Cách biểu tình hiệu quả: ĐÁM ĐÔNG!

Đỗ Phúc

Hôm nay, 5/8/2012, lần đầu tiên tôi đi xe máy hơn 40 km, mất khoảng 50 phút để xuống Bờ Hồ tham gia biểu tình. Tôi đến hơi muộn, 8 giờ 15 phút nên không được chứng kiến những cảnh đầu tiên, mà sau này được nghe lại là đã có khoảng 50 người bị đưa lên xe bus.

Cái cảm giác muốn được biểu tình mà không được, muốn hét lên mà không ai cho, giống như cái cảm giác uất ức khi bị oan mà không thể thanh minh.

Và thật buồn khi chứng kiến những người biểu tình nghi ngờ lẫn nhau, họ nhìn đâu cũng thấy công an, có lẽ do lượng CA mặc thường phục chiếm số lượng quá lớn.

Không thể hiểu nổi! Nhân dân cần một lời giải thích

Hoàng Ninh

Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 5/8/2012 cũng như nhiều cuộc biểu tình trước đó đã bị đàn áp trái pháp luật một cách thô bạo.

Vẫn là cảnh những người biểu tình bị lực lượng cảnh sát, an ninh trấn áp, bắt bớ, vẫn là cảnh những người biểu tình bị khiêng lên xe bus và chở tới trại phục hồi nhân phẩm. Trong khi chiếc loa phóng thanh trong xe cảnh sát phát đi những lời rằng “những người biểu tình đang thể hiện lòng yêu nước” thì thực tế lại cho thấy rằng họ đang bị đối xử như những người phản quốc. Vậy tại sao lại có điều lạ lùng đến thế?

Diễn biến hòa bình và tổn thiệt cho Việt Nam

Đoàn Nam Sinh

Từ sau hội nghị Thành Đô, 3-4/9/1990, tiếng đại bác cầm canh từ bên kia biên giới bắn sang nước ta đã dừng hẳn. Sau hơn 10 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc, các hoạt động quân sự tạm ngưng, nhưng cuộc chiến trên các mặt trận khác tiếp tục diễn ra ngày càng quyết liệt.

Suốt thời gian chiến tranh đó, Việt Nam đang sa lầy trên toàn tuyến Tây Nam, Liên Xô cũng đang sa lầy ở Afghanistan, còn nội bộ Trung Quốc vừa thoát hiểm sau thời kỳ “kiên trì 4 hiện đại hóa” và vừa kết thúc sự vụ Thiên An Môn.

Mục tiêu của Trung Quốc trong hội nghị này là muốn cùng Việt Nam ép Campuchia chấp nhận giải pháp 4 bên 6:2:2:2: trong Hội đồng Dân tộc Tối cao do cựu hoàng Sihanouk làm Chủ tịch. Cuối cùng, Hội đồng này hoạt động rất lủng củng nhưng di họa của giải pháp Đỏ ấy vẫn còn phát tác đến hôm nay.

Phú Lâm - Hoàng Sa là tiền đồn thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc

Đức Tâm

Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng và theo tên quốc tế là Woody Island, với những bãi cát dài và các hàng cọ, đang trở thành biểu tượng trong kế hoạch thực hiện tham vọng biển đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.

clip_image001

Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ. Nguồn: internet

ĐÁNH!!!

Hồ Ngọc Nhuận        

Những dòng phẫn uất dưới đây của Hồ Ngọc Nhuận, người nhiều năm là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh tâm trạng của người dân chúng ta trước sự ngang ngược của bọn bành trướng Bắc Kinh. Chúng ta yêu chuộng hoà bình và phải khôn khéo để giữ hoà bình. Nhưng điều đó không có nghĩa là quỳ gối.

Cần phải đọc Hồ Ngọc Nhuận trong tinh thần ấy. Phải thổi bùng tinh thần ái quốc trong dân ta, để khi cần muôn người như một, cùng hô một tiếng: ĐÁNH!!! Như tinh thần quyết chiến của Hội nghị Diên Hồng xưa kia.

Bauxite Việt Nam

Lãnh đạo TP HCM đã giải quyết như thế nào về đề nghị ngày 27/7/2012 của 42 công dân Thành phố? – Những ghi nhận bước đầu

Lê Hiếu Đằng
Ngày 27/7/2012, 42 công dân TP HCM gửi văn bản đề nghị Thành ủy Đảng Cộng sản ViệtNam, HĐND, UBND TP HCM có chủ trương để Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoànthể, tổ chức thành viên tổ chức để nhân dân Thành phố biểu tình chống những hành động gây hấn, khiêu khích và xâm lấn Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc gần đây; trong trường hợp lãnh đạo Thành phố không có chủ trương thì nhân dân TP thực hiện quyền hiến định của mình sẽ tự đứng ra tổ chức cuộc biểu tình với mục tiêu nói trên.

Tan tác biểu tình



Blogger Người Buôn Gió

Hôm nay tan tác, chạy vài ba phen mới thoát. Những người biểu tình bị truy quét mấy đợt liền.Bắt suốt từ lúc đầu ở tượng đài Lý Thái Tổ rồi bắt tiếp ở chỗ Điện lực trông sang, quả cuối cùng bắt gần tháp phun nước chỗ bến tàu điện cũ.

Tẽn tò trơ trẽn bộ mặt thật của Đài Truyền hình Hà Nội


Blog Tễu

Đài Truyền hình Hà Nội, trong bản tin thời sự trưa nay, ngày 05/08 đã trắng trợn vu cáo những người biểu tình yêu nước. Đài Truyền hình Hà Nội đã bịa đặt như sau: "Đáng chú ý là trong cuộc tụ tập sáng nay, quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người biểu tình".

Phải chăng “vòng kim cô” đang nới lỏng?

Bùi Văn Bồng
Đầu tháng 5 năm ngoái, nhân ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân (7-5), tôi gửi đến Phòng Biên tập Văn hóa-Văn nghệ của Báo Quân đội nhân dân bài thơ “Tình yêu lính đảo”. Đây là bài thơ ca ngợi người chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh giữ trên các vùng lãnh hải của Tổ quốc (*) . Thế nhưng, Trưởng phòng Biên tập gọi điện: “Bài thơ tôi rất thích, có điều người trực Ban biên tập không cho đăng”. Tôi hỏi: “Tại sao vậy?”, và được trả lời: “Ban biên tập nói không đăng được, cái gì nói về biển-đảo lúc này là dừng lại hết! Như cái tin đoàn văn nghệ từ đất liền ra phục vụ chiến sĩ Trường Sa, cũng bị “gác lại”… Tôi bị chưng hửng, và thấy lạ vì sự báo tin “bẻ giò” ấy.    

Trò chơi quyền lực trên dòng sông Mê Công

Bangkok Post (Nguyễn Thúy Hằng dịch)

Việc Lào cứ một mực xúc tiến dự án đập Xayaburi làm lộ rõ sự bất lực của cơ quan ủy hội vốn là nơi có trọng trách giám sát các công trình phát triển trên dòng sông, khiến cho những quốc gia khác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhưng lại không được lên tiếng.

Im lặng không phải là vàng!

Tô Văn Trường

Việt Nam có hơn 3.260 km giáp biển, lại mới có Luật Biển cho nên về chiến lược phát triển phải tiến ra biển chứ không phải đứng trước biển. Trong Quy hoạch cảng biển khu vực phía Bắc, Hải Phòng sẽ trở thành cửa ngõ quốc tế, có hệ thống cảng đón được tàu 100.000 tấn tại Lạch Huyện là chủ trương đúng đắn, nhìn xa, trông rộng. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm đang có nhiều ý kiến tranh luận là bài toán kinh tế và tác động đến môi trường về quy mô, vị trí cầu cảng và khối lượng nạo vét 40 triệu m3 bùn cát, v.v.

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động có hai hợp phần:

- Hợp phần A: (Luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát, đường ngoài cảng) do Cục Hàng hải làm chủ đầu tư.

42 nhân sĩ Việt Nam thể hiện quyết tâm chống Trung Quốc xâm lược

Thụy My

Vừa qua, 42 công dân đã cùng ký tên trong một bức thư gởi Thành ủy, Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tổ chức biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, mưu toan xâm chiếm vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

clip_image001

Biểu ngữ của người biểu tình: Trung Quốc đừng đụng vào Việt Nam (Reuters)

Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt Nam

Đoan Trang

Người ta thường nói về “tham vọng bá quyền” của Trung Quốc như một lời cảnh báo đối với thế giới, nhất là với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Ít người nói với chúng ta rằng tham vọng đó không phải là nguy cơ mà là một thực tế; và ở vị trí nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần có sự chuẩn bị và thái độ ứng xử thích hợp.

Việt Nam – nạn nhân khó tránh khỏi

Bá quyền, theo nghĩa chung, được định nghĩa là quốc gia siêu cường duy nhất, mạnh tới mức chi phối tất cả các nước khác trong hệ thống - khu vực nếu là bá quyền khu vực, và thế giới nếu là bá quyền toàn cầu.

Từ trước đến nay, chưa một quốc gia nào trở thành bá quyền toàn cầu. Theo học giả người Mỹ John Mearsheimer, trở ngại chính là “khó khăn trong việc áp đặt quyền lực của mình lên một nước đối thủ nằm ngoài khu vực của mình”. Ví dụ, Mỹ tuy là nước mạnh nhưng không thể khống chế châu Âu theo cách mà Mỹ áp dụng ở châu Mỹ.

Hội nghề cá Việt Nam tố cáo Trung Quốc "xâm lược"

Trọng Nghĩa

Biển Đông sục sôi & sự im lặng kỳ lạ từ phía Việt Nam

clip_image001Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, bầu cử lập chính quyền, thành lập lực lượng đồn trú và Bộ tư lệnh vũ trang Tam Sa, Trung Quốc tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu trên 2 vạn (23.268) tàu cá ùn ùn tràn xuống biển Đông, mở màn chiến dịch "biển người trên biển". Thậm chí không thèm giấu diếm khi công khai ý định cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 10 vạn ngư dân.

          Dư luận quốc tế sôi sùng sục. Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh hải, mua tàu chiến Mỹ và công khai đề nghị Washington hỗ trợ “kiềm chế tham vọng của Trung Quốc”. Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng huy động lực lượng phòng vệ đáp trả. Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố về vấn đề biển Đông, cùng lúc Thượng viện Mỹ cũng ngay tức thời thông qua “nghị quyết biển Đông” bày tỏ rõ thái độ trước những động thái mới của Trung Quốc. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật “biển người trên biển”.

          Chưa bao giờ biển Đông nóng đến thế.

          Dân tình sục sôi. Nhân sĩ trí thức đệ đơn đòi nhà nước cho phép tổ chức biểu tình. Trong khi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng đến Bộ Ngoại giao, Quốc phòng đều im lặng. Chỉ thấy mỗi một ông Chủ tịch hội nghề cá Việt Nam lên tiếng.

Dầu khí và ý chí

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo 120803

Lặn xuống vực sâu mới giải phóng được cái đầu nông cạn?

clip_image001

* CNOOC đánh trống xuất quân - mũi nhọn "Hải dương Thạch khí *

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông

Sáng 3/8 theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Nghị quyết về tình hình Biển Đông nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái mới đây của Trung Quốc.

clip_image001

Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ giới thiệu. Ảnh: guardian

Việt Nam điều tra vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần

Chính quyền Việt Nam hôm nay cho hay họ đang điều tra vụ tự thiêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng, tức mẹ của blogger Tạ Phong Tần, người đang bị giam cầm vì bị cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước, sau khi Washington bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về cái chết của bà Liêng.

clip_image001

Bà Ðặng Thị Kim Liêng (thứ nhì từ bên trái) đã qua đời sau khi tự thiêu trước UBND tỉnh Bạc Liêu (ảnh: Danlambao)

Hoãn phiên xử ba bloggers

Việt Nam hoãn phiên xử ba blogger sau vụ tự thiêu phản đối

Thanh Phương

Phiên tòa xử ba blogger Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải được dự trù vào ngày 07/08/2012. Cả ba bị cáo buộc phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo điều 88, bộ Luật Hình sự của Việt Nam. Nhưng luật sư Hà Huy Sơn, người sẽ đứng ra bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, cho biết, sáng ngày 03/08/2012, ông được tòa án thông báo hoãn phiên xử này.

clip_image001

@danlambao

“ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM được quyền im lặng”?

Phương Bích

Ngay từ hôm các anh chị phường quận đến nhà mình từ chủ nhật tuần trước, một mực mong mình thông cảm, đừng đi ra khỏi nhà, để cho các anh các chị ấy còn hoàn thành nhiệm vụ với cấp trên, mình đã định là sau đó thể nào cũng phải viết một cái thư phản đối hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền, khi ngăn cản cuộc sống bình thường của người dân như thế này.

Nói thực là lúc ấy mình chả thông cảm cũng chả được. Các anh các chị ấy đông như thế, gấp mấy chục lần mình, lại còn lớp trong lớp ngoài, mà mình thì không thích trong thời bình lại diễn ra cảnh đấu vật không cân xứng thế này. Dù gì thì các anh các chị ấy chỉ biết mỗi cái việc là bằng giá nào cũng không để mình ra khỏi nhà. Thế nên mình chấp nhận quay vào nhà, lo xong bữa trưa đã rồi mới vào máy tính, kể lể, mách bạn đọc. Sau đó thư thả đọc tin tức xem có ai được các ban ngành đoàn thể ở địa phương, gặp gỡ đề nghị thông cảm như mình không.

Tháng 8 buồn

Blogger Người Buôn Gió

Tháng 8 năm ngoái xử phúc thẩm anh Vũ. Chính quyền chặn các ngả đường vào toà án trong một phiên xử mà họ gọi là xử công khai. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị kết án bởi nhà nước CHXHCN Việt Nam bởi tội danh tuyên truyền chống lại nhà nước này.

Đây là một nhà nước bị nhiều người dân chính nước đó nói xấu nhiều. Bởi vậy nên số lượng người bị nhà nước này bắt tù vì tội nói xấu năm nào cũng có. Chưa có thống kê nào trên thế giới để xác định xem theo bình quân đầu người thì nhà nước nào bắt bỏ tù nhiều người nhất vì tội phê phán nhà nước đó. Dù chưa có thống kê thì cũng biết nhà nước CHXHCNVN không phải là nhỏ bé trong những vấn đề dạng này.

Việt Nam có nên cho tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng Cam Ranh?

Đoàn Hưng Quốc

Một bài viết mang tựa đề “Quốc phòng Việt - Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược” được đăng trên mạng của Viện nghiên cứu chiến lược The Heritage Foundation [1], và do đài RFA giới thiệu vào ngày 7/27/2012 [2], trong đó các tác giả liên kết hai sự kiện: Việt Nam không cho phép tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng quân cảng Cam Ranh thì Hoa Kỳ cũng không cần thiết bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong lúc này [3].

Phía Hoa Kỳ chắc hẳn sẽ không thiết lập một căn cứ quân sự đồ sộ tại Cam Ranh như trong thời Chiến tranh lạnh; về phần Việt Nam nếu không mua vũ khí của Mỹ thì vẫn buôn bán được với Nga, Ấn Độ, Israel… Quyết định của Việt Nam phát sinh từ chủ trương không đi theo bên này hay bên kia giữa hai thế lực Mỹ-Hoa – theo cách nói của bài viết, tức là Việt Nam không theo chính sách ngoại giao “zero-sum” (bên được bên thua) trong mối quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.

Sống trong địa ngục phóng xạ hạt nhân!

clip_image002

Thành phố Muslyumoyo phải là một trong những thành phố đau buồn nhất trên địa cầu. Hàng ngàn cư dân không có cách nào khác là phải sống tại nơi này, dọc theo bờ sông Techa không xa mấy đường biên giới phía Nam của Nga với Kazakhstan, họ là những nạn nhân của thảm họa hạt nhân xảy ra hơn sáu thập niên trước đó.

Cư dân tại đây vẫn còn đang gánh chịu các tai họa của cuộc sống bên cạnh nhà máy điện hạt nhân Mayak, và vẫn còn đang bị chết vì các chứng bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ, đã cướp đi mạng sống của rất nhiều nạn nhân trước họ.

Trên con đường dẫn đến khu nhà máy, đuợc xây dựng từ năm 1940, nhóm chúng tôi đã phải né tránh một số trạm kiểm soát và cất giấu cả những máy ảnh – chúng tôi đã phải bằng lòng với chỉ một chiếc máy ảnh nhỏ gắng vào kiếng trước của xe.

Hãy để chúng chết đi…

TS Alan Phan

Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa

Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả. Adam Smith (We may often fulfill all the rules of justice by sitting still and doing nothing).

Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chánh phủ thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là “xã hội” và cho “phe nhóm”. Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chánh phủ liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, “Drop Dead” (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.

Một hàng rào sắt, một chiếc barie

Đào Tuấn

clip_image001Nhiều doanh nghiệp tâm sự về một sự “đồng quy ư tận”, đại ý: doanh nghiệp không vay vốn được chết đã đành. Ngân hàng không cho vay được rồi cũng chết theo. Thật sai lầm, thật quá ngây thơ.

Phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ đã chính thức thừa nhận con số: Có tới 30,3 ngàn doanh nghiệp phải giải thể trong 7 tháng đầu năm. Nguyên nhân, cũ rích: Khó khăn từ việc đói vốn, và tồn kho hàng hóa, nhấn mạnh là trong bối cảnh các Ngân hàng đang thừa tiền, đang ế vốn. Điều gì đã ngăn cản giữa nơi thừa và nơi thiếu, giữa nơi “úng vốn” và nơi “khát vốn”? Một “hàng rào sắt” – như cách nói của TS Lê Xuân Nghĩa,thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. Hoặc “một chiếc barie” – như lối ví von của VOV – một cơ quan truyền thông thuộc Chính phủ.

Dù lý giải cách gì thì khoảng cách 6%, giữa lãi suất tiền gửi 9%/năm và định hướng lãi suất 15%/năm, đều lọt túi ngân hàng. Và dù kê ra chi phí gì, giới ngân hàng vẫn không thay đổi được một sự thật là 6% cho việc “buôn nước bọt”, là tỷ lệ quá lớn, lớn đến mức bất hợp lý và nhẫn tâm khi mà, trừ người trung gian là ngân hàng, cả người có tiền gửi và người cần tiền vay đều phải chịu thiệt.

Lộ mặt Tư lệnh, Chính ủy cái gọi là “khu phòng thủ Tam Sa”

(GDVN) - Thái Hỷ Hoằng là “lính chiến Hải Nam” vốn quen thuộc địa bàn này và đi lên từ cơ sở

Thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Bộ Dân chính Trung Quốc là một quyết định hết sức sai trái, phi lý, phi pháp của Bắc Kinh, nó phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, dẫm đạp lên công luận đang bị khu vực, quốc tế lên án mạnh mẽ.

clip_image002

Trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Dầu khí trên thương trường và chiến trường

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Nhân chuyến thăm viếng Liên bang Nga vừa kết thúc của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, giới quan sát quốc tế đã đồn đoán về nội dung thảo luận giữa Việt Nam và Nga liên quan đến việc sử dụng Cam Ranh, như một căn cứ hải quân của Nga hay chỉ là một cơ xưởng bảo trì tàu bè của quốc tế.

CHINA-OIL-ECONOMY

Giàn khoan dầu nước sâu của tập đoàn dầu khí CNOOC của Trung Quốc đang rời cảng Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc tiến ra Biển Đông. Ảnh chụp hôm 21/5/2012, AFP photo

Nhân dân ta cũng cần cảm ơn Trung Cộng với lời nguyền này của họ: “杀越寇为南沙之战祭旗” “Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế cờ Nam Sa”


Vũ Cao Đàm
Bài dịch Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế cờ Nam Sa (Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ – Nam Sa tức Trường Sa của Việt Nam) vốn do GS. Vũ Cao Đàm dịch và do tôi trực tiếp biên tập, được đăng trên trang Bauxite Việt Nam ngày 14-5-2010 (http://www.boxitvn.net/bai/3979). Sau đó, bản dịch đã được tiếp tục loan tải trên rất nhiều trang mạng khác của cộng đồng người Việt trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều thật sự đáng vui mừng, một chỉ dấu cho thấy tinh thần yêu nước vẫn là đặc điểm nổi bật, là nhân tố gắn kết quan trọng nhất giữa mọi con người Việt Nam hiện nay dù chính kiến có khác nhau.
Tuy nhiên, trong quá trình lan truyền, một điều không đáng có – và ở góc độ cá nhân, cũng ít ai muốn nêu lên – là tên người dịch dần dần bị bỏ quên cùng với xuất xứ trang mạng đầu tiên công bố bản dịch. Chúng tôi nghĩ, đây lại cũng là một nhược điểm có lẽ phần nào vẫn thuộc căn tính của người Việt, ở chỗ dấu ấn cá nhân trong các sản phẩm tinh thần hãy còn chưa được coi trọng. Cũng vì thế mà cái quyền lợi không hề mang tính vật chất nhưng lại gắn bó thiêng liêng với các sản phẩm tinh thần như bài viết, bản dịch... thường bị nhiều người vô ý bỏ qua, thậm chí đôi khi có người còn tùy tiện “lấy của người làm của mình” một cách tự nhiên.
Chúng tôi nêu vấn đề này không ngoài mục đích để chúng ta cùng rút kinh nghiệm, dần dần đi đến hình thành những nguyên tắc ứng xử tuy là bất thành văn nhưng cần được tuyệt đối tôn trọng giữa các trang mạng với nhau, những nguyên tắc nó tạo nên một mối quan hệ trong sáng bất vụ lợi trong sinh hoạt của cộng đồng internet đang ngày một lớn mạnh phi thường – chính sự lớn lên như thiên thần Phù Đổng này mới hứa hẹn những biến đổi to lớn bất ngờ mà mọi thế lực tồi tệ nhất trên đời này dù có muốn chống lại cũng không sao chống nổi.
Nguyễn Huệ Chi

Ngày này năm trước, xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ

Nguyễn Tường Thụy

Ngày này năm trước, 02/8/2011, phiên tòa phúc thẩm xử Cù Huy Hà Vũ diễn ra tại Tòa án Hà Nội.

Hôm ấy là thứ 3. Trước đó 2 ngày là chủ nhật đầu tiên không có biểu tình kể từ 5/6/2011, ngầm ý nghỉ biểu tình 1 chủ nhật để dành sự quan tâm cho Cù Huy Hà Vũ.

Hôm áy, trời mưa tầm tã. Những người đến ủng hộ CHHV đều bị đẩy dạt ra 2 phía. Chẳng ai mon men đến gần được, đến cái cổng tòa cuối cùng cũng khuất tầm mắt. Người thì tìm quán cà phê ngồi nghe ngóng, đưa tin, người dồn lại ở hai ngã tư Hai Bà Trưng – Quán Sứ, Hai Bà Trưng – Quang Trung.

Chừng 9 hay 10 giờ gì thì mưa. Mưa ngày càng to. Mấy anh em chúng tôi phải chui nhờ vào những tấm bạt che của mấy bà, mấy cô bán hàng vỉa hè. Họ biết bọn mình đến vì lý do gì nên vui vẻ cho trú nhờ. Những lúc ngớt mưa, chúng tôi cũng cứ ngồi lỳ ở đó vì tiện ghế. Các bà các cô không bán hàng được nhưng chẳng ai than phiền gì. Khi mình tỏ ra băn khoăn, ái ngại, các bà bảo không sao cứ ngồi đấy cho khỏi mỏi chân.

Thư công dân gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Kính gởi: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Ban Biên tập trang mạng Bauxite Việt Nam

Tôi gởi lá thư sau đây cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nếu giáo sư và Ban Biên tập cho đăng, tôi vô cùng cảm ơn. Đây hoàn toàn là suy nghĩ và nỗi niềm của cá nhân tôi với đất nước, với sự ám ảnh triền miên về một nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa. Nếu nó chưa đúng thì cũng chỉ là một cái nhìn của một công dân trong một xu thế đa chiều.

Chúc giáo sư và Ban Biên tập luôn được nhiều sức khỏe.

Nguyễn Bùi An

Điều mà các lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất

Minxin Pei, The Diplomat

Trần Ngọc Cư dịch

(Bằng cách truy tố vợ của Bạc Hy Lai về tội giết người, các lãnh đạo chính trị Trung Quốc đã tạo một tiền lệ nguy hiểm)

clip_image002Tin tức cho biết các công tố viên Trung Quốc (TQ) đã lập hồ sơ chính thức truy tố bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh vừa bị thất sủng, ông Bạc Hy Lai, đã gợi lên những hình ảnh hấp dẫn về một phiên toà sôi nổi, trong đó những hành vi dơ bẩn nhất của gia đình họ Bạc sẽ bị báo đài phơi bày không thương tiếc. Nhưng trước khi các nhà văn có tham vọng viết một tác phẩm chính trị giật gân chạy tới mua bản quyền của cuốn trường thiên tiểu thuyết về họ Bạc, bất chấp giá trị giải trí hiển nhiên của nó, chúng ta cần phải dừng lại phút giây để suy ngẫm về một khía cạnh của vở kịch Bạc Hy Lai vốn chưa được quan tâm đúng mức: sự bất an của các lãnh đạo chóp bu TQ.

Mặc dù tuyệt đại đa số dân chúng reo mừng một cách dễ hiểu trước sự sụp đổ của các nhân vật như Bạc Hy Lai, tức các thành viên ban lãnh đạo Đảng (apparatchiks) kiêu căng, đạo đức giả, tàn ác, và tham lam trong lúc cầm quyền, nhưng những ngụ ý chính trị về sự sụp đổ của họ và về cách họ bị thanh trừng lại không mang ý nghĩa của một vở kịch dạy đạo lý. Trái lại, cái cung cách mà những kẻ quyền cao chức trọng mất hết quyền hành và những gì xảy ra cho họ sau đó có thể giúp ta hiểu biết rất nhiều về bản chất của chế độ chính trị mà họ đã lên voi xuống chó. Như trong chế độ TQ hiện nay, cuộc thanh trừng không đẹp mắt dành cho Bạc Hy Lai đã phơi bày nhiều mặt u ám của chế độ: tham nhũng, vô pháp luật, đạo đức giả, và tàn bạo. Những tính cách này của một chế độ làm cho nó thiếu tính chính đáng (illegitimate) và hủy hoại khả năng tồn tại lâu bền của nó. Tuy nhiên, hiếm khi chúng ta có đủ điều kiện để nhìn những cuộc tranh giành quyền lực chính trị từ nhãn quan của một kẻ nằm bên trong chế độ. Do đó, chúng ta thường không hiểu đúng mức là làm sao mà sự bất an (thiếu tự tin) của giới lãnh đạo chóp bu có thể tạo ra một đe dọa chết người cho chính một chế độ vốn đã thành công để rồi thất bại.

Đi viếng tang mẹ chị Tạ Phong Tần

Paulo Thành Nguyễn - Trịnh Kim Tiến

Con đường từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu dài gần 400km. Sau khi đi qua 61 cây cầu lớn, bé bắt qua sông, rạch, chúng tôi đã tìm được nhà bà Đặng Thị Kim Liêng – người phụ nữ đã tự thiêu trước Trụ sở Tỉnh uỷ Bạc Liêu sáng ngày 30/ 07/ 2012. Sự việc tự thiêu của bà không những gây chấn động dư luận thông tin trên mạng mà còn gây xôn xao ở nơi bà sống với nhiều thắc mắc truyền tai nhau về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà.

clip_image002

“Thân Việt Nam trước đã!”

Hạ Đình Nguyên

Tháng 7- 2012

Báo Hoàn Cầu Trung Quốc đe dọa Việt Nam: “Việt Nam sẽ rất đau đớn nếu thân Mỹ”. Thật ra, phải hiểu rằng đó là một thông điệp rõ ràng của chính Bắc Kinh, là một câu nói thẳng vào mặt, đầy nộ khí: Việt Nam! Theo ai? Theo Mỹ để bao vây Trung Quốc, hay theo Trung Quốc, với tư cách là thằng đàn em, để chống Mỹ?

Tấm màn màu mè đầy giả dối 16 chữ vàng và 4 tốt, Bắc Kinh đã xé toạc và quăng xuống sân khấu. Ánh sáng sự thật tràn ngập. Tuy không ngoài dự kiến, nhưng Việt Nam không tránh khỏi bối rối trước sự trắng trợn này. Lịch sử Việt Nam không hề u mê để các lãnh đạo không biết bộ mặt thật của chúng, mà ngược lại, biết sâu sắc thấu suốt bằng nhiều xương máu của bao thế hệ. Nhưng vì đâu mà tấm màn giả dối kia cứ phơ phất che mắt người dân suốt 20 năm nay? Không phải đã không có những tiếng thét lên và kêu gào của những bậc sĩ phu đích thực và kể cả của người dân ở đường phố. Nhưng tất cả đều bị ém lại, bị triệt hạ, đôi khi bị lăng nhục và miệt thị không tiếc lời bởi một số quan chức Việt Nam. Thậm chí, những chiến sĩ, những người con của đất nước, đã chiến đấu và hy sinh cho Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam đã không được làm lễ tưởng niệm công khai, cả các bia đá cũng bị đục bỏ và lặng lẽ khiêng đi.

Phát biểu trong buổi chiếu bộ phim André Menras – Một người Việt ngày 25/7/2012 tại Sài Gòn

André Menras Hồ Cương Quyết

Thiều Thị Tân dịch

TP.HCM, ngày 25 tháng 7 năm 2012

clip_image002 Chào quý bà, quý ông cùng các bạn hữu thân mến,

Hai ngày nữa tôi sẽ trở về Pháp và tôi không biết khi nào mình sẽ trở lại, bởi cuộc đời rất ngắn ngủi, và không ai có thể biết trước ngày mai sẽ ra sao. Vì thế, nhân dịp giới thiệu bộ phim này, tôi rất xúc động được nói lời tạm biệt đầy tình cảm thắm thiết cùng quý vị và các bạn. Đây quả là một ưu ái cho tôi cũng như cho bộ phận làm phim, đồng thời là điều động viên tôi trong những xác tín và chọn lựa của mình.

Nhếch nhác

Tô Văn Trường

Là một người từ tỉnh lẻ lên Hà Nội, tôi đã từng háo hức, khát khao được sống và làm việc ở Hà Nội để được gọi là “người Hà Nội”. Thế mà sau hàng chục năm gắn bó với Hà Nội, kể cả khi đã di dời vào TP. HCM, có dịp trở lại thăm Thủ đô có ai hỏi cảm giác chung về hình ảnh Hà Nội, tôi không thể giấu tiếng thở dài gói gọn trong hai từ “nhếch nhác”! Tôi không nỡ dùng từ nặng hơn bởi tình yêu và lòng tự hào của mình đối với Hà Nội.

Nhếch nhác từ vỉa hè bị đào bới bất kể ở đâu, bất kể lúc nào, từ những mớ dây cáp đủ loại bám chằng chịt trên những cây cột xiêu vẹo, từ trăm ngàn tấm biển quảng cáo chen lấn những khoảng không gian chật hẹp của phố phường. Nhếch nhác bởi trăm ngàn đống rác, đống phế thải đổ trộm, trăm ngàn hố nước và cống rãnh đen ngòm, bẩn thỉu. Nhếch nhác bởi cách đi đứng, giao thông lộn xộn, bát nháo, lúc nào cũng chen lấn, giành giật như sợ mất phần! Nhếch nhác bởi cách ăn mặc, nói năng tục tĩu của nhiều người, ở nhiều lứa tuổi không biết từ đâu kéo về túm tụm, mưu sinh ở đất Hà thành. Nhếch nhác ở tác phong, trang phục, ở cách hành xử khi thi hành công vụ của rất nhiều nhân viên, cán bộ công quyền Hà Nội. Những tưởng sau 10 năm đầu tư, chuẩn bị công phu, tốn kém, rầm rộ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long thì Thủ đô sẽ lột xác. Nhưng kết quả đã không như mong đợi, và sau hai năm đại lễ, những cái “nhếch nhác” kể trên hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn