VN tham dự diễn đàn an ninh khu vực

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hiện vẫn là chủ đề nóng và giới chuyên gia tin rằng trong hoạt động của mình tại Đối thoại Shangri-La 9, đoàn Việt Nam một lần nữa sẽ đưa chủ đề này ra thảo luận.

"Vài tháng trước, một nguồn thân cận với giới lãnh đạo Việt Nam cho tôi hay rằng đang có lo ngại là Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa trong 10-15 năm nữa. Nếu như Việt Nam không tìm cách đẩy mạnh hợp tác chiến lược và tăng cường năng lực hải quân thì một ngày Bắc Kinh sẽ có thể chiếm trọn quần đảo Trường Sa mà không có nước ngoài nào lên tiếng".

Iskander Rehman, chuyên gia về an ninh khu vực

clip_image001

Đây là lần thứ hai ông Phùng Quang Thanh tham gia Đối thoại Shangri-La

Việt Nam cử đoàn quan chức quốc phòng cao cấp do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu tham dự Diễn đàn An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore.

Diễn đàn có tên Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) lần thứ 9 sẽ diễn ra trong ba ngày từ 04/06-06/06.

Ban tổ chức cho hay, đoàn Việt Nam bao gồm sáu đại biểu Chính phủ và một đại biểu phi chính phủ. Ngoài Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong đoàn còn có Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh; Trợ lý Bộ trưởng, Thiếu tướng Ngô Quang Liên và Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Bùi Văn Nam.

Trong khuôn khổ hội nghị Shangri-La 9, Tướng Thanh sẽ có bài phát biểu vào hôm Chủ nhật với đề tài "Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực", cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Teo Chee Hean.

Bên cạnh việc tham gia các cuộc thảo luận chung, ông cũng sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương, người ta trông đợi là có cuộc gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Đây là lần thứ hai ông Phùng Quang Thanh tham dự Đối thoại Shangri-La.

Tại hội nghị lần thứ 8 vào tháng Năm năm ngoái, ông đã có bài nói chuyện về 'Tăng cường ngoại giao quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương', nhằm "chuyển tải thông điệp rõ ràng về ngoại giao quốc phòng của Việt Nam" tới các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong bài phát biểu đó, ông Bộ trưởng nhắc lại các nguyên tắc về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, như không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không đứng về nước này chống lại nước khác, không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dùng sức mạnh quân sự hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ; không chạy đua vũ trang; và chỉ từng bước hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tăng cường năng lực quốc phòng với mục tiêu tự vệ.

Ông Thanh cũng đề cập tới việc hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng, nhấn mạnh rằng Hà Nội duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật quốc tế.

Vấn đề Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hiện vẫn là chủ đề nóng và giới chuyên gia tin rằng trong hoạt động của mình tại Đối thoại Shangri-La 9, đoàn Việt Nam một lần nữa sẽ đưa chủ đề này ra thảo luận.

Ông Iskander Rehman, chuyên gia về an ninh khu vực, nói rằng ông được chứng kiến quan ngại đặc biệt của Việt Nam trong các tranh chấp xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

"Vài tháng trước, một nguồn thân cận với giới lãnh đạo Việt Nam cho tôi hay rằng đang có lo ngại là Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa trong 10-15 năm nữa. Nếu như Việt Nam không tìm cách đẩy mạnh hợp tác chiến lược và tăng cường năng lực hải quân thì một ngày Bắc Kinh sẽ có thể chiếm trọn quần đảo Trường Sa mà không có nước ngoài nào lên tiếng".

"Có thể có người sẽ bình luận rằng lo ngại như vậy là quá đáng và khả năng này sẽ không xảy ra, nhưng cảm tưởng chung là Việt Nam đang rất quan ngại về tranh chấp biển và đang tìm cách hiện đại hóa hải quân".

Tăng cường hợp tác an ninh cũng là đề tài mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quan tâm.

Tham luận của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tại diễn đàn tập trung vào chủ đề này.

Được bắt đầu từ năm 2002 và tổ chức hàng năm, Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies -IISS), trụ sở chính tại London, chủ trì.

Diễn đàn này là nơi các Bộ trưởng quốc phòng các quốc gia trong khu vực gặp gỡ và trao đổi quan điểm, như giải thích của Tiến sỹ Tim Huxley, Giám đốc châu Á của IISS: "Đối thoại Shangri-La tạo cơ hội để các quốc gia trong khu vực có thể nói rõ lập trường và chính sách quốc phòng-an ninh của mình, giúp tăng cường lòng tin".

"Thêm vào đó, diễn đàn này cũng tạo điều kiện cho các Bộ trưởng quốc phòng gặp gỡ trao đổi đa phương và song phương tại một môi trường trung lập".

Ông Huxley cho biết nghị trình của Đối thoại Shangri-La 9 sẽ rất đa dạng: "An ninh trên bán đảo Triều Tiên sẽ là một trong các chủ đề chính, nhất là với sự có mặt của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-young".

"Ngoài ra còn có các thảo luận về các vấn đề liên quan tình hình chính trị nội địa của các quốc gia trong khu vực như Sri Lanka và Thái Lan, mà trong thời gian gần đây đã xấu đi nhiều".

Nguồn: BBC Vietnamese

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn