Giải quyết các vấn đề hậu cộng sản rất mệt

Kim Văn Chinh 

Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1990, nhưng những vấn đề hậu cộng sản trong nội bộ từng nước cũng như trong quan hệ các nước mới là nỗi lo chính của loài người:

Các nước cộng sản cũ thường là nơi âm ỉ các lò lửa chiến tranh, xung đột sắc tộc, dân tộc, dẫn đến các cuộc chiến nồi da xáo thịt. Hồi đầu, cả hai bên giao tranh đều dùng vũ khí Liên Xô cả, T54 chịu T54, B40 chọi B41, AK chọi AK, mìn Nga, Trung Quốc chọi mìn Liên Xô... (như chiến tranh đợt đầu Armenia với Azerbaigian hoặc Việt Nam với Campuchia Khmer Đỏ (Khmer cộng sản)... Thịt nát xương tan...

Dần dần, vũ khí Nga tỏ ra kém hiệu quả, quan hệ cũng rộng mở, thường có một bên sẽ dùng vũ khí Phương Tây ... Thịt da lại càng tan nát... 

Các nước cộng sản cũ còn có hành vi xuất khẩu chiến tranh bằng cách can thiệp bán vũ khí, viện trợ, đưa quân sang các nước khác ở các vùng nóng của thế giới (Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La tinh). 

Suốt thập niên 1990s, vùng Nam Tư cũ đã diễn ra chiến tranh giữa các dân tộc, đất nước thuộc Nam Tư cũ, nay mới tạm yên.

Sang TK 21, Nga đã có vai trò chính trong khuấy đảo và tạo nên xung đột cấp chiến tranh ở nhiều vùng thuộc Liên Xô cũ... Chiến tranh âm ỉ, bùng nổ và kéo dài ở nhiều vùng Ukraine, Moldavia, Kavkaz, Trung Á... Chưa biết bao giờ mới giải quyết xong các vấn đề này... 

May cho Việt Nam và châu Á, chu kỳ xung đột các nước cộng sản đã qua đi (VN - Campuchia; VN - TQ), giờ đã bước sang chu kỳ hòa giải, hòa hoãn và cùng chung sống hòa bình, Việt Nam ta được tạm yên trong mấy thập niên qua... 

Xin đọc thêm  bài của RFI về an ninh Châu Âu:

 “Cộng đồng chính trị Châu Âu tập trung bàn về chiến tranh Ukraine và khủng hoảng Azerbaijan – Armenia”

Lãnh đạo 45 nước thành viên Cộng đồng Chính trị Châu Âu - CPE họp Thượng đỉnh trong hai ngày 5 và 06/10/2023 tại Granada, miền nam Tây Ban Nha, chủ yếu bàn về chiến tranh Ukraine và khủng hoảng quan hệ giữa Azerbaijan và Armenia trong vấn đề Thượng Karabakh.

Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo đến dự Thượng đỉnh và sẽ hội đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bối cảnh Kiev lo mất viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu mệt mỏi vì một cuộc chiến kéo dài. 

Tuy nhiên thượng đỉnh CPE lần thứ ba năm nay bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Thượng Karabakh sau khi quân đội Azerbaijan dễ dàng chiếm được ốc đảo này, nơi đa số dân cư là người Armenia. 

Trong cương vị chủ tịch luân phiên Liên hiệp Châu Âu, Tây Ban Nha kỳ vọng Thượng đỉnh CPE tại Granada là cơ hội để Thủ tướng Armenia Nikol Pachinian và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev gặp nhau để làm giảm căng thẳng. Thế nhưng Baku đã hủy chuyến đi của tổng thống Aliev. Tổng thống Azerbaijan viện cớ Pháp đứng về phía Armenia, cam kết viện trợ quân sự cho chính quyền Erevan. 

Đặc phái viên RFI Valérie Gaz từ Granada tường thuật: 

“Giả thuyết tổ chức một cuộc gặp tại Granada giữa Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev và Thủ tướng Armenia, Nikol Pachinian nhằm làm dịu căng thẳng vốn không ngừng gia tăng từ khi quân đội của Baku tấn công vùng Thượng Karabakh: Giả thuyết này đã không thành hiện thực. 

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev thông báo không đến dự Thượng đỉnh và thậm chí đã chỉ trích lập trường của Pháp và những tuyên bố ủng hộ Armenia của bà ngoại trưởng Catherone Colonna nhân chuyến công tác tại Erevan vừa qua.

Paris xem lập luận này của Azerbaijan là chỉ là cái cớ để từ chối thảo luận và Tổng thống Azerbaijan muốn chứng minh rằng ông không tuân thủ những đòi hỏi của châu Âu vào lúc mà Liên Âu đang nghiên cứu khả năng gây áp lực qua việc ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào Baku. Thế nhưng, lựa chọn trừng phạt không được tất cả các đối tác châu Âu tán đồng. 

Trong bối cảnh căng thẳng tột độ như vậy, Tổng thống Emmanuel Macron sẽ bảo vệ quan điểm của Pháp nhân Thượng đỉnh Granada lần này, đó là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Armenia, qua việc cố gắng đàm phán một thỏa thuận hòa bình.

Pháp lo ngại sau khi chiếm lại Thượng Karabakh, Azerbaijan sẽ tiến hành những đợt tấn công nhắm vào Armenia. Mọi người đều nghĩ đến một tiền lệ, đó là việc Nga tấn công quân sự Ukraine. Đây là kịch bản mà bằng mọi giá, Emmanuel Macron không muốn để tái diễn tại Armenia”. 

CPE là một sáng kiến của Pháp, bao gồm 27 thành viên Liên hiệp Châu Âu và 18 nước tại châu lục sát cạnh, trong đó bao gồm từ Thụy Sĩ đến Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia đang xin gia nhập vào Liên Âu như Ukraine và một số nước từng thuộc Liên Xô cũ như Gruzia, Armenia, Azerbaijan…

Nguồn: FB Kim Van Chinh

 

 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn