Nhóm lợi ích là gì?

Mai Thái Lĩnh

Trong những năm gần đây, trên báo chí và mạng internet bỗng rộ lên cụm từ “nhóm lợi ích” hiểu theo nghĩa xấu, có tính miệt thị (pejorative). “Lợi ích nhóm” được hiểu như một thứ lợi ích không chính đáng, gây tổn hại đến “lợi ích chung”, còn “nhóm lợi ích” được coi là tập hợp của những cá nhân câu kết với nhau trong bóng tối, dựa vào quyền lực thu vén lợi ích về cho cá nhân, gia đình, phe phái, v.v.

Vấn đề đặt ra là: các khoa học xã hội hiện nay trên thế giới hiểu khái niệm “nhóm lợi ích” như thế nào?

Hai loại nhóm áp lực: nhóm lợi ích và nhóm mục đích:

Trong ngôn ngữ thông thường, mỗi khi nghe đến từ “nhóm” (group), chúng ta thường liên tưởng đến các nhóm nhỏ, bao gồm “một số ít người”. Thật ra, trong các khoa xã hội học và chính trị học trên thế giới hiện nay, thuật ngữ nhóm (group) hay nhóm xã hội (social group) có ý nghĩa rất rộng, có thể dùng để chỉ bất kỳ nhóm nào gồm “từ hai người trở lên”, với điều kiện những người này tương tác với nhau và tự thừa nhận mình như một đơn vị xã hội riêng biệt.[1] Như vậy,”nhóm” hay “nhóm xã hội” có thể dùng để chỉ từ một gia đình nhỏ cho đến một công đoàn, một hội nông dân, một làng, v.v. thậm chí cả một cộng đồng dân cư trong một quốc gia.

Dân chủ thật-Dân chủ giả (Phần 2)

Phạm Đình Nhiên

Những tiêu chuẩn hay thước đo dân chủ: Những chính quyền độc tài – dù cộng sản hay không cộng sản - hết sức xảo trá, tô vẽ, quanh co, che đậy, nhưng không phải muốn nói gì thì nói để bưng mắt thế giới và người dân của họ.

Những học giả và những tổ chức bảo vệ dân chủ đã đưa ra những tiêu chuẩn để thẩm định những chính quyền trên thế giới: chính quyền nào thực sự dân chủ, chính quyền nào độc tài và trong những chính quyền dân chủ đã thực hiện dân chủ đầy đủ cho người dân chưa, nhiều hay ít?

Theo Robert A. Dahl, một chính quyền dân chủ phải thực hiện đủ 8 bảo đảm có tính cách định chế sau đây :

1. Tự do thành lập và tham gia các tổ chức (hội đoàn).

2. Tự do ngôn luận.

3. Quyền bỏ phiếu.

4. Mọi công dân có đủ tư cách tham gia vào chính quyền.

Sắc xám ám ảnh nền kinh tế

RFA
06-01-2016

clip_image001

Ảnh minh họa chụp tại Sài Gòn vào tháng 12 năm 2014. AFP

Doanh nghiệp chết hàng loạt, lạm phát thấp nhưng lãi suất cho vay không giảm trong bối cảnh nợ công, nợ xấu, bội chi và khủng hoảng ngân sách là những vấn đề mà các chuyên gia bày tỏ lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam năm 2016.

Nhân vật của năm

Tuấn Khanh (blog)

clip_image001

Cuối tháng 12/2015, tờ báo điện tử Infonet có một cuộc bình chọn tổng kết Nhân vật của năm hết sức thú vị. Trong danh sách năm người được tờ báo này đề cử, cuối cùng thì một thầy giáo vô danh ở Bình Thuận lại là người được bạn đọc bình chọn, với số phiếu bầu chọn thắng áp đảo.

Yếu tố Trung Quốc trong quan hệ an ninh Nga-Việt

clip_image001

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ôm hôn nhau thắm thiết tại Hà Nội (ảnh tư liệu ngày 12/11/2013).

06.01.2016

Nga đang tìm cách thắt chặt các quan hệ với Việt Nam, hướng tới việc phát triển phạm vi ảnh hưởng tại Đông Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Viết tiếp theo ông Vũ Ngọc Hoàng “Hiến kế kiểm soát quyền lực”

Trần Quí Cao

Ngày 01/01/2016, báo VietnamNet đăng bài “Ủy viên Trung ương Đảng hiến kế kiểm soát quyền lực”, bài viết đầu năm 2016 của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương (http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/281910/uy-vien-trung-uong-dang-hien-ke-kiem-soat-quyen-luc.html)

Bài viết đề nghị “Khẩn trương nghiên cứu để sớm có các bước đi phù hợp, cụ thể, tích cực nhằm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng,…”

Trong khi hoan nghênh đoạn văn trích dẫn trên, tôi xin có góp thêm ý kiến dưới từng đề mục của bài viết như dưới đây:

Dân chủ thật – dân chủ giả

Phạm Đình Nhiên

Tự do là giá trị phổ quát không những của con người mà còn của muôn vật . Con chim không muốn bị nhốt trong lồng; con cá không muốn bị nhốt trong lu; con chó không muốn ở trong cũi; con người không ai muốn bị kẻ khác cầm giữ, sai khiến, bóc lột, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình và một khi bị bắt buộc ở trong tình trạng như thế thì con người mất quyền làm người, con người không có tự do, con người trở thành nô lệ.

Nhưng trải dài qua lịch sử tiến hoá, loài người có nhiều ngàn năm làm nô lệ khuân đá xây Kim Tự Tháp cho các Pharaon ở Ai Cập hay khuân gạch xây Trường Thành Vạn Lý, lăng tẩm, lâu đài cho vua chúa ở Trung Hoa ... . Dưới chế độ quân chủ phong kiến, người dân giữ phận làm tôi con của triều đình, mọi thứ trông vào sự ban phát từ trên xuống. Gặp ông vua có đức biết thương dân thì được nhờ, gặp ông vua tàn bạo, u mê như Kiệt, Trụ ở Trung Hoa hay Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) ở Việt Nam thì người dân phải chịu khổ cực, giết hại.

Nga: cơn mộng ảo của Việt Nam.

Thục Quyên

Bài  "Bên đang thua cuộc" được viết vào cuối năm 2012/ đầu năm 2013.

https://vietbao.com/a201537/ben-dang-thua-cuoc

https://www.danluan.org/tin-tuc/20130307/thuc-quyen-ben-dang-thua-cuoc

http://danlambaovn.blogspot.de/2013/03/ben-ang-thua-cuoc.html

Từ đó tới nay Biển Đông không ngừng dậy sóng.

Việt Nam tìm đường thoát bằng cách cắm đầu vào bẫy "hợp tác quân sự-kỹ thuật "với Nga, nghĩa là trở thành một trong những khách hàng mua vũ khí quan trọng nhất. Điều này được "Ủy ban về hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) với nước ngoài" của Nga luôn nhắc tới như một bằng chứng cho sự thành công của nền kỹ nghệ quân sự của nước này.

Việt Nam phải làm gì để được quốc tế xóa nợ?

clip_image001

Hình minh họa.

Phạm Chí Dũng

04.01.2016

Muốn ăn phải lăn vào bếp. Trên đời không thể cứ mãi chỉ có nhận không có cho, chỉ có được không có mất. Giới quan chức Việt đang mê đắm trong mối giành giật quyền lực sẽ chợt tỉnh ngộ vào một thời điểm rất gần: tất cả sẽ chỉ là hư không, nếu không đẩy lùi được bóng ma khủng hoảng kinh tế.

Chuyện đảng và chuyện đất nước

Nguyễn An Dân Gửi tới BBC từ TPHCM

03-01-2016

clip_image002

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 dự kiến khai mạc vào hạ tuần tháng 01/2016.

Cũng còn vài ngày nữa là đến đại hội đảng 12 và đang bước vào năm mới 2016.

Và vì Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Việt Nam nên chuyện đảng cũng ảnh hưởng vào đất nước.

Ngược lại cũng thế, đất nước chính là cái nôi của đảng nên tình hình đất nước cũng sẽ ảnh hưởng vào đảng dù ít dù nhiều.

Chính vì thế, tôi cũng muốn viết vài dòng chấm phá.

Kinh tế nhà nước còn chủ đạo thì không thể có kinh tế thị trường

Trí Lâm

04-01-2016

clip_image001

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: "Nếu chúng ta vẫn cho rằng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo thì không có được kinh tế thị trường đầy đủ và đúng nghĩa".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có cuộc trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới xung quanh chủ để tổng kết lại nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 và dự báo cho năm 2016.

Trung Quốc giúp VN xây đường sắt: Câu hỏi phải trả lời

Châu An

"Phải trả lời tất cả các câu hỏi như khi xây dựng xong có đem lại được lợi nhuận, có khai thác hiệu quả không, lượng hàng hóa ra sao".

TS Trần Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, ĐH Nông lâm TP.HCM bày tỏ quan điểm với Đất Việt.

Những toan tính của Trung Quốc khi hỗ trợ nghiên cứu dự án

PV: - Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội. Trước đó, VN cũng đã đồng ý tiếp nhận 10 triệu nhân dân tệ do Trung Quốc tài trợ để nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Một dự án khác, Trung Quốc cũng đã từng đưa ra đề xuất muốn được xây dựng đó là tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh.

Ông nhìn nhận và đánh giá ra sao về việc Trung Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt? Đây có phải là một cơ hội tốt cho Việt Nam hay không khi ngành đường sắt đang được đánh giá có tốc độ phát triển chậm và lạc hậu?

Ngày đầu năm 2016 - ước mong gì cho tổ quốc?

Nguyễn Trung

Hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2016, tôi chủ định trồng vài cây hoa trong vườn rồi nghỉ ngơi, ước mong có được chút thảnh thơi ở tuổi già này. Trồng hoa xong đau gẫy cả lưng, nhưng thảnh thơi không đến. Chỉ đắm đuối trong mối lo khôn nguôi về hiện trạng đất nước. Có lẽ lâu lắm rồi, chưa có ngày đầu năm nào tôi không sao dứt ra được khỏi chính mình như thế này.

Là đảng viên, tôi đã tham gia vào nhiều vấn đề của Đảng từ thời Đại hội đổi mới 1986, ít nhiều có kết quả… Thế nhưng từ khi tham gia góp ý vào các Đại hội từ Đại hội VIII liên tục cho đến Đại hội XII sắp tới…, tôi cảm thấy mình càng cố nói thật bao nhiêu, càng công cốc bấy nhiêu!

Thực là bao phen rất muốn trói cái tay lại để khỏi phải viết, nhưng con tim và cái đầu không cho phép – bởi lẽ còn mong muốn chia sẻ nỗi niềm của mình với nhân dân, với đất nước, và đối với tôi đây là điều quan trọng bậc nhất.

Thế sự du du (Mênh mông thế sự 25)

Tương Lai

Năm 2015 trôi qua để lại biết bao xáo động trong thế sự và trong tâm trạng mỗi người. Tuỳ theo chỗ đứng khác nhau mà cảm nhận và suy tư về sự xáo động ấy. Mỗi cách nghĩ đều có cái lý của riêng mình và đương nhiên, phải chịu trách nhiệm bởi chính mình. Chẳng hiểu tại sao giữa cái mênh mông thế sự đó, trong tôi thoáng gợi lên niềm cảm khái về câu thơ của Đặng Dung “Thế sự du du nại lão hà” (Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào).

Đúng là ở tuổi 80, cách nghĩ có bớt đi sự nông nỗi nhưng “nại lão hà” thì không đến trong tôi khi tôi nghĩ để viết. Có chăng là càng bị giục giã quyết liệt hơn khi viết bởi ý tưởng “Những ai chần chừ, tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ, sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu và bằng cách nào đi đến đó, khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi.

Dễ chừng đã hơn hai thập kỷ, ý tưởng ấy và ý tưởng của Nobert Wiener, cha đẻ của ngành điều khiển học: “Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ để rồi ta phải biến đổi chính mình mới tồn tại được trong môi trường ấy” đọng lại trong óc tôi, chi phối cách suy nghĩ của mình. Nhìn lại những gì đã xảy ra năm 2015 và những tin tức tràn ngập trên mạng trong buổi giao thoa giữa năm cũ và năm mới lại càng thấm thía những lời đúc kết có ý nghĩa cảnh báo ấy. Thế nhưng quả là không dễ gì ngay một lúc đã thấy ra đủ chiều sâu và sức nặng của một dự báo khoa học, một cách nhìn mang tầm vóc thời đại.

Phải chăng đó là tâm lý nô lệ?

Nguyễn Đình Cống

I- SỰ KIỆN

Đại hội ĐCSVN 12 sắp họp mà BCH TƯ khóa 11 chưa thông qua được danh sách 4 vị chủ chốt sắp tới của Đảng và Nhà nước. Trước việc đó dư luận xã hội có những nhận định khác nhau, tạm ghép vào trong 4 nhóm sau :

Nhóm A - Trách móc. Đây là tâm trạng của số đông. Khi gặp nhau họ hỏi “ Đã biết ai vào tứ trụ chưa”. Một số bài báo tỏ ra băn khoăn với các câu đại khái như: “ Dư luận sốt ruột, không biết các vị ở bên trên làm gì mà tại hội nghị trung ương 13 vẫn chưa chọn ra được phương án nhân sự chủ chốt của Đảng và Nhà nước”.

Nhóm B - Chờ đợi. Đó là quan điểm của những người đã thấy được sự mâu thuẩn gay gắt, sự tranh giành quyền lực đến hồi quyết liệt giữa các phe phái trong chóp bu của Đảng. Sự tranh giành này sẽ dẫn đến đấu đá còn mất hoặc sự thỏa hiệp (như đã từng xảy ra thỏa hiệp ở ĐH IX để Nông Đức Mạnh lên ngôi). Họ quan sát và đợi chờ để rồi hy vọng hay thất vọng.

Nhóm C - Mặc kệ. Thái độ này là của số đông người chỉ lo làm ăn mà ít hoặc không quan tâm đến chính trị vì có quan tâm thì cũng chẳng làm được gì. Ai lên rồi cũng thế thôi.

Nhóm D - Phê phán. Ý kiến này là của những người có ý thức và hoạt động vì dân chủ. Họ cho rằng cách làm của trung ương cũ là tiếm quyền của ĐH đảng và Quốc hội, là phản dân chủ. Bầu Tổng bí thư đảng là việc của đại hội, ít nhất cũng là việc của BCH TƯ khóa mới chứ không phải do BCH cũ chọn lựa sẵn rồi đưa ra bầu ở ĐH cho có hình thức. Bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng là việc của Quốc hội khóa mới chứ không phải của TƯ đảng khóa cũ.

THƯ NGỎ Gửi lãnh đạo BỘ CÔNG AN VÀ thành phố đà nẵng

Lê Anh Hùng

clip_image002

Tôi là Lê Anh Hùng, một công dân Việt Nam thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, xin gửi tới tập thể lãnh đạo Bộ Công an và thành phố Đà Nẵng lời chào kính trọng.

Kính thưa quý vị! Theo dõi những gì đã và đang diễn ra tại Đà Nẵng thời gian qua, tôi trân trọng gửi tới quý vị bản kiến nghị với các nội dung sau.

Câu Chuyện Đầu Năm: Thoát Khỏi Sợ Hãi

Nguyễn Quang Dy

Không phải quyền lực làm tha hóa mà là sợ hãi. Sợ mất quyền lực làm tha hóa những người nắm quyền và sợ cái gậy quyền lực làm tha hóa nhữg người bị nó cai trị…” (Aung San Suu Kyi, diễn văn nhận giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng, 7/1991)

***

“Thóat khỏi sợ hãi” không phải là một ý tưởng mới, nhưng Aung San Suu Kyi đã làm mới và đúc kết nó lại thành một lý thuyết mới và niềm tin vững chắc, không những dựa trên triết lý Phật giáo và các tri thức phổ quát khác, mà còn dựa vào trải nghiêm của chính bản thân minh đã bị chính quyền độc tài quân sự đầy đọa suốt hai thập kỷ bằng quản thúc biệt lập. Lý thuyết này đã được Suu Kyi trình bày rõ trong bài luận “Thoát khỏi sợ hãi” (1990) và các bài viết, bài giảng, bài phỏng vấn khác trong những năm qua, để chia sẻ với người dân Miến Điện và thế giới bên ngoài, trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì tự do, dân chủ và nhân quyền, bằng đấu tranh bất bạo động. Muốn học hỏi kinh nghiệm của người Miến Điện (do Suu Kyi va NLD lãnh đạo) đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, điều cần thiết là phải hiểu rõ “Thoát khỏi sợ hãi” thực sự có ý nghĩa gì, và chúng ta phải làm thế nào để ứng dụng đươc lý thuyết và kinh nghiệm đó vào thực tế của mình.

Thương hiệu chính trị-khắc tinh của hoàng hôn nhiệm kỳ

PGS.TS. Võ Trí Hảo (*)

clip_image002

clip_image004(TBKTSG) - Giờ này, ở bên kia bán cầu, hàng chục ứng viên đang tìm cách phô diễn tài năng xuất chúng, phẩm chất trong sạch, sự am hiểu dân nguyện trong cuộc đua trở thành ứng viên vào vị trí quyền lực nhất thế giới: Tổng thống Mỹ. Giám khảo trong cuộc đua này không ai khác chính là công chúng trong các cuộc thăm dò dư luận (poll).

Đức gây áp lực đòi tự do cho Luật sư Nguyễn văn Đài

Nguyễn Quang

31/12/2015  (DĐVN21) - Berlin - Cuộc vận động tự do cho Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài do Diễn Đàn Việt Nam 21 (DĐVN21) khởi xướng đang diễn tiến tốt đẹp. Khi nhận tin Luật Sư Nguyễn Văn Đài bị công an bắt giữ vào ngày 16/12/2015 vì tội „Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN", Tiến sĩ Dương Hồng Ân Điều hợp viên của  DĐVN21 đã liên hệ với Khối dân biểu liên bang của hai chính đảng cầm quyền tại Cộng Hòa Liên Bang Đức - Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) và Liên Minh Xã Hội Thiên Chúa Giáo (CSU) để yêu cầu chính giới Đức hãy dùng ảnh hưởng gây sức ép đòi chính quyền CHXHCN Việt Nam hãy sớm trả lại tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà đối lập dân chủ.

Tưởng cũng nhắc lại, Nguyễn Văn Đài đã từng bị giam tù từ 2007 đến 2011 vì tranh đấu bảo vệ Nhân quyền, sau đó bị quản chế mãi đến tháng 3/2015. Ngoài ra ông bị khai trừ khỏi Luật sư đoàn Việt Nam và bị Bộ tư pháp cấm hành nghề. Mới đây ông được tự do đi lại, nhưng giới hạn ở trong nước vì không có hộ chiếu. Vào ngày 06/12/2015 Nguyễn Văn Đài bị nhân viên an ninh nhà nước hành hung khi dự một buổi sinh hoạt nhân quyền và ngày 16/12/2015 công an bắt giữ ông tại Hà Nội  về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 - Bộ luật hình sự.
Đáp ứng chiến dịch vận động chính giới Đức của DĐVN 21, Đặc ủy của chính quyền Liên Bang về Chính Sách Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo, Christoph Strässer đã lên tiếng về việc bắt giam nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Văn Đài vào ngày 16/12/2015: “Tôi đã bị sốc khi được tin nhà bảo vệ Nhân Quyền, Luật sư và Blogger Nguyễn Văn Đài đã bị bắt giam hôm nay ở Việt Nam. Tôi nhận biết ông là một người đối thoại nhiệt thành khi gặp hồi tháng sáu ở Hà Nội, một người dấn thân cho tự do ý kiến ở đất nước ông. Hoàn cảnh của ông đã là đề tài của cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam ngay trong ngày trước khi ông bị bắt. Tôi đòi hỏi nhà chức trách Việt Nam hãy hủy bỏ các cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Đài và trả lại tự do ngay cho ông ta.“

Việt Nam 2015 - Vài nét đậm

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội

clip_image002

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 14/08/2015. AFP

Năm 2015 là một năm đặc biệt của Việt Nam, so với năm bảy năm trở lại đây. Điều đặc biệt này được cộng hưởng từ nhiều yếu tố, nhưng có hai yếu tố cơ bản chi phối những yếu tố khác và quyết định diện mạo cũng như xu hướng của đất nước trong tương lai gần. Yếu tố thứ nhất, chế độ cộng sản Việt Nam đang bước đi những bước cuối cùng trong chu kỳ tồn tại của nó. Yếu tố thứ hai, sức mạnh của truyền thông lề dân, vừa là quá trình công khai hóa, tự do hóa ngôn luận, vừa là mặt trận phản biện xuất sắc, đang dần dần thay thế vai trò định hướng và dẫn dắt dư luận của truyền thông quốc doanh.

Trung Quốc ‘thông’ đường dây điện thoại quân sự với Việt Nam

clip_image002

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua đã chính thức khai thông đường điện thoại trực tiếp với Việt Nam, và người đứng đầu Bộ này đã gọi điện, trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Báo chí Trung Quốc đưa tin, ông Thường Vạn Toàn nói với ông Thanh rằng “quan hệ Việt – Trung đã cải thiện trong năm 2015” với các chuyến thăm lẫn nhau của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Mười phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2015 do Bauxite Việt Nam chọn

(1) Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam” (http://vov.vn/chinh-tri/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-ky-niem-sinh-nhat-bac-401809.vov).

(2) Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nếu để xảy ra đụng độ gì [ở Biển Đông] thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?” (http://dantri.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-cong-tac-nhan-su-dang-lam-bai-ban-nhung-con-rat-kho-khan-2015120812063397.htm)

(3) Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất.” (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151022/dai-tuong-phung-quang-thanh-vn-khong-dung-lech-ve-nuoc-lon-nao/989572.html)

Từ alumina Tân Rai đến nhôm Nhân Cơ

TS. Nguyễn Thành Sơn

Chuyên gia tư vấn độc lập

Lời tác giả: Cách đây hơn 26 năm, từ tháng 11/1989, trên tạp chí Năng lượng (Cơ quan ngôn luận của Bộ Năng lượng, Số 11, Tháng 11-1989 Năm thứ 27): trong bài viết “Năng lượng với Tây Nguyên” (tr.20-21) chúng tôi (với bút danh là Nguyễn Trường Sơn) đã khẳng định 3 vấn đề sau này đã được thực tế chứng minh (trích nguyên văn):

- “Loại trừ bôxít ra khỏi tiềm năng kinh tế của Tây Nguyên”;

- “Điện là chiếc chìa khóa mở cửa kho vàng Tây Nguyên”;

- “Than giữa cho sinh thái không bị phá hủy”.

Đồng thời cũng đã đề xuất 3 vấn đề sau này đã trở thành hiện thực (trích nguyên văn):

- “Hệ thống điện hợp nhất toàn quốc với đường dây siêu cao áp Bắc-Nam đặt ra bây giờ không phải là quá sớm và là vấn đề đáng quan tâm”;

- “Cần thành lập một “Ủy ban phát triển kinh tế Tây Nguyên” để phối hợp các hoạt động giữa các ngành, các địa phương có liên quan;

- “Chúng ta cần xây dựng và thực hiện một “Chương trình tổng hợp về khai thác tiềm năng kinh tế ở Tây Nguyên” một cách cụ thể và khẩn trương”.

Nhắc lại những ý kiến phản biện của mình cách đây 26 năm nay đã thành sự thật, sau đây chúng tôi muốn điểm lại những vấn đề có liên quan đến các dự án bauxite-alumina-nhôm trên Tây Nguyên.

Nguyễn Thành Sơn

Chính Quyền và Bạo Quyền

Phạm Hy Sơn

Bạo là độc ác, dữ tợn không kể gì đến nhân nghĩa, đạo đức: bạo ngược, tàn bạo.

Mỗi quốc gia có một chính quyền để điều hành đất nước. Những chính quyền ấy được chia ra thành 2 loại: dân chủ và độc tài.

Chính quyền dân chủ được dựng lên bởi người dân qua các cuộc đầu phiếu tự do, họ chọn một trong số những người ứng cử có tài, đức, có khả năng, biết chăm lo nước, việc dân lên lãnh đạo đất nước.

Để thi hành những trách nhiệm ấy, ngoài quyền hành chánh, chính quyền còn được giao phó cho sử dụng hai lực lượng có nhiều quyền lực là quân đội và cảnh sát. Quân đội được đặt dưới quyền của Tổng thống hoặc Thủ tướng với nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ đất nước chống xâm lược từ bên ngoài, hoặc cấp cứu, trợ giúp dân chúng trong trường hợp gặp thiên tai bão, lụt, hỏa hoạn... Lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, chống trộm, cướp, chống hà hiếp, bắt nạt, chiếm đoạt do những kẻ mạnh hoặc có quyền thế lạm quyền. Hai lực lượng này có nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ quốc gia và bảo vệ dân chúng, không bao giờ được dùng để đàn áp người dân.

Trong chế độ dân chủ, mục tiêu và trách vụ của chính quyền là phục vụ dân chúng, phục vụ đất nước theo như ý muốn của người dân. Do đó, họ phải lắng nghe, tìm hiểu xem người dân muốn gì hay bất bình, phản đối những chính sách, chương trình nào của chính phủ để họ thay đổi, sửa chữa.

Điện hạt nhân, phải cân nhắc kỹ

Vũ Ngọc Hoàng
Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương

Đã có dự án nhà máy đầu tiên, hiện đang thẩm định. Tuy nhiên, việc thống nhất vẫn không cao, kể cả trong cán bộ quản lý, và nhất là giới nghiên cứu. Theo tôi, cần phải cân nhắc thêm, kỹ hơn nữa, cân nhắc lại. Chuyện hệ trọng, phải cân nhắc đi cân nhắc lại nhiều lần, cũng là việc bình thường.

Nước ta phải công nghiệp hóa, nhất định rồi! Muốn công nghiệp hóa phải có nhiều điện, đúng vậy. Nhưng giải quyết điện bằng cách nào thì phải cân nhắc kỹ. Đây là việc rất quan trọng. Xuất phát từ động cơ chính đáng là cần phải có điện để công nghiệp hóa đất nước, với sự tham mưu của một số cơ quan liên quan, lãnh đạo nước ta đã thống nhất chủ trương sẽ phát triển lần lượt nhiều nhà máy điện hạt nhân (theo chiến lược năng lượng thì có tới hàng chục nhà máy).

Đã có dự án nhà máy đầu tiên, hiện đang thẩm định. Tuy nhiên, việc thống nhất vẫn không cao, kể cả trong cán bộ quản lý, và nhất là giới nghiên cứu. Theo tôi, cần phải cân nhắc thêm, kỹ hơn nữa, cân nhắc lại. Chuyện hệ trọng, phải cân nhắc đi cân nhắc lại nhiều lần, cũng là việc bình thường. Không cân nhắc cho thật kỹ mới là không bình thường!

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn