy ra là “Khủng hoảng Đồng Tâm” và cam kết rằng sẽ giải quyết đến nơi đến chốn cũng như không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân ở đây.
Trước đó vào ngày 7 tháng 7 năm 2017, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Dự thảo kết luận của Thanh tra Hà Nội được công bố, khẳng định rằng khu vực đất 59 héc-ta tại đồng Sênh là thuộc Quốc phòng.
Trong buổi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm, bên cạnh thông báo kết luận của Thanh tra Hà Nội là chính xác, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh rằng Tổ rà soát phát hiện ra có những sơ hở trong việc quản lý đất đai trên địa bàn xã Đồng Tâm, khiến cho người dân sử dụng đất và cho rằng là đất canh tác nông nghiệp của họ trong khi về mặt pháp lý lại là đất quốc phòng từ lâu.
Điều đáng chú ý tại buổi công bố kết luận thanh tra về đất đai Đồng Tâm của Thanh tra Chính phủ là có sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung và đại diện của các cơ quan sở, ngành, địa phương liên quan nhưng lại không có sự xuất hiện của người dân Đồng Tâm. Đài RFA liên lạc với Luật sư Trần Vũ Hải, một luật sư tư vấn pháp lý cho người dân Đồng Tâm để tìm hiểu xem vì sao người dân Đồng Tâm không được mời tham dự buổi công bố kết luận thanh tra mà họ chờ đợi suốt hai năm qua và được ông cho biết:
“Về vấn đề này chúng tôi đang nghiên cứu. Nhưng theo tôi rất đáng tiếc là luật sư và người dân Đồng Tâm không được trao đổi trước khi công bố kết luận. Trước mắt tôi chỉ có thể phát biểu như thế thôi”.

Không đồng thuận

Dự luật Nhân quyền Việt Nam: Độc đảng muốn dân chủ hay mất trắng?

Phạm Chí Dũng
Má»™t cuá»™c tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cá»™ng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran) 

Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran)

Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1383) có một số phận đầy long đong. Các phiên bản của đạo luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua ba lần vào các năm 2004, 2008 và 2012 với số phiếu ủng hộ áp đảo, tuy nhiên sau đó đã bị chặn tại Thượng viện.
Vào cuối tháng 2 năm 2019, Đạo luật Nhân quyền Việt Nam một lần nữa được đưa ra Quốc hội Mỹ để trừng phạt Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền ở trong nước. Đạo luật này cũng nhằm mục đích ưu tiên hóa tự do tôn giáo, tự do internet và các quyền của người lao động. Tác giả đưa ra đạo luật này, không ai khác vẫn là Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu của Hạ viện.
Cùng với Chris Smith là hai dân biểu Dân chủ Alan Lowenthal - người được biết tiếng về những phát biểu ủng hộ nhân quyền Việt Nam, và dân biểu Dân chủ Zoe Lofgren, đại diện bang California.

Còn dự luật về Chế tài Nhân quyền Việt Nam?

Vào năm 2015, một Thượng nghị sĩ Mỹ là Ed Royce đã phải đệ trình ra Quốc hội dự luật về Chế tài Nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu HR. 4254. Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Cũng trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ.
Việc áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam” là tinh thần sắt son trong bản Dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam mà những nghị sĩ cứng rắn như Ed Royce tiếp bước “Lộ trình Miến Điện”.
Là một dự luật lưỡng đảng, HR. 4254 nhắm vào những quan chức chính phủ, công an và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.
Căn cứ vào HR. 4254, những người Việt Nam có tên trong danh sách vi phạm nhân quyền sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ:
“Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ”.

Nông cạn, cẩu thả, ảo tưởng sức mạnh - những đặc trưng mang tính vấn nạn với thế hệ lao động tri thức trẻ ngày nay

FB Giang Le
Nông cạn về tri thức. Với sự phát triển của công nghệ ngày càng tiến bộ, hàm lượng tri thức có thể tiếp cận tăng với cấp số nhân, nhưng cũng chính sự tiến bộ đó đi cùng với một nghịch lý tư duy, đó là con người ta càng ngày càng trở nên tư duy phiến đoạn (clip thinking). Tư duy phiến đoạn có ba đặc trưng chính:
+ Nó chia cắt thông tin/dữ liệu/tri thức thành từng mảnh nhỏ - dễ tiếp cận, dễ “nuốt”, dễ hiểu, nhưng phá vỡ mọi tính hệ thống và sự liên kết mang tính phức hợp của thông tin/dữ liệu/tri thức đó khỏi “môi trường” của nó, dẫn đến một kiểu tri thức mang tính “phi thực tại”.
+ Nó làm cho người dùng tạo thành một thói quen mang tính “ăn liền” (fast-food): tìm kiếm (search) - cắt ra một đoạn chọn lựa phù hợp (options) - và áp dụng (applying); mà không cần phải tìm hiểu về tri thức đó một cách có ngọn ngành, miễn sao có cái để dùng và hợp hợp là được rồi.
+ Nó làm cho tri thức bị đứt đoạn, làm cho con người ta mất năng lực tư duy có phương pháp.
Chính những điều đó hiện nay, với sự dễ dàng quá mức của các công cụ tìm kiếm như Google, đã làm cho các lao động tri thức trẻ hiện tại, ngày càng trở nên lạm dụng tình trạng đó. Họ ngại tất cả những thứ phải tư duy trừu tượng, ngại phải tìm hiểu vấn đề một cách có hệ thống và ngọn ngành, ngại phải bỏ công sức cho việc đánh giá phân tích một cách cẩn thận các tri thức mà họ tiếp nhận và sử dụng. Việc học tập cũng vậy, chú trọng nhiều vào việc học các kỹ năng, các mô hình mà rất ít tiếp cận về lý thuyết và phương pháp. Đó là nguyên nhân của sự nông cạn về tri thức, biết rất nhiều, nhưng hiểu chẳng bao nhiêu. Thậm chí có cả một tình trạng là chỉ biết mỗi “cái giếng” của mình, mà không hề tìm hiểu “cái giếng” đó đang nằm ở đâu, trong cái vườn nào, và xung quanh như thế nào.
Cẩu thả là một đặc trưng thứ hai, nó cũng là hệ quả của sự nông cạn về tri thức. Chính vì nông cạn về tri thức, nên việc sử dụng các tri thức cho công việc cũng trở thành “cẩu thả”. Cẩu thả bởi vì:

Phản kháng phi bạo lực (Phần 6)

Phạm Đoan Trang

*

Chương VI ĐẠI CHIẾN HÀNH TINH KHỈ: “CÙNG NHAU, KHỈ SẼ MẠNH!”

Bắt buộc phải đoàn kết tất cả mọi người vì một mục tiêu chung lớn nhất. Bản thân sự đoàn kết cũng là một mục tiêu, phải nỗ lực đạt được nó.

*

Bạn nào từng xem series phim giả tưởng của điện ảnh Mỹ về cuộc nổi dậy của loài khỉ, hẳn nhớ một câu “thần chú” của lũ khỉ: Cùng nhau, khỉ sẽ mạnh! Chúng luôn nhắc nhở câu ấy để động viên tinh thần nhau và tập hợp nhau lại, cùng chiến đấu chống kẻ áp bức chúng, là loài người.

Chúng ta cũng vậy. Trong cuộc đấu tranh chống độc tài, nếu không đoàn kết được cho một mục tiêu chung, mục tiêu lớn nhất (dân chủ hóa đất nước), chúng ta sẽ thất bại.

Hiểu đúng về dân chủ, đa nguyên, minh bạch, tự do ngôn luận

Trong phong trào dân chủ, có hiện tượng nhiều người hay phát biểu trên mạng xã hội (nơi công cộng) để công khai mạt sát và hạ nhục người khác, nhưng lại cho rằng đó là biểu hiện của sự dân chủ, đa nguyên. Hoặc, lôi chuyện riêng tư của người khác ra, bắt họ phải công khai chuyện riêng tư, và bảo đó là minh bạch.

Nhưng thật ra đó chẳng phải là chỉ dấu của dân chủ, đa nguyên hay minh bạch nào cả.

Dân chủ là một hệ thống quản trị đất nước, trong đó, nhà cầm quyền phải chịu trách nhiệm – về tất cả các hoạt động của họ thuộc địa hạt công cộng – trước công dân, và công dân thực thi điều đó một cách gián tiếp thông qua, hay là nhờ có sự cạnh tranh và hợp tác giữa những người đại diện cho họ, do họ bầu ra (định nghĩa của Philippe C. Schmitter và Terry Lynn Karl).

Một định nghĩa khác: Dân chủ là một hình thức tổ chức chính quyền theo các nguyên tắc sau: a) Quyền quyết định tối cao thuộc về người dân; b) Tất cả mọi người đều bình đẳng về các quyền chính trị; c) Tất cả mọi người đều được có tiếng nói; d) Đa số thống trị; thiểu số phải theo đa số (định nghĩa của Austin Ranney).

Điều chúng ta cần nhận thấy là, dân chủ là tên gọi của một hệ thống quản trị đất nước hay là một hình thức tổ chức chính quyền. Nghĩa là nó xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, chứ không phải giữa các công dân với nhau.

Rất nhiều người Việt Nam hiểu nhầm khái niệm minh bạch, khi họ nghĩ “minh bạch” nghĩa là thông báo rõ ràng và đầy đủ về những việc mình làm cho công chúng trên Facebook, thậm chí cho cơ quan an ninh (!). Sự hiểu nhầm đó đương nhiên khiến họ bị phía an ninh lợi dụng ngay: Lực lượng này chỉ việc ngồi một chỗ, triệu tập/mời họ đến, điềm nhiên khai thác thông tin của họ một cách nhẹ nhàng, đơn giản, không phải nỗ lực gì. Thông tin sau đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì thì chỉ có an ninh biết, còn những người vừa “minh bạch” kia thì không biết hoặc cứ nghĩ là “chẳng có vấn đề gì đâu, tôi không sợ an ninh, tôi làm việc tốt mà, tôi đàng hoàng, minh bạch thông tin mà”.

Thật tiếc, họ đã đàng hoàng với những người không đàng hoàng. Họ đã bị lừa, bị lợi dụng. Chưa kể, những thông tin mà họ nghĩ là “chẳng có vấn đề gì đâu”, cuối cùng sẽ bị những kẻ kia dùng để hại người khác, thậm chí hại chính họ.

Trong khi đó, minh bạch đúng nghĩa là sự chia sẻ thông tin của chính quyền đến người dân, của một cộng đồng hay tổ chức (kể cả doanh nghiệp) đến thành viên của nó. Minh bạch không phải là việc người dân cần làm với cơ quan công quyền; nó là việc mà chính quyền, cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước... phải làm với dân.

Bị hiểu nhầm tương tự là khái niệm “tự do biểu đạt”, “tự do ngôn luận”. Các dư luận viên lâu nay có thói quen mò vào trang của những người khác chính kiến, chửi bới, mỉa mai, khiêu khích, dạy đời... đủ cả, rồi tới khi bị chủ trang block thì ré lên: “Dân chủ mà thế à? Không tôn trọng tự do ngôn luậậậậ...n!”.

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Đặng Bích Phượng

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/04/BP-300x199.png
Bà Đặng Bích Phượng. Ảnh: internet

Dân mày cần nhưng quan đây không vội

Sáng nay nhà em lại đến tòa, gửi đơn yêu cầu lần thứ 8, yêu cầu thụ lý đơn khởi kiện nhà em gửi từ tháng 11 năm ngoái. Cầm đơn của nhà em, các cán bộ quay ra thì thầm hỏi nhau, rồi bảo nhà em:
- Đơn của cô thụ lý rồi mà.
- Thụ lý rồi thì sao tôi chưa nhận được thông báo?
- Cô chờ tý để cháu kiểm tra xem.
Chờ chán chê, cán bộ lại đến chìa tay nhận đơn, để làm giấy biên nhận.
- Thế là chưa thụ lý hả?
Gật đầu ngượng ngập.
Trong thời gian chờ đợi, một cụ già 83 tuổi, tóc bạc trắng, đang trình bày qua cái lỗ tò vò: Vụ của tôi đã thụ lý, tòa án quận Ba Đình đã thu án phí cách đây 4 năm, nhưng đến giờ vẫn chưa đưa ra xử.
Cán bộ hỏi có vẻ ngạc nhiên: “4 năm chưa xử?”
Sao nó lại ngạc nhiên nhỉ? Và nghĩ bụng, thế thì mình mới chờ có 4 tháng. Nhà em quay sang nói với người ngồi bên cạnh, tính thực thi của pháp luật ở đất nước này là con số 0. Cả một hệ thống tư pháp từ trên xuống dưới dường như chỉ ngồi nhận đơn rồi chả làm gì, nhưng vẫn cứ ăn lương đều đặn.
Lần này nhà em kèm theo cái thư ngỏ như thế này.

Tương lai Nguyễn Phú Trọng mập mờ

Phạm Trần
Bất cứ lãnh đạo nào ở Việt Nam nói Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không bị bệnh hiểm nghèo là nói dối, bịp dân và đánh lừa giới ngoại giao tại Hà Nội.
Bằng chứng ông Trọng, người đứng đầu đảng duy nhất cầm quyền của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không xuất hiện trước đám đông, dù trong Đảng hay ngoài xã hội, kể từ trưa ngày 14/04/2019 là khi có tin ông bị “đột quỵ” (stroke) trong lúc đang chỉ đạo các cấp lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.
Ban Tuyên giáo Đảng, được nói, đã ra lệnh cho báo đài nhà nước phải tuyệt đối không loan tin về ông Trọng sau khi rời Kiên Giang nhưng cũng không lên tiếng cải chính tin của các mạng xã hội nói ông Trọng đã được cứu sống ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn) để đưa về Hà Nội chữa tiếp từ chiều ngày 16/04/2019.
Tuy nhiên Ban Bảo vệ sức khỏa lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Chính phủ đã không đưa ra bất cứ thông tin nào về tình trạng sức khỏe của ông Trọng.
Lý do Ban Tuyên giáo che kín thông tin sức khỏe của ông Trọng vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14), ban hành ngay 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước”.
BẰNG CHỨNG VẮNG MẶT
Bằng chứng ông Nguyễn Phú Trọng, 75 tuổi đã không làm 2 việc từng được lên kế hoạch từ trước:
Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sỹ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4 (2019) tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sỹ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc da cam và công tác giúp người khuyết tật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.
Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Cộng họp Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con đường” lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4 (2019) cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04 (2019). Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng.
Trước khi ngã bệnh bất ngờ, ông Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị trong chuyến đi sẽ có cuộc gặp riêng với ông Tập để trao đổi về tình hình hai nước; tình hình Biển Đông; triển vọng hợp tác song phương giữa sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Cũng qua lần họp này, nếu thuận lợi, ông Trọng sẽ đề cập đến chuyến đi thăm Mỹ sắp tới của ông theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng cũng vắng mặt ở một số Hội nghị của Tổ chức và Đảng địa phương như ông đã làm tại Kiên Giang trong hai ngày 13 Và 14/04/2019.
Trong số này có Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội Nhà báo năm 2018, tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 19-4-2019. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc đã thay ông Trọng chỉ đạo Hội nghị.
Ông Trọng cũng không thể đi dự Hội nghị kiểm điểm nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh ngày 24/04/2019. Đây là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nằm trong khuôn khổ chọn nhân sự cho các đoàn Đại biểu tham dự Đại hội Đảng thứ XIII, dự trù diễn ra đầu tháng 01/2021. Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng đã thay ông Trọng dự Hội nghị Quảng Ninh.
Thứ tư, trong Lịch tiếp xúc Cử tri Hà Nội trước Kỳ họp 7 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 20/05/2019, không thấy ghi buổi gặp cử tri của Đoàn đơn vị I, gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Dân chủ, hòa giải và tương lai

Phạm Phú Khải
Hình minh họa.
Hình minh họa.

Trong bài trước, tôi đề cập đến vấn đề hòa giải. Tôi biện luận rằng chỉ khi nào Việt Nam có được một nhà nước dân chủ thật sự và có một chính sách hòa giải toàn diện thì hy vọng mới có thể tiến hành hòa giải từng bước. Hy vọng, bởi vì để hòa giải thật sự, nó đòi hỏi nhiều yếu tố về con người, về nỗ lực tự vượt qua chính mình và tự thay đổi. Các chính sách đề ra phải hỗ trợ các nỗ lực cá nhân này, điển hình là truyền thông, giáo dục cũng như các bài học về hòa giải của các dân tộc khác, chẳng hạn.
Tóm lại, để có thể thật sự hòa giải đối với toàn dân tộc thì trước hết phải có một nhà nước dân chủ đích thực làm nền tảng của công lý và chính nghĩa. Tức dân chủ, theo tôi, phải là tiến trình đi trước sau đó mới đến hòa giải.
Nhưng làm thế nào để có được dân chủ khi cuộc vận động và đấu tranh cho dân chủ đòi hỏi sự đoàn kết và dấn thân cho mục tiêu chung giữa người Việt với nhau, trong và ngoài nước, khi mà sự rạn nứt, chia rẽ và đố kỵ còn quá trầm trọng ngay cả giữa những người cùng mục đích và chủ trương trong tình hình hiện nay?
Đây là một bài toán, một thách đố trông khá nan giải!
Bài toán này, thách đố này có lẽ đã được thảo luận không ngừng hơn bốn thập niên qua kể từ biến cố 30 tháng Tư 1975, và hơn một trăm năm qua kể từ phong trào duy tân. Sự khác biệt chính yếu của hai thời kỳ này là mục tiêu dân chủ hiện nay, và độc lập trước đây.
Thật ra độc lập và dân chủ có điểm chung, đó là tự do. Tuy phương pháp của hai cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh đều muốn nước nhà được độc lập, để người dân Việt Nam không còn bị nô lệ, xiềng xích, đọa đầy, nhưng cách thức thực hiện khác nhau trời vực. Tuy nhiên họ đều nhìn thấy rằng người dân không có một chút tự do nào cả dưới chế độ thực dân Pháp. Trong khi đó, mọi thiết chế và mục đích của dân chủ là để bảo đảm quyền và tự do của người dân.
Tuy có điểm chung này, độc lập không đồng nghĩa với tự do. Trong lịch sử và trong bối cảnh chính trị hiện đại đều chứng minh điều này. Theo báo cáo năm 2019 của tổ chức Freedom House, thì trong dân số toàn cầu hiện nay gồm 7,6 tỷ người, có 39 phần trăm sống trong tự do, 24 được tự do phần nào, và 37 không có tự do. Trong tổng số 195 quốc gia thì 44 phần trăm tự do, 30 tự do phần nào và 26 không tự do. Nghĩa là rất nhiều quốc gia được độc lập kể từ Thế chiến II đến nay nhưng vẫn chưa có tự do.

Bí mật nào khiến ngân sách quý 1/2019 ‘có thặng dư’?

Phạm Chí Dũng

Từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bá»™ Tài chính đã quyết định “ém† mà không Ä‘Æ°a phần chi trả nợ gốc vào mục bá»™i chi ngân sách, cố ép tá»· lệ bá»™i chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo. 

Từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bộ Tài chính đã quyết định “ém” mà không đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách, cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo.

Thành tích mới thời ‘cướp đường đoạt ghế’

Chính phủ của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ và ‘mỗi tỉnh là một đầu tàu kinh tế’ lại vừa đạt được một thắng lợi chính trị trong nội bộ Đảng đang cướp đường đoạt ghế đến Đại hội 13: kết thúc quý 1, chi ngân sách quốc gia thấp hơn thu ngân sách quốc gia 6.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 triệu USD.
Nếu những con số trên được phản ánh trung thực và có thể tin cậy được, đây là quý hiếm hoi mà ngân sách Việt Nam không những không bị bội chi mà còn có được một chút dôi dư - điều trở nên kỳ diệu khi so sánh với mức bội chi ngân sách thời sếp của Nguyễn Xuân Phúc là Nguyễn Tấn Dũng, bình quân 5 - 6% GDP, tức luôn vượt hơn mức 5% mà Liên Hiệp Quốc quy định là ‘mức nguy hiểm’. Nạn tham nhũng và chi xài lãng phí vô giới hạn là hai đặc trưng trên bản mặt của thủ tướng thời đó.
Nguyễn Xuân Phúc có những quyết tâm riêng của ông ta. Sau khi chính thức thay thế ‘anh Ba X’ bị rớt đài với một trong những nguyên do chính là thành tích điều hành kinh tế vừa yếu kém vừa ‘chẳng biết gì’ về tài chính khiến bội chi ngân sách năm nào cũng như năm nào đều đội mồ sống dậy, thời của Phúc đã siết lại được phần nào kỷ luật thu chi ngân sách bằng chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên (phần chi lương và phụ cấp cho đội ngũ công chức gần 3 triệu người), tiết giảm chi đầu tư phát triển, giảm biên chế…
Mức bội chi ngân sách được ‘quyết tâm’ kéo giảm’ xuống còn dưới 5% GDP, thậm chí lạc quan hơn thì dưới 3% GDP, tức vào khoảng 200.000 tỷ đồng.
Nhưng làm thế nào để kéo giảm tỷ lệ bội chi trong khi tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách vẫn chiếm đến 70 - 80 % mà không hề thuyên giảm, bất kể số thu ngân sách đang có chiều hướng đụng trần và sụt giảm mà đã khiến Đảng cầm quyền lẫn Chính phủ cuống quýt tìm cách đè đầu dân tăng nhiều loại thuế như VAT (giá trị gia tăng), thuế sử dụng đất và đủ các sắc thuế mang tính ‘kiến tạo’ khác mà bị người dân chửi rủa ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’…?
Trong khi đó, đội ngũ công chức không những không giảm mà còn phình to hơn đến gần 100 ngàn người từ thời ông Phúc trở thành Thủ tướng. Còn phần chi đầu tư phát triển, mà về thực chất là chi cho các công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, xây dựng cơ bản, trụ sở hành chính, bảo tàng, tượng đài… có bị cắt giảm phần nào, nhưng không phải là do “thành ý” của Chính phủ mà bởi ngân sách đã khốn đốn đến mức chính giới quan chức Chính phủ và Quốc hội đã phải thừa nhận không còn biết tìm đâu ra tiền cho đầu tư phát triển nữa, hoặc do thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư phát triển.
Vậy là như dân gian đương đại truyền khẩu ‘trong cái khó ló cái… khôn vặt’. Một trong những đặc trưng nổi bật của Thủ tướng Phúc mà đã không có ở thủ tướng Dũng là thiên bẩm về… số học.

Phản kháng phi bạo lực (Phần 5)

Phạm Đoan Trang

Chương V
VÔ HIỆU HÓA SỰ ĐÀN ÁP
Phải làm sao để cái giá mà kẻ đàn áp phải trả thật lớn, ít nhất là lớn hơn cái lợi mà chúng thu được.
*
Ở xứ độc tài, khi tham gia đấu tranh thay đổi xã hội, hoặc ủng hộ những người đấu tranh, thì không tránh khỏi bị đàn áp ở mức độ này khác đâu. Bạn cứ tin là như vậy đi. Vấn đề là tìm cách giảm nhẹ thiệt hại của việc bị đàn áp, tiến tới vô hiệu hóa hành động đàn áp.
Phơi trần âm mưu của kẻ đàn áp
Bí quyết đầu tiên để giảm thiệt hại của việc bị đàn áp là bạn dự báo trước và bóc trần các âm mưu của lực lượng sẽ đàn áp bạn, công bố những âm mưu đó trên mạng và trên mọi phương tiện truyền thông khác bạn có.
Điều này có hai tác dụng:
Một là, những kẻ đàn áp bạn – tức an ninh – sẽ thấy những đòn chúng định giáng xuống bạn đều đã bị bạn biết trước hết và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, yếu tố bất ngờ không còn nữa. Như thế, có thể chúng sẽ phải tìm biện pháp khác đối với bạn.
Hai là, nếu chúng vẫn đàn áp bạn, thì dù gì đi nữa, việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng từ trước cũng giúp bạn giảm nhẹ sự tổn thương, ít nhất về mặt tâm lý. Giống như khi gia đình có người cao tuổi bị bệnh nặng, ta xác định cụ “khó qua khỏi”, thì có thể đến khi cụ ra đi, ta sẽ bớt đau khổ hơn chút ít.
Câu chuyện thứ nhất
Năm 2014, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Lê Vương Các trở về Việt Nam sau một chuyến đi vận động quốc tế. Anh bị an ninh câu lưu suốt một ngày đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trong lúc thẩm vấn, một an ninh hỏi anh:
-  Anh nghĩ 5 năm nữa thì anh làm gì?
  Phạm Lê Vương Các mỉm cười:
-  Tôi nghĩ 5 năm nữa, vào giờ này, tôi đang ở trong tù.
Các kể lại câu chuyện trên facebook cá nhân và cho biết, phía an ninh có vẻ bất ngờ với câu trả lời của anh. Một an ninh bảo: “Được, nếu anh không sợ tù thì cơ quan an ninh sẽ có biện pháp khác đối với anh”.
Biện pháp khác là gì, ta chưa biết, nhưng điều chắc chắn là phía an ninh đã thấy Các chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho hình thức đàn áp khốc liệt nhất. Việc bỏ tù chẳng còn bất ngờ, nhà tù chẳng còn gì bí mật, chẳng có gì đáng sợ đối với anh nữa.
Câu chuyện thứ hai
Đầu năm 2011, Nhà nước CHXHCN Việt Nam chuẩn bị đưa TS. luật Cù Huy Hà Vũ ra tòa để xét xử tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Suốt một thời gian dài kể từ khi bị bắt (tháng 11/2010), giống như mọi tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam, ông Vũ bị biệt giam, không ai nghe tin tức gì từ ông. Nỗi ám ảnh về việc tù nhân nhận tội và bị công an quay phim, đưa lên truyền hình cho cả nước xem, đã khiến ai cũng lo sợ ông Vũ có thể khuất phục và nhận tội, xin khoan hồng.
Trong một bài viết, nhà giáo Phạm Toàn – đồng sáng lập trang Bauxite Việt Nam – nhận định rằng với tính cách của mình, ông Cù Huy Hà Vũ sẽ không nhận tội. Tuy nhiên, ông cũng viết thêm: “Tôi chỉ sợ bọn nó tiêm thuốc hoặc có tác động nào đấy làm cho cậu ấy (ông Vũ) ngớ ngẩn, mất trí đi mà nhận tội chăng”.
Người không hiểu về đấu tranh phi bạo lực có thể chỉ trích nhà giáo Phạm Toàn “vẽ đường cho hươu chạy”. Nhưng thật ra dự đoán đó chính là một thủ thuật rất khôn ngoan của ông để chặn trước âm mưu hại TS. Cù Huy Hà Vũ. Chưa đọc tài liệu nào về đấu tranh phi bạo lực, nhưng bằng kinh nghiệm sống và sự nhạy cảm của một nhà văn, dịch giả, cây viết gạo cội, từ rất lâu ông đã biết rằng “với bọn này, phải phơi tất cả âm mưu của chúng nó lên, làm như mình biết hết ruột gan nó rồi ấy”.

Tháng Tư - Tản mạn những chuyện vui, buồn

Khoa Duy
Hôm qua, chở đứa cháu đi học, trên đường đi, cháu nhìn tấm băng rôn treo với những câu khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng 44 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/3019)”, rồi hỏi tôi: “Ngày Giải phóng” là ngày gì vậy chú?
Nghe cháu hỏi, tôi thấy mình phải có trách nhiệm giải thích cho cháu hiểu. Nhưng nó còn quá nhỏ, mới học lớp 6, nên nếu có cố gắng cũng không thể giúp cháu hiểu ngay được, nên tôi không trả lời thẳng vấn đề, mà nói: “Cái câu khẩu hiệu đó, người ta đã cố tình viết sai chính tả cháu à, hoặc người viết cũng như cháu, chưa đủ nhận thức đúng về cái gọi là ‘Giải phóng miền Nam’! Lẽ ra, phải dùng từ ‘tưởng niệm’ thay cho từ ‘chào mừng’, trong trường hợp này”. Sau đó, tôi hẹn cháu rằng, sẽ giải thích cho nó hiểu vấn đề này sau.
***
Cứ đến những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm, trên khắp đất nước này, từ những con đường làng heo hút, đến những đại lộ được đặt tên những người có công lớn khi có thể giết hại nhiều đồng bào của mình, đâu đâu cũng thấy giăng mắc những băng rôn, áp phích với các khẩu hiệu đại loại như trên. Rồi đến ngày 30/4, rất nhiều cơ quan nhà nước, công ty tư nhân, hộ gia đình và cá nhân tổ chức tiệc tùng, du lịch, ca hát, nhảy múa để “chào mừng” cho cái ngày mà dân tộc lẽ ra phải “tưởng niệm”!

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/04/H4-79.jpg

Ngày 21/4/2019, người dân Long Khánh chạy trốn cộng sản. Nguồn: Corbis

Khi Cha tôi còn sống, cứ mỗi khi đến ngày ấy, ông luôn nhắc nhở anh em chúng tôi, làm con người đừng quá khốn nạn đến độ hò reo vui mừng khi nhìn đồng bào vô tội của mình bị giết chết hàng loạt. Đã vậy thủ phạm lại chính là những người đồng bào khác, thì nỗi đau càng bị nhân lên gấp bội.
Trong đám đông tiệc tùng, nhảy múa “chào mừng” ngày 30/4 kia, có thể chia ra làm hai nửa. Một nửa có nhận thức và hiểu biết được bản chất thật của câu chuyện, nhưng họ vẫn cứ “chào mừng”. Thật tởm lợm cho những người này, khi mà họ có thể “hát trên những xác người” lại là chính đồng bào của mình. Nửa còn lại, thì bị nửa kia tuyên truyền, nhồi sọ, thành ra họ có nhận thức lệch lạc vấn đề. Những con người thuộc về nửa bị nhồi sọ chính là nạn nhân, nên họ không đáng trách.
Khoan nói về những hậu quả kinh hoàng bởi những di hại trên tất cả phương diện mà dân tộc này phải gánh chịu kể từ sau ngày 30/4/1975, là ngày thống nhất về mặt địa lý. Chúng ta hãy nói về bản chất của câu chuyện, xem thử có gì đáng để vui, đáng để hò reo, chào mừng cho cái ngày 30/4 tang tóc ấy?!
Trong cuộc sống, có những sự trùng hợp đến lạ kỳ, mà chính nhờ những điều như vậy, đã khiến cho nhân loại phải trăn trở khôn nguôi. Có hai câu chuyện, mà tôi hay kể cho mọi người nghe, mỗi khi có dịp.
Câu chuyện thứ nhất: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo Da Vinci là bức vẽ “Bữa tối cuối cùng” - The last Supper. Bức tranh nổi tiếng không chỉ vì sự tinh xảo hay giá trị nghệ thuật trong bức tranh. Không chỉ vì hình ảnh chúa Jesus và 12 vị tông đồ được thể hiện rõ nét cảm xúc hay hệ tư tưởng thể hiện trong tranh. “Bữa tối cuối cùng” còn nổi tiếng vì những câu chuyện xung quanh bức tranh này.
Theo câu chuyện được kể lại, danh hoạ Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành bức tranh. Khi bắt đầu vẽ, Da Vinci đã vẽ chúa Jesus đầu tiên. Giữa hàng trăm ngàn người, một người đã được chọn để làm hình tượng chúa Jesus. Thời gian sau đó, ông lần lượt hoàn thành hình ảnh của 11 vị tông đồ trong bức tranh. Tuy nhiên, còn 1 người cuối cùng vẫn chưa được vẽ. Đó chính là kẻ phản bội: Judas Iscariot.

“Vô tình nâng điểm trúng con lãnh đạo” -những thành ngữ mới ở Việt Nam

Tre
Hình minh họa. Sinh viên dự kỳ thi vào đại học ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội hôm 1/7/2015

Hình minh họa. Sinh viên dự kỳ thi vào đại học ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội hôm 
1/7/2015. AFP

Thực tế khó/không được nói thẳng, cộng với căn tính ưa đổ tội/bao biện/lấp liếm… tại Việt Nam trong nhiều năm nay đã đẻ ra nhiều cụm từ thay thế dạng uyển ngữ, nhiều khi tinh tế và hài hước đến chết cười. Nó nhanh chóng trở thành cụm từ cửa miệng lưu hành trong cộng đồng những người quan tâm đến thời sự xã hội và ưa hài hước.

“Vào nhà nghỉ ôm cho đỡ sốt rét”

Xuất phát từ bào chữa của một nam giáo viên ở Lạng Sơn khi bị chồng một giáo viên nữ cùng trường bắt quả tang hai người đang không mặc quần áo, nằm đắp chăn chung trong nhà nghỉ. Ông giải thích: Do đang đi công tác thì bị ngộ độc thực phẩm lên cơn sốt rét, nữ đồng nghiệp liền bảo vào nhà nghỉ cởi hết quần áo ra để ôm cho đỡ rét.
Lập tức trên mạng xã hội có những người kêu ầm lên là đang sốt rét quá, ngộ độc thực phẩm mất rồi, mở đường cho hàng loạt bình luận “Để anh chữa”.
Nhất quyết không thừa nhận ngoại tình, nam giáo viên nói trên được cánh đàn ông khen (sau lưng các bà vợ) là anh hùng, đáng mặt đàn ông. Làm thì làm, nhưng không nhận, chứ nhỡ mồm nhận một câu là tôi vào nhà nghỉ để làm chuyện yêu đương đấy, thì chết. Giàn thiên lý sập không cứu vãn.
Vô tình nâng điểm trúng con lãnh đạo
Trong 64 trường hợp gian lận điểm thi (1 trường hợp từ năm 2017) tại Hòa Bình, Cục Đào tạo Bộ Công an đã quyết định trả về Hòa Bình 28 sinh viên thuộc các trường công an vì gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018. Trong đó, có 17 thí sinh trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân, 9 thí sinh trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân và 2 thí sinh trúng tuyển Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy.
Tại Sơn La, trong 44 thí sinh nâng điểm, đã có 25 thí sinh trúng tuyển vào nhóm các trường công an bị trả về. Còn có ít nhất ba thí sinh đã trúng tuyển vào các trường quân đội, gồm một thí sinh tại Trường Sĩ quan chính trị và hai ở Học viện Kỹ thuật quân sự - trong đó có người được nâng 25,2 điểm và trở thành “thủ khoa”. Ngoài ra còn có một thí sinh điểm cao đến mức đạt thủ khoa tại Đại học Y Hà Nội.
Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang là trọng điểm của vụ án gian lận điểm thi ngày càng mở rộng và nghiêm trọng này.

Một bóng ma đang ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’

Ian Johnson (NYR Daily)
Nguyễn Quang A dịch

https://cdn.nybooks.com/wp-content/uploads/2019/04/LON2153.jpg

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, 1989. Các nhà chức trách Cộng sản Trung Quốc đang lo về ngày kỷ niệm 4 tháng Sáu lần thứ 30 đang đến gần. Stuart Franklin/Magnum Photos

Bắc Kinh - Cái gì đó lạ đang xảy ra ở Trung Quốc của Tập Cận Bình. Đấy được cho là chế độ độc tài hoàn hảo, thời kỳ được duy trì liên tục nhất của chủ nghĩa độc đoán kể từ khi Cách mạng Văn hoá chấm dứt hơn bốn mươi năm trước, một thời kỳ thất vọng đáng nguyền rủa đến vậy mà tất cả trừ những người biện hộ phục tùng nhất của chế độ đã trở thành những người hay nhạo báng hoặc những người chỉ trích. Thế mà vài tháng qua cũng đã thấy cái gì đó lý thú hơn: sự phê phán nghiêm túc nhất đối với hệ thống trong hơn một thập kỷ, do những người ở bên trong Trung Quốc dẫn đầu, những người đang chọn để nói thẳng bây giờ, trong mùa nhạy cảm nhất của năm nhạy cảm nhất trong hàng thập kỷ.
Phong trào đã bắt đầu khá yên tĩnh, với vài tiểu luận xuất sắc được một học giả Trung Quốc viết. Ông đã bị các sếp đại học của mình tấn công, mà đến lượt đã khuấy động một sự phản ứng dữ dội giữa các trí thức công cộng (public intellectual) Trung Quốc. Chẳng cái nào trong số này có nghĩa rằng Đảng Cộng sản sẵn sàng để nới lỏng sự kìm kẹp lạnh lùng của nó đối với nước này, nhưng nó là một loạt sự kiện đáng chú ý, đang thách thức cái được cho là có thể ở Trung Quốc của Tập.
Mặc dù Đảng đã chẳng bao giờ thống trị một thời đại vàng son về tự do ngôn luận ở Trung Quốc, đã có thể cho rằng trong một thập niên cho đến cuối những năm 2000 Trung Quốc đã trở nên tự do hơn. Sự kết hợp của các cải cách kinh tế và sự tăng nhanh của các phương tiện truyền thông mới đã có vẻ cho phép các công dân sự tự trị cá nhân và quyền tự do biểu đạt nhiều hơn. Điều đó đã bắt đầu thay đổi chậm ngay sau khi Bắc Kinh làm chủ nhà Đại hội Olympic 2008. Đầu tiên là việc bắt giữ Lưu Hiểu Ba vì đã giúp soạn “Hiến chương 08”, một tài liệu đòi những cải cách hiến pháp khiêm tốn-một lập trường muộn hơn được công nhận bởi việc trao một Giải Nobel Hoà bình. Rồi việc lật đổ các chế độ chuyên quyền trong Mùa xuân Arab trong năm 2011 đã ảnh hưởng đến chứng loạn thần kinh của đảng về các âm mưu bí mật và các cuộc khởi nghĩa, và thập niên cuối cùng này đã thấy sự chấm dứt của tranh luận công có ý nghĩa thuộc hầu như mọi loại.
Hứa Chương Nhuận (许章润 Xu Zhangrun) bước vào. Một giáo sư luật hiến pháp năm mươi sáu tuổi tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh, Hứa nổi tiếng ở Bắc Kinh như một nhà phê bình viết nhiều và ôn hoà đối với việc Chính phủ ngày càng đi theo chủ nghĩa độc đoán. Kể từ 2012, ông đã công bố và đã nói rộng rãi về mối lo của ông đối với con đường của Trung Quốc. Vài tiểu luận của ông được nhắc tới trong “China’s Moment”, được dịch bởi David Ownby, một giáo sư sử học của Đại học Montreal người, với vài học giả khác, đã khởi động một website vô giá được gọi là “Reading the China Dream”, mà làm cho các nhà tư tưởng Trung Quốc hàng đầu có thể được biết đến bằng tiếng Anh. Các tiểu luận khác được dịch bởi học giả Geremie Barmé và được tập hợp trên trang này của website Di sản Trung Quốc.
Trong khi hầu hết bài viết sớm hơn của Hứa đã được diễn đạt trong ngôn ngữ khá chặt, tháng Bảy năm ngoái ông đã quyết định làm cho thông điệp của mình rõ ràng hơn nhiều. Viết cho website của Viện Kinh tế học Unirule bây giờ-đã bị đóng cửa, Hứa đã đưa ra cái chẳng khác gì một kiến nghị cho hoàng đế theo phong cách cổ điển. Ông đã giải thích thẳng thừng rằng sự kìm kẹp thắt chặt từ trước đến giờ của Chính phủ dẫn đất nước đến tai hoạ, và ông đã đòi các biện pháp để đảo ngược chiều hướng.
Bài báo gốc của Hứa năm ngoái, “Những hy vọng và kỳ vọng trước mắt của chúng ta”, đã được The Initium, một website độc lập tiếng Hoa tại Hong Kong đăng lại. Việc đó đã giúp làm cho nó trở thành một trong những bài báo gần đây chỉ trích Chính phủ được đọc rộng rãi nhất; rồi nó được dịch thành “Những nỗi sợ sắp đến, những hy vọng trước mắt” bởi Barmé, người đã đưa thêm một Lời nói đầu vô giá giải thích truyền thống lâu đời về các khuyến nghị hay các đơn thỉnh nguyện tới ngai vàng.

Phản kháng phi bạo lực (Phần 4)

Phạm Đoan Trang

Chương IV
“TỐT GỖ, TỐT CẢ NƯỚC SƠN”
Phải xây dựng được một hình ảnh tích cực để lôi cuốn mọi người. Luôn bảo vệ, duy trì hình ảnh ấy một cách thống nhất.
Không phải lời dạy nào của tiền nhân cũng đúng. Các cụ nhà ta dạy: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ý là nội dung quý hơn hình thức. Câu ấy, đặt trong thời đại này thì sai bét, vì rõ ràng cả hai thứ đều quan trọng như nhau và cần thiết như nhau. Trong nhiều trường hợp, hình thức, cách thể hiện - tức là nước sơn - còn quan trọng hơn cả nội dung - tức gỗ.
Trong hoạt động chính trị nói chung và đấu tranh chống độc tài nói riêng, hình thức, hay cái mà bạn thể hiện ra bên ngoài cho quần chúng thấy, đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Muốn thành công, bạn không thể chỉ tập trung vào nội dung (ai, cái gì, làm gì) mà quên đi hình thức (như thế nào). Nhiều khi, cùng một công việc, bạn làm thì hỏng, nhưng người khác lại thành công, bởi họ biết rõ cái quan trọng là “làm như thế nào”.
Đừng bao giờ nghĩ: “Hình thức không quan trọng; xây dựng hình ảnh là trò vẽ vời”, “Không thể nào đòi hỏi mọi cá nhân trong phong trào dân chủ đều giống nhau”. Nếu còn tư duy như vậy, bạn còn thất bại. Các cá nhân đấu tranh trong phong trào dân chủ có thể khác biệt nhau nhưng cách thức họ thể hiện ra bên ngoài như một thành phần của phong trào thì phải thống nhất (và tích cực).
Dân chủ, tự do đẹp lắm!
Hình ảnh mà bạn xây dựng cho cá nhân bạn, cho tổ chức của bạn, hay rộng hơn nữa, cho phong trào dân chủ - nhân quyền ở Việt Nam, nên là hình ảnh mang tính tích cực, nghĩa là nó có những tính chất tích cực: xinh đẹp, vui vẻ, hài hước, thông minh, ôn hòa, đầy yêu thương, nhân hậu, thành đạt. Đặc biệt là sự hài hước - cá nhân người viết cho rằng những gì hài hước sẽ được người ta nhớ rất lâu.
Hình ảnh đó không nên mang nét tiêu cực: xấu, buồn thảm, khô cứng, ngu dốt, hiếu chiến, bạo lực, bất mãn, hằn học, thất bại.
Và bạn chú ý, hình ảnh tích cực mà bạn tạo dựng nên đó, bạn phải thể hiện nó thống nhất mọi lúc, mọi nơi, trên mạng cũng như ngoài đời, vào những lúc đương đầu với lực lượng công quyền trấn áp bạn cũng như những giây phút bạn đứng trong đoàn biểu tình, hay trong các bài viết, các status, các comment facebook của bạn.
Đến đây, chúng ta sẽ tìm hiểu lý thuyết của Charles Tilly (1929-2008), một trong những nhà khoa học chính trị hàng đầu nghiên cứu về phong trào xã hội - những phong trào đấu tranh của người dân nhằm thay đổi xã hội.
Trong lý thuyết của mình, Charles Tilly cho rằng có ba yếu tố tạo nên một phong trào xã hội:
Thứ nhất là một chiến dịch vận động (campaign). Đó là một hoạt động có tổ chức, kéo dài, nhằm đưa các yêu sách tập thể đến đối tượng cần tác động để thay đổi, ví dụ chính quyền.
Thứ hai là các tiết mục để hoạt động (repertoire): Đó là một loạt hình thức hoạt động chính trị được sử dụng kết hợp, như thành lập tổ chức, hội thảo, cafe gặp gỡ, kiến nghị, ra tuyên bố, cầu nguyện tập thể, tuần hành, biểu tình, làm truyền thông, phát tờ rơi, v.v. Có rất nhiều hoạt động như vậy. Tất cả đều phải nhằm truyền tải thông điệp đến đối tượng cần tác động, và công chúng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn