Tại sao họ đi biểu tình?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA, Bangkok

Sau nhiều tháng trời im ắng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và nhiều người tham gia đã bị bắt, bị sách nhiễu khi bày tỏ lòng yêu nước của họ.

VIETNAM-CHINA-MARITIME

Thanh niên, sinh viên xuống đường phản đối TQ lấn chiếm lãnh hải Việt Nam. AFP

Người dân Trung Quốc đang bị kích động

Sơn Hà - Đông Phương

Trò dối trá để chiếm đoạt

TT - Đi miết sẽ thành đường, dân gian nói thế. Dối trá riết sẽ biến thành sự thật, Thế chiến thứ nhì đã nổ ra từ mệnh đề này của bộ trưởng tuyên truyền Đức quốc xã Goebbels. Đe dọa miết để đến khi “tiên hạ thủ vi cường”, dư luận sẽ không lấy làm lạ! Báo chí Trung Quốc từ mấy năm nay đang “xào” lại công thức này của Goebbels.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 5-7 chạy tít “Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền trên các đảo”, nhân nói đến việc tàu phòng duyên Nhật chặn một tàu của Đài Loan xâm nhập khu vực đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc đòi tranh chấp, và nay Trung Quốc lên tiếng bảo vệ đồng hương. Văn phong dành cho Nhật xem ra cũng có phần “nể nang” đôi chút, khác với văn phong dành cho các láng giềng phía nam của Trung Quốc như đe dọa thẳng thừng của Thời báo Hoàn Cầu 4-7: “Trung Quốc sẽ còn bị làm phiền bởi Philippines, Việt Nam cùng các nước khác trong một thời gian dài trên biển Đông. Thế giới đã bước vào một giai đoạn mà các nước nhỏ có thể làm phiền các đại cường. Nếu các vụ tranh chấp mấy hòn đảo này mà xảy ra dưới thời phong kiến, các triều đình sẽ xử lý dễ dàng hơn nhiều... Philippines và Việt Nam đáng bị trừng trị. Nếu chúng còn khiêu khích tới cùng chống lại Trung Quốc, có lẽ rồi chúng cũng sẽ bị trừng trị kể cả bằng tấn công quân sự”.

Muốn hay không muốn, báo chí Trung Quốc cũng “trông mặt mà bắt hình dong”. Dẫu sao thì cũng nể Nhật chút ít vì Nhật cũng đã đóng tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến xưng hùng xưng bá ở Thái Bình Dương cách đây một thế kỷ rồi, và nay tuy là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc thứ nhì, song nếu tính thu nhập đầu người và phúc lợi xã hội thì đại đa số người dân Trung Quốc vẫn còn nằm mơ suốt thế kỷ này.

Từ mấy năm nay, báo chí Trung Quốc đã thay đổi nội dung và cường độ tuyên truyền. Trước kia còn mơ hồ dùng từ “lợi ích cốt lõi” (core interests), thiên hạ còn dọ dẫm xem nghĩa là gì, ngoài Đài Loan ra còn là gì nữa? Sau khi đã cố định trong đầu người dân Trung Quốc các “lợi ích cốt lõi” đó, bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đổi giọng, cụm từ “lợi ích cốt lõi” biến mất, thay vào đó là các “quyền lợi mang tính lịch sử” (historical rights) kiểu “từ thời nhà Tống và nhà Nguyên”, không quên chua thêm: “Bản đồ hành chính Trung Hoa dân quốc đã từng đánh dấu tuyến ranh giới trên biển Nam Hải từ năm 1947”. Cứ nhồi nhét vào đầu dân Trung Quốc những bịa đặt “quyền lợi mang tính lịch sử” đó hầu kích động sẵn một khí thế binh đao, đồng thời để dọn đường dư luận cho một hành vi thôn tính dưới vỏ bọc “bảo vệ chủ quyền”.

Tất nhiên, những tờ báo ấy của Trung Quốc thể hiện cho một thế lực võ biền nào đó đang lên ở Trung Quốc, song không đại diện cho tất cả Trung Quốc. Tại hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng (Trung Quốc) tổ chức vào tháng 6 vừa qua, đã có những tiếng nói phản bác như của giáo sư Thịnh Hồng thuộc Đại học Sơn Đông: “Quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của người Trung Quốc là có “lệch lạc”. Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi ích cho mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế”.

Viện trưởng Viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Hà Quang Hộ nhắc nhở: “Làm người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ không phải loài dã thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải tính đến lợi ích của người khác”! Thật ra nội dung nhắc nhở “làm người” này không mới. Vấn đề ở chỗ: xu hướng ưu thế hiện thời ở Trung Quốc như thế nào khiến Hà tiên sinh phải lên tiếng nhắc nhở?

Rõ ràng, không phải ai cũng mù quáng nay a dua “thời thế, thế thời phải thế!”, phụ họa “ra rả riết sẽ tiến đến gây chiến”! Ở Trung Quốc có cách nói: “Nửa cuốn Luận ngữ có thể trị thiên hạ”. Trong Luận ngữ có ghi lại lời một học trò tên là Tử Cống hỏi về việc quản lý đất nước: “Quân đội, lương thực và nhân dân nếu cần bỏ đi một thứ, thì nên bỏ đi cái nào?”. Khổng Phu Tử không do dự trả lời là quân đội.

Ngày nay, dưới chân pho tượng Đức Khổng ở khu phố người Hoa giữa New York có vương đầy rác như hầu hết khu buôn bán chạp phô, nhà hàng ăn này chăng nữa thì Đức Khổng vẫn là Đức Khổng!

Danh Đức

Ngụy biện chồng lên ngụy biện

Đoan Trang

Trong vài ngày qua, trên cộng đồng Facebook có lan truyền một bài viết với nội dung chỉ trích việc phát động biểu tình là “lợi dụng lòng yêu nước”. Xét thấy bài viết phạm quá nhiều lỗi lập luận, tôi xin được dành entry sau đây để phân tích về sự ngụy biện, phi logic của nó.

Điều đầu tiên và thông điệp cuối cùng tôi muốn nói trong khuôn khổ entry này, là sự cần thiết phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Do vậy, mặc dù entry nhằm chỉ ra các lỗi ngụy biện của tác giả, nhưng tôi hết sức tôn trọng quyền của tác giả được bày tỏ ý kiến về các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Cũng cần nói thêm, không phải không có những điều tôi đồng ý và chia sẻ quan điểm với tác giả, nhưng đó là chuyện nằm ngoài bài viết dưới đây.

Huỳnh Thục Vy đã được trả tự do

Huỳnh Ngọc Chênh

clip_image002Ba của Huỳnh Thục Vy là ông Huỳnh Ngọc Tuấn và hôn phu của Huỳnh Thục Vy là Trầm Tử vừa thông báo, Huỳnh thục Vy đã được trả tự do.

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn cho biết: Cháu bị giam tại công an Quảng Nam từ sáng đến 21g ngày 5.7. Sau đó công an đã chở Vy về xã Tam Phú, cách nhà 200 mét thì cho xuống xe để tự đi bộ về nhà. Theo ông Tuấn, đến lúc nầy (22g) gia đình vẫn chưa nói chuyện được với Thục Vy vì quá nhiều điện thoại gọi đến chúc mừng và phỏng vấn Thục Vy.

Trả lời phỏng vấn BBC, Thục Vy cho biết:  xe Công An Quảng Nam bắt cô từ quận 7 Sài Gòn sáng ngày 4.7, chạy qua đêm và tới Quảng Nam lúc 5h sáng 5/7.

Sau đó cô bị thẩm vấn cho tới tối khi được trả tự do nhưng có giấy hẹn trở lại công an Tam Kỳ, Quảng Nam trong ngày 6/7.

Cô "rất mệt mỏi" vì xe chạy nhanh và "rất xóc" trong khi họ không cho cô ăn uống.

"Suốt dọc đường người ta không cho tôi ăn uống gì. Tôi rất là mệt mỏi", cô Thục Vy nói.

"Tới Quảng Nam tôi được đưa vào đồn công an thành phố Tam Kỳ nhưng lại làm việc với công an tỉnh Quảng Nam”.

Việt Nam: ngoại giao và nội trị

clip_image002Nguyễn Giang

Việt Nam lại đang có một tuần dồn dập các sự kiện ngoại giao, đánh dấu những bước chuyển hướng phù hợp trong quan hệ quốc tế nhưng cũng làm nổi bật lên các vấn đề nội trị gay cấn.

clip_image003

Bà Hillary Clinton sẽ lại đến thăm Việt Nam trong tháng 7 này

Không chỉ là chuyện khéo hay không khéo

Đào Tuấn

clip_image001Rất bất ngờ, khi Bộ trưởng Vũ Đức Đam bình luận rằng chuyện tăng giá điện của “Nhà đèn” là “Không khéo”, là “nhầm thời điểm”.

“Nhà đèn” vẫn một mực khẳng định “phương án tăng chưa được tính tới”. Rồi quyết định bất ngờ được đưa ra, nhắm đúng vào thời điểm lạm phát vừa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng khiến dư luận bất ngờ. Thêm vào đó, đến giờ ngành điện cũng chưa đưa ra lý giải nào về cơ sở tăng giá, ngoại trừ thông báo sẽ tăng giá phát đi tối 29-6 – chưa đầy 2 ngày trước đợt tăng”- Bộ trưởng Đam nói.

Thực ra, cơ sở của việc tăng giá đã được EVN rào đón từ lâu. Nào là giá than bán cho điện tăng. Nào là chuyện giá cả đầu vào cái gì cũng tăng. Và tất nhiên, cả tỷ lệ tổn thất cũng tăng.

Thế nên câu chuyện tăng giá điện không đơn giản chỉ là “khéo”, hay “không khéo”.

Bởi cùng với việc tăng giá, rất ngẫu nhiên, tỷ lệ tổn thất điện năng được báo chí phanh phui, với mức 9,2% của năm 2012. Tuổi trẻ đã tính toán ngay rằng với  tổng sản lượng 118 tỷ kWh, lượng điện tổn thất sẽ lên tới 11 tỷ kWh.

Những hỏa mù trong canh bạc

TS Alan Phan

clip_image001Gần đây tôi từ chối không nhận làm diễn giả cho nhiều hội thảo về tài chánh hay kinh tế vì tôi nghĩ rằng các thân hữu trong đám khán thính giả có lẽ biết nhiều hơn tôi về thực trạng hàng ngày của nền kinh tế xứ này. Họ phải đối diện với sự thật và phải tìm giải pháp cụ thể cho cá nhân, nhân viên và khách hàng; vài lý thuyết hay vài câu khích lệ không giúp họ được gì. Trong khi đó, đám chuyên gia trên tháp ngà như tôi thì lại tùy thuộc vào những số liệu vô cùng mâu thuẫn của nhiều cơ quan công và tư để phân tích và tìm kết luận. Rác đầu vào, rác đầu ra. Dị ứng với rác, tôi nghĩ im lặng là thái độ hợp thời.

Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6% . Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.

Sự thật nợ bất động sản: Rùng mình những con số

Việt Thắng

Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng?

Những con số biết nói

Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.

Nhân sự kiện tập thơ Xem đêm của nhà thơ Phùng Cung ra mắt

Những con chữ hiện lên từ đáy chén trà

Phạm Toàn

Tự giới thiệu

clip_image002Ngày 28 tháng 6 năm 2012, tại hội trường lớn Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) có cuộc Hội thảo về tập thơ Xem đêm của nhà thơ Phùng Cung. Những nhà tổ chức mời tôi viết một bài tham luận. Tôi đã viết bài bên dưới đây.

Sau cuộc Hội thảo, tôi chờ các báo đưa tin. Nhưng tịnh không thấy một lời nào về Phùng Cung và về tập thơ hai trăm bài có tên Xem đêm của nhà thơ. Vì thế, tôi thấy mình có trách nhiệm phải công bố bài viết làng nhàng này.

Do tính chất làng nhàng của bài viết, nên tác giả xin phép nhấn mạnh thêm một chút để bạn đọc tập trung chú ý giùm: bài viết này nói về TỰ DO, sự tự do cố hữu trong con người, nhưng nó là nét nổi bật ở nhà thơ, không phải vì nhà thơ vĩ đại hơn thiên hạ, mà vì phẩm tính của thơ ca LÀ PHẨM TÍNH TỰ DO. Và thế là, nhờ “bó thân về với Thơ Ca” nên nhà thơ có điều kiện đến sớm hơn với TỰ DO và bộc lộ mạnh mẽ hơn phẩm tính tự do của mình qua bản chất tự do của thơ ca.

Chú thích cần thiết: Chỉ khi nào bó thân về với Thi Ca Đích Thực thì mới có Tự Do. Còn đi chung đường với thứ hạng thơ vớ vẩn, hạng thơ chim gái, hạng thơ nói leo, thì mãn kiếp vẫn chẳng thể có tự do.

Vì sao, bạn đọc biết tỏng rồi.

Phạm Toàn

Trước sự trơ lỳ của "bộ máy", số phận hiểm nghèo của những chị em quyết liệt hy sinh tuổi trẻ của mình cho an nguy của đất nước

Công dân Việt Nam yêu nước Bùi Thị Minh Hằng

KÍNH GỬI TOÀN THỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TRI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI!

Tôi tên Bùi Thị Minh Hằng, từng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam trái pháp luật nhiều lần chỉ vì tham gia biểu tình chống xâm lược Trung Quốc và thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình công lý.

Trong năm 2011, tôi từng cùng đồng bào thủ đô tham gia nhiều cuộc xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc bắn giết đồng bào ruột thịt của tôi, cướp bóc tàu thuyền ngư lưới xâm phạm lãnh thổ lãnh hải Tổ quốc.

Không biết vì lý do gì mà nhà cầm quyền Hà Nội ra sức đàn áp, bắt bớ và bỏ tù những người dân yêu nước chúng tôi. Anh Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) cô Phạm Thanh Nghiên, nhạc sĩ Việt Khang và rất nhiều người khác nữa đều bị bắt bớ giam cầm với những tội danh ngụy tạo của chính quyền này.

Sông Ba “khát nước” vì thủy điện

Hồng Ánh (bài và ảnh)

clip_image001  

Bà Nguyễn Thị Ơn mệt mỏi chờ nước trên thửa ruộng khô nứt nẻ của mình

 

Không chỉ nhiều cánh đồng hạ lưu sông Ba khô hạn mà hàng chục ngàn hộ dân ở TP Tuy Hòa và các huyện của tỉnh Phú Yên có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt do các thủy điện cắt giảm giờ chạy máy, không trả nước xuống hạ lưu sông Ba đúng như cam kết

Chiều 3-7, Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam có văn bản gửi đến Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên đề nghị can thiệp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để các thủy điện trên sông Ba trả nước đúng cam kết, giảm thiểu khô hạn đang diễn ra ở nhiều cánh đồng tỉnh này.

Suốt đêm chờ nước

Như thường ngày, bà Nguyễn Thị Ơn (67 tuổi, ở thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa) thẫn thờ ngồi chờ nước về trên thửa ruộng 3 sào của mình. Cây lúa đang vào giai đoạn đẻ nhánh, rất cần nước nhưng đang quắt queo trên chân ruộng khô nứt nẻ. “Hơn 10 hôm rồi, vợ chồng tôi thay phiên nhau chực chờ nước về để lấy vào ruộng cứu lúa nhưng thức suốt đêm cũng chẳng thấy giọt nước nào”- bà Ơn mệt mỏi nói.

Phân ưu cùng gia đình và bè bạn nhà văn Nguyễn Mộng Giác

Được tin nhà văn Nguyễn Mộng Giác mới từ trần tại nhà riêng thuộc thành phố Westminster, Orange County, Hoa Kỳ vào hồi 10 giờ 15 phút tối ngày 2-7-2012 tức sáng ngày 3-7-2012 giờ Việt Nam, thọ 73 tuổi, Bauxite Việt Nam vô cùng thương tiếc trước một gương mặt lớn của văn học Việt Nam vừa nằm xuống. Hai trường thiên Mùa biển độngSông Côn mùa lũ của ông là hai tiểu thuyết danh tiếng sẽ sống mãi trong văn học sử. Trong những dịp sang Hoa Kỳ công tác, GS. Nguyễn Huệ Chi đã được ông và phu nhân tiếp đón nồng hậu. Năm 2001 vợ chồng ông cùng nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã thân hành đưa Nguyễn Huệ Chi từ Orange County qua Los Angeles gặp gỡ nhà văn Võ Phiến cùng gia đình. Năm 2010, tuy bệnh tật đã vào thời kỳ rất khó khăn, ông vẫn đến dự cuộc họp mặt thân tình khi nghe tin Nguyễn Huệ Chi có mặt ở Quận Cam Hoa Kỳ.

clip_image002

Tại nhà riêng của Nguyễn Huệ Chi ngày 1-10-2004

clip_image004

Gặp gỡ tại Orange County ngày 11-10-2010

Bauxite Việt Nam cầu mong linh hồn ông thảnh thơi trên tiên giới và xin chân thành gửi đến gia đình bà quả phụ Nguyễn Khoa Diệu Chi cùng bè bạn thân hữu lời chia buồn sâu sắc.

Bauxite Việt Nam

Nguy cơ lãng phi hàng chục ngàn tỉ đồng: Thư cảnh báo của công ty Sơn Trường gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về dự án cảng Lạch Huyện

Theo giới thiệu của một số nhà khoa học, Công ty TNHH  Sơn Trường, chủ động tìm địa chỉ liên hệ vừa mới chuyển đến cho tôi các thông tin tài liệu liên quan đến đề xuất phương án mới của cảng Lạch Huyện.

Tôi chưa có ý kiến, vì trong quy hoạch chủ yếu là ý tưởng và bước đi (tính khả thi của dự án) cần được minh chứng trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tránh võ đoán, nhận xét theo định tính hơn là định lượng. Nhận thấy đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường, trước hết,  cần được phổ biến công khai, rõ ràng để những người quan tâm nắm được đầy đủ thông tin đa chiều, xin chuyển file kèm theo để các anh chị và các bạn tham khảo.

Tô Văn Trường

Outlier trong khoa học và ngoài xã hội

http://fuzzyco.com/outliers/images/outliers.gif

Nguyễn Văn Tuấn

 Ở một nơi không xa mà cũng chẳng gần đất nước, đọc những tin tức về cuộc biểu tình ủng hộ luật biển và chống bành trướng của China mà tôi thấy lòng nao nức, và có khi hồi tưởng lại những ngày sôi động trước 1975. Nhưng đọc qua bài tường thuật của Đỗ thi sĩ, trong đó có một đoạn viết về một người văng tục, khi nghe người khác hô khẩu hiệu “Đả đảo China” làm tôi liên tưởng đến hiện tượng outlier (số liệu hay dữ kiện ngoại vi) trong khoa học thực nghiệm.  Càng nghĩ về hiện tượng outlier trong khoa học, tôi càng thấy một sự tương đồng đến ngạc nhiên về outlier trong xã hội.

Lợi ích cá nhân và vận mệnh dân tộc

Bùi Văn Bồng

Hiện nay, các nước ASEAN, nhất là 5 nước có Biển Đông đang bị Trung Quốc kiếm chuyện dựa theo cái “đường lưỡi bò” tự vẽ để xâm lấn lãnh hải, khai thác tài nguyên biển. Hơn lúc nào hết, các nhà lãnh đạo và mọi người dân ở các nước trong khu vực cần phải rất cảnh giác, tỉnh táo, coi vận mênh dân tộc, chủ quyền quốc gia là trên hết, không vì lợi ích cá nhân, phe nhóm mà thỏa hiệp, làm ăn vội vàng, bất hợp pháp của Trung Quốc. Làm như thế là coi lợi ích cá nhân, coi đồng tiền to hơn vận mệnh quốc gia, dân tộc. Trong khi Trung Quốc đang thực hiện “chiến lược 3 bước”: Tranh chấp, rồi “gác tranh chấp, cùng khai thác”, tiến tới chiếm luôn vùng biển-đảo, các nước trong khu vực cần thấy rõ âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt để tránh hậu họa cho dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của mình.

Trước hành động ngày càng tìm đủ mọi cách gia tăng các hoạt động xâm lấn, đe dọa chủ quyền lãnh hải, lấy cớ cùng khai thác hoặc đấu thầu tài nguyên biển của Việt Nam, Philippines và các nước trong khu vực, thiết nghĩ các nước ASEAN cần phải đoàn kết chặt chẽ vì hơn bao giờ hết vì lợi ích chung cả khu vực và của quốc gia, dân tộc mình. Hãy không ngừng nâng ý thức tự chủ và hết sức cảnh giác, đừng để Trung Quốc dễ dàng tách bó đũa bẻ từng chiếc, làm triệt tiêu sức mạnh đoàn kết trong khu vực, mất độc lập, chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải, mất ổn định và hòa bình và trì kéo sự phát triển trong khu vực.

Sức mạnh nào sau tấm thảm chấn động chính trường?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Ngày 20.5.2012, sân bay Schönerfeld, Đức, nhộn nhịp máy bay cất hạ cánh như thường nhật, chỉ khác trong số đó, tại khu vực được an ninh phong toả, đáp xuống phi trường một chiếc én bạc xám Dessault Falcon 900EX, biển hiệu D-AZEM chở Gerhard Schindler Giám đốc Tình báo Đức BND biệt phái từ Afghanistan trở về – quan chức duy nhất ở Đức được sử dụng riêng 1 máy bay cho các chuyến đi bí mật. Từ khoang chưá đồ, bên cạnh hành lý của Giám đốc, cần vụ kéo xuống 1 khối hình trụ nặng 30 kg, bên cạnh đã đợi sẵn một xe chuyên dụng của Bộ Hợp tác và Phát triển Liên bang. Khối hình trụ trên không phải đồ đoàn gì bí mật của cơ quan tình báo mà là 1 tấm thảm rộng 9 m2. Vụ giao nhận diễn ra như trong chớp mắt, tài xế nhanh chóng rời phi trường phóng thẳng hướng trung tâm, không hề qua bất cứ kiểm tra nào của cảnh sát hay hải quan. Trong khi đó, mọi hàng hoá xuất nhập cảnh theo đường hàng không bị giới hạn trọng lượng, nếu quá phải trả cước phí cao. Thảm, đồ mỹ nghệ từ Afgahnistan, nếu gửi bưu điện về Đức, chưa kể bị kiểm tra ngặt nghèo, còn phải trung chuyển qua Dubai, thời gian kéo dài từ 4 – 6 ngày. Khi tới Đức, hàng hoá phải khai báo, đóng phí Hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng 19% hoặc 7% (với hàng thực phẩm) nếu trị giá vượt quá mức 430 Euro được miễn thuế. Cước phí vận chuyển tấm thảm trên được Hãng vận tải DHL sau này cho biết biểu giá 3.840 Euro, thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế Bộ Tài chính hết 200 Euro.

Tôi đã đi biểu tình ở Sài Gòn ngày 1 tháng Bảy (*)

André Menras Hồ Cương Quyết

Nhà văn Nguyên Ngọc dịch

Sáng nay là một trong những ngày nỗi căm hận công dân bộc lộ vì không thể kìm nén được nữa. Căm hận một cuộc gây hấn ngày càng công khai, càng dấn sâu, càng xúc phạm, của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Cùng với niềm căm hận ấy là sự ủng hộ chan chứa lòng yêu nước mạnh mẽ của những người công dân đối với những ai, trong hàng ngũ những người lãnh đạo, trong các tầng lớp xã hội khác, trong các môi trường nhân dân còn có ý thức về tầm mức nghiêm trọng của mối uy hiếp ngoại bang và muốn ngăn chặn nó lại.

Xuống đường lúc này đối với tôi còn là một cách nhắc nhở các vị quan chức cao cấp ở Hà Nội (Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Điện ảnh) mà nhiều tuần trước tôi đã trao thư yêu cầu được lặp lại đã nhiều lần đỏi hỏi được chiếu bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát”. Tôi chỉ đơn giản đòi rằng bộ phim này, bây giờ càng nóng bỏng tính thời sự hơn bao giờ hết, phải được chiếu tại hai trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn, cũng như trên vô tuyến truyền hình Quảng Ngãi, nơi xuất phát của các ngư dân vốn là nạn nhân của các cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Về Nam Hải, năm ấy đã vẽ đường chín đoạn đến tận cửa nhà người ta như thế nào?

Thiên nam địa bắc song phi yến – Baidu

Người dịch: Băng Tâm

BTV basamnews: Do bài gốc được viết bằng tiếng Trung, nên chúng tôi xin giữ nguyên văn các cụm từ như “Nam Hải”, “Nam Sa”, “Tây Sa”…

Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì?

Luật Biển giúp Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn quốc tế về Biển Đông

Trọng Nghĩa

Ngày 21/06/2012, Quốc hội Việt Nam đã bất ngờ thông qua bộ Luật Biển, gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Điểm đặc biệt là chương 1 của bộ luật xác định rõ ràng là “…quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (…) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam...”. Quyết định của Việt Nam đã tạo ra phản ứng tức tối từ phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã lập tức có những động thái cứng rắn nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, bất chấp tính chất bị cho là ‘phi lý’ của các biện pháp này.

clip_image001

Bà Lê Hiền Đức tại cuộc biểu tình ở Hà Nội ngày 01/07/2012 chống Trung Quốc gây hấn và ủng hộ Luật Biển của Việt Nam. REUTERS/Nguyen Lan Thang

Quốc tế phản đối tập đoàn Trung Quốc CNOOC khiêu khích Việt Nam

Trọng Nghĩa

Việc Trung Quốc “ngang nhiên phân lô một vùng biển nằm trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam và mời quốc tế đấu thầu khai thác dầu khí tại các lô đó đã bị chính quyền Việt Nam cực lực tố cáo. Dân chúng Việt Nam hôm nay 01/07/2012 cũng xuống đường tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, để lên án. Tuy nhiên, không chỉ có dư luận Việt Nam, mà ngay từ khi thông tin này được loan ra, vào hạ tuần tháng 6 vừa qua, mưu toan của Trung Quốc đã bị quốc tế phê phán.

clip_image001

Một dàn khoan của tập đoàn CNOOC tại vịnh Bột Hải. Reuters

Hồng Kông rầm rộ xuống đường chống Bắc Kinh

Tú Anh

Hồng Kông tràn ngập rừng người dứt khoát bày tỏ lòng bất mãn đối với chế độ Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm ngày Luân Đôn trao trả nhượng địa cho Bắc Kinh. Trước giờ tuần hành, AFP cho biết số người tập trung lên đến “nhiều chục ngàn” với khẩu hiệu “cùng chiến đấu chống đảng Cộng sản”.

clip_image001

Dân Hồng Kông rầm rộ xuống đường phản đối chính quyền Bắc Kinh ngày 01/07/2012. REUTERS/Bobby Yip

Hết rồi nhé, giấc mơ đắng chát. Nhìn lại đi, đời thực chua cay

Hà Văn Thịnh

Việc Trung Quốc trơ tráo; cạn mực tàu, ráo cỏ máng, ngang ngược đứng ra “mời thầu” 9 lô thềm lục địa có nhiều tiềm năng dầu khí thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đã lột trần bản chất không bao giờ thay đổi của chủ nghĩa bành trướng đại Hán tham tàn. Có lẽ, điều “tốt đẹp” nhất của nó là đã thức tỉnh được (?) những giấc mơ xuẩn ngốc cuối cùng, chút lương tri sau cùng của tất cả những ai lâu nay vẫn cố tình mơn trớn sự cả tin của con người về 16 chữ vàng, 4 tốt...

Trong lịch sử ngoại giao - lễ tiết của loài người, chưa từng thấy ở đâu, bao giờ, cái “nguyên tắc” “nói dối vụ lớn” của Adolf Hitler lại được thực thi vô liêm sỉ đến cùng tận như cách thức mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đang hành xử. Họ muốn chứng minh rằng họ bất chấp tất cả, dám làm những điều không ai dám; họ đưa miệng súng chiến tranh chọc thẳng vào mồm của những kẻ chí tư, vô công, luôn sợ dân hơn sợ giặc mà thời nào cũng có. Sự “bất ngờ” của cái phi lý tột cùng được đẩy thành cái nóng bức tận cùng của một mùa Hạ đau đớn, thật ra, chi là không ngờ với những kẻ xuẩn ngốc, u mê. Ngay từ thời Hán – thời Việt Nam được coi là một “quận” của “thiên triều” thì đã tồn tại cái lệnh chỉ bán cho dân Giao Chỉ lừa, bò, ngựa đực, không bán giống cái, kẻo dân Giao Chỉ giàu có! Thử ngẫm mà xem, xem xem nó có giống với chuyện mua chân trâu bò, mua mèo, mua rắn, mua gỗ sưa, mua khoai, khai thác boxit, nuôi cá bè Cam Ranh..., suốt mấy chục năm qua hay không?

biểu tình

Từ Quốc Hoài

biểu tình!

đừng sợ

đừng sợ con chữ này

 

cơn bão xé nát nhà cửa

tan tác những mảnh hạnh phúc

những cánh rừng lũ cuốn

ngoi ngóp những nóc nhà

rổ rá bèo bọt

Về việc cưỡng chế bắt giữ trái pháp luật và hành hung

Trịnh Kim Tiến

Sáng 01-07, bạn Châu Văn Thi bị bắt và bị giam giữ tại đồn công an Tân Hưng, quận 7, Sài Gòn khi đang đi trên đường và chưa kịp tham gia biểu tình. Châu Thi hay còn gọi là Thi đen là một người bạn rất thật thà, tốt bụng, và đặc biệt là một người rất chăm chỉ làm việc. Năm ngoái bạn đã bị đánh khi tham gia biểu tình tại Sài Gòn ngày 17/07. Bạn chưa bao giờ làm gì trái đạo đức hay luật pháp, mà chỉ tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Sáng ngày 02- 07, chúng tôi, những người bạn của Thi, quen biết nhau qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã đến trước đồn Tân Hưng để đợi đón Thi về.

Khoảng 11h30, dưới áp lực của gia đình và bạn bè, an ninh và công an phường đã buộc phải thả Thi ra sau hơn 24 tiếng bị giữ trái pháp luật.

Cấp cứu nông thôn

Hà Sĩ Phu

Về tình hình đời sống nông dân nơi làng xã, nhà báo Hoàng Anh đã báo động trong một bức tranh rùng rợn: một xã nghèo mà phải cõng trên lưng tới 500… cán bộ! Thằng còng làm cho một đống thằng ngay ăn (ngay lưng chứ không ngay thẳng), mà ăn bẫm, đã không thể chịu nổi. Nhưng đâu chỉ có thế, cái đám cán bộ vô công rồi nghề ấy ăn xong rồi nếu cứ ngồi chơi phiếm thôi thì đã đành một nhẽ. Khổ nỗi, họ là cán bộ, phải lãnh đạo, lãnh đạo phải có quyền, có quyền ở nơi pháp quyền lỏng lẻo thì được tự do đục khoét, lạm thu sưu thuế, tự do “hành” dân vô tội vạ, và biến thành một lũ “cường hào mới” như bài của Diệp Văn Sơn dưới đây, thì nỗi đau khổ của dân biết là nhường nào?

Cảm ơn các tác giả Diệp Văn Sơn và Hoàng Anh đã mô tả thực tiễn ở nông thôn rất cụ thể, kỹ càng, sinh động, như một báo động khẩn cấp. Song phần đề xuất các giải pháp e chưa được tương xứng với tình hình. Giải pháp tuy nhiều nhưng vẫn xoay quanh cái trục “dân chủ cơ sở, dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra”, mà thực tế đã chứng minh rằng một khi đã thực hiện “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý…” với nguyên tắc “tập trung dân chủ” thì cái quyền “dân làm chủ” ấy, nhất là ở cơ sở, chỉ còn là câu sáo ngữ hữu danh vô thực. Còn như yêu cầu sàng lọc cán bộ mà bộ máy sàng lọc vẫn do “ủy ban một nhà, chi bộ một họ thì hy vọng gì chứ?

Sở dĩ bộ máy công quyền ở nông thôn phình ra khủng khiếp như hiện nay, quá nhiều về số lượng và quá kém về chất lượng, là do mấy nguyên nhân căn bản:

- Duy trì hai bộ máy Đảng và nhà nước song trùng

- “Đảng hóa” mọi quyền lực, độc quyền toàn trị (đặc quyền thì có đặc lợi, điều này quan trọng!)

- Bệnh hình thức (cũng là một biểu hiện của giả dối)

- Bệnh gia đình chủ nghĩa, thân tộc chủ nghĩa, cục bộ bản vị, đang hoành hành từ trung ương đến địa phương.

Chừng nào chưa thể có giải pháp cho 4 căn nguyên cố hữu ấy thì câu chuyện nông thôn của chúng ta quả thực vẫn là một bài toán nan giải.

3/7/2012

H. S. P.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Phụ lục:

Ngân sách nào kham nổi: Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa

Từ một câu chuyện thương tâm hơn 20 năm về trước

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Nhà báo Trần Quang Thành

Hơn 20 năm trước Trần Quang Thành là nhà báo quyết liệt dùng ngòi bút của mình phanh phui các vụ chống tham nhũng theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông bị trả giá ngay sau đó bằng một vụ tạt acide rùng rợn làm hỏng hết khuôn mặt và gần như mù , nhưng lời kêu cứu của ông rơi vào thinh không, kể cả trước và sau thảm hoạ, ngoại trừ 200 ngàn đồng của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội “uý lạo” theo lệnh của ông Đỗ Mười.

Từ sau khi ông ra nước ngoài cư trú, hiện tượng thờ ơ vô cảm trên đất nướcViệt Nam hình như đã tăng lên 100 lần. Không những người chống tham nhũng – không riêng gì nhà báo – phải rước lấy những tai hoạ ghê gớm tương đương hoặc hơn ông Trần Quang Thành là con số không phải chỉ một hai nữa, mà luật pháp giờ đây còn phơi bày nhiều khe hở để bọn tham nhũng ngang nhiên dựa vào đó diệt trừ những ai quyết tâm quét sạch chúng giúp cho xã hội trong sạch hơn. Và nạn nhân của tham nhũng là dân chúng Việt Nam, nhất là nông dân, thì khốn khổ trăm bề, nhiều vụ việc nổi cộm xảy ra nhức nhối và phổ biến đến mức người ta không còn đủ sức than thở cho cùng khắp. Còn kẻ có trách nhiệm phải giải quyết đến nơi đến chốn những vụ việc ấy làm chỗ dựa cho niềm tin của mọi người, thì lại chính là lực lượng vô cảm bậc nhất, vô cảm trước công luận, trên báo chí, thậm chí phải dùng cả biện pháp quanh co né tránh nhằm đối phó với các ý kiến chê trách từ thế giới bên ngoài. Trong khi lũ cướp ngày hoành hành một cách trâng tráo bằng đủ mọi thủ đoạn xảo quyệt nhất và có đủ bộ sậu chức năng tiền hô hậu ủng làm hậu thuẫn cho chúng mà không ai dám đem hết ý chí, nghị lực và trí tuệ ra để tìm những phương cách bài bản chỉ mặt vạch tên kẻ đầu sỏ cộm cán nhất, thì an ninh xã hội bị bỏ bê đến mức ngay ở Hà Nội thôi, một xe bán quả vải của nông dân gần gầm cầu Long Biên trong khi đang người mua kẻ bán tấp nập, vậy mà hai kẻ đi xe máy đến quát chủ xe đưa một chùm vải khoảng 5kg cho chúng rồi thản nhiên lên xe đi trước thái độ sợ sệt lặng phắc của đông đảo mọi người, không một ai dám có phản ứng gì (nhipcauthegioi.hu).

Đó là chưa nói sự xâm nhập của kẻ thù phương Bắc cũng gây nên vô số xáo trộn khủng khiếp trên khắp mọi miền đất nước, từ các công ty Tàu tha hồ làm mưa làm gió với các dự án khai thác hoặc xây dựng công nghiệp bỏ giá rẻ và hoàn toàn không chất lượng của chúng, các làng Tàu theo đó mọc lên hầu như khắp nơi như những “tô giới” nội bất xuất ngoại bất nhập, các thứ hàng thực phẩm độc hại của Tàu len lỏi vào tận mọi xó xỉnh ngày này qua ngày khác đầu độc người dân Việt, đám thương lái Tàu lùng sục khắp các làng quê tìm hết cách phá hoại tận gốc lực lượng sản xuất của nông dân, và hoạt động xâm chiếm cướp bóc của lũ giặc Tàu trên vùng biển chủ quyền của nước ta ngày càng tăng cường độ gay gắt, mỗi lúc chúng mỗi tiến sát lại gần bờ biển Việt Nam...

“Cướp ngày” và “cướp đêm”, “cướp trong” và “cướp ngoài” quả đang làm hỏng sự sống yên bình của cả một cộng đồng vốn rất lương thiện, biết tôn trọng pháp luật, nề nếp, phong tục có từ nghìn xưa, biết quật cường đứng lên mỗi khi biên cương có giặc. Kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng sau những vụ Vinashin, Vinalines... và hàng loạt tập đoàn nhà nước làm ăn không có hiệu quả, bị các nhóm lợi ích thao túng, khiến lạm phát phi mã, dự trữ ngân sách sụt giảm, GDP xuống đến mức báo động, CPI rơi xuống điểm âm, gần 100 nghìn doanh nghiệp tư nhân phá sản, nợ xấu ngân hàng nhà nước và nợ xấu doanh nghiệp nhà nước được công bố công khai dưới mức sự thật rẩt xa nhưng đã là những con số đáng ghê sợ – đời sống cả nước lâm tình trạng khó khăn chưa bao giờ thấy.

Dầu có muốn nhìn “biện chứng” đến đâu người ta cũng thấy lòng tin trong mình về sự tồn tại của cái trật tự hiện hữu bị chấn động mạnh, bị lung lay đến gốc. Thử hỏi, còn người Việt Nam nào hiện nay, những ai không thờ ơ với vận mệnh của đất nước, mà không cảm thấy bất an trong lòng, không nghi ngờ tính chính danh của những gì trước đây mình vẫn tin tưởng và phó thác sinh mệnh? Một giải pháp rốt ráo xem ra chưa có, trong khi các giải pháp đã có đều tỏ ra hoàn toàn bế tắc.

BVN vẫn kiên trì mong mỏi một Hội nghị Diên Hồng hiện đại, ở đó trí thức và tất cả những người Việt có tâm huyết và tài năng được tôn trọng, lắng nghe, để cùng nhau bàn bạc đưa ra những kiến giải thiết thực nhất, làm nền tảng cho một chiến lược dài hạn trên con đường cứu nguy dân tộc.

Từ sau khi trở thành người Việt xa nước, ông Trần Quang Thành vẫn kiên trì cầm bút nói tiếng nói chính nghĩa chứ không chịu sống như một người tàn phế. Đó là một tấm gương bộc trực và dũng cảm để nhiều người cầm bút ở trong nước noi theo. Dưới đây xin đăng lại bài phỏng vấn của Trà Mi (đài VOA) đối với ông như một phụ lục cho bài xã luận này, để ghi nhận tấm lòng tri ngộ của chúng tôi.

BVN

Không một “chữ vàng”, không một “cái tốt” với kẻ ăn cướp!

Phóng viên Bauxite Việt Nam

Đó là khẩu hiệu đã dẫn đầu đoàn biểu tình chống Trung Quốc xâm lược sáng 1/7/2012 tại Sài Gòn, thể hiện lòng dân đang sục sôi, quyết không khoan nhượng trước các hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam và coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.

Đúng 8 giờ, khá đông các bạn trẻ đã có mặt tại công viên 30/4 (Quận 1). Một số ngồi rải rác ở các trục đường xung quanh. Số khác đón đầu tại khu vực gần lãnh sự Trung Quốc phía đường Hai Bà Trưng.

clip_image002

Tôi đã đi

Dr. Nikonian

Tôi đã đi, và đã trào nước mắt khi thấy đồng bào mình bị bắt.

Tôi đã đi bên cạnh một người phụ nữ mảnh khảnh khoác áo nâu sồng. Chị ấy vừa đi vừa hát: “Việt Nam không đòi xương máu, Việt Nam kêu gọi thương nhau”.

clip_image001

Người Việt Nam lại xuống đường tại Hà Nội và Sài Gòn phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

Hưởng ứng những lời kêu gọi xuống đường tung ra trên mạng, hàng trăm người đã biểu tình tại hai thành phố lớn ở Việt Nam vào hôm nay để lên án một loạt hành động gây hấn mới đây của Trung Quốc đối với Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Theo ghi nhận ban đầu, cuộc xuống đường tại Hà Nội diễn ra một cách êm thắm, nhưng tại thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng an ninh đã tạm giữ ‘phòng ngừa’ một số nhân vật từng tích cực tham gia các cuộc xuống đường vào năm ngoái.

clip_image002

Biểu tình tại Hà Nội ngày 01/07/2012 chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông. REUTERS/Stringer

Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ngày 1/7/2012

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Nhiều người Việt Nam tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn hôm nay, 1 tháng 7, có kế hoạch tiến hành cuộc biểu tình để phản đối những hành động gần đây của phía Trung Quốc mà những người biểu tình cho là vi phạm đến chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, cũng như vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một thành viên.

clip_image002

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 01/07/2012. Photo courtesy of CTV Danlambao

Sự thất vọng vĩ đại sau nghị quyết 5

Hạ Đình Nguyên

Sự thất vọng luôn đồng nghĩa với đau khổ. Nhưng đau khổ vì một ý nghĩa lớn, như nỗi đau của Nguyễn Trãi khi tiễn cha qua Ải Nam Quan, là nỗi đau vĩ đại. Những giọt nước mắt đậm màu máu phải nuốt vào lòng lúc này, sẽ biến thành sức mạnh phục vụ cho tương lai. Không phải chỉ vì động cơ mất cha, mà còn vì mất nước. Nó sẽ tạo nên những Ải Chi Lăng…

Cuộc chiến tranh giành độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có biết bao con người như thế, như Nguyễn Trãi. Những Anh hùng Liệt sĩ đã nằm xuống trong ý chí khát khao về một nền Độc Lập, về một cuộc sống Dân chủ cho toàn dân, với đầy đủ giá trị làm người. Đoàn quân đã ra đi trong nỗi đói rét cùng cực với tấm lòng yêu thương vô bờ bến của các tầng lớp nhân dân, trong đó cống hiến nhiều nhất về số lượng, là xương máu của các thế hệ nông dân. Họ ra đi vì mình, vì tất cả, nói rộng ra là Tổ quốc.

Khi giả dối lên ngôi!

Tô Văn Trường

Trong bất kỳ thể chế và mô hình chế độ xã hội nào, sự trì kéo nền văn minh và ngáng trở mọi sự phát triển của xã hội là bệnh nói dối. Có ý kiến cho rằng sự giả dối nảy nở ngay từ trong phong trào thi đua mà sai động cơ, chạy theo thành tích. Tiếp đến là sự phát triển với những bài bản và thủ đoạn mới hơn kể từ khi những người có trách nhiệm tiếp xúc với kinh tế thị trường, không biết cách quản lý, sản xuất đình trệ, sa sút, đất nước nghèo đi, sợ mang tiếng nên mới sinh ra bệnh nói dối, dưới nói dối trên, trên nói dối dân!

Trước hết, nói dối là biểu hiện chủ nghĩa cá nhân ngay từ trong nhân cách và tư duy, hậu quả của nền giáo dục - đào tạo. Thể chế đã vẽ đường và cơ chế đi kèm cung cách quản lý, điều hành thiếu minh bạch đã phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng các kiểu, các tầm mức nói dối. Nói dối ngoài đời, nói dối trong làm ăn, ký kết hợp đồng, trong sản xuất, đời sống, trong báo cáo thành tích, lẩn tránh khuyết điểm và thậm chí cả trong nghị quyết, kế hoạch công tác.

Việt Nam: Các mạng xã hội kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc

Thanh Phương

RFI, 30–6–2012

Sau khi Trung Quốc phản đối việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, đồng thời mời thầu thăm dò, khai thác dầu khí ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều trang mạng xã hội đã kêu gọi người dân Việt Nam xuống đường ngày mai, 01/07/2012, để phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của đất nước.

clip_image001

Biểu tình ở Hà Nội phản đối Trung Quốc, 07/07/2011 REUTERS

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nam, ngày30/06/2012   

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

   Kính gửi: – Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang.

                   – Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng.

                   – Thủ tướng:  Nguyễn Tấn Dũng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn