Toàn văn Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay và Danh sách ký tên vào Kiến nghị cập nhật đến 20 giờ ngày 28-7-2011

Bạn đọc yêu quý,

Như thông lệ của Bauxite Việt Nam, lẽ ra bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay phải được gửi trước đến nhiều trí thức và đồng bào trong ngoài nước để thu thập chữ ký đến một số lượng nhất định rồi mới đăng lên. Nhưng vì mong muốn ra mắt kịp trong những ngày Quốc hội Việt Nam khoá XIII họp phiên đầu tiên, Nhóm soạn thảo quyết định cứ cho công bố sớm (ngày 14-7-2011) với 20 chữ ký mở đầu, sau đó sẽ xin tiếp tục trưng cầu ý kiến rộng rãi tất cả mọi người Việt quan tâm tới tình hình đất nước.

Nhóm soạn thảo lại có nhã ý mượn trang BVN làm nơi thâu nhận chữ ký của quý vị, vì thế, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn hòm thư dành riêng cho việc này. Những ai tán thành và tự nguyện ghi danh vào văn bản Kiến nghị đăng dưới đây xin vui lòng gửi về địa chỉ: kiennghi1007@gmail.com, sẽ có người chuyên trách thâu nhận và lên danh sách. Kính mong quý vị ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail và nếu có thể cả số điện thoại, để khi cần Nhóm soạn thảo có thể liên lạc. Cũng rất mong quý vị cố gắng ghi đủ dấu thanh tiếng Việt ở những phần tiếng Việt, giúp cho việc lên danh sách đỡ tình trạng nhầm lẫn.

Xin trân trọng chuyển lời cảm ơn chân thành của Nhóm soạn thảo đến toàn thể bạn đọc và bà con xa gần.

Bauxite Việt Nam

Toàn văn bản Kiến nghị bằng tiếng Anh bản chính thức

Toàn văn bản Kiến nghị bằng tiếng Pháp bản chính thức

Danh sách ký tên vào bản kiến nghị

về bảo vệ và phát triển đất nước

trong tình hình nóng bỏng hiện nay

(cập nhật đến 20 giờ ngày 28-7-2011)

STT HỌ TÊN NGHỀ NGHIỆP NƠI CƯ TRÚ

1089

Đỗ Hữu Bút

Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975

TP.HCM

1090

Nguyễn Tấn Á

Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1964

TP.HCM

1091

Huỳnh Quan Thư

Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1968

TP.HCM

1092

Huỳnh Minh Nguyệt

Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975

TP.HCM

1093

Trương Hồng Liên

Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975

TP.HCM

1094

Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt

Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975

TP.HCM

1095

Võ Thị Bạnh Tuyết

Nguyên chủ nhiệm chiến dịch đốt xe Mỹ trước 1975, nguyên chỉ huy phó lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM, nguyên phó giám đốc Sở Thương binh Xã hội TP.HCM

TP.HCM

1096

Phan Long Côn

Nguyên tổng thư ký Tổng hội sinh viên liên viện MNVN trước 1975, nguyên chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Yên

TP.HCM

1097

NguyễnXuân Lập

Nguyên trưởng đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn trước 1975, nguyên Giám đốc cty Dược TP.HCM SAPHARCO,nguyên chủ tịch Hội Dược học TP.HCM

TP.HCM

1098

BS Thiều Hoành Chí

 

TP.HCM

1099

PGS TS Đặng Ngọc Lệ

Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM

TP.HCM

1100

Đặng Văn Thông

Công dân Việt Nam

TP.HCM

1101

Trần Thị Khánh

Biên tập viên

TP.HCM

1102

Bùi Minh Nhứt

Nhân viên văn phòng

TP.HCM

1103

Nguyễn Khải

Nguyên GD sở Công nghiệp Bắc Giang

Bắc Giang

1104

Nguyễn Ngọc Nhạn

Kinh doanh tự do

Úc

1105

Nhà báo Trương Điện Thắng

 

Đà Nẵng

1106

Chu Quỳnh Phương

Viên chức

Hà Nội

1107

Phan Trọng Nghĩa

Thượng tá, cựu chiến binh

TP.HCM

1108

Hoàng Thái Việt

Chuyên gia dầu khí

USA

1109

PGS TS Nguyễn Phương Tùng

Nghiên cứu khoa học

TP.HCM

1110

TS Vũ Tam Huề

Cựu chiến binh, cán bộ khoa học ngành dầu khí hưu trí

TP.HCM

1111

Vũ Tam Trung

Nguyên là cán bộ PVTrans, hiện là du học sinh Cao học

USA

1112

ThS Vũ Tam Duy Trung

Hiện đang làm trong ngành Khoa học máy tính

USA

1113

Phong Nguyen

Engineer

USA

1114

TS Phan Văn Thanh

Kinh tế

Hà Nội

1115

Nguyễn Đoàn Tuyết Ly

Cử nhân kinh tế

Huế

1116

Liem Nguyen

Nghiên cứu khoa học

USA

1117

ThS Nguyễn Trường Giang

Ngành Tài Chính

Hà Nội

1118

KS Quách Đình Đạt

 

Hà Nội

1119

Ngo Le Tinh

Công nhân viên

TP.HCM

1120

Nguyễn Duy Quế

Nhân viên Công tác xã hội

Hà Nội

1121

Nhà văn Đỗ Khánh Phương

 

Hà Nội

1122

TS Phạm Công Cường

Hóa học, Nguyên giảng viên khoa Hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội

Hà Nội

1123

Dương Quốc Huy

Cựu chiến binh

Hà Nội

1124

Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng

Dịch giả

Hà Nội

1125

Nguyễn Hoàng Minh

 

USA

1126

Le Quang Thi

Công chức

Vũng Tàu

1127

Lê-Phạm Ngưng Hương

 

Thụy Sĩ

1128

Tân Phúc Nguyên

Sinh viên

An Giang

1129

Nguyễn Quỳnh Trang

Sinh viên

An Giang

1130

Phan Lê Nam

Sinh viên

An Giang

1131

Trần Văn Thanh

Kinh doanh

An Giang

1132

Le Thi Ngan Ha

Giáo viên

Đồng Nai

1133

Tran Nam

Cong nhan

USA

1134

Nguyen Oanh

Cong nhan

USA

1135

Tran Thanh Trong

 

TP.HCM

1136

Lê Hải Lý

Chuyên viên kiểm toán, tài chánh, thuế khóa

Germany

1137

ThS Trần Xuân Toàn

Viện chăn nuôi

Thái Bình

1138

Trần Quý Dương

Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn

TP.HCM

1139

Vũ Hữu Tiệp

Sinh viên lớp: KSTN-DTVT-K52, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hà Nội

1140

Trần Nam Trường

 

CH SEC

1141

Võ Hoài Nam

 

Nga

1142

Khánh Minh Nguyễn

Nghiên cứu khoa học.

USA

1143

Dương Văn Tuấn

 

USA

1144

Nguyễn Thành Tiến

 

Hà Nội

1145

Nguyễn Đăng Lương

Hóa học

Hà Nội

1146

Dương Văn Dũng

Giám đốc Doanh Nghiệp

Kiên Giang

1147

Van Phu Truong Khoa

Công dân Việt Nam

Quảng Nam

1148

TS Nguyễn Hồng Thái

Kỹ thuật Điện

Hà Nội

1149

TS Nguyễn Quang Phái

 

Hà Nội

1150

Nguyễn Thịnh

Dược sĩ

USA

1151

KS Bùi Hoài Nam

 

Hà Nội

1152

KTS Nguyễn Xuân Thắng

Hà Nội

1153

Dr. Vu Trieu Minh

Mechanical Department

Malaysia

1154

Cao Vi Hiển

 

Kon Tum

1155

Nguyễn Trọng Chiến

Sinh viên năm thứ 3 Đại học Chiba

Nhật Bản

1156

KS Nguyễn Thạch Hãn

 

Úc

1157

KS Lương Phan Nguyễn

Viễn thông

TP.HCM

1158

Bui Tony

 

Pháp

1159

Phạm Việt Cường

Sinh viên

Hà Nội

1160

Đỗ Thành Nhân

Công nghệ thông tin

Quảng Ngãi

1161

KS Nguyễn Bá Toàn

Trưởng phòng kỹ thuật

Hà Nội

1162

Nguyễn Hồng Ngọc

Giảng viên

Đà Nẵng

1163

Tam Nguyen

 

USA

1164

Tống Cảnh Toàn

 

Hà Nội

1165

TS Lê Khánh Hùng

Công nghệ Thông tin

Hà Nội

1166

Nguyen Minh Tung

Nhan vien khach san

Hà Nội

1167

Đào Bá Duy

Nghề nghiệp tự do.

Quảng Ninh

1168

Vũ Văn Oai

Kinh doanh ngành cơ khí máy móc công nghiệp

TP.HCM

1169

Le Duong

Chuyen Vien KT Hang Khong ( ATSS: Airway Transport Systems Specialist)

USA

1170

Nguyen Thi Thanh Huyen

 

Hà Nội

1171

KS Huỳnh Anh Cường

Xây dựng cấp thoát nước

TP.HCM

1172

TSKH Nguyễn Xuân Xanh

nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học, giáo dục

TP.HCM

1173

GS Võ Quý

Chuyên gia về Môi trường ĐHQG Hà Nội

Hà Nội

1174

PGS TS Hoàng Thị Thanh Nhàn

Nghiên cứu kinh tế

Hà Nội

1175

Phạm Quốc Việt

Cựu quân nhân

Hà Nội

1176

Trương Minh Tam

Maketing thương mại

Hà Nội

1177

Nguyễn Văn Thanh

Cử nhân Kinh tế

TP.HCM

1178

Đặng Minh Liên

Nghiên cứu viên, giảng viên, biên tập, biên dịch, biên kịch phim, nhà báo điện ảnh

Hà Nội

1179

Minh Trinh Nguyen

Nguyen can bo Vien Mac Le Nin

Germany

1180

Thi Bich Hang Nguyen

Cuu doi vien Chau Ngoan Bac Ho Cung Thieu Nhi Ha Noi

Germany

1181

Tô Lê Sơn

Kỹ sư kinh tế, công tác tại Cty Tư vấn xây dựng Điện 2

TP.HCM

1182

Luong Van Dung

Huong dan vien du lich

Hà Nội

1183

Nguyễn Bắc

Công dân Việt Nam

Tuyên Quang

1184

Tran Cong Thach

Huu tri

TP.HCM

1185

Lê Bảo

Nhân viên chứng khoán

TP.HCM

1186

Phùng Xuân Tùng

 

Hải Phòng

1187

Trần Khương

Chuyên viên tư vấn đầu tư nước ngoài

Gia Lai

1188

Nhà Báo Phạm Tâm Hiếu

Tạp chí Khoa học và Tổ quốc

Hà Nội

1189

Nguyễn Hữu Mão

 

Hà Nội

1190

Luật sư Vũ Xuân Khoa

Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư HIPT Invest

Hà Nội

1191

KS Bùi Trúc Linh

Viết báo tự do

TP.HCM

1192

KS Nguyễn Minh Hùng

Continental Corporation

TP.HCM

1193

Trần văn Huỳnh

Giáo viên nghỉ hưu

TP.HCM

1194

Nguyễn Lưu

 

Hà Lan

1195

Hoàng Anh Vũ

Chuyên gia IT ngân hàng

Indonesia

1196

Nguyễn Văn Chinh

 

Hà Nội

1197

Ngô Tấn Huỳnh Chuyên

Nhân viên cty AKVA group

TP.HCM

1198

Nguyễn Tường Thụy

Cử nhân kinh tế, cựu chiến binh, viết văn thơ báo chí tự do

Hà Nội

1199

Chu Trọng Thu

Cựu GVĐH SP SG

TP.HCM

1200

Nguyễn Thị Hường

Nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ

USA

1201

TS BS Hồ Thị Hồng Nhung

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

TP.HCM

1202

Trần Đức Bồn

 

Nghệ An

1203

Nguyễn Tấn Tài

Sinh viên năm 3

Bến Tre

1204

Kim Ngọc Cương

Cử nhân Toán, viết báo tự do

Hà Nội

1205

KS Hoàng Ngọc Thanh

Cầu đường

Nghệ An

1206

Trương Minh Tịnh

Giám Đốc Công Ty Tithaco Pty Ltd

Úc

1207

Nguyễn Đức Huy

 

Germany

1208

Trương Thị Hồng Phượng

 

Germany

1209

Nguyễn Huy Kim

 

Germany

1210

KS Võ Văn Giáp

 

Canada

1211

Trần Anh Tuấn

Sinh viên khoa Giáo dục học, ĐH KHXH&NV TP.HCM

TP.HCM

1212

Muoi Nguyen

Cử nhân Hóa học, nghỉ hưu

USA

1213

Trương Phát Khuê

Nông dân, cựu sĩ quan QĐND VN

Đắk Lắk

1214

TS Võ Thi

Kỹ Sư Hàng Không

Canada

1215

Nguyễn Đức Dương

Cán bộ nghiên cứu của Viện Ngôn Ngữ học, nay đã nghĩ hưu

TP.HCM

1216

Trần Văn Nam

 

Hải Dương

1217

Si Van Lam

Doctor of Pharmacy

USA

1218

Khương Việt Hà

Nghiên cứu văn học Nhật Bản; cơ quan công tác: Viện Văn học-Viện KHXH Việt Nam

Hà Nội

1219

Nguyễn Thanh Phong

Sinh viên

Úc

clip_image001

KIẾN NGHỊ

VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chúng tôi, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi đến quý vị bản kiến nghị của chúng tôi trước tình hình hiện nay của Tổ quốc.

I- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng

1. Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là “công xưởng thế giới” và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Một số nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng đến nay Trung Quốc đã vượt tất cả những gì chủ nghĩa thực dân mới làm được sau Chiến tranh thế giới II.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là “đường chữ U 9 đoạn”, thường được gọi là “đường lưỡi bò”, chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng “lưỡi bò” này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.

Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.

2. Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu chiến hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.

Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường. Bằng mọi phương tiện và nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn, Trung Quốc tìm mọi cách dụ dỗ, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, can thiệp nội bộ, lấn chiếm, và đã từng dùng hành động quân sự - tất cả đều trong mưu đồ lâu dài nhằm khiến cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc.

Về phía ta, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nhân nhượng để bình thường hóa và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước, song cho đến nay cục diện cơ bản diễn ra trong quan hệ hai nước là: Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.

3. Xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ.

Dưới đây xin điểm những nét chính:

– Về kinh tế, nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch nhập siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường. Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta. Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.

– Về chính trị, những hiện tượng thâm nhập của Trung Quốc về kinh tế kéo dài nhiều năm, có nhiều sự việc nghiêm trọng và còn đang tiếp diễn, đặt ra câu hỏi: Phía Trung Quốc đã làm gì, bàn tay của quyền lực mềm của họ đã thọc sâu đến đâu? Nạn tham nhũng tràn lan và nhiều tha hóa khác ở nước ta hiện nay có sự tham gia như thế nào của bàn tay Trung Quốc?

Lãnh đạo nước ta đã quá dè dặt, không công khai minh bạch thực trạng nghiêm trọng trong quan hệ Việt - Trung để nhân dân ta biết và có thái độ ứng phó cần thiết. Thực trạng hiện nay làm cho dân bất bình, khó hiểu lãnh đạo nước mình trong quan hệ với Trung Quốc; về phía Đảng và Nhà nước thì lúng túng, không dựa vào sức mạnh của dân; còn bè bạn quốc tế thì lo lắng, thậm chí ngại ngùng ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam.

– Về quan hệ đối ngoại Việt - Trung, cách ứng xử của phía ta gần đây nhất được thể hiện trong Thông tin báo chí chung (TTBCC) Việt Nam và Trung Quốc về cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc do Bộ Ngoại giao ta công bố ngày 26-06-2011. Thông tin này có những nội dung mập mờ, khó hiểu, gây ra nhiều điều băn khoăn, lo lắng cho dư luận trong nước và thế giới; ví dụ:

ü TTBCC hoàn toàn bỏ qua không nói gì tới những hành động gây hấn của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của nước ta trên Biển Đông, lại nêu “Hai bên cho rằng, quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt - Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực”. Nếu câu này là nhận định thực trạng quan hệ hai nước hiện nay thì nguy hiểm và không đúng với sự thực đang diễn ra ngược lại. Phương châm “16 chữ” và tinh thần “bốn tốt” do chính lãnh đạo Trung Quốc đề ra; vì vậy ta đòi lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đúng, chứ không thể xuê xoa bằng câu “hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác theo đúng phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt

ü TTBCC viết: “Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”. Nội dung của “nhận thức chung” này giữa lãnh đạo hai nước là gì, phía ta chưa nói rõ mà chỉ có những giải thích một chiều của phía Trung Quốc theo cách có lợi cho Trung Quốc, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29-06-2011 nhấn mạnh “phía Việt Nam cần thực hiện thỏa thuận chung của lãnh đạo hai nước về giải quyết những vấn đề Biển Đông” và nói rằng “Cả hai nước chống lại sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào các vấn đề Biển Đông”. Trung Quốc liên tục có những phát ngôn từ chính khách và báo chí, coi nguyên nhân những căng thẳng mới trên Biển Đông hiện nay là do ta và các nước trong khu vực khiêu khích. Trong những phát ngôn đó, không ít ý kiến cho rằng về cơ bản đã chuẩn bị xong dư luận trong nhân dân Trung Quốc cho việc đánh Việt Nam và giành lại chuỗi ngọc “liên châu” (chỉ quần đảo Trường Sa)... Cách viết mập mờ, khó hiểu của TTBCC rất bất lợi và nguy hiểm cho nước ta, kể cả trên phương diện quan hệ quốc tế có liên quan đến những nước thứ ba.

ü TTBCC nêu “(Hai bên...) tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước...”. Phía Trung Quốc dựa vào điều này để gây thêm sức ép kiềm chế dư luận nước ta trong khi báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục đăng những bài vu cáo, miệt thị nhân dân ta. Trước các hành vi trái luật pháp quốc tế do phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông, cần khẳng định việc dư luận nhân dân ta vạch ra và có những hoạt động biểu thị thái độ lên án các hành động đó, làm hậu thuẫn cho các hoạt động chính trị, ngoại giao của Nhà nước ta, không thể coi là những “lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước...” Nhân dân ta có truyền thống lịch sử và bản lĩnh kiên cường, thời nào cũng không tiếc sức mình chủ động tìm mọi cách xây dựng, gìn giữ, bảo vệ mối quan hệ hữu nghị với nước láng giềng này; cho đến nay không bao giờ tự mình gây hấn với Trung Quốc, mà chỉ có đứng lên chống Trung Quốc khi Tổ quốc bị xâm lược.

II- Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn

1. Nền kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng phát triển kém chất lượng, kém hiệu quả, và lâm vào khủng hoảng kéo dài.

Tất cả những cố gắng từ vài năm nay là tập trung “chữa cháy”, cố cứu vãn nền kinh tế ra khỏi khó khăn trước mắt, trước hết là chống lạm phát. Từ 2007 đến nay (trừ năm 2009) lạm phát liên tục ở mức 2 con số; dự báo năm 2011 vẫn là hai con số ở mức cao. Nguồn lực huy động được trong nước và từ bên ngoài cho nền kinh tế nước ta trong mấy năm qua cao chưa từng có, song hiệu quả kinh tế lại thấp kém với chỉ số ICOR (tỷ lệ nghịch với hiệu quả đầu tư) tăng nhanh, lên mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là cao nhất trong khu vực. Nhập siêu đang ở mức cao. Thâm hụt ngân sách vượt quá ngưỡng báo động (5% GDP theo kinh nghiệm thế giới). Nền kinh tế vẫn trong tình trạng cơ cấu lạc hậu, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh đều thấp, tăng trưởng chủ yếu nhờ vào vốn đầu tư, lao động trình độ thấp và khai thác đất đai, tài nguyên đến cạn kiệt. Môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng, phân phối thu nhập ngày càng trở nên bất công. Các vấn đề kinh tế lớn như: sự tích tụ / phân bổ của cải; tình hình chiếm hữu và sử dụng đất đai; trạng thái thực thi pháp luật; sự hình thành các nhóm đặc quyền, đặc lợi và các nhóm quyền lực mới, sự xuất hiện các giai tầng mới đi liền với những bất công mới..., đang diễn biến ngược lại với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Kết quả cuối cùng là thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người có tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống xuống cấp trên nhiều mặt; sự bất an của người dân tăng lên; mức sống thực tế của phần lớn nông dân, của số đông công nhân và những người làm công ăn lương hiện nay giảm sút nhiều so với mấy năm trước.

2. Thực trạng văn hóa - xã hội của đất nước có quá nhiều mặt xuống cấp, cái mới và tiến bộ không đi kịp yêu cầu phát triển của đất nước và không đủ sức lấn át những cái hủ bại và tiêu cực; công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, nguồn lực quý báu nhất của đất nước là con người chưa thực sự được giải phóng.

Trong nhiều vấn đề bức xúc, phải nói tới vấn đề hàng đầu là nền giáo dục của nước ta cho đến nay có nhiều mặt lạc hậu so với phần đông các nước trong khu vực, mặc dù nước ta thuộc số nước có tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với thu nhập (của cả nhà nước và nhân dân) ở mức cao nhất khu vực. Nội dung, cách dạy và học, cách quản lý trong nền giáo dục của nước ta quá lạc hậu, thậm chí có nhiều sai trái. Nguồn nhân lực nước ta có trình độ giáo dục phổ cập ở mức khá cao, tỷ lệ bằng cấp các loại trên số dân và số người lao động đều ở mức cao hay rất cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương. Song trên thực tế chất lượng nguồn lực con người và năng suất lao động của nước ta vẫn thua kém nhiều nước, thấp xa so với yêu cầu đưa đất nước đi lên phát triển hiện đại. Nguyên nhân cơ bản là nền giáo dục trong môi trường chính trị - xã hội hiện nay của nước ta không nhằm đào tạo ra con người tự do và sáng tạo, con người làm chủ đất nước, mà là một nền giáo dục phát triển chạy theo thành tích và số lượng.

Trong đời sống văn hóa - tinh thần của đất nước, nhân dân thấy rõ và lên án hiện tượng giả dối và tình trạng tha hóa trong lối sống và trong đạo đức xã hội. Những cái xấu này, cùng với nạn tham nhũng tạo ra những bất công mới, đồng thời làm băng hoại nhiều giá trị truyền thống của dân tộc ta. Tình trạng thiếu vắng sự công khai minh bạch trong mọi mặt của đời sống xã hội đang làm cho mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng và tiêu cực ngày càng màu mỡ. Thực tế này cản trở nghiêm trọng việc xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh, đồng thời tạo ra một môi trường xói mòn luật pháp, rất thuận lợi cho việc dung dưỡng những yếu kém của chế độ chính trị.

3. Chế độ chính trị còn nhiều bất cập, cản trở sự phát triển của đất nước.

Thực trạng kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước phản ánh rõ nét sự bất cập và xuống cấp ngày càng gia tăng của hệ thống chính trị - xã hội và bộ máy nhà nước ta. Nền kinh tế nước ta đứng trước yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi cơ cấu và mô hình phát triển (chuyển từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển dựa nhiều vào các yếu tố chiều sâu) để đi vào thời kỳ phát triển bền vững với chất lượng cao hơn. Giai đoạn mới hiện nay đòi hỏi phải cải cách hệ thống chính trị để xóa bỏ mọi trở ngại, phát huy và sử dụng tốt mọi nguồn lực nhằm đổi mới và phát triển nền kinh tế. Nhiệm vụ đổi mới chính trị tuy đã được đặt ra nhưng chưa có mục tiêu, biện pháp và hành động thiết thực.

Đặc biệt nghiêm trọng là tệ quan liêu tham nhũng, tình trạng tha hóa phẩm chất, đạo đức đang tiếp tục gia tăng trong bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức và viên chức của hệ thống chính trị và nhà nước. Bộ máy này ngày càng phình to, tình trạng bất cập và nạn tham nhũng nặng nề hơn, gây tổn thất ngày càng lớn hơn cho đất nước. Thực trạng này cùng với những sai lầm trong cơ cấu tổ chức và trong cơ cấu đội ngũ cán bộ khiến cho các nỗ lực đổi mới hệ thống chính trị không đem lại kết quả thực tế, mặc dù tốn kém nhiều tiền của, công sức. Trong những việc đã làm có quá nhiều cái phô diễn, mang tính hình thức, giả dối. Trong đời sống thực tế, nhiều quyền dân chủ của dân tiếp tục bị vi phạm nghiêm trọng. Việc ứng cử, bầu cử các cơ quan quyền lực chưa bảo đảm dân chủ thực chất. Nhiều quyền công dân đã được Hiến pháp quy định nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền biểu tình...

Có thể đánh giá tổng quát rằng đất nước ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng của dân tộc ta muốn sống trong một quốc gia “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, cùng đi với trào lưu tiến bộ của cả nhân loại, và một bên là sự tha hóa và bất cập ngày càng trầm trọng của hệ thống chính trị. Mâu thuẫn nguy hiểm này đang ngày càng trở nên gay gắt do sự uy hiếp của Trung Quốc đối với nước ta và kích thích thêm khát vọng bành trướng của Trung Quốc.

Vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, thậm chí những cuộc tấn công quân sự trực tiếp đang được để ngỏ. Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta. Đó là mặt trận vừa uy hiếp vừa dụ dỗ nước ta nhân danh cùng nhau gìn giữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ giữa nhân dân ta và chế độ chính trị của đất nước, vừa lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta. Đánh thắng nước ta trên mặt trận nguy hiểm nhất này, Trung Quốc sẽ đánh thắng tất cả!

Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường

III- Kiến nghị của chúng tôi

Trước tình hình đó, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị:

1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Muốn vậy, trước hết phải khắc phục tình trạng nền giáo dục và kinh tế của đất nước bị chi phối bởi ý thức hệ giáo điều. Cải cách chính trị, vì vậy, là tiền đề không thể thiếu cho những cải cách sâu rộng khác.

3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay. Trong thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân đã ghi trong Hiến pháp, cần đặc biệt thực hiện nghiêm túc quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa, quyền lập hội, quyền đòi hỏi công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đất nước.

4. Ra lời kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.

5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, chúng tôi thiết tha mong đồng bào sống trong nước và ở nước ngoài hưởng ứng và ký tên vào bản kiến nghị này. Bằng việc đó và bằng những hành động thiết thực, mọi người Việt Nam biểu thị ý chí sắt đá của dân tộc ta, quyết ngăn chặn, đẩy lùi mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta, xóa bỏ bất công, nghèo nàn, lạc hậu trong nước mình, xây dựng và gìn giữ non sông đất nước xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc, không hổ thẹn với các thế hệ mai sau và với các dân tộc khác trên thế giới.

Giành thời cơ, đưa Tổ quốc chúng ta thoát khỏi hiểm họa, phát triển bền vững trong hòa bình là trách nhiệm thiêng liêng của mọi người Việt Nam ta.

Làm tại Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2011

clip_image003

clip_image005

clip_image007

Biên nhận chuyển phát nhanh gửi văn bản Kiến nghị đến Văn phòng Quốc hội chiều 13.7.2011

clip_image009

Biên nhận chuyển phát nhanh gửi văn bản Kiến nghị đến Văn phòng Trung ương Đảng chiều 13.7.2011

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn