Kim Chính Nhật: thuở Học trò của một kẻ bạo chúa

David McNeill

THE INDEPENDENT
Một người thầy đang phải sống lưu vong của Kim Chính Nhật đã tiết lộ về cách mà lần đầu tiên ông gặp một học sinh ‘bình thường’, người đã trở thành quái vật giải thoát cho Bình Nhưỡng khỏi những con người tàn tật – và đã ra lệnh giết cả nhà ông.

Bức ảnh chụp năm 1992 cho thấy Kim Chính Nhật (phải) và nhà lãnh đạo khi đó, cha Kim Chính Nhật, Kim Nhật Thành (trái) đang đi kiểm tra một sân vận động tại Bình Nhưỡng.
Thứ Năm, ngày 21-8-2008
Có vẻ như đó là một khoảnh khắc bình thường, lặp đi lặp lại tới hàng ngàn lần tại các trường học khắp nơi trên thế giới. Ngồi một bên là một đứa trẻ nhút nhát “với đôi gò má tấy đỏ”, trả lời ấp úng qua một bài kiểm tra dịch tại văn phòng hiệu trường nhà trường. Ngồi bên cạnh là một gia sư được cha cậu thuê để coi sóc cậu học hành.
Thế nhưng ngôi trường này lại ở Bắc Triều Tiên, người cha là nhân vật huyền thoại sáng lập nên đất nước này, ông Kim Nhật Thành, và cậu bé là con ông và là nhà lãnh đạo tương lai, Kim Chính Nhật. Và mối quan hệ giữa người học trò và vị gia sư đã đạt đến đỉnh cao trong một kết cục khủng khiếp: cậu bé đã lớn lên rồi ra lệnh thi hành án tử hình tất cả gia đình của người thầy giáo đó.
Câu chuyện này được kể bằng những lý lẽ ôn hòa hơn của người thầy, ông Kim Hyun-sik, giờ đã 76 tuổi và là một giáo sư nghiên cứu tại trường đại học George Mason University, bang Virginia.

“Rất nhiều lần tôi đã hình dung là mình sẽ giết ông ta rồi tự sát,” ông viết về người học trò cũ của mình trong một tự truyện mới đăng gây tác động mạnh trên tạp chí Foreign Policy góp phần vén lên bức màn về lai lịch của vị Lãnh tụ Tối cao này.
Đoạn hồi ức nằm trong những công bố có sức thuyết phục nhất ở Hoa Kỳ, có khả năng đổ thêm dầu vào lửa quanh vụ trang bị hạt nhân của Bắc Triều Tiên và khích lệ thêm những người trong giới bảo thủ Hoa Kỳ vẫn đòi có sự can thiệp quân sự vào nước này.
Song giáo sư Kim cho biết ông chỉ có một ước nguyện: rằng ông Kim Chính Nhật sẽ mở cửa đất nước cho tự do và thịnh vượng như phần còn lại của thế giới vẫn đang được hưởng. Cho tới lúc đó, chắc chắn ông sẽ nói tới mọi người những gì ông đã được thấy: “Một cậu bé ngây thơ trong trắng, người đã biến thành một ác quỉ, và một đất nước đầy khả năng bị biến thành một trại tập trung.”
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1959. Vị giáo sư, người mà ông Kim Nhật Thành đã lựa chọn cẩn thận để dạy tiếng Nga cho gia đình mình, đã gọi Kim Chính Nhật khi đó mới 17 tuổi đến để thực hiện một cuộc kiểm tra vấn đáp.
Bối rối và “với những giọt mồ hôi trên trán”, cậu bé đã chịu đựng cuộc sát hạch mà “không hề tỏ ra khoe khoang rằng mình là con trai của vị Lãnh tụ Vĩ đại”.
Mấy năm sau khi Kim Chính Nhật thừa kế quyền lực độc nhất của cha mình, Giáo sư Kim cho biết rằng học sinh có thể yêu cầu nhà trường của ông quở trách để loại ra những địch thủ tiềm tàng đối với con cái Kim Chính Nhật.
Ông mô tả Kim Chính Nhật như một “học sinh khá là tầm thường” không có điểm gì trội và có rất ít bạn bè. Sau cuộc kiểm tra chỉ vài tháng, tính dễ hoảng sợ, thiếu tự tin của Kim Chính Nhật biến mất khi cậu ta phô trương những kỹ năng tiếng Nga của mình trước các giáo viên. “Với tư cách là một nhà giáo dục, tôi khá là hài lòng,” vị giáo sư kể lại. Thế nhưng niềm hãnh diện đó đã biến thành cơn thịnh nộ.
Năm 1991, một nhân viên mật vụ Nam Triều Tiên đã tới gặp Giáo sư Kim khi ông đang ở Moscow, nói rằng anh ta có thể thu xếp cho ông một cuộc gặp với người chị gái.
Giống như hàng ngàn gia đình khác, gia đình ông Kim từng bị ly tán trong cuộc chiến tranh 1950-1953 đã chia cắt bán đảo Triều Tiên. Người chị, từ lâu bị cho là đã chết, lúc này đang sống ở Chicago và muốn em mình qua gặp. “Tôi đã cố kim nén cảm giác xúc động,” ông viết.
Thế nhưng một ngày sau, vị giáo sư đã được lệnh trở về Bình Nhưỡng sau khi một điệp viên nhị trùng của Bắc Triều Tiên phản bội ông. Trong khi có một người trong cuộc được tin vậy với những hiểu biết gần gũi về gia đình đang nắm quyền cai trị đất nước này đã bị bắt vì chuyện trò với phe miền Nam thù nghịch, ông biết rằng việc trở về của mình có nghĩa là gì. “Tôi sẽ bị coi như là một kẻ phản bội.” Ông đã trốn sang Seoul và không bao giờ nhìn thấy căn nhà của mình, trường đại học hay gia đình mình nữa.
Kim Chính Nhật đã bắt ông phải trả một cái giá khủng khiếp cho sự phản bội đó. Vợ, con gái vào con trai của giáo sư Kim, các con dâu rể và “thậm chí cả những đứa cháu nội ngoại thân yêu của chúng tôi” dường như đều bị tống vào các trại cải tạo kiểu gulag và bị giết. “Cho tới ngày này, tôi không biết chi tiết gì về cái chết của họ, rằng liệu họ có oán trách tôi khi họ bị giết hay không.” Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày nay, có tới 200.000 người vẫn còn đang bị đày ải trong các trại cải tạo ở miền Bắc.
Cuốn hồi ký cũng kể đến những trò viện cớ “tẩy rửa” như kiểu Nazi của Đức quốc xã đối với những người tàn tật và “không đủ tiêu chuẩn”.
Trong một chương, Giáo sư Kim đã miêu tả cách thức Bình Nhưỡng được “thanh lọc” khỏi tất cả những cư dân bị tàn tật ra sao trước khi diễn ra Festival Thanh niên Sinh viên Thế giới năm 1989, một màn phô trương được dàn dựng hơn hẳn Olympic được tổ chức tại Seoul năm trước. Hầu hết các nạn nhân là “những thợ đồng hồ, thợ chạm khắc, thợ khoá và thợ sửa giày” bị biến mất trong đêm.
Thậm chí cả những người thấp bé còi cọc cũng không được an toàn, Giáo sư Kim kể lại. Nhà nước phân phát những cuốn sách mỏng cho hàng ngàn người Bình Nhưỡng diễn tả một loại thuốc kỳ diệu sẽ nâng được chiều cao của họ. Để thay thế, “họ được gửi tới những hòn đảo bỏ hoang khác nhau trong một cố gắng kết liễu loại gene “không đạt tiêu chuẩn” của họ không để lặp lại trong một thế hệ mới khác. Để họ ở đó cho tới chết, và không ai trong số những người đó trở về nhà được.”
Bradley K Martin, tác giả của cuốn Dưới Sự Chăm Sóc Đầy Tình Thương Yêu của Lãnh tụ Nhân từ như Người Cha và là một cựu ký giả chuyên viết về các vấn đề Bắc Triều Tiên, đã cho biết đúng là ta không thể tìm đâu ra những người tàn tật tại Bình Nhưỡng. “Nếu bạn muốn nhìn thấy những người phát triển không bình thường do đang phải chịu đựng tình trạng thiếu dinh dưỡng thì bạn phải ra khỏi thủ đô. Tôi không có lý do gì để nghi ngờ mục đích của chủ trương này.”
Bản tố cáo gây bùng nổ dư luận của Giáo sư Kim, trích từ một cuốn sách được xuất bản năm ngoái tại Nam Triều Tiên có tựa đề là Một kẻ Du cư Ý thức hệ trong Thế kỷ 21, đã được công bố vào một thời điểm nhạy cảm. Sau bảy năm đe doạ, nội các của Tổng thống Bush vào tháng trước đã đưa Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách “những kẻ bảo trợ cho khủng bố”, tỏ dấu hiệu rằng đàm phán, chứ không phải đối đầu, sẽ có một cơ hội tốt hơn để dỗ dành Bắc Triều Tiên đang trong tình trạng cô lập.
Đáp lại, Bình Nhưỡng đã gợi ý về một bản kê khai chương trình hạt nhân của mình và đã cam kết tháo dỡ các vũ khí hạt nhân. Mặc dù có những bước lùi, song các mối quan hệ của quốc gia này với Seoul cũng vẫn đang được cải thiện. Khoảng 70 công ty Nam Triều Tiên đã thiết lập các cơ sở tại phía bắc biên giới trong Khu Công nghiệp Kaesong, một dự án thí nghiệm mô hình tư bản có thể đem tới thịnh vượng cho đất nước bị bần cùng hóa này.
Thế nhưng Giáo sư Kim đưa ra khả năng về sự thay đổi ý kiến của Hoa Kỳ sẽ là một thắng lợi cho Lãnh tụ Kính yêu, người đã quyết định vào những năm 1990 rằng đất nước của ông ta, sẽ bị cô lập hơn nữa trước sự sụp đổ của người bảo trợ cho mình là Liên Xô, có thể sẽ khép kín trước ảnh hưởng quốc tế nếu như ưu tiên phát triển năng lực quân sự. “Ngày nay, rõ ràng như ông ta đã hy vọng, ảo mộng của Kim Chính Nhật đã được thực hiện,” Giáo sư Kim viết. “[Ông ta] đã xoay xở để kiếm chác những niềm an ủi từ các quốc gia giàu có và mạnh hơn nhờ những cơn khủng hoảng sản xuất kinh doanh và phát sinh tình trạng mất ổn định quốc tế. Vết nhơ từ trò tống tiền bằng chương trình hạt nhân của ông ta là một sự bảo đảm trên thực tế cho viện trợ quốc tế vào cái thùng không đáy đối với một xã hội được quân sự hóa mạnh nhất trên thế giới.”
Bài báo trên tạp chí Foreign Policy còn nêu chi tiết về một bộ máy bí mật thuộc các tổ chức nhà nước của Bắc Triều Tiên có tên gọi là Cục 3, hoạt động chống lại Nam Triều Tiên, bao gồm, theo như Giáo sư Kim khẳng định, việc ám sát đã được lên kế hoạch đối với tổng thống và đoàn tùy tùng trong một chuyến viếng thăm của ông tới Miến Điện năm 1983. Vụ nổ bom đã giết chết 17 thành viên nội các Nam Triều Tiên, song mục tiêu chính đã thất bại.
Tài liệu đã tiết lộ về cách thức mà những đứa trẻ thuộc thành phần ưu tú của đảng được gửi tới những ngôi trường dành riêng cho gia đình quyền thế và được nuôi bằng gạo, thịt, cá, trứng trong khi những đứa trẻ bình thường chỉ được ăn súp bột ngô và đậu tương. Lớp trẻ đặc quyền đặc lợi chỉ phải bắt buộc làm việc tại các nông trường ít ngày trong một năm lao động, không như những đứa trẻ nghèo hơn khác phải làm trung bình từ 60 đến 90 ngày.
Vị lãnh tụ này sẽ không cho phép các sinh viên tốt nghiệp cùng trường cũ với ông ta tham gia vào nhóm lãnh đạo hàng đầu. “Những ai đã từng biết Kim Chính Nhật từ thời trẻ sẽ nhìn nhận ông ta như một con người – chứ không phải là tâm điểm của một tư tưởng sùng bái như đức chúa trời trong một con người nổi tiếng,” Giáo sư Kim giải thích. Ông cho biết mình vẫn lạc quan rằng Bắc Triều Tiên sẽ thay đổi và ông muốn được gặp lại người học trò cũ của mình để có một bài học cuối cùng. “Tôi, người đã trở thành một giáo sư đại học phải cám ơn cha ông ta; tôi, người đã tới nước Nga, Seoul, và giờ đây là Washington – tôi không còn ghê tởm ông ta nữa. Tôi thương hại cho ông ta. Mặc dù ông ta đã giết cả gia đình tôi, nhưng tôi sẵn sàng tha thứ cho ông ta.”
Những kẻ độc tài thời đi học
Robert Mugabe
Sinh năm 1924 tại nơi giờ đây là Rhodesia, Mugabe đã có một thời thơ ấu cô độc. Người cha đã từ bỏ gia đình khi Mugabe mới lên 10 và ông ta đã chịu ảnh hưởng của một thầy tu người Ái Nhĩ Lan, người đã nuôi dưỡng tinh thần cho ông ta bằng những câu chuyện tranh đấu của dân Ái Nhĩ Lan để giành độc lập trước người Anh. Khi còn là một đứa trẻ, ông ta đã phải lao động động cực nhọc ở trường song lại sống xa lánh những đứa trẻ khác, chỉ thích kiếm ăn một mình. Mugabe vào học tại trường đại học ở Nam Phi, nơi ông được giới thiệu về những tư tưởng chính trị dân tộc chủ nghĩa.
Adolf Hitler
Sinh tại Áo năm 1889, Hitler đã có một tuổi trẻ gian khó, khi hầu như hàng ngày bị cha đánh đập. Mặc dù chứng tỏ khả năng học tập giỏi ở trường, song ông ta đã làm bà mẹ thất vọng do quyết định không theo học để trở thành một linh mục. Hitler tới Viena khi 18 tuổi để theo đuổi giấc mơ trở thành một nghệ sĩ. Sau hai lần nỗ lực giành được vị trí trong viện hàn lâm nghệ thuật không thành, Hitler đã cố gắng theo học kiến trúc, song lại không có đủ tiền ăn học. Gần như không có bạn bè, ông ta đã phải chắt bóp tiền bạc để sống bằng việc vẽ tranh bán cho du khách. Bị quân đội Áo từ chối không cho gia nhập, Hitler đã tham gia quân đội Đức năm 1914.
Mao Trạch Đông
Sinh năm 1893 và là con trai cả trong một gia đình nông dân khá giả tại tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Cha ông có thể chu cấp học phí cho đi học, nhưng ông muốn giúp đỡ gia đình làm ruộng khi đang còn trẻ. Ông bỏ học năm 13 tuổi để đi làm cả ngày phụ giúp cha, song tính ham hiểu biết tri thức cuối cùng đã lôi cuốn ông đi tìm những người thầy mới trong một thị trấn lân cận. Nhờ vào việc hoàn thành chương trình học phổ thông, ông đã tới được Peking (nay là Bắc Kinh) để theo học tại trường Đại học Bắc Peking.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn