Chống ‘BOT bẩn’, Hà Văn Nam và 6 người nhận nhiều năm tù về tội ‘gây rối’

VOA Tiếng Việt

Gia đình ông Hà Văn Nam kêu cứu khi ông bị bắt hồi tháng 3/2019

Một tòa án cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh hôm 30/7 tuyên ông Hà Văn Nam phải chịu phạt 30 tháng tù giam về tội "gây rối trật tự công cộng".

Cùng bị kết án với ông Nam trong phiên sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân huyện Quế Võ là 6 người khác trong độ tuổi từ 26 đến 35, với các bản án từ 18 đến 36 tháng tù giam.

Theo quan sát của VOA, ông Hà Văn Nam, 38 tuổi, được nhiều người sử dụng mạng xã hội, một số nhà hoạt động, nhà báo, luật sư xem như một “người hùng” chống các trạm thu phí BOT bẩn, đồng thời họ cho rằng ông bị “vu oan” khi nhà chức trách bắt và kết tội ông.

Khái niệm BOT bẩn nói đến các trạm thu phí đặt sai vị trí hoặc thu phí quá thời hạn cho phép tại các đoạn quốc lộ hoặc cây cầu được các công ty tư nhân xây mới hoặc cải tạo theo hình thức hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT).

Bãi Tư Chính: Trung Quốc mưu tính chặn đường kiện của Việt Nam ra sao?

Thường Sơn

Rõ ràng là giới chóp bu Bắc Kinh có mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về ‘đừng lưỡi bò 9 đoạn’ và vụ tàu Hải Dương - 8 của Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính, chứ không phải như một số tờ báo của Bắc Kinh luôn cho rằng Trung Quốc không hề sợ Việt Nam hay một quốc gia nào đó kiện cáo.

Trung Quốc chưa hề có ý định rút tàu Hải Dương - 8 khỏi khu vực Bãi Tư Chính.

South China Morning Post - một tờ báo Hồng Kông và cũng là tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ Hải Dương - 8, vừa đăng tin phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh cáo buộc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm” trong một cuộc họp báo hôm 26/7: “Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam” và “Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc”.

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam là Lê Thị Thu Hằng cho biết Hà Nội đã “trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam” - một cử chỉ can đảm mang tính quá hiếm muộn của giới chóp bu Việt Nam về thế buộc phải đối đầu trước ‘thiên triều’.

Việt Nam đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội kiện Trung Quốc?

Phạm Chí Dũng

Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)

Chỉ tính từ năm 2011 khi nổ ra vụ tàu Bình Minh 2 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp - một cách côn đồ và mặt lạnh không kém cái cách cả hai chính quyền độc đảng độc trị này luôn thẳng tay đàn áp dân chúng và những tiếng nói phản đối, cho tới nay Hà Nội đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để có thể kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về các vụ xâm nhập ‘vùng biển chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’.

‘Tổng tịch’ nói gì?

Mùa mưa bão tháng 7 năm 2019, một lần nữa cơn sóng lừng mang tên Hải Dương của Trung Quốc lại chực chồm lên ‘thuyền nan đòi ra biển lớn’ của Hà Nội, áp thể chế này vào cái thế một lần nữa phải tính đến việc kiện Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng lấp ló khả năng kiện tụng ra trước công luận nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận xã hội về một chế độ chỉ biết ‘hèn với giặc, ác với dân’.

Thêm một lần nữa trong nhiều lần, một ít chuyên gia và cũng chỉ một ít tờ báo nhà nước - thật sự sốt ruột trước cảnh ‘trùm mền’ của giới chóp bu Việt Nam - đã phải liệt kê hàng nửa tá cơ sở cho triển vọng ‘Việt Nam sẽ chắc thắng nếu kiện Trung Quốc’.

Người ta cũng không khỏi xót ruột khi chứng kiến hình ảnh ‘tái xuất’ của nhân vật ‘tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vào đúng thời điểm tàu thăm dò địa chất Hải Dương - 8 và nhiều tàu hải cảnh hộ vệ của Trung Quốc vẫn vờn qua vờn lại ngay trong vùng lãnh hải Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính, còn hàng đàn máy bay SU-35 của Trung Quốc thi nhau diễu hành ở Biển Đông, nhưng trên phương diện cần có những phát ngôn công khai để thông tin về cái gì đang xảy ra, hay dù chỉ để trấn an dư luận, thì Trọng lại tuyệt đối nín lặng.

Bạch thư quốc phòng Trung Quốc nói gì?

Phạm Phú Khải

Hải quân Trung Quốc. Hình minh họa.

Ngày 24 tháng Bảy tuần qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố bạch thư về chiến lược quốc phòng. Bạch thư lần trước được công bố cách đây hơn bốn năm, tháng Năm 2015. Trước đó nữa là tháng Tư 2013, tháng Ba 2011, và tháng Giêng 2009.

Bạch thư dài gần 18 ngàn chữ, 51 trang này, nếu đọc nhanh và khái quát thì mất cũng gần hai tiếng [*]. Đọc chậm và kỹ thì chừng bốn năm tiếng. Còn đọc để nắm bắt các thông điệp của họ, qua những gì được viết trong bản văn này, cũng như những gì không trình bày, thì thời gian là vô hạn. Nó không chỉ mất cả đời người mà còn cả bề dài lịch sử của bao thế hệ và bao xương máu đổ xuống của những dân tộc từng bị họ xâm chiếm cả ngàn năm.

Những chủ tâm hoặc tham vọng thật sự của Trung Quốc thì chắc chắn họ không công bố trong bất cứ văn bản công khai nào.

Về tình hình an ninh quốc tế, bạch thư này nhận định sự cạnh tranh chiến lược quốc tế đang ngày càng gia tăng. Bạch thư cho rằng Hoa Kỳ đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia, sử dụng các chính sách đơn phương, kích động và tăng cường cạnh tranh giữa các nước, gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, thúc đẩy thêm năng lực về hạt nhân, ngoài vũ trụ, phòng thủ mạng và tên lửa, phá hoại sự ổn định chiến lược toàn cầu, v.v. Ngoài Hoa Kỳ thì bạch thư cũng nhận định về vị thế và chủ trương của NATO, Nga, Liên hiệp Âu châu, ASEAN, Nhật, Ấn Độ, Úc…

TUYÊN BỐ BIỂN ĐÔNG Tuyên bố về Biển Đông (lần thứ Ba)

Cập nhật đến sáng 29/07/2019 với 14 tổ chức, 746 cá nhân ký tên

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbobiendong3@gmail.com

Chấm dứt nhận chữ ký lúc 20 giờ ngày 30/7/2019 (giờ VN)

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.

Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.

Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.

Người Việt Nam từ nhiều đời ông cha luôn có cách xử sự mềm dẻo với một nước lớn ở sát bên mình, nhưng không bao giờ đánh mất lòng tự tôn tự hào của một dân tộc anh hùng.

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm. Chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào. Nhân dân Việt Nam quyết tự bảo vệ đất nước mà không biến thành con cờ của các thế lực ngoại quốc.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có tên dưới đây ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam:

  1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.

  1. Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.

  1. Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.

  1. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.

     5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 7 năm 2019

DANH SÁCH KÝ TÊN A.

Các tổ chức

Đợt 1

1. Nhóm lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai

2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân, Chủ nhiệm CLB

3. Diễn đàn xã hội dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.

Đợt 2

5. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Thạc sỹ giám đốc Vũ Quốc Ngữ

6. Hội Bầu bí Tương thân: Đại diện Nguyễn Lê Hùng

Đợt 3

7. Nhóm Hoạt Động ủng hộ Quốc Dân Việt. Đại Diện: Đoàn Văn Lập, San Jose, CA Hoa Kỳ.

8. Hội Nhà Giáo Chu Văn An. Đại diện Vũ Quốc Hùng

9. Diễn đàn Vietnam 21 tại CHLB Đức. Đại diện: Tiến Sĩ Dương Hồng Ân

Đợt 4

10. Phong trào dân quyền. Đại diện: Lê Văn Kiên-tại Anh Quốc

Đợt 5.

11. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải & Lm Nguyễn Văn Lý, Nhà Hưu dưỡng TGP Huế.

12. Tập Hợp Quốc Dân Việt Quốc nội. Đại diện: Hoàng Lê Hy Lai, Nguyễn Trung Kiên, Sài Gòn.

13. Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đại diện: Hòa Thượng Thích Không Tánh.

14. Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý. Đại diện: Lê Quang Hiển, Chánh thư ký.

Vô cùng thương tiếc Tiến sĩ NGUYỄN THANH GIANG

Kính thưa các trang nhà Dân chủ

TS Nguyễn Thanh Giang, nhà khoa học Vật lý Địa chất, là một nhà Dân chủ rất sớm, là người bạn thân thiết của anh em Đà Lạt chúng tôi. Anh Thanh Giang mất là một tổn thất và đau buồn cho giới trí thức Dân chủ trong nước đang còn rất ít ỏi. Đà Lạt chúng tôi xin gửi Câu đối viếng, kính nhờ các trang nhà Dân chủ đăng tải thông điệp đau buồn này.

Kính thư

Hà Sĩ Phu

Bauxite Việt Nam xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh một trí thức sớm dấn thân nhằm góp một tiếng nói vào công cuộc giải cứu dân tộc ra khỏi cái nhà tù lớn để có cuộc sống TỰ DO DÂN CHỦ. Tiếc thay người có trái tim Danko và trí tuệ sắc bén lại bị tước bỏ những điều kiện cần thiết để không phải rơi vào hoàn cảnh cô đơn rất đáng thông cảm trong những năm cuối của cuộc hành trình.

Cầu mong Ông thanh thản trên cõi Vĩnh Hằng.

Bauxite Việt Nam

             

Kính cầu nguyện Ông sớm siêu thoát.

Đọc thấy trên Fb của ông có một lá thư ông gởi cho Tiến sĩ TORSEN WIESEL, Chủ tịch Hội đồng (đề cử?) giải Nobel Vật lý và Y khoa thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Mỹ, Trong thư ông nói ông được mổ mắt thay thủy tinh thể (cataract) và bác sĩ phẫu thuật cho ông là Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Việt Xô (Dean of the Faculty of Ophtalmology of the Vietnam-Soviet Hospital.). Kết quả là ông bị mù. 

Ông nói nhiều người cho rằng đó không phải là một tai nạn kỹ thuật, mà là (do) các vấn đề chính trị.
Ông đã qua đời rồi, chuyện mắt sáng hay tối không còn ý nghĩa gì nữa. 

Nói để biết vậy thôi. (Nhưng ở thế kỷ 21 việc thay thủy tinh thể phổ biên như... uống cà phê quán cóc mà bị mù mắt thì đáng sợ lắm đó).

Cầu cho hương hồn Ông an nghỉ.

Dưới đây là lá thư (bằng tiếng Anh)

Giang Nguyễn
November 27, 2017

Attention: Doctor TORSEN WIESEL
President of the Nobel Prize Council in Physiology and Medical Sciences
Of the American National Academy of Sciences

Biểu tình hay không biểu tình? Có còn biểu tình hay không?

Jackhammer Nguyễn

Gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco

Không có một cuộc biểu tình nào xảy ra dù là của Đảng Cộng sản tổ chức để phản đối Trung Quốc, trong khi vụ Tư Chính xảy ra gần cả tháng rồi.

Nhiều người Việt Nam hơi ngơ ngác hỏi nhau trên mạng: Tại sao không có biểu tình?

BBC tiếng Việt, ngày 23/7, chạy bài Bãi Tư Chính, không thấy có biểu tình phản đối Trung Quốc. Dường như theo nội dung bài này thì câu trả lời đã được tìm ra: Vì người dân cảm thấy lòng yêu nước bị lợi dụng.

Ba ngày sau, RFA tiếng Việt theo sau, viết một bài nội dung y hệt, tìm thấy câu trả lời cũng y hệt.

Tôi thì tôi thấy nguyên nhân có thể là phức tạp hơn.

Để có một cuộc biểu tình xảy ra cần có hai điều kiện liên quan với nhau: Mục đích của cuộc biểu tình và những người sẵn sàng biểu tình cho mục đích đó.

Biểu tình tại Việt Nam trong những năm vừa qua có những nguyên nhân sau đây, và cũng là mục đích, xếp theo thứ tự quan trọng: Chống Trung Quốc, Đòi đất đai, Chống ô nhiễm môi trường, Đòi tăng lương.

Đương nhiên đây là nhận xét chủ quan của tác giả.

Mục đích chống Trung Quốc được mọi người đồng ý dễ dàng với nhau là nguyên nhân lớn nhất, nó kích thích tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Việt Nam chống phương Bắc, vốn có lịch sử cả ngàn năm nay.

Kiện Trung Quốc: Bây giờ hoặc không bao giờ!

Tâm Don

Vào năm 2013, Philipiness đã kiện Trung Quốc ra Tòa Thường trực Quốc tế ở Hà Lan (PCA). Vào năm 2014, Việt Nam cũng đã có động thái kiện Trung Quốc ra PCA để bảo vệ chủ quyền biến đảo của mình. Nhưng tất cả chỉ vẫn là động thái, mặc dù vào năm 2016, PCA đã ra phán quyết xác định Đường lưỡi bò - Đường chín đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra là phi lý và bất hợp pháp. Trung Quốc đang ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính và lô 06.01, tại sao Việt Nam chỉ phản ứng yếu ớt và không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?

Tòa Thường trực Quốc tế ở The Hague - Hà Lan.

Trước việc Trung Quốc ngày càng thể hiện sự ngang ngược và tham lam đối với Biển Đông, Philipiness đã nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Tòa Thường trực Quốc tế ở Hà Lan (PCA). Vào tháng 6-2016, tòa này đã đưa ra phán quyết cực kỳ quan trọng: Đường lưỡi bò hay còn gọi là Đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra là một đòi hỏi hoàn toàn vô lý và ngang ngược. Dù phán quyết của tòa này không có chế tài, nhưng nó là cơ sở khoa học và pháp lý buộc hai bên Trung Quốc và Philipiess tuân thủ. Sau phán quyết của PCA, Trung Quốc tuy lớn tiếng phủ nhận nhưng ngay lập tức sự hung hăng và ngang ngược đã giảm xuống rất nhiều lần.

Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế để bảo vệ chủ quyền lãnh hải là một phương án đã được Việt Nam tính tới. “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định sẽ sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình. Biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình và văn minh được Hiến chương của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ủng hộ. Vì vậy, Việt Nam không loại trừ các biện pháp pháp lý và Việt Nam sẽ cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm thích hợp để khởi kiện Trung Quốc” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 3-7-2014 ở Hà Nội, dẫn theo báo Người Lao Động. Cũng đã có nhiều ý kiến tại Việt Nam kêu gọi Chính phủ Việt Nam nên quốc tế hóa việc giải quyết yêu cầu chủ quyền tại Biển Đông.

Trung Quốc sẽ đẩy căng thẳng Bãi Tư Chính đến mức độ nào?

RFA

Hành trình của tàu Hải DÆ°Æ¡ng 8 của Trung Quốc ở phía bắc Bãi TÆ° Chính từ ngày 1/7/2019 đến 15/7/2019 

Hành trình của tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc ở phía bắc Bãi Tư Chính từ ngày 1/7/2019 đến 15/7/2019. Courtesy of AMTI

Trung Quốc có thể đẩy căng thẳng ở Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông lên mức mới, thậm chí triển khai giàn khoan dầu đến khu vực này, dẫn đến nguy cơ một xung đột vũ trang. Một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore nhận định như vậy với Đài Á Châu Tự Do.

Từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã điều hàng chục tàu bao gồm các tàu Hải cảnh có trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân quân biển và tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 ra khu vực Bãi Tư Chính và bắc Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô 06.1 thuộc bể Nam Côn Sơn. Đây là lô dầu khí liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft của Nga.

Đây được coi là hành động mạnh mẽ nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đến vùng biển Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi năm 2014.

Ngày 19/7 và 25/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời gửi công hàm phản đối tới phía Trung Quốc. Tuy nhiên, đến lúc này, hoạt động của các tàu Trung Quốc tại khu vực này vẫn tiếp tục, cho thấy căng thẳng giữa hai bên chưa hề giảm sút. Phía Việt Nam không thừa nhận nhưng cũng không bác bỏ các thông tin được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi cho biết các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam nhiều tuần qua đã phải đối đầu với các tàu Hải cảnh của Trung Quốc.

Khi nào Trung Quốc rút tàu?

Chuyên gia Hà Hoàng Hợp thuộc ISEAS cho rằng sẽ có ba kịch bản xẩy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Bãi Tư Chính:

Có ba kịch bản. Kịch bản thứ nhất là Trung Quốc sẽ rút sớm, trước ngày 15/9, lấy lý do là hoàn thành nhiệm vụ thăm dò thì rút. Thứ hai là Trung Quốc đợi đến đúng ngày 15/9 khi giàn khoan của Nhật thôi không khoan nữa mới rút. Khả năng thứ ba rất xấu là Trung Quốc kéo giàn khoan vào và khoan dầu. Khả năng rút sớm rất khó xảy ra là bởi vì tàu đó được tiếp dầu, nước, lương thực rất nhanh bởi vì nó rất gần các đảo nhân tạo, nhất là đảo Chữ Thập cách đấy mấy chục hải lý”.

Nỗi buồn lịch sử ư? Xin góp một ví dụ làm nên nỗi buồn đó (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 74)

Tương Lai

Báo chí nhà nước dồn dập đưa tin về “nỗi buồn lịch sử trước kết quả tệ hại của điểm thi môn sử. Xin chia sẻ với các nhà báo về nỗi buồn ấy khi họ được phép lên tiếng – trong giới hạn cho phép – về nguyên nhân của kết quả tệ hại kia đã làm nên nỗi buồn ấy bằng một câu chuyện “bốc thơm” nho nhỏ tại một trường Đại học lơn lớn nọ.

Theo dõi mục đưa tin kèm theo những trích đoạn phát biểu một số nhân vật được chọn để phát biểu trên VTV1 thì thấy có cái ông nọ, với một chức danh khoa học rất hoành tráng đã chớm đụng vào cái nguyên nhân cốt lõi của cái kết quả tệ hại trên. Thật đáng tiếc là nhà khoa học ấy chỉ chớm đụng rồi tịt ngóm khi công chúng đang chờ một tiếng nói có trách nhiệm mà họ muốn nghe ở ông ta. Không hiểu có phải “nhà đài” sợ nồi cơm bị đe doạ mà cắt phụt đi, hay nhà khoa học kia sợ vạ miệng – khi ông ta là người, hình như đang đứng đầu giới có thẩm quyền về bộ môn khoa học lịch sử đang được giảng dạy trong nhà trường – nên cười duyên rồi ngừng lại ở cái cục ung thư “giáo điều ý thức hệ” đã di căn khắp nơi và là cội nguồn tạo ra nỗi buồn lịch sử – nơi bị xuyên tạc, nói dối, biến giả thành thật – nhiều nhất.

Ông “giáo sư tiến sĩ khoa học” này trong khá nhiều trường hợp đã tỏ ra đứng đắn và đôi lúc khá can đảm để cho thấy ông ta là một người tử tế, mạnh dạn đưa ra được một vài nhận định, bình luận sắc sảo, kể cả trong những bình luận ngẫu hứng với “Những bài ca đi cùng năm tháng” được dàn dựng khá công phu trên Tivi, khiến tôi mừng thầm trong bụng “may vẫn còn được vài người”. Ấy thế rồi nỗi mừng ấy bị hụt hẫng khi diện mục sở thị ông hớn hở tụng ca một nhân vật cỡ bự hạ cố đến thăm trường cũ, để ông GS.TSKH kia tươi cười đưa ngài đến trước cái tủ kính “bày hàng” có bản “luận án tốt nghiệp đại học” thời hàn vi của ngài với những lời có cánh, bốc thơm “sự kiện lịch sử” ngài tổng chủ chưa quên thuở hàn vi! Một chi tiết vụn vặt trong xô bồ hiện tượng giữa cuộc đời nhưng lại nặng trĩu sự nhầy nhụa của những gì làm nên nỗi buồn kịch sử kia.

Vì lẽ gì? Vì trí lự và nhân cách của nhân vật được bốc thơm với bản luận án tốt nghiệp được trưng bày trong tủ kính của một trường Đại học Quốc gia nọ là một chi tiết sống động góp vào “nỗi buồn lịch sử” ấy. Đề tài của luận án tốt nghiệp kia gắn liền với một nhà thơ cách mạng từng viết: “Và nghìn thế hệ đứng sau đây. Đương nhìn ta đó! Đi đi bạn. Cất nhẹ thân lên giữa phút này” thì đúng vào “giữa phút này” – khi lớp sinh viên đại học theo tiếng gọi của đất nước khoác súng ra chiến trường – thì chàng tuổi trẻ của thuở hàn vi ấy đã nấp sau một chục trứng gà để lẩn trốn việc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mặc cho ai “đương nhìn ta đó”.

Người dân thờ ơ với chủ quyền lãnh thổ ư?

Bạch Hoàn

Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ, ngồi lên ngôi vua chưa ấm chỗ đã bắt dân khai sổ bộ, người trẻ thì bị bắt đi lính đánh Chiêm Thành, người già thì đi lao dịch xây kinh đô mới ở Thanh Hoá.

Năm 1406, khi nhà Minh đưa quân xâm lược, cha con nhà Hồ chưa đánh đã thua, bỏ thành chạy dài vào đến Hà Tĩnh thì bị bắt giải về Nam Kinh.

Hồ Quy Ly bại trận, nước mất nhà tan, cũng chỉ vì lòng dân oán hận.

Gương xưa còn đó.

Nay, ở Bãi Tư Chính - vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện thăm dò địa chấn. Đó là hành vi xâm phạm chủ quyền một cách trắng trợn mà không luận điệu nào có thể chối cãi.

TUYÊN BỐ BIỂN ĐÔNG Tuyên bố về Biển Đông (lần thứ Ba)

Cập nhật đến sáng 27/7/2019 với 10 tổ chức, 593 cá nhân ký tên

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbobiendong3@gmail.com

Chấm dứt nhận chữ ký lúc 20 giờ ngày 30/7/2019 (giờ VN)

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.

Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.

Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.

Người Việt Nam từ nhiều đời ông cha luôn có cách xử sự mềm dẻo với một nước lớn ở sát bên mình, nhưng không bao giờ đánh mất lòng tự tôn tự hào của một dân tộc anh hùng.

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm. Chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào. Nhân dân Việt Nam quyết tự bảo vệ đất nước mà không biến thành con cờ của các thế lực ngoại quốc.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có tên dưới đây ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam:

  1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.

  1. Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.

  1. Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.

  1. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.

     5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 7 năm 2019

Việt Nam phải mạnh mẽ đối với các nước thượng nguồn Mekong dù đó là nước nào!

Thanh Trúc

Bé trai bắt cá trong một con kênh khô cằn ở quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016. AFP

Dòng Mekong dài hơn 4.300 km, xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Mới đây, các tổ chức dân sự ở Thái Lan cảnh báo 8 đập thủy điện trên lãnh thổ Trung Quốc giữ nước lại là nguyên nhân khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường còn gởi kiến nghị lên Ủy Ban Nhân Quyển NHCR của Thái Lan yêu cầu rà soát lại những dự án  thủy điện sẽ được xây thêm trên dòng Mekong.

Ban Việt Ngữ có cuộc phỏng vấn với ông Brian Eyler, tác giả cuốn The Last Days of Mighty Mekong, tạm dịch Những Ngày Cuối Của Dòng Mekong Vĩ Đại.

Ông Brian Eyler là giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC. Tháng trước ông từng có mặt trong các cuộc họp của MRC Ủy Hội Sông Mekong ở Thái Lan, Lào và Việt Nam.

***

Thanh Trúc: Thưa ông Brian Eyler, Mekong Freedom Network của Thái Lan mới đây cho biết 8 đập thủy điện của Trung Quốc giữ lại khoảng 40 tỷ mét khối nước khiến mực nước sông Mekong xuống đến mức kỷ lục trong vòng 100 năm qua. Thưa ông nghĩ sao về cảnh báo này?

Ông Brian Eyler: Tôi đọc thấy thông báo 8 con đập trên phần lãnh thổ Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong gây hạn hạn nên phải nhanh chóng kiểm chứng một số dữ liệu. Đúng hiện đang xảy ra tình trạng hạn hán nặng nề tại khu vực Mekong. Đó là hậu quả của nhiều tác nhân gộp lại.

Hoạt động đầu tiên của tôi với tư cách là người đang làm việc để cổ xúy cho những phương cách phát triển thông minh hơn cho khu vực Mekong có thể thay thế cách xây dựng những đập thủy điện như hiện tại thì trước hết tôi nhắc lại là có đến 11 con đập trên phần sông Mekong chảy qua Trung Quốc đã hoàn tất. Mọi người cần được cập nhật bản đồ của tất cả những đập đó cũng như thông tin liên quan. Tổng cộng tất cả những đập đó có thể giữ lại hơn 40 tỷ mét khối nước; tuy nhiên do trong thời điểm hạn hán số lượng nước trữ lại đó có thể ít hơn. Dẫu thế, việc trữ nước ở các đập như vậy đều có thể góp phần làm ảnh hưởng đến hạ nguồn.

Xuất bản tự do: Cơ hội hay thử thách?

Phạm Phú Khải

Phản Kháng Phi Bạo Lực. (Hình: FB Phạm Đoan Trang)

Lời giới thiệu: Vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, Nhà Xuất Bản Tự Do (NXBTD) cho ra một thông báo về chương trình tặng 1.000 cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” của tác giả Phạm Đoan Trang. NXBTD cho biết sẽ bắt đầu tặng sách vào ngày 14 tháng 7. Chưa đầy 4 ngày sau, đến 11 giờ trưa ngày 18 tháng 7, 1000 cuốn sách đã được tặng hết. Qua sự kiện này, tôi đã liên lạc với anh Nam Khánh, đại diện của Nhà Xuất Bản Tự Do, để tìm hiểu thêm các hoạt động của nhóm này. Sau đây là cuộc trò chuyện giữa Phạm Phú Khải (PPK) và Nam Khánh thuộc Nhà Xuất Bản Tự Do.

***

PPK: Đầu tiên, xin Nam Khánh cho biết tại sao các bạn lại chọn lấy tên Nhà Xuất Bản Tự Do cho nhóm hoạt động của mình?

Nam Khánh: Khi nhóm các sáng lập viên quyết định thành lập nhà xuất bản, thật sự không quá khó khăn để chúng tôi chọn cái tên Nhà xuất bản Tự Do. Cái tên có vẻ không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là khá bình thường, nhưng điều bình thường ấy đang là khao khát của hàng triệu người Việt Nam, cũng là mục tiêu và lý tưởng của rất nhiều người khác. Chúng ta không được tự do nói những gì chúng ta nghĩ, không được tự do học những gì chúng ta muốn, không được tự do đọc những gì chúng ta thích và nhiều những thứ khác nữa. Sự cai trị độc đoán và kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Việt Nam đã dần biến Tự Do thành một cái gì đó rất xa xỉ đối với người Việt, vì vậy với mong muốn giúp người dân Việt Nam tiếp cận với kho tàng tri thức mênh mông của nhân loại và vén bức màn sắt đang bao phủ lên đời sống xã hội Việt Nam, cũng như góp phần thúc đẩy một ngành in ấn, xuất bản thật sự độc lập, chúng tôi muốn mục tiêu của mình thể hiện ở ngay từ cái tên của nhà xuất bản. Đó là tự do sáng tác, truyền thông báo chí tự do, xuất bản tự do, tự do học thuật, và cái tên Nhà xuất bản Tự Do đã ra đời như chính mục tiêu và lí do mà nó tồn tại.

PPK: Xin Nam Khánh giới thiệu sơ qua một số hoạt động của Nhà Xuất Bản Tự Do.

Nam Khánh: Chúng tôi là một nhà xuất bản hoạt động độc lập, với hoạt động chính là in và phát hành các ấn phẩm hoàn toàn không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Sách được phát hành thông qua hình thức bán và tặng miễn phí. Chúng tôi từng tổ chức tặng cuốn “Cẩm nang nuôi tù” cho các nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm và gia đình các tù nhân lương tâm, và gần đây nhất là chương trình tặng 1000 cuốn “Phản kháng phi bạo lực”. Như anh cũng đã biết, cả hai tác phẩm đều của tác giả Phạm Đoan Trang. Chúng tôi cũng chủ động “săn” các đầu sách mới phù hợp với tiêu chí của nhà xuất bản là đề cao các giá trị Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền và tôn trọng sự thật, khách quan, hoặc “đặt hàng” các tác giả viết về đề tài mà chúng tôi yêu cầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẵn sàng nhận in và phát hành các tác phẩm do độc giả viết, nếu phù hợp với các tiêu chí trên và có tác động tích cực đến cộng đồng.

Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam?

Lee Jong-Wha Nguyễn Minh Khuê biên dịch

Nguồn: Lee Jong-wha, “Can North Korea Be the Next Vietnam?“, Project Syndicate, 26/07/2018 (https://www.project-syndicate.org/commentary/north-korea-economy-reform-sanctions-by-lee-jong-wha-2018-07)

Sau hàng thập niên bế tắc, dường như cuối cùng cũng đã có một số vận động ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 giữa Kim Jong-un và Donald Trump – lần gặp mặt đầu tiên giữa một lãnh đạo Triều Tiên và một tổng thống đương nhiệm của Mỹ – đã đưa ra một tuyên bố chung trong đó Kim đồng ý hoàn thành việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lấy bảo đảm an ninh từ Trump.

Tất nhiên, trong khi một số người cổ vũ cho bước tiến này, những người khác nhắc nhở chúng ta về lịch sử lâu dài của những lời hứa dở dang. Nhưng ngay cả khi cam kết của Kim là chân thành, chế độ của ông sẽ chỉ được hưởng lợi từ những bảo đảm đó – và từ việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt quốc tế thảm khốc – khi Triều Tiên có thể khắc phục được nền kinh tế yếu kém của mình. Liệu Bình Nhưỡng có thể sử dụng kinh nghiệm của Việt Nam như một mô hình?

Năm 1986, Việt Nam khởi xướng chính sách Đổi Mới, một tập hợp các cải cách kinh tế, rất giống với các cải cách của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản. Chính phủ đã giải tán các hợp tác xã nông nghiệp, loại bỏ các biện pháp kiểm soát giá đối với hàng nông sản và cho phép nông dân sở hữu đất đai. Nhà nước cũng tư nhân hoá nhiều công ty, giảm bớt các quy định đầu tư nước ngoài, tạo ra một môi trường hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp tư nhân, thành lập các khu chế xuất, và thúc đẩy các ngành sản xuất thâm dụng lao động.

TUYÊN BỐ BIỂN ĐÔNG Tuyên bố về Biển Đông (lần thứ Ba)

Cập nhật đến sáng 26/7/2019 với 9 tổ chức, 501 cá nhân ký tên

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbobiendong3@gmail.com

Chấm dứt nhận chữ ký lúc 20 giờ ngày 30/7/2019 (giờ VN)

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.

Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.

Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.

Người Việt Nam từ nhiều đời ông cha luôn có cách xử sự mềm dẻo với một nước lớn ở sát bên mình, nhưng không bao giờ đánh mất lòng tự tôn tự hào của một dân tộc anh hùng.

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm. Chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào. Nhân dân Việt Nam quyết tự bảo vệ đất nước mà không biến thành con cờ của các thế lực ngoại quốc.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có tên dưới đây ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam:

  1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.

  1. Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.

  1. Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.

  1. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.

     5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 7 năm 2019

Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc?

Khánh An - VOA 26/07/2019

Giàn khoan Hakuryu 5 hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4/2018.

Việt Nam vừa ra thông báo rộng rãi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Trong khi các dữ liệu theo dõi cho thấy tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động gần khu vực Bãi Tư Chính ở Biển Đông bất chấp phản đối từ phía Việt Nam và chỉ trích của Mỹ, một số nguồn tin cho hay Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội rút giàn khoan ở khu vực này đi và đổi lại, Trung Quốc sẽ rút các tàu của họ. Nhưng Việt Nam bác bỏ đề nghị này.

Trao đổi với VOA hôm 25/7, TS. Hà Hoàng Hợp xác nhận thông tin về những đòi hỏi của Trung Quốc hồi tháng 6.

“Đúng là họ có trao đổi với một số nơi ở Việt Nam điều kiện như thế”, TS. Hà Hoàng Hợp khẳng định với VOA. “Họ đòi Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút thì họ sẽ có hành động mạnh”.

Trung Quốc đã thực hiện lời đe dọa bằng cách đưa con tàu dài 88 mét, rộng 20,4 mét, với tổng trọng tải 6.918 tấn đến “thăm dò” trong khu vực gần Bãi Tư Chính kể từ ngày 3/7. Vụ việc đã đẩy căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.

Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn

Lê Hồng Hiệp

Sau một thời gian tạm lắng ngắn ngủi khi Bắc Kinh dường như kiềm chế không tiến hành các hành động gây hấn đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, Trung Quốc lại bắt đầu dương oai diễu võ trong những tuần gần đây. Từ giữa tháng 6, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã quấy rối các tàu Việt Nam đang phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản tại Bãi Tư Chính, nơi Việt Nam coi là thềm lục địa của mình nhưng Trung Quốc đòi là một phần thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Từ ngày 3 tháng 7, Trung Quốc cũng đã cử tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 để thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí tại một khu vực rộng lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hộ tống tàu khảo sát này có ít nhất ba tàu hải cảnh, khiến Việt Nam phải gửi các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của mình tới hiện trường để theo dõi đội tàu Trung Quốc. Cuộc đối đầu này gợi nhớ đến một cuộc tranh chấp tương tự vào năm 2014 vốn đưa quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Vào ngày 19 tháng 7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ lên án các hành động của Trung Quốc và, thú vị hơn, đã kêu gọi “tất cả các bên liên quan và cộng đồng quốc tế” đóng góp vào việc duy trì trật tự, hòa bình và an ninh ở Biển Đông.

Ngày hôm sau, Hoa Kỳ dường như đáp lại lời kêu gọi của Việt Nam khi Bộ Ngoại giao nước này đưa ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về “sự cưỡng ép của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí ở Biển Đông” nói chung và sự can thiệp của Trung Quốc vào “các hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam” nói riêng. Tuyên bố cũng kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt hành vi bắt nạt và không tham gia vào loại hoạt động gây khiêu khích và bất ổn này”.

Các ý kiến liên quan đến việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế qua vụ Bãi Tư Chính

(1) BÃI TƯ CHÍNH: VIỆC VN KIỆN TQ RA TOÀ QUỐC TẾ ĐANG ĐƯỢC NHẮC LẠI

BBC  24 tháng 7 2019

Bức ảnh được chụp ngày 6/5/2013 cho thấy các thủy thủ TQ đứng trên một tàu đánh cá trên quần đảo Trường Sa, một quần đảo tranh chấp giữa TQ, Việt Nam và Philippines. Bản quyền hình ảnh AFP/GETTY IMAGES

Ý kiến của giới quan sát rằng giờ đã đến thời điểm Việt Nam dùng biện pháp pháp lý để phản ứng lại hành động của Trung Quốc liên quan vụ Bãi Tư Chính.

Tại sao lại là bây giờ, khi Trung Quốc từng gây hấn nhiều lần trên Biển Đông trong các năm qua?

Trao đổi với Mỹ Hằng của BBC hôm 23/7, ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu luật Quốc tế, nói Việt Nam đã khá chậm trong việc phản ứng lại hành động của Trung Quốc trong vụ Bãi Tư Chính.

Do đó, ông Hoàng Việt cho rằng nếu không ngay lập tức có các giải pháp tức thì để tranh thủ ủng hộ của thế giới, trong đó có việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì hậu quả có thể khó lường.

Philippines đã đơn phương kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế và đã 'thắng lớn' năm 2016.

"Tôi được biết là mỗi lần có sự cố như vụ Bãi Tư Chính thì chính phủ thường cho họp các cơ quan ban ngành và tìm ý kiến. Nhưng đến lúc tìm ra giải pháp thì sự việc đã xảy ra một thời gian khá lâu rồi. Trong vụ Bãi Tư Chính phải gần nửa tháng sau mới thấy Việt Nam có tiếng nói chính thức".

"Phải hiểu rằng Việt Nam cần có sự thận trọng, cân nhắc khi đối đầu với một đối thủ quá mạnh là Trung Quốc. Không như Philippines ngăn cách với Trung Quốc bằng đường biển, Việt Nam có đường biên giới trên bộ liền với Trung Quốc và vì vậy, dễ tổn thương hơn khi đối đầu với nước này. Trung Quốc đã có nhiều 'đòn' nhắm vào Việt Nam. Ví dụ ngay khi sự kiện Bãi Tư Chính xảy ra, Trung Quốc đã đóng tất cả các đập trên thượng nguồn sông Mekong khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam dưới hạ nguồn bị khô hạn nghiêm trọng. Ngoài ra còn các 'đòn' thương mại khác. Việt Nam đã rút ra bài học xương máu sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 nên đã chọn đấu tranh trong hòa bình".

"Nhưng lùi một bước để tiến ba bước cũng là chiến thuật để đối đầu với một đối thủ quá mạnh. Ví dụ Việt Nam từng bắt buộc phải ngưng thăm dò hai lô dầu khí trên Biển Đông năm 2018 dưới sức ép của Trung Quốc. Nhưng sau đó một thời gian Việt Nam lại hoạt động trở lại các lô này. Trong vụ Bãi Tư Chính, chúng ta đã có sự mềm mỏng nhất định, nhưng nếu không có kịch bản để phản ứng ngay tức thì thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong tương lai".

"Giải pháp ngay lúc này, theo tôi là, cần tranh thủ sự ủng hộ, trợ giúp của quốc tế bằng mặt trận thông tin. Cần đưa các nhà báo quốc tế tới nơi xảy ra sự việc để đưa tin chân thực, sống động về tình hình nóng bỏng tại nơi này cho thế giới biết, như Việt Nam đã từng làm năm 2014 khi Trung Quốc mang giàn khoan 981 tới vùng biển Việt Nam.

"Song song với việc này, cần ngay lập tức kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Việc Tòa Trọng tài PCA năm 2016 tuyên bố Philippines thắng trong vụ nước này đơn phương kiện Trung Quốc đã tạo thuận lợi lớn cho Việt Nam để khởi kiện Trung Quốc. Điều mà trước sự kiện 2016 Việt Nam có thể không làm được".

Vì sao có thể kiện lúc này?

Luật Khoa kiểm chứng các tin liên quan đến Bãi Tư Chính

(1) CÓ ĐÚNG “LIÊN HIỆP QUỐC CẢNH CÁO ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC VÌ HÀNH ĐỘNG PHẠM PHÁP TẠI BIỂN ĐÔNG”?

Phạm Minh Trung

Ảnh: Luật Khoa

Bản tin “Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Đại sứ Trung Quốc vì hành động phạm pháp tại Biển Đông” của trang vnctq.com (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc) đang lan truyền thông tin mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt khi rất nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Một bản tin nguyên văn cũng được trang nguoitrithuc.info dẫn lại từ “Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc” cũng đang thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng.

Trọng tâm của bản tin nêu trên là: “Ngày 24/7, Tòa án Quốc tế về Luật Biển tại Đức cảnh cáo Đại sứ Liên Hiệp Quốc (LHQ) Trung Quốc về hành động xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế về Luật Biển. […] Hành động gây hấn của Trung Quốc ở khu vực phía Nam Biển Đông (Bãi Tư Chính), được Liên Hiệp Quốc đánh giá là vô cùng nguy hiểm, đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc đã ký kết […] Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động phi pháp của mình tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của Công ước về Luật Biển”.

“Dựa vào Công ước, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi khu vực phía Nam Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng thực hiện, LHQ sẽ đưa ra hình thức xử lý thích đáng tại Toà án Quốc tế”, nguyên văn cảnh cáo của Cơ quan Đáy biển Quốc tế dành cho đại sứ Trung Quốc” (trích).

Kiểm chứng bản tin trên, chúng tôi nhận thấy một số dấu hiệu đáng nghi vấn sau:

1. Bản tin không dẫn nguồn tin

Bản tin gốc trên vnctq.com không dẫn bất cứ một nguồn tin đáng tin cậy nào.

Website chính thức của Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITCLOS) không có thông tin nào về lời cảnh báo nêu trên dành cho Trung Quốc. Bản tin gần nhất trên website này được đăng ngày 6/7/2019, về vụ kiện giữa Thuỵ Sĩ và Nigeria.

Website chính thức của Liên Hợp Quốc, tại mục tin tức (UN News:) cũng không có bất cứ một bản tin nào liên quan đến phát biểu trên của Liên Hợp Quốc.

Các hãng thông tấn lớn như BBC News, CNN, The New York Times, The Washington Post, The Wall Street Journal, Fox News, Reuters, VOA hay Bloomberg đều không đưa tin.

2. Không có khả năng Tòa án Quốc tế về Luật Biển chủ động đưa ra cảnh cáo nếu không có vụ kiện

Tòa án Quốc tế về Luật Biển là một cơ quan tư pháp quốc tế. Họ sẽ xem xét các yêu cầu giải quyết tranh chấp của các quốc gia thành viên, tổ chức quốc tế tuân thủ theo phạm vi thẩm quyền của mình. Việc ITCLOS tự mình đưa ra một cảnh cáo dành cho một quốc gia nào đó là không thể xảy ra.

3. Trang “Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc” từng đưa tin không có cơ sở

Đây không phải là tin bài duy nhất mà trang “Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc” đưa tin không có cơ sở về tình hình Biển Đông.

Luật Khoa đã kiểm chứng hai bản tin của trang mạng này và phát hiện các dấu hiệu nghi vấn tương tự:

P.M.T.

Nguồn: https://www.luatkhoa.org/2019/07/kiem-chung-co-dung-lien-hop-quoc-canh-cao-dai-su-trung-quoc-ve-hanh-dong-pham-phap-o-bien-dong/

TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG (LẦN THỨ BA)

(cập nhật ký tên đợt 2 đến chiều ngày 24/7/2019, tổng cộng 6 tổ chức, 334 cá nhân)

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.

Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.

Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.

Người Việt Nam từ nhiều đời ông cha luôn có cách xử sự mềm dẻo với một nước lớn ở sát bên mình, nhưng không bao giờ đánh mất lòng tự tôn tự hào của một dân tộc anh hùng.

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm. Chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào. Nhân dân Việt Nam quyết tự bảo vệ đất nước mà không biến thành con cờ của các thế lực ngoại quốc.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có tên dưới đây ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam:

Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia

Nguyễn Quang Duy

Ngày 10/6/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch thư (Sách trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.

Tư nhân nhiều nhưng nhỏ

Theo Bạch thư vào thời điểm 31/12/2017, nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động.

Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng.

Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn.

Tư nhân chịu thua thiệt

Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỷ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỷ đồng, 200.900 tỷ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc.

Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỷ đồng vốn, 11,7 triệu tỷ đồng doanh thu, 291.600 tỷ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc.

Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu.

Cứ 2 tỷ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỷ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc.

Tư nhân tạo công ăn việc làm gấp 7,3 lần nhà nước, nhưng phải cần 60 đồng đầu tư mới có được 1 đồng lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận quá thấp để có thể đầu tư sản xuất và có lợi nhuận tái đầu tư sản xuất.

Năm 2018, có tới 48% doanh nhiệp tư nhân bị thua lỗ, với 90.651 doanh nghiệp ngừng hoạt động vì thiếu vốn, trong đó có 18.795 doanh nghiệp chờ giải thể.

Nghịch lý là tỷ lệ đóng góp vào thuế của khu vực tư nhân chiếm đến hơn 41%, cao hơn tỷ lệ đóng góp của các khu vực khác.

Hầu hết doanh nghiệp tư nhân không thể tự đề ra chính sách và chiến lược cạnh tranh, rất ít đủ lớn để có khả năng đầu tư sản xuất hàng công nghiệp, không thể cạnh tranh một cách hiệu quả ngay tại Việt Nam, nên rất khó vươn ra cạnh tranh ở xứ người.

Tham gia CPTPP và EVFTA, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại và mở cửa thị trường sâu hơn, sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nếu Hà Nội không sớm đưa ra chiến lược thích hợp thì nhiều doanh nghiệp tư nhân khó có thể sống còn.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?

Trần Trung Đạo

Một bài viết sắc bén chỉ rõ cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Cộng trên biển Đông Nam Á chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng ngông cuồng của bá quyền Đại Hán!

FB Nguyễn Đăng Hưng

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/07/Bai-TC.jpg

Ảnh: Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.

Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.

Biển Đông và nút thắt chính trị Việt Nam 2020

Thiên Điểu

Việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) được hộ tống bởi tàu quân sự ngang nhiên hoạt động thăm dò trên vùng biển tại bãi Tư Chính trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý theo Công ước UNCLOS của Việt Nam đã làm hiện rõ nút thắt sinh tử cho những lựa chọn của chế độ hiện nay ở Việt Nam

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiXa0HOTNra5fcHsyno7bsInIXsmJv70QI6NVHf6V0hCyBuZHIC-d_Sa3lCVynQMy69cqSQS73a6bVTuYhqAqxLuHrIeqcUm-RqIgXdeEdtqEQzwDjJja7Rm11m5Esc0b8ZXDaMHv3BnQU/s640/tau-hai-duong-8.jpg

Việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động lấn chiếm trên Biển Đông qua vụ tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) vốn là hành động có tính toán từ lâu trong tham vọng độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, vụ việc ngang nhiên vào sâu hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng thời điểm này cho thấy chỉ dấu thông điệp của tham vọng ấy đã hoặc sẽ hoàn thành trong tương lai gần. Việc công khai đưa tàu chiến hộ tống tàu Hải Dương 8 có vẻ thể hiện Trung Quốc đã sẵn sàng cho hành động quân sự để hoàn tất đường lưỡi bò trên Biển Đông. Chính vì vậy, vụ việc được quốc tế phát hiện rất sớm và những cường quốc có lợi ích lớn ở Biển Đông đã nhanh chóng có phản ứng mạnh mẽ, trong đó Nga-Mỹ đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn vượt xa hơn cả sự kiện Trung Quốc vây chiếm bãi cạn Scarborough với Philippin năm 2012.

TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG (LẦN THỨ BA)

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền Biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc xâm nhập tiến hành đúng vào thời điểm Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hữu nghị chính thức. Đó là động tác chà đạp lên những nguyên tắc ngoại giao tối thiểu, chứng tỏ những lời nói hữu hảo của Trung Quốc chỉ nhằm che đậy những hành động thù địch của họ.

Sau nhiều lần cố gắng tỏ thiện chí, ngày 19 tháng 7 năm 2019  Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2019 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay hành động bắt nạt và can thiệp với hoạt động theo dạng khiêu khích và gây bất ổn tại Biển Đông. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, quan sát viên quốc tế vẫn ghi nhận sự có mặt của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo UNCLOS.  

Trải qua 4000 năm biến động của lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn đứng vững bên bờ Thái Bình Dương. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã nói: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”.

Người Việt Nam từ nhiều đời ông cha luôn có cách xử sự mềm dẻo với một nước lớn ở sát bên mình, nhưng không bao giờ đánh mất lòng tự tôn tự hào của một dân tộc anh hùng.

Đất nước đang đứng trước tình hình rất nguy hiểm. Chiến tranh có thể nổ bất kỳ lúc nào. Nhân dân Việt Nam quyết tự bảo vệ đất nước mà không biến thành con cờ của các thế lực ngoại quốc.

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân có tên dưới đây ra tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam:

1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.

2. Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.

3. Khẩn trương đấy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.

4. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực  bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.

5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình Biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc  của người dân Việt Nam.

Ngày 24 tháng 7 năm 2019

DANH SÁCH KÝ TÊN

Đợt 1

Các tổ chức

1. Nhóm lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai

2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân, Chủ nhiệm CLB

3. Diễn đàn xã hội dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.

Biểu tình có cần "xin"?

An Viên

Sự kiện Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính khiến người dân Việt Nam sục sôi, tức giận. Trong bối cảnh đó, nhà thơ Thái Bá Tân đã lên tiếng bằng cách nói theo lối thơ của mình, trong đó ông “Xin bác Trọng cho phép / Người dân được biểu tình”.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgjRFDSgW2vyZySQDPzw9xiVta0wOQ-KwNChsGi_Zn8_OQIcii09pikTCMh5POe17MeWOcvK2pmJqvFApAewg5P3lbTvFRxoQkvTf4d_Gu1tKufsK8XVD3nzyFKPzw1UlMb29SdB5jwBV4/s640/p1040299.jpg

Phóng viên Mai Quốc Ấn trong phản ứng có liên quan đã bày tỏ thẳng thừng trên Facebook cá nhân của mình.

“Còn việc đi biểu tình / Ấy là quyền Hiến định / Chứ không cần phải xin”.

Facebooker Mai Quốc Ấn còn đề cập đến tình trạng mà anh gọi là “nợ đọng Luật Biểu tình”, và anh cho rằng, ở tâm thế là người dân, với vai trò là “chủ xã hội” thì chúng ta nên hỏi chứ không phải xin “công bộc”.

Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”

FB Trương Nhân Tuấn

Như thông lệ, hễ mỗi lần TQ có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ quyền) biển đảo của VN, Biển Đông trở nên căng thẳng, thì trong nội bộ VN, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài Đảng) hô hào việc “thoát Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ). Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” và “thân Mỹ” được xem như là một giải pháp để VN thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của TQ. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một cách thấu đáo.

Thực tế trong lịch sử VN có nhiều phen “thoát Trung”.

Về “văn hóa”, sau khi bị Pháp thuộc, nhà cầm quyền bảo hộ Pháp đã có những nỗ lực buộc VN “thoát” khỏi ảnh hưởng văn minh Trung Hoa bằng cách dạy chữ “quốc ngữ” cho dân VN đồng thời mở các trường, từ cấp tiểu học cho tới đại học, để đào tạo nhân sự. Người Pháp gọi đó là “devoir de civilisation - bổn phận khai hóa”. Đến năm 1954, Pháp bắt đầu rời VN thì quá trình “thoát Trung” về văn hóa xem như đã hoàn tất.

Triết lý của mạng xã hội là gì?

FB Huỳnh Ngọc Chênh

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/07/Hung.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng bộ 4T. Photo Courtesy

Vào năm 2006, Tổng Biên tập báo Thanh Niên hồi đó là ông Nguyễn Công Khế giao tôi sáng lập và phụ trách tờ báo mạng Thanh Niên Online (TNO).

Trên TNO, ngoài các trang quen thuộc như chính trị, xã hội, kinh tế, văn nghệ, thể thao…, tôi thiết kế thêm trang “Sinh Hoạt Cộng Đồng” và tôi đã bỏ hết tâm huyết vào xây dựng và quảng bá trang nầy rộng rãi đến với bạn đọc.

Triết lý của trang “Sinh Hoạt Cộng Đồng” là báo chí không phải chỉ để đăng các thông tin quan trọng và chỉ dành cho người làm báo mà dành cho cả bạn đọc tham gia vào với nhưng thông tin sinh hoạt đời thường của cá nhân. Đó là nơi dành riêng cho bạn đọc được đưa những thông tin sinh hoạt riêng tư như tin buồn, tin vui, tiệc tùng, sinh nhật, hình ảnh du lịch, hình ảnh đẹp, đăng thơ, ghi cảm nhận ngắn vv… vv…

Triết lý nầy không phải do tôi sáng tạo ra mà tôi bê về từ các báo địa phương ở Mỹ trong lần tôi được mời qua Mỹ tham quan các tòa soạn báo vào năm 2001. Nhiều tờ báo giấy địa phương ở Mỹ, thời đó có những trang dành riêng cho bạn đọc như vậy.

Sau vài tháng ra mắt, tờ TNO vươn lên đứng hàng thứ 3 về lượt view, theo xếp hạng của Alexa, chỉ đứng sau hai tờ báo mạng kỳ cựu là VNE và VNN. Đồng thời trang Sinh Hoạt Cộng Đồng cũng được nhiều bạn đọc quan tâm, nhiều hình ảnh tiệc tùng, sinh nhật, tin vui, tin buồn được gởi đến để đăng lên trang.

Từ Formosa đến EVFTA

Thục Quyên

Thảm họa môi trường Formosa và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu đều có quan hệ nghiêm trọng tới đời sống người dân Việt, và điểm đặc biệt là có dính líu trực tiếp đến một hay nhiều nước ngoại quốc. Vì không còn là một vấn đề hoàn toàn Việt Nam nên trên lý thuyết, nhà cầm quyền Việt Nam không thể nại cớ quốc tế không được can thiệp vào việc nội bộ quốc gia để thoải mái hoành hành, áp bức người dân, và người Việt, nếu chịu khó tìm hiểu những luật lệ quốc tế, còn có con đường lên tiếng đòi hỏi công lý trên bình diện quốc tế. Con đường này đòi hỏi nhiều kiến thức. Quan trọng vẫn là phải biết mình và biết người, cũng như chịu học hỏi và trau dồi kỹ năng.

I. Chuyện đã xảy ra: Thảm họa môi trường Formosa

Thảm họa môi trường Formosa đã xảy ra vào tháng 4 năm 2016. Tới nay đã hơn 3 năm nhưng ngoài sự kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh, sau khi cùng nhà chức trách Việt Nam nói dối quanh, đã nhận lỗi dưới phản ứng mạnh mẽ của người dân, thì những tin tức tối cần thiết liên quan tới thảm họa vẫn chưa được loan ra đúng mức: kết quả điều tra, tầm mức thảm họa (môi sinh, con người, vật chất), bồi thường thiệt hại, và quan trọng nhất là biện pháp phòng ngừa tái diễn.

Để quản lý một thảm họa môi trường khi nó xảy ra, những tổ chức quốc tế như WHO (World Heath Organization/Tổ chức Y tế Thế giới) đã nhấn mạnh trên quan hệ đối tác nhiều bên bắt buộc phải có, liên kết chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự. Tại Việt Nam người dân bị bỏ mặc đối diện một hiểm nguy tuy gây chết chóc tan hoang, nhưng không hình tướng, khiến họ không còn biết chống đỡ hoặc ngay cả trốn chạy ra sao.

Một tình trạng vô cùng dã man!

Những đau thương tức tưởi của ngư dân miền Trung

(Hay những cảm nghĩ sau bài viết của bà Lương Thị Huyền)

Nguyễn Duy Vinh

Tôi vừa đọc được trên Bauxite Việt Nam

(https://boxitvn.blogspot.com/2019/07/tieng-noi-cua-tuoi-tre-se-khong-co-trai.html) và trên báo Tiếng Dân (https://baotiengdan.com/2019/07/20/se-khong-co-trai-ngot-cho-mot-su-tranh-dau-nua-voi/) bài viết của bà Lương Thị Huyền (xin viết tắt là LTH) nên cũng xin đóng góp vài ý kiến để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

Bài viết của bà LTH tuy có vẻ tích cực về mặt đóng góp ý kiến để hội JFFV (Nhóm Công lý cho nạn nhân Formosa) làm khá hơn, nhưng lời lẽ của bà LTH thì lại rất nặng nề. Bà LTH dùng lý luận mà triết học gọi là lưỡng đao luận (syllogisme) về khách quan, theo tôi dẫn đến bôi bác và gieo nghi ngờ trên việc làm vô cùng quý giá của JFFV.

Con dao hai khía của bà LTH là : (1) bà cho việc làm của JFFV trong việc gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là “ngây thơ” trên bước đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa; (2) còn nếu JFFV không ngây thơ thì JFFV đang cố tình nói sai, nói dối những người ủng hộ họ. Đây là nguyên văn câu viết của tác giả LTH:

…“Bởi một hội nhóm đấu tranh, tổ chức quyên góp và đại diện cho bao nhiêu bà con đi đòi công lý mà lại “ngây thơ” (hay tắc trách?) đến mức này thì bà con có thể trông chờ gì vào họ? Càng đáng tiếc hơn bởi nếu như JFFV không biết thì cũng còn rất nhiều người khác biết. Có những tổ chức Nhân quyền rất rành rẽ trong việc vận động quốc tế mà họ hoàn toàn có thể tìm đến để nhờ hợp tác, trợ giúp kia mà…

Khả năng thứ hai, đáng buồn hơn nữa, là JFFV biết nhưng họ cố tình nói sai. Họ thông tin không đúng sự thật, nói dối những người đã ủng hộ họ, quyên góp tiền cho họ, gửi gắm niềm hy vọng trong những nỗ lực của JFFV, rằng ít nhất có thể tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế đối với một vấn đề mà nhân dân ở thế yếu hơn chính quyền khi tranh đấu ở trong nước. Mong , rất mong JFFV sẽ nhìn nhận sự sai lầm và chỉnh sửa.”…

Về mệnh đề JFFV có “ngây thơ” hay không ? thì tôi nghĩ là không và xin góp ý kiến như thế này:

1. Thảm họa Formosa là một thảm họa môi trường kinh hoàng: cá chết la liệt trên 250 km đường biển, trên 10.000 (mười nghìn) người dân mất phương tiện sinh sống, thêm vào đó với tình trạng ô nhiễm tiếp tục, số người dân sống dọc ven 250 km bờ biển đó đã và sẽ còn phải đương đầu với bệnh tật gây ra bởi các độc tố trong các chất xả thải lỏng tuôn ra ngày đêm vào lòng biển từ nhà máy Formosa. Nhà nước CHXHCNVN vẫn tiếp tục bảo vệ và bao che cho nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh và cho họ tiếp tục xả chất thải lỏng xuống biển. Đã có hơn cả trăm bài viết về tình trạng ô nhiễm biển gây ra bởi nhà máy Formosa ở Vũng Áng. Xin mời độc giả vào liên kết mạng jffv.org hoặc tìm đọc những bài về thảm họa Formosa đã được đăng trên anhbasam (đã tạm ngưng xuất bản nhưng độc giả vẫn đọc được những bài đã đăng). Tôi có viết 2 bài khi thảm họa kinh hoàng này xảy ra và xin chép xuống đây liên kết để mời độc giả của Bauxite Việt Nam nghiên cứu thêm (xin xem danh sách tham khảo, hai bài [1] và [2]). Thảm họa môi trường gây ra bởi Formosa là một thảm họa rất lớn. Theo các nhà khoa học Âu Tây, hệ sinh thái biển có thể mất từ vài chục năm đến cả hàng trăm năm mới trở lại bình thường nếu chúng ta ngừng đổ chất độc vào biển.

Cuối cùng, nạn nhân bị cướp đã bớt ‘hèn với giặc’!

Phạm Chí Dũng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9VzrIGy3lqc-SBbhPoGSz-a2fK8OKxKExYDcR7-wOJtEWQ1r1dxS_XuHfoTqrDzg9F7w04DFeusjK-XkceJ84QJxxm0CIQqSEXHrDFS4x4TBqtXyIAhe2tg3W5JCd8nsLIIM6CmPGfA/s640/45EDA341-D023-4CC3-809B-6B0B13289D4E_w1023_r1_s.jpg

Hải Dương 981 ngoài khơi biển Việt Nam, tháng Năm 2014.

Phải mất đến hai tuần lễ ‘cân nhắc đại cục’, đến chiều ngày 19/7/2019 Bộ Chính trị Đảng Việt Nam mới chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao của chế độ này mở miệng: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông”.

Lần mở miệng hiếm muộn

Lần mở miệng trên là một dịp quá hiếm muộn mà giới chóp bu Việt Nam dám gọi đích danh cái tên Trung Quốc, thay cho não trạng suy sụp về ‘tàu lạ’ và ‘người lạ’ trong rất nhiều lần trước.

Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 xông thẳng vào vùng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vào tháng 5 năm 2014 như một cái tát nảy đom đóm vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam, Hà Nội đã chỉ dám hé môi ‘càm ràm’ đích danh cái tên Trung Quốc với độ trễ sau đó đến cả tháng trời.

Còn trong hai lần tàu Trung Quốc vây bọc và gây sức ép tại Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 để buộc Repsol - một công ty Tây Ban Nha là đối tác liên doanh khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - phải rút lui khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, đã hầu như chẳng thấy ‘Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam’ vung tay về phương Bắc, dù chỉ để ấp úng ‘phản đối’ như một lối đọc vẹt chẳng cần tới sách vở.

Câu chuyện Đài Loan: Bà Thái Anh Văn - Tổng thống Đài Loan - phát biểu tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019

     D:\Downloads\BVN\24-7\67302384_10219854659544805_7065275498896556032_n.jpg 

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Tôi tốt nghiệp trường Luật Cornell năm 1980, hôm nay trở lại môi trường đại học ở New York làm sống lại bao kỷ niệm. Đời sống ở New York những năm 1980 quả là đã mở mắt cho người sinh viên trẻ đến từ Đài Loan hồi đó chẳng thể nào dám coi là cái nôi của dân chủ. New York lúc đó với chuẩn mực về sự đa dạng cùng với các quan điểm khác nhau cùng tồn tại và hôm nay đứng đây tôi vui sướng thấy rằng điều này ở New York vẫn trường tồn và không hề thay đổi.

Câu chuyện về ‘sự thay đổi’ chính là điều tôi muốn nói hôm nay. Đó là câu chuyện Đài Loan. Đó là câu chuyện về một hành trình của hòn đảo không xa Trung Hoa lục địa đã tìm ra cho mình con đường dân chủ hoá và đã nêu tấm gương cho thế giới về bước đi lên tới nền dân chủ.

Trong thời kỳ đầu của sự quá độ về mặt chính trị, người ta bảo có dân chủ nào tồn tại được dưới cái bóng của Trung Quốc? Vậy mà Đài Loan hôm nay là biểu hiện của một xã hội dân chủ rộng rãi và hệ thống chính trị vững mạnh.

Người ta còn bảo hòn đảo tài nguyên hạn hẹp với số dân có 23 triệu người thì làm được trò trống gì trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy mà nay chúng tôi đã trở thành đối tác kinh tế đứng thứ 11 trong số các đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ.

Người ta còn nói các giá trị tiến bộ là sao mà bén rễ được ở xã hội Đông Á. Nhưng hôm nay tôi đứng đây là người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Đài Loan, và chúng tôi là quốc gia đầu tiên ở châu Á thực hiện hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính.

Câu chuyện Đài Loan có vẻ như là không thể nào thành công. Người ta còn bảo chúng tôi là thể hiện sự kỳ diệu của dân chủ, nhưng bản thân tôi không bao giờ tin rằng trên đời này có ‘sự kỳ diệu’ nào cả. Mà tôi tin vào ý chí của người dân, tôi đặt niềm tin vào tầm nhìn của nhân dân về một thế giới tốt đẹp hơn.

Thư ngỏ gửi nhân dân Trung Quốc

FB Phạm Lưu Vũ

Trung Hoa là một dân tộc vĩ đại, cả nhân loại công nhận điều đó. Rực rỡ thuở bình minh Tam Hoàng khi thần, nhân là một; lộng lẫy thời thái bình Ngũ Đế, với Nghiêu, Thuấn tuyệt vời như một bài ca. Tỏ Trời, Đất mà vạch bát quái; thấu lòng người mà hát Kinh Thi… Lão Tử lấy Vô Vi làm đạo của Trời, Đất; Khổng Tử lấy chữ “Lễ” làm đạo của Nhân quần. Hai bậc Thánh nhân vạn thế ấy, Khổng Tử là trí tuệ, là đi hết cái đạo làm người, Lão Tử là tiến hóa, là đã đặt một chân sang con đường của siêu nhân loại.

Trung Hoa từng được coi là một trong những cái nôi của văn minh, chính vì khối trí tuệ tuyệt đỉnh của Nhân và Thiên ấy. Không dừng ở đó, sau Lão và Khổng, Trung Hoa còn được tiếp thu giáo lý của nhà Phật, đã thăng hoa thành những tuệ giác khổng lồ như ngài Trần Huyền Trang, như Thiên Thai Trí Giả… mà công đức của các Ngài, lớn đến nỗi, không chỉ đối với người Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản… mà trùm cả tam thiên đại thiên thế giới này. Chính đạo Phật đã làm phong phú thêm ngôn ngữ Trung Hoa, chữ viết Trung Hoa, đạo lý của người Trung Hoa từ ngàn xưa đấy.

Đó là những cái vốn vô cùng quý báu, là niềm tự hào của muôn đời, khiến thiên hạ thế gian luôn phải kính phục. Không dễ dân tộc nào có được điều đó. Tiếc rằng các đời quân chủ nối tiếp nhau, hàng ngàn năm đã không học được gì mấy từ các Ngài, mà chỉ biết đề cao ngôi vị đế vương, bên trong thì nồi da nấu thịt, bên ngoài thì bành trướng Đại Hán… khiến cả dân tộc Trung Hoa mãi mãi chìm đắm trong nghèo nàn, chiến tranh và lạc hậu, có lúc còn không giữ nổi mình, bị ngoại bang đô hộ hàng trăm năm (thời nhà Nguyên), mấy trăm năm (thời nhà Thanh)…

Chết dưới tay đồng bào

FB Đỗ Cao Cường

Chiều hôm qua, một bác nông dân ở Lâm Đồng gọi điện cho tôi, bác nói là sau khi đọc tin tức do tôi đăng tải, một số báo, đài đã vào cuộc, nhưng cho đến nay chưa thấy báo nào đưa tin. Chỉ có bạn Hải bên VTV là nhiệt tình, chủ động đặt vấn đề, muốn cùng tôi đồng hành với bà con dân oan.

Bạn Hải cũng như nhiều người khác, hiểu rất rõ bản chất của xã hội, nhưng vì còn lo cho gia đình, đi đường dài nên bạn ở ẩn, tôi rất thông cảm cho bạn.

Đâu cứ phải oang oang chửi độc tài mới là giỏi, còn tự do còn làm được nhiều việc, bị bắt thì coi như cuộc đời rút ngắn. Trên thực tế những người như bà Tuyết Vân (từ chối nhận cục tiền lớn từ kiểm lâm, chấp nhận nghèo khổ để rồi con trai bà chết bí ẩn trong rừng) cùng nhiều người tôi gặp đã âm thầm cống hiến, hy sinh cho xã hội rất nhiều, những người nổi tiếng trên thế giới ảo không có tư cách miệt thị họ.

Có người hỏi tôi sao dạo này hay đăng bài bán tỏi đen, mật ong, óc chó Mỹ… ít thấy đến hiện trường.

Tôi xin lỗi, sau nhiều năm lang thang Nam - Bắc bằng xe máy, sức khoẻ của tôi đã yếu, kẻ thù có mặt ở khắp nơi. Và dù có chống lại các chỗ làm, từ bỏ rất nhiều cơ hội làm giàu nhưng tôi nhận ra rằng, nhiều người vẫn còn nghi ngờ mình, nhiều dân oan mình đồng hành cũng không buồn cử động, chưa nói tới việc họ sẽ đồng hành, lên tiếng giúp đỡ các nạn nhân khác.

Nhiều phóng viên điều tra ngồi một chỗ giàu có lắm, còn tôi không phe nhóm, không viết thuê cho ai, tự mình đến hiện trường rồi tự quay tự dựng, tự buôn thúng bán bưng, tôi bán những thứ tôi tìm hiểu, thấy tốt cho cộng đồng thì tôi bán, tôi bán hàng chứ tôi không bán nước, nếu có trách thì hãy trách cái xã hội này.

Liệu ông Trọng sẽ nới lỏng quyền lực tuyệt đối?

Khánh Anh dịch

Ông Trọng luôn đề cao việc lãnh đạo không tham quyền cố vị. Ngay cả khi có sự ủng hộ mạnh mẽ trong Đảng, ông Trọng có thể sẽ thể hiện lòng tự trọng bằng việc rút lui khỏi chính trường tại Đại hội Đảng tiếp theo.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjxv8oXOxkDn8lXH9pVTOd92E_YE31cdSIcvFAc8x5ZK7v9CHneyGLAvul1c35_rYAtU5DUxVHGvZW7A_cgjlmvU8Ql9VNlEEgWHAePoXS6PmRSfBKpGGnT9VOQciE6axQyAb1uiXEN9z0/s640/2018-10-03T150526Z_2081320362_RC177F59EB10_RTRMADP_3_VIETNAM-POLITICS-1044x783.jpg

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 13 dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2021. Chắc chắn hội nghị sẽ bầu một người khác để tiếp nối vị trí Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng đã 75 tuổi. Ông Trọng là người đứng đầu ĐCSVN trong gần 10 năm nay. Năm ngoái, ông cũng lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước Việt Nam sau cái chết đầy bất ngờ của Chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang. Trọng là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất ở Việt Nam trong thời hậu Hồ Chí Minh.

Với những công dân Việt Nam bình thường, đặc biệt là những người trẻ tuổi quan tâm đến chủ nghĩa tư bản thị trường và tích lũy của cải hơn là lý tưởng cộng sản, Trọng có thể nổi tiếng nhờ những nỗ lực chống tham nhũng và vì đã cho cách chức cũng như trừng phạt các quan chức tham nhũng cấp cao. Với Trọng, lợi ích quốc gia là quan trọng nhất và cứu Đảng khỏi bị suy thoái là điều mấu chốt. Trọng có biệt danh là người đốt lò vĩ đại, sau khi so sánh cuộc chiến chống tham nhũng với một cái lò đốt được cả củi tươi lẫn khô - quan tham.

Trong khi ông Trọng đầy quyền lực và được kính nể nhờ chiến dịch chống tham nhũng, Việt Nam đã bị quốc tế chỉ trích ngày càng cứng rắn giới hoạt động dân chủ và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Trước thềm Đại hội Đảng sắp tới, dường như đã có những đồn đoán về việc ông Trọng tiếp tục ở lại nắm quyền. Đúng, ông ta có thể được bầu lại làm người đứng đầu nhà nước, nhưng tình trạng sức khỏe sẽ không cho phép ông ta đảm nhận công việc này. Năm nay, đặc biệt là đã nhiều những tin đồn và quan ngại về sức khỏe của người đứng đầu Đảng.

Khi Trọng được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư ĐCSVN năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm Thủ tướng được 5 năm. Trong thời gian này, ông Dũng đã xây dựng mạng lưới bảo trợ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Ông Dũng và phe cánh nhiều khi đã qua mặt Đảng và Quốc hội; do đó gây thất thoát hàng tỷ đô la tài sản nhà nước. Tham nhũng tràn lan và được ông Dũng dung túng khi là người đứng đầu Ủy ban chống tham nhũng của Chính phủ. ông Dũng tự biến mình thành Thủ tướng quyền lực nhất kể trước giờ và đề cao chủ nghĩa cá nhân hơn là đồng thuận tập thể.

Trọng đã nhận thức đầy đủ về những điểm yếu của Đảng do tham nhũng tràn lan và kỷ luật Đảng lỏng lẻo. Khi đã ở vị trí cao nhất trong Đảng, ông Trọng đã phát động các cuộc tấn công vào cả hai điều này. Ngay từ đầu, Trọng đã xác định Dũng sẽ là mục tiêu đầu tiên. Mặc dù ông Trọng đã không kỷ luật và cách chức ông Dũng vì quản lý kinh tế sai lầm trong hội nghị Đảng vào năm 2012, ông Trọng đã gửi một thông điệp rõ ràng cho ông Dũng và phe cánh về quyết tâm chống tham nhũng và kiềm chế các quan chức bằng kỷ luật của Đảng. Kể từ đó, ông Trọng đã dần củng cố quyền lực và tăng cường nỗ lực làm trong sạch Đảng.

Tính đến đầu năm 2019, theo Ủy ban Nội chính Trung ương, hơn 53.000 quan chức Chính phủ và đảng viên, trong đó 60 người chịu sự giám sát trực tiếp của cấp Trung ương, đã bị kỷ luật. Tổng cộng có 643 vụ liên quan đến 1579 cá nhân đang bị điều tra và truy tố liên quan đến tham nhũng và quản lý kinh tế. Đáng chú ý, một ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, hai ủy viên Trung ương Đảng, một cựu phó Thủ tướng, bốn cựu Bộ trưởng, một tá Thứ trưởng (bao gồm cả những người thuộc ngành quốc phòng và công an), và các Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch từ các tỉnh bị kỷ luật, bị khai trừ khỏi Đảng hoặc bị bắt giam.

Nhiều quan tham trong số này có mối quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chưa bao giờ trong lịch sử ĐCSVN có việc quan chức cấp cao của Chính phủ và Đảng bị kỷ luật và trừng phạt nhiều như vậy. Hiện tại, công chúng đang theo dõi để xem ông Trọng sẽ làm gì với Lê Thanh Hải, một Bí thư đảng kỳ cựu và đã nghỉ hưu với biệt danh là ‘bố già mafia thành phố Hồ Chí Minh’, đã dính líu đến dự án phát triển bất động sản quy mô lớn.

Nỗ lực chống tham nhũng của ông Trọng được xem phần nào nhằm làm trong sạch Đảng. Các tiêu chuẩn về tư tưởng và lối sống đã được đặt ra để ngăn chặn các “hoàng tử” và quan chức quá tham vọng trèo lên cao hơn. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này cũng đã được sử dụng để dập tắt chỉ trích. Vài năm gần đây có sự gia tăng đàn áp tự do học thuật và trí thức là đảng viên nhưng đã có những lời nói và tuyên bố được coi là không phù hợp với chính sách của Đảng. Tự do ngôn luận đã bị hạn chế hơn nữa ở sau khi luật về an ninh mạng được thông qua tại Quốc vào năm ngoái và đã có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019.

Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ông Trọng về việc đàn áp sâu rộng bất đồng chính trị. Trên thực tế, các chế độ độc đoán đàn áp bừa bãi bất kỳ phe đối lập nào để giữ quyền lực. Các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự không nên mong đợi sự nới lỏng kiểm soát của ông Trọng, một người già yếu - một người cộng sản già nua - người tin vào vai trò không thể thiếu của ĐCS trong thành công của đất nước.

Trọng có quyền lực tuyệt đối và giữ hai vị trí quyền lực nhất: Tổng Bí thư ĐCS và Chủ tịch nước. Ngoài ra, là Chủ tịch Quân ủy Trung ương và thường trực Ban Thường vụ Trung ương Đảng ủy Công an, ông Trọng kiểm soát cả quân đội và lực lượng an ninh. Mặc dù đôi khi gạt bỏ quan niệm tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cá nhân, nhưng giờ đây rõ ràng Trọng là là ông chủ lớn.

Năm 2017, ông Trọng đã ký một văn bản, được gọi là Quy định số 90, đưa ra các tiêu chí cho Tổng Bí thư và Chủ tịch nước trong đó có quy định tuổi tác và sức khỏe. Kinh nghiệm và sự liêm chính của Trọng có thể đã giúp ông ta vượt qua quy tắc tuổi tác để được đề cử là ‘trường hợp đặc biệt’ một lần nữa vào năm 2016. Trọng đã là người đứng đầu Đảng trong hai nhiệm kỳ liên tiếp và do đó, không thể được bầu lại một nhiệm kỳ thứ ba vì quy tắc Đảng. Tuy nhiên, ông có thể được cài cắm lại làm nguyên thủ quốc gia.

Nhưng có vẻ như tuổi già sức yếu không ủng hộ ông ta. Ông Trọng luôn đề cao việc lãnh đạo không tham quyền cố vị. Ngay cả khi có sự ủng hộ mạnh mẽ trong Đảng, ông Trọng có thể sẽ thể hiện lòng tự trọng bằng việc rút khỏi chính trường tại Đại hội Đảng tiếp theo.

Nguồn bản gốc

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn